- 1Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2013 tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Bộ luật hình sự 2015
- 3Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 4Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- 5Chỉ thị 04/CT-VKSTC năm 2015 về tăng cường biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Nghị quyết 96/2019/QH14 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án do Quốc hội ban hành
- 9Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Chỉ thị 01/CT-VKSTC năm 2019 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2020 |
CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA, KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM ÁN AN NINH NĂM 2020
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 và Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày 20/12/2019 về công tác trọng tâm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2020, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án An ninh (Vụ 1) hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Viện kiểm sát cấp tỉnh) một số nội dung trọng tâm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm (THQCT, KSĐT và KSXXST) các vụ án do Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) thụ lý điều tra cụ thể như sau:
- Viện trưởng VKSND cấp tỉnh quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội; các quy định của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự; xác định rõ thẩm quyền điều tra, thẩm quyền giải quyết các vụ việc thuộc trách nhiệm của Cơ quan ANĐT.
- Phối hợp với Vụ 1 VKSND tối cao thực hiện các nhiệm vụ Viện trưởng VKSND tối cao giao trong Kế hoạch công tác trọng tâm năm 2020 của VKSND tối cao, cụ thể:
Tổ chức Hội nghị toàn Ngành về chuyên đề: "Các vụ án hình sự có liên quan đến hành vi đảo nợ tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng".
Thực hiện chuyên đề "Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố"; định kỳ hàng quý, 6 tháng, một năm xây dựng báo cáo phục vụ Viện trưởng Viện KSND tối cao báo cáo Quốc hội, phục vụ sơ kết, tổng kết công tác của Ngành và ban hành thông báo rút kinh nghiệm.
Nghiên cứu, xây dựng chuyên đề "Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án tội phạm sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia, tội phạm xâm phạm sở hữu đáp ứng yêu cầu tình hình mới".
2.1. Quản lý tình hình vi phạm, tội phạm
Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan ANĐT và các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình vi phạm, tội phạm về an ninh quốc gia, các vụ việc về tiền giả, vũ khí, vật liệu nổ, làm lộ bí mật Nhà nước, xuất cảnh trái phép, tổ chức người khác trốn đi nước ngoài,...; và xử lý kịp thời, đúng pháp luật.
Các thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh có chung đường biên giới với nước ngoài, các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, địa phương tiềm ẩn nguy cơ xảy ra điểm nóng, địa phương đã và đang xảy ra những vấn đề phức tạp về tôn giáo, an ninh nông thôn,...chú ý theo dõi các vụ việc lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội,...để thực hiện các hành vi kêu gọi, tổ chức biểu tình trái phép, phá rối an ninh, hủy hoại tài sản, tuyên truyền xuyên tạc, hoạt động gián điệp, xâm phạm an ninh biên giới, buôn bán tiền giả, vũ khí, vật liệu nổ,...
Chủ động tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo của Cấp ủy, lãnh đạo VKSND tối cao trong quá trình xử lý các vụ việc về an ninh, vụ việc khác được dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường kiến nghị các biện pháp phòng ngừa vi phạm, tội phạm theo quy định của pháp luật.
2.2. Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Viện trưởng VKSND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác THQCT và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; áp dụng các biện pháp để chống oan sai, bỏ lọt tội phạm ngay từ giai đoạn này. Kiên quyết yêu cầu khởi tố, ra quyết định khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố không có căn cứ, trái quy định của pháp luật của Cơ quan điều tra; việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải có căn cứ, đúng pháp luật; đảm bảo tỷ lệ giải quyết.
- Phân công Kiểm sát viên hàng tuần phối hợp với Cơ quan ANĐT và các đơn vị được giao tiến hành một số hoạt động điều tra để chủ động nắm tin báo, tố giác tội phạm và rà soát kết quả giải quyết; hàng tháng đối chiếu tình hình thụ lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm giữa VKS với CQĐT và các đơn vị được giao tiến hành một số hoạt động điều tra để kịp thời phát hiện, khắc phục các vi phạm về thời hạn. Kiểm sát viên được giao thụ lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm phải thực hiện đúng các quy định của BLTTHS, Thông tư liên tịch 01/2017 ngày 29/12/2017 và Quy chế của ngành, đảm bảo chất lượng và thời hạn giải quyết.
- Tiến hành kiểm sát trực tiếp việc tiếp nhận, phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan ANĐT và các cơ quan an ninh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
- Chủ động phối hợp, yêu cầu Cơ quan ANĐT thụ lý giải quyết các tin báo tội phạm phát hiện qua phương tiện thông tin đại chúng, các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia xảy ra trên không gian mạng Internet. Đối với các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu, Viện kiểm sát (VKS) chủ động phối hợp để nắm thông tin, thực hiện chức năng kiểm sát.
2.3. Thực hành quyền công tố và kiểm soát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm
- Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 và Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 10/7/2015 của Viện trưởng viện KSND tối cao. Chỉ đạo các đơn vị áp dụng đồng bộ các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành, của Quốc hội giao.
- Đề cao trách nhiệm, bám sát, nắm chắc quá trình điều tra; chủ động, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra có chất lượng để Cơ quan điều tra tiến hành điều tra đúng hướng, toàn diện; bảo đảm các quyết định, phê chuẩn của VKS có căn cứ, đúng pháp luật. Phối hợp với Cơ quan ANĐT đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, các vụ án nhạy cảm về chính trị được dư luận xã hội quan tâm.
- Đối với các vụ án về tham nhũng, kinh tế do Cơ quan ANĐT cấp tỉnh thụ lý giải quyết cần phải thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của VKS trong việc xác định hành vi phạm tội, tội danh, hậu quả tội phạm, đối tượng xử lý, đặc biệt là phải chủ động áp dụng các biện pháp thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt và phối hợp chặt chẽ, đôn đốc Cơ quan điều tra thực hiện (đề ra yêu cầu xác minh, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản...).
- Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch kiểm sát điều tra; trường hợp vụ án có nhiều Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tham gia, phải phân công nhiệm vụ cụ thể, dự kiến các hoạt động của VKS tác động đến hoạt động điều tra, thời gian thực hiện đối với từng thành viên. Tham gia 100% các hoạt động khám xét, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra; tăng cường trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra của VKS, nhất là hoạt động hỏi cung, lấy lời khai; đặc biệt là các vụ án về an ninh chính trị khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của CQĐT thấy tài liệu, chứng cứ chưa bảo đảm; có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, quá trình điều tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi quyết định truy tố thấy tài liệu, chứng cứ chưa vững chắc. Lãnh đạo đơn vị thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện để đôn đốc, nhắc nhở, giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
- Thực hiện nghiêm quy định tại khoản 5, Điều 88 Bộ luật TTHS năm 2015, yêu cầu CQĐT chuyển đầy đủ, đúng thời hạn các tài liệu điều tra cho VKS; Kiểm sát viên phải nghiêm túc thực hiện việc đóng dấu bút lục, sao lưu các tài liệu đó theo đúng quy định.
- Kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015; không để xảy ra việc lạm dụng biện pháp bắt, giam, giữ. Quản lý chặt chẽ thời hạn điều tra, truy tố, tạm giữ, tạm giam; không để xảy ra việc quá hạn hoặc tạm giữ, tạm giam không có lệnh; tuyệt đối không để xảy ra vi phạm Điều 377 BLHS.
- Quá trình giải quyết vụ án, phải làm rõ hành vi, động cơ, mục đích phạm tội; thế lực đứng sau chỉ đạo, cung cấp tiền, phương tiện; chủ động yêu cầu giám định tài liệu, thu thập chứng cứ vật chất (tài liệu, dữ liệu điện tử,...) để chứng minh tội phạm; nghiên cứu kỹ hồ sơ, thống nhất việc khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn (diện, đối tượng,...).
- Đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài, cần phối hợp, yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện đúng những quy định tại các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, các quy định của pháp luật Việt Nam về việc giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài, không để xảy ra sai sót, vi phạm dẫn đến khiếu kiện Nhà nước Việt Nam. Trường hợp cần tương trợ tư pháp thì thực hiện theo nội dung, quy trình, thủ tục tương trợ tư pháp về hình sự; nội dung yêu cầu tương trợ tư pháp phải cụ thể, rõ ràng, phục vụ tốt việc giải quyết vụ án.
- Truy tố đúng thời hạn, tội danh, khung hình phạt; không truy tố oan, sai, bỏ lọt tội phạm; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố đúng pháp luật, không để xảy ra sai sót dẫn đến xâm phạm quyền con người, quyền công dân, nhất là với các đối tượng có nhân thân đặc biệt (người nước ngoài, nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo,...); Trường hợp cần thiết, trước khi truy tố, Viện kiểm sát phối hợp với cơ quan tố tụng địa phương báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy địa phương và lãnh đạo VKSND tối cao.
- Việc xây dựng cáo trạng, văn bản pháp lý khác trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia cần lưu ý viết ngắn gọn, tránh phân tích dài dòng, hạn chế trích dẫn nguyên văn các nội dung của kết luận giám định, nội dung tài liệu bí mật Nhà nước, tránh việc các đối tượng lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc tại phiên tòa. Thực hiện sơ đồ hóa hành vi phạm tội trong các vụ án nhiều nội dung, nhiều bị can để xây dựng cáo trạng chất lượng hơn.
- Tăng cường chỉ đạo công tác THQCT, KSXX sơ thẩm vụ án. Kiểm sát viên được phân công phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, quy trình nghiệp vụ; chuẩn bị kỹ dự thảo luận tội, đề cương thẩm vấn, dự kiến tình huống tranh tụng tại phiên tòa xem xét thực hiện việc công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa (nếu thấy phù hợp). Khi xét xử các vụ án về an ninh, Viện kiểm sát chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án để chuẩn bị tốt Kế hoạch xét xử, lựa chọn thời điểm xét xử, đáp ứng yêu cầu pháp luật và chính trị. Thông qua việc xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên làm rõ nội dung cáo trạng truy tố, phản biện lại luận điệu tuyên truyền chống Nhà nước (nếu có), phát huy tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm. Sau khi xét xử, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ bản án và kịp thời đề xuất kiến nghị, kháng nghị khi có căn cứ; chú trọng nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ngang cấp.
- Đối với các vụ án do Vụ 1 VKSND tối cao phân công Viện kiểm sát cấp dưới THQCT và KSXX sơ thẩm, Lãnh đạo VKS địa phương phải có ý kiến thống nhất với Lãnh đạo Vụ 1 về đường lối xét xử. Kiểm sát viên cấp tỉnh được phân công phối hợp với Kiểm sát viên do VKSND tối cao biệt phái chuẩn bị kỹ hồ sơ, tài liệu, xây dựng kế hoạch xét hỏi, tranh tụng. Lãnh đạo Vụ, lãnh đạo VKS địa phương phối hợp chỉ đạo, kiểm tra việc Kiểm sát viên chuẩn bị tham gia xét xử, nhất là những vụ án bị cáo kêu oan, vụ án có nhiều bị cáo, phạm nhiều tội, có nhiều người bào chữa để đảm bảo giải quyết tốt vụ án trong quá trình xét xử.
- Quản lý và kiểm sát chặt chẽ các vụ án, bị can đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra. Viện trưởng VKSND cấp tỉnh phải quản lý chặt chẽ, đánh giá từng vụ án, bị can đình chỉ điều tra do không phạm tội, đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự. Phối hợp Điều tra viên xác minh căn cứ tạm đình chỉ, nếu đủ căn cứ phải yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi ngay.
- Tăng cường kiến nghị khắc phục vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Kiến nghị phòng ngừa thiếu sót sơ hở trong quản lý nhà nước làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an toàn xã hội; những lĩnh vực dễ phát sinh tội phạm tham nhũng.
3. Công tác quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp huyện
Chỉ đạo VKS cấp huyện phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nắm chắc diễn biến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, yêu cầu VKS cấp huyện thực hiện nghiêm chế độ báo cáo để chỉ đạo kịp thời. Tăng cường trả lời thỉnh thị, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra văn bản pháp lý của VKS cấp huyện. Đối với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nguy cơ xảy ra điểm nóng, Lãnh đạo VKS cấp tỉnh trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo.
Thông qua công tác hướng dẫn, chỉ đạo VKS cấp huyện, Phòng nghiệp vụ kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những vi phạm, thiếu sót để ban hành văn bản hướng dẫn, thông báo rút kinh nghiệm hoặc tham mưu cho Lãnh đạo VKS cấp tỉnh đánh giá nguyên nhân, tổng kết thực tiễn để tổ chức tập huấn chuyên sâu; tham mưu kiểm tra nghiệp vụ bảo đảm chất lượng.
- Chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo và thỉnh thị, trả lời thỉnh thị theo Quyết định số 279/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017 và Quyết định 599/QĐ-VKSTC ngày 06/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao. Hàng tháng, VKSND cấp tỉnh phải báo cáo đầy đủ, kịp thời số lượng các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và các vụ án về tội phạm khác do Cơ quan ANĐT Công an cấp tỉnh thụ lý điều tra trong đó cần tách riêng số liệu các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm khác để Vụ 1 báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao.
- VKSND cấp tỉnh chủ động và phối hợp với Vụ 1 VKSND tối cao để thực hiện các nhiệm vụ đã nêu ở Mục I Hướng dẫn này; Vụ I sẽ có kế hoạch cụ thể đối với từng nhiệm vụ để triển khai thực hiện trong toàn Ngành. Trong Quý I và Quý III/2020, Vụ 1 sẽ tổ chức kiểm tra việc thực hiện chuyên đề “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố” tại một số đơn vị VKSND địa phương.
Trên cơ sở Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020, Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày 20/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2020 và Hướng dẫn này, Phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xây dựng Chương trình công tác của đơn vị mình, hướng dẫn VKS cấp huyện để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị báo cáo kịp thời về VKSND tối cao (Vụ 1) để chỉ đạo giải quyết./.
| TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Hướng dẫn 09/HD-VKSTC về Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Hướng dẫn 09/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Hướng dẫn 07/HD-VKSTC về công tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2020 về tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Hướng dẫn 10/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2013 tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Bộ luật hình sự 2015
- 3Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 4Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- 5Chỉ thị 04/CT-VKSTC năm 2015 về tăng cường biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Hướng dẫn 09/HD-VKSTC về Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Nghị quyết 96/2019/QH14 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án do Quốc hội ban hành
- 10Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Chỉ thị 01/CT-VKSTC năm 2019 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 12Hướng dẫn 09/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 13Hướng dẫn 07/HD-VKSTC về công tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 14Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 15Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2020 về tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 16Hướng dẫn 10/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Hướng dẫn 13/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 13/HD-VKSTC
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 14/01/2020
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Lê Đức Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết