Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2005 |
HƯỚNG DẪN BỔ SUNG
NGHIỆP VỤ CHO VAY THÍ ĐIỂM VỀ CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 62/2004/QĐ-TTg về cho vay thí điểm Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) ở 10 tỉnh: Sơn La, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắc Lắc, Tiền Giang, Kiên Giang.
Sau 03 tháng triển khai thực hiện các tỉnh được giao nhiệm vụ thực hiện thí điểm đã hoàn thành kế hoạch cho vay được Chính phủ giao 123 tỉ đồng, triển khai ở 72 huyện 377 xã, số hộ dân được vay là 33 ngàn hộ, bình quân 1 hộ vay là 3,7 triệu đồng. Với số công trình được xây dựng là 39.184 công trình, trong đó:
- Công trình nước sạch: 21.707 công trình, chiếm tỷ trọng 55%.
- Công trình vệ sinh môi trường: 17.477 công trình, chiếm tỷ trọng 45%.
Thông qua cho vay làm thí điểm ở 10 tỉnh được chính quyền các cấp và nhân dân đón nhận chủ trương cho vay NS&VSMTNT rất hồ hởi phấn khởi, mọi người mọi nhà đều có nguyện vọng được vay vốn. Tại các xã làm thí điểm, hộ xin vay vốn rất nhiều, nguồn vốn cho vay có hạn, việc giải quyết cho ai vay và cho vay xây dựng 01 hay 02 công trình cùng một lúc, Ban điều hành ở xã khó phân xử, bị động, lúng túng. Chính vì lẽ này nên phần lớn các xã trong diện làm thí điểm thường lựa chọn Chương trình cho vay nước sạch và lựa chọn những nơi đã có công trình đầu mối tạo nguồn sinh thủy hoặc những nơi đã có thói quen dùng giếng khơi, giếng khoan. Nhiều nơi phân bổ vốn vay đồng đều cho các hộ có đơn xin vay, nhìn chung mỗi hộ mới cho vay 1 công trình, mức cho vay bình quân thấp (3,7 triệu/hộ).
Công trình vệ sinh môi trường nói chung triển khai khó khăn hơn so với công trình nước sạch do địa bàn cư trú quá chật hẹp, có nơi sống dựa theo bờ sông bờ rạch, chưa có phương án giải quyết phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia. Mặt khác, do thói quen sinh hoạt từ trước nhiều gia đình nhất là những hộ nghèo chưa thấy bức xúc như chương trình nước sạch.
Để khắc phục tình trạng cho vay bình quân và cho vay không sát với quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn NS&VSMTNT. Tổng giám đốc yêu cầu các địa phương cho vay thí điểm chấn chỉnh ngay một số vấn đề sau đây để tiếp tục nhận vốn giải ngân năm 2005:
I/ Về tổ chức chỉ đạo điều hành
Chương trình NS&VSMTNT là chương trình cho vay chỉ định của Chính phủ, NHCSXH được giao nhiệm vụ tổ chức giải ngân, các đơn vị ngân hàng (cấp tỉnh, cấp huyện) được giao nhiệm vụ cho vay thí điểm cần phải phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND các cấp những công việc sau:
1. Nắm chắc hơn nữa nội dung của Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo trên địa bàn có nội dung sát với Quyết định 62/2004/QĐ-TTg nói trên. Trong đó cần nói rõ quy định về nội dung cho vay, về địa bàn làm thí điểm, và quyết định phân bổ kế hoạch vốn cho vay trên địa bàn (UBND cấp tỉnh thông báo tới UBND cấp huyện, UBND cấp huyện thông báo tới UBND cấp xã và UBND xã lựa chọn thôn, ấp để chỉ đạo thực hiện thí điểm).
Mức vốn cho vay công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường, mỗi công trình Nhà nước cho vay hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/hộ (không nên hiểu một hộ được vay 8 triệu), mức cụ thể cho vay 1 công trình căn cứ vào yêu cầu thực tế của từng công trình, không chia đều mức vốn cho các hộ cùng vay hoặc lợi dụng mức vốn cho vay hỗ trợ 2 công trình để sử dụng sang việc khác như xây nhà tắm, làm nhà bếp, vay hai công trình nhưng chỉ làm một công trình. Những hộ xây dựng 01 công trình vượt quá mức cho vay hỗ trợ 4 triệu đồng phải có vốn tự có hoặc có sự hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách địa phương.
2. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng ban hành các mô hình mẫu về các loại hình xây dựng công trình nước sạch; công trình vệ sinh môi trường phù hợp với từng địa bàn sinh thái, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, công bố cho nhân dân biết để lựa chọn công trình phù hợp khi vay vốn, tránh lãng phí vốn và công sức của nhân dân.
3. Theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chủ đầu tư Chương trình này giao cho UBND các cấp tổ chức chỉ đạo; giao cho ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu ban hành mô hình mẫu về công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường; giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm; giao cho NHCSXH quản lý và tổ chức cho vay theo phương thức cho vay quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Trong văn bản của UBND cấp tỉnh nên xác định rõ sự phân công, phân nhiệm cho các ngành các cấp mới có thể giúp cho UBND địa phương thực hiện tốt Chương trình này nhất là khi mở rộng cho vay đại trà.
4. Phối hợp chặt chẽ với các Hội đoàn thể chính trị ở địa phương xây dựng kênh dẫn vốn thông suốt đến các xã và thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến người vay, tránh cầu cấp trung gian và không được thu thêm phí quản lý đối với hộ vay vốn ngoài quy định hộ vay phải trả lãi theo quy định của NHCSXH.
Hướng chính về xây dựng kênh dẫn vốn là NHCSXH cùng với các tổ chức Chính trị-xã hội củng cố Tổ tiết kiệm và vay vốn đã có ở thôn, bản, làng, xã và tiến hành kết nạp thêm những hội viên mới có nhu cầu vay vốn xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường. Những hộ không tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn chưa được xem xét cho vay.
Những địa phương các tổ chức Hội cấp trên chưa chỉ đạo các xã thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn thì bàn với các tổ chức Hội thành lập tổ mới theo quy định tại Quyết định số 738/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH. Tổ tiết kiệm và vay vốn đảm nhiệm các chương trình tín dụng ưu đãi tới các hộ thụ hưởng trong đó có chương trình tín dụng NS&VSMTNT.
5. Trong quá trình cho vay, coi trọng khâu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn vay, phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích phải có biện pháp xử lý kịp thời như thu hồi vốn trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn và tính lãi theo lãi suất quá hạn (130%). Coi trọng khâu tổng hợp thông tin báo cáo, tham mưu cho UBND các cấp chỉ đạo kịp thời.
II/ Về nghiệp vụ cho vay
Trong thời gian cho vay thí điểm các địa phương làm đúng như văn bản số 1411/NHCS-KHNV ngày 03/8/2004 của Tổng giám đốc NHCSXH. Văn bản này chỉ hệ thống lại một số nội dung về thủ tục và quy trình cho vay như sau:
1. Về công tác kế hoạch
- Nhận được thông báo vốn cho vay từ cấp trên chuyển về Giám đốc NHCSXH địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện) trình Ban đại diện HĐQT cùng cấp tham mưu cho UBND cùng cấp ra quyết định phân phối vốn đến UBND các xã, nơi được UBND cấp huyện lựa chọn cho vay thí điểm. UBND các cấp không trực tiếp giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các tổ chức Chính trị - xã hội.
- UBND xã nhận được thông báo vốn, lựa chọn những tổ TK&VV có đủ điều kiện, có tín nhiệm với cộng đồng dân cư trên cơ sở được các tổ chức Chính trị - xã hội ở xã giới thiệu, việc tổ chức cho vay đến hộ được thực hiện theo quy định tại điểm 2 dưới đây.
2. Thủ tục vay và quy trình cho vay do tổ TK&VV thực hiện
- Họp tổ phổ biến chủ trương chính sách và thủ tục vay vốn đến tổ viên.
- Hướng dẫn hộ vay vốn viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm dự toán công trình theo mẫu số 01/CVNS.
- Nhận Giấy đề nghị vay vốn của tổ viên, tổng hợp, xem xét, đối chiếu với tiêu chuẩn cho vay được quy định tại văn bản số 1411/NHCS-KHNV, từng trường hợp xin vay được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn theo mẫu số 03/CVNS
- Tổ trưởng có trách nhiệm tập hợp Giấy đề nghị vay vốn của các hộ vay trong tổ, kèm theo mẫu số 03/VCNS gửi Ban xóa đói giảm nghèo xã xem xét tổng hợp toàn xã, trình thường trực UBND xã phê chuẩn trực tiếp vào danh sách trong mẫu 03/VCNS.
- Sau khi được UBND xã phê chuẩn danh sách vay vốn tổ trưởng Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ (gồm Giấy đề nghị vay vốn và danh sách 03/CVNS) lên NHCSXH huyện để xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và trình lên Giám đốc ngân hàng huyện phê duyệt. Ngân hàng huyện hoàn thành khâu phê duyệt cho vay, viết thông báo số vốn cho vay, số hộ được vay và lịch giải ngân tại xã, gửi cho xã, cho tổ trưởng Tổ TK&VV để đôn đốc hộ vay vốn đến nhận tiền và mời đại diện hội chủ quản cấp xã đến chứng kiến.
- Ngày phát tiền vay cũng như ngày thu nợ, thu lãi tiền vay nhất thiết phải có đủ 3 thành phần: cán bộ ngân hàng, tổ trưởng tổ TK&VV, người vay vốn. Việc tổ chức phát tiền vay và thu nợ gốc, lãi được thực hiện trực tiếp tại xã. Tổng giám đốc yêu cầu các ông (bà) Giám đốc ngân hàng địa phương không được tổ chức giải ngân, thu nợ gốc, lãi tại ngân hàng huyện đối với những xã cách trụ sở làm việc của ngân hàng huyện trên 3 km.
- Sau khi cho vay, các hộ đã hoàn thành công trình đưa vào sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày vay, tổ trưởng tổ TK&VV chủ động mời đại diện hội chủ quản cấp xã, đại diện UBND xã, đại diện NHCSXH huyện về lập Phiếu kiểm tra sử dụng vốn kiêm biên bản nghiệm thu công trình (theo mẫu số 06B/CVNS kèm văn bản này). Đối với công trình tập trung có bên nhận thầu xây dựng thì phải có xác nhận của chủ thầu trên phiếu kiểm tra.
III/ Đối với ngân hàng cấp huyện.
Sau khi nhận được thông báo của tỉnh, ngân hàng NHCSXH cấp huyện có trách nhiệm:
- Trình với Ban đại diện Hội đồng quản trị, tham mưu cho UBND huyện chọn lựa địa bàn thí điểm và phân phối kế hoạch vốn.
- Tổ chức phổ biến chủ trương cho vay tới xã, các tổ chức Chính trị - xã hội, cho các tổ TK&VV để chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức giải ngân đến người vay đúng đối tượng được quy định tại Quyết định 62/2004/QĐ-TTg.
- Quản lý vốn về phương diện quỹ đảm bảo an toàn, tổ chức hạch toán đến hộ vay.
- Phối hợp với các tổ chức Chính trị-xã hội cấp huyện chỉ đạo hội cấp xã và tổ TK&VV thực hiện đúng quy định này, đồng thời có kế hoạch cùng các ngành kiểm tra giám sát vốn vay và xử lý nợ khó đòi.
Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc báo cáo Hội sở chính xem xét, giải quyết.
Nơi nhận: | K/T TỔNG GIÁM ĐỐC |
NGÂN HÀNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | Mẫu số 06B/CVNS |
|
PHIẾU KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN VAY KIÊM NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH NS&VSMTNT
Hôm nay, ngày ……../ ………/ ………. tại xóm ……………………… xã …………………. huyện ……………… tỉnh ……………….. tổ chức kiểm tra sử dụng vốn vay và nghiệm thu công trình NS&VSMTNT đối với hộ (hoặc các hộ trong tổ) thuộc Tổ tiết kiệm và vay vốn ………………………… do ông (bà) …………………………………………………………… làm tổ trưởng.
PHẦN GHI THEO HỒ SƠ CHO VAY LƯU Ở NGÂN HÀNG | PHẦN KIỂM TRA (NGHIỆM THU) THỰC TẾ TẠI HỘ VAY VỐN | ||||||||
TT | Số hợp đồng tín dụng | Họ và tên người vay | Số tiền vay | Mục đích sử dụng vốn vay | Số tiền thực nhận | Thực tế sử dụng | Số tiền sử dụng sai mục đích | Ký xác nhận của người vay | |
Vào việc | Số tiền | ||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhận xét:
- Số hộ sử dụng đúng mục đích: ……………hộ, số tiền: ………………………đồng
- Số hộ sử dụng sai mục đích: ………………hộ, số tiền: ………………………đồng
Biện pháp xử lý: ……………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………...
Đại diện UBND …….. | Đại diện Hội cấp xã | Đại diện nhà thầu (nếu có) | Tổ tiết kiệm và vay vốn | Đại diện NCSXH |
- 1Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 2Quyết định 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 604/QĐ-BNN-TCCB năm 2003 giao nhiệm vụ Văn phòng thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Hướng dẫn 127/NHCS-NVTD năm 2005 hướng dẫn bổ sung nghiệp vụ cho vay về chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
- Số hiệu: 127/NHCS-NVTD
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 25/01/2005
- Nơi ban hành: Ngân hàng Chính sách Xã hội
- Người ký: Lê Hồng Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra