Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI NGHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ QUỐC TẾ VỀ VIỆC ÁP DỤNG THANH SÁT LIÊN QUAN ĐẾN HIỆP ƯỚC KHÔNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Xét rằng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Việt Nam) là thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (sau đây gọi là Hiệp ước) ký tại Luân-đôn, Mát-xcơ-va, Oa-sinh-tơn ngày 1 tháng 7 năm 1968 và có hiệu lực từ ngày 5 tháng 3 năm 1970.
Xét rằng khoản 1 điều 4 của Hiệp ước quy định rằng không điều khoản nào trong Hiệp định này sẽ được giải thích để làm tổn hại đến quyền không thể chuyển nhượng được của một thành viên Hiệp ước được tiến hành nghiên cứu, sản xuất,và sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình không phân biệt đối xử và phù hợp với Điều 1 và 2 của Hiệp ước này.
Xét rằng khoản 2 điều 4 của Hiệp ước quy định rằng tất cả các thành viên Hiệp ước dành mọi thuận lợi và được quyền tham gia đầy đủ nhất vào việc trao đổi các trang thiết bị, vật liệu và thông tin khoa học kỹ thuật vì mục đích sử dụng hoà bình năng lượng hạt nhân.
Xét rằng khoản 2 điều 4 của Hiệp ước còn quy định là các thành viên Hiệp ước sẵn sàng làm như vậy sẽ hợp tác để đóng góp, đơn phương hoặc cùng các quốc gia hay tổ chức quốc tế khác, nhằm phát triển hơn nữa việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình, đặc biệt tại lãnh thổ của quốc gia thành viên Hiệp ước không có vũ khí hạt nhân.
Xét rằng khoản 1 điều 3 của Hiệp ước có ghi:
“Các quốc gia thành viên Hiệp ước không có vũ khí hạt nhân, cam kết chấp nhận các bảo đảm nếu trong một Hiệp định sẽ được đàm phám và ký kết với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế theo đúng quy chế của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và hệ thống đảm bảo của cơ quan này với mục đích duy nhất là kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế và hệ thống bảo đảm của cơ quan này với mục đích duy nhất là kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ mà quốc gia thành viên Hiệp ước đã cam kết nhằm ngăn ngừa việc chuyển hướng năng lượng hạt nhân từ ứng dụng hoà bình sang vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác. Các thủ tục đảm bảo đòi hỏi theo điều này được áp dụng cho các vật liệu khởi đầu hoặc phân hạch, đặc biệt bất kể là chúng được sản xuất, chế biến hay sử dụng trong các cơ sở hạt nhân chủ yếu hoặc ở bên ngoài những cơ sở như vậy. Các bảo đảm do điều khoản này yêu cầu sẽ áp dụng cho tất cả các loại vật liệu khởi đầu hoặc phân hạch đặt biệt trong mọi hoạt động hạt nhân hoà bình, trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia thành viên Hiệp ước, thuộc quyền tài phán của quốc gia ấy, hoặc được tiến hành dưới sự kiểm soát của quốc gia ấy ở bất kỳ nơi nào khác”.
Xét rằng Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (sau đây gọi là Cơ quan) có toàn quyền theo đúng điều III quy chế của mình, được ký kết các Hiệp định như vậy.
Do đó Việt Nam và Cơ quan đã thoả thuận như sau:
HỢP TÁC CỦA VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN
Điều 3. Việt Nam và Cơ quan sẽ hợp tác để làm dễ đàng cho việc thực hiện các thanh sát đề ra trong Hiệp định này.
Điều 4. Các thanh sát đề ra trong Hiệp định này sẽ được thực hiện theo cách sao cho:
a) Tránh gây cản trở cho việc phát triển kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam hoặc sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực các hoạt động hạt nhân hoà bình kể cả trong việc trao đổi quốc tế các vật liệu hạt nhân,
b) Tránh sự can thiệp thiếu căn cứ vào các hoạt động hạt nhân hoà bình của Việt Nam và đặc biệt là việc vận hành các cơ sở hạt nhân,
c) Phù hợp với thực tiễn quản lý khôn ngoan cần phải có để tiến hành một cách an toàn và kinh tế các hoạt động hạt nhân.
a) Cơ quan sẽ có mọi sự thận trọng để bảo vệ các bí mật thương mại và công nghiệp và các thông tin mật khác mà Cơ quan biết được do việc thực hiện Hiệp định này.
b) i. Cơ quan sẽ không còn công bố hoặc thông báo cho bất kỳ quốc gia, tổ chức nào, bất kỳ thông tin nào mà Cơ quan nhận được do liên quan tới việc thực hiện Hiệp định này, trừ một số thông tin nhất định liên quan đến việc thực hiện Hiệp định có thể được cung cấp cho Hội đồng Thống đốc của Cơ quan (sau đây gọi là Hội đồng) và cho những viên chức của Cơ quan có trách nhiệm chính thức liên quan đến việc thanh sát cần phải biết; nhưng chỉ ở mức độ cần thiết để Cơ quan hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Hiệp định này.
ii. Thông tin tóm tắt về vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này có thể được công bố theo quy định của Hội đồng nếu các quốc gia có liên quan trực tiếp đồng ý.
a) Khi thực hiện thanh sát theo Hiệp định này, Cơ quan sẽ lưu tâm đầy đủ đến những thành tựu kỹ thuật trong lĩnh vực thánh sát và sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo sự tối ưu của chi phí và áp dụng nguyên tắc thanh sát hữu hiệu đối với dòng chuyển của vật liệu hạt nhân chịu sự thanh sát theo Hiệp định này bằng cách sử dụng các thiết bị và các kỹ thuật khác tại những điểm chiến lược nhất định với quy mô mà kỹ thuật hiện tại và tương lai cho phép.
b) Để đảm bảo hiệu quả tối ưu của chi phí, sẽ sử dụng các biện pháp thí dụ như sau:
i. Ngăn kiểm như là một biện pháp xác định vùng cân bằng vật liệu để kiểm kê;
ii. Các phép thống kê và lấy mẫu ngẫu nhiên để đánh giá dòng chuyển của vật liệu hạt nhân.
iii. Tập trung các quy trình kiểm tra vào những giai đoạn của chu trình nhiên liệu hạt nhân có liên quan tới việc sản xuất, chế biến, sử dụng hoặc tàng trữ vật liệu hạt nhân, từ đó có thể dễ dàng chế tạo vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác, và giảm đến mức tối đa các thủ tục kiểm tra đối với các vật liệu hạt nhân khác, với điều kiện việc giảm đó không cản trở Cơ quan thực hiện thanh sát theo Hiệp định này.
HỆ THỐNG QUỐC GIA KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN
a) Việt Nam sẽ thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm kê và kiểm soát tất cả các vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này.
b) Cơ quan sẽ áp dụng việc thanh sát theo một cách thức để có thể thẩm tra số liệu mà hệ thống của Việt Nam phát hiện để khẳng định rằng đã khong có việc chuyển hướng sử dụng vật liệu hạt nhân từ mục đích hoà bình sang sản xuất vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác. Việc thẩm tra của Cơ quan, đặc biệt sẽ bao gồm các đo đạc và quan sát độc lập do Cơ quan tiến hành phù hợp với quy định ở phần II Hiệp định này, khi thẩm tra Cơ quan sẽ chú ý thích đáng đến hiệu quả kỹ thuật của hệ thống của Việt Nam.
CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CƠ QUAN
a) Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các thanh sát theo Hiệp định này, Việt Nam, căn cứ theo các điều khoản nêu ở phần II của Hiệp định này, sẽ cung cấp cho Cơ quan những thông tin liên quan với vật liệu hạt nhân thanh sát theo Hiệp định này, và các đặc điểm của những cơ sở có quan hệ với việc thanh sát những vật liệu này.
b) i. Cơ quan chỉ yêu cầu một lượng tối thiểu về thông tin và số liệu có quan hệ đến việc hoàn thành các trách nhiệm của mình theo Hiệp định này.
ii. Các thông tin liên quan đến các cơ sở sẽ ở mức tối thiểu cần thiết cho việc thanh sát các vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này.
c) Nếu Việt Nam yêu cầu, Cơ quan sẽ sẵn sàng xem xét ngay tại Việt Nam các thông tin về thiết kế mà Việt Nam xem là đặc biệt nhạy cảm. Các thông tin này không cần phải chuyển cho Cơ quan dưới dạng vật chất miễn là chúng sẵn sàng có cho Cơ quan nghiên cứu tiếp trong các cơ sở của Việt Nam.
CÁC THANH TRA VIÊN CỦA CƠ QUAN
a) i. Cơ quan có được sự chấp thuận của Việt Nam trong việc bổ nhiệm thanh tra viên của Cơ quan vào Việt Nam
ii. Nếu vào thời điểm đề nghị bổ nhiệm hoặc bất kỳ lúc nào sau khi đã bổ nhiệm mà Việt Nam phản đối việc bổ nhiệm ấy thì Cơ quan sẽ đề nghị với Việt Nam một hay nhiều người khác thay thế,
iii. Nếu, do Việt Nam lại tiếp tục từ chối chấp nhận việc bổ nhiệm thanh tra viên của Cơ quan, mà việc thanh tra được tiến hành theo Hiệp định này bị trở ngại, thì sự từ chối này được Tổng giám đốc cơ quan (sau đây gọi là Tổng giám độc) đệ trình lên Hội đồng xem xét để có những biện pháp thích hợp.
b) Việt Nam sẽ có những biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các thanh tra viên của Cơ quan có thể hoàn thành có hiệu quả chức năng của mình theo Hiệp định này.
c) Các chuyến đi và hoạt động của thanh tra viên của Cơ quan sẽ được tổ chức sao cho:
i. Giảm đến mức tối thiểu những bất tiện và đảo lộn có thể có cho Việt Nam và cho các hoạt động hạt nhân hoà bình được thanh tra
ii. Bảo đảm bảo vệ các bí mật công nghiệp hoặc bất kỳ thông tin mật nào khác mà thanh tra viên được biết.
Điều 11. Tiêu dùng hoặc pha loãng vật liệu hạt nhân
Việc thanh sát sẽ chấm dứt đối với vật liệu hạt nhân sau khi Cơ quan xác định rằng vật liệu ấy đã được tiêu dùng hết hoặc đã được pha loãng đến mức không còn sử dụng được cho bất kỳ một hoạt động hạt nhân thích hợp nào theo quan điểm thanh sát hoặc thực tế không thể thu hồi lại được nữa.
Điều 12. Chuyển giao vật liệu hạt nhân ra khỏi Việt Nam
Việt Nam sẽ thông báo trước cho Cơ quan những dự định chuyển giao vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này ra khỏi Việt Nam theo đúng các điều khoản nêu trong phần II của Hiệp định này. Cơ quan sẽ chấm dứt thanh sát đối với vật liệu hạt nhân theo Hiệp định này sau khi quốc gia tiếp nhận đã đảm nhận trách nhiệm về việc đó như đã nêu ở phần II của Hiệp định này. Cơ quan sẽ duy trì các tài liệu kiểm kê, chỉ rõ mỗi lần chuyển giao và trường hợp áp dụng được thì tái áp dụng thanh sát cho vật liệu hạt nhân đã được chuyển giao.
Điều 13. Điều khoản về vật liệu hạt nhân dùng cho hoạt động phi hạt nhân
Trường hợp khi vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này được dùng trong các hoạt động phi hạt nhân, như để sản xuất hợp kim hay gốm, thì Việt Nam sẽ thoả thuận với Cơ quan, trước khi vật liệu được sử dụng, về những điều kiện có thể chấm dứt thanh sát đối với vật liệu ấy.
KHÔNG ÁP DỤNG THANH SÁT CHO VẬT LIỆU HẠT NHÂN ĐƯỢC DÙNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÔNG HOÀ BÌNH
Điều 14. Nếu Việt Nam thực hiện quyền tự do hành động của mình để sử dụng vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này vào một hoạt động không đòi hỏi thanh sát theo Hiệp định này thì sẽ áp dụng các thủ tục sau.
a) Việt Nam sẽ thông báo cho Cơ quan về hoạt động ấy và nêu rõ ràng:
i. Việc sử dụng vật liệu hạt nhân ấy và một hoạt động quân sự không bị cấm sẽ không ngược với cam kết của Việt Nam đã đưa ra, mà theo đí các thanh sát của Cơ quan đang áp dụng là vật liệu hạt nhân ấy là sẽ chỉ dùng vào hoạt động hạt nhân hoà bình.
ii. Trong thời gian không áp dụng thanh sát, các vật liệu hạt nhân ấy sẽ không được dùng vào việc sản xuất vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác.
b) Việt Nam và Cơ quan sẽ thoả thuận để chỉ khi vật liệu hạt nhân còn đang dùng trong mọi hoạt động như thế thì sẽ không áp dụng thanh sát theo Hiệp định này. Thoả thuận này sẽ ấn định, ở mức rộng rãi nhất có thể được, về thời gian và những trường hợp không áp dụng thanh sát. Trong mọi trường hợp, ga ranati theo Hiệp định này sẽ áp dụng trở lại ngay khi vật liệu hạt nhân được dùng lại vào một hoạt động hạt nhân hoà bình. Cơ quan sẽ được thông báo về số lượng tổng cộng và thành phần của vật liệu không chịu thanh sát này ở Việt Nam và ở bất kỳ sự xuất khẩu nào của vật liệu này.
c) Mỗi sự thoả thuận phải có sự đồng ý của Cơ quan. Sự đồng ý của Cơ quan sẽ được đưa ra nhanh nhất có thể được và chỉ liên quan đến những vấn đề, đặc biệt như là các điều khoản về thời gian, về thủ tục và những thoả thuận về báo cáo, mà không liên quan gì đến sự chấp nhận hay những thông tin mật về các hoạt động quân sự hay việc sử dụng vật liệu hạt nhân ở đó. TÀI CHÍNH
Điều 15. Việt Nam và Cơ quan sẽ chịu phần chi phí mà mỗi bên gánh vác trong việc thực hiện trách nhiệm của mình theo Hiệp định này. Tuy nhiên, nếu Việt Nam hoặc những người thuộc phạm vi quyền hạn của Việt Nam chịu thêm những phí tổn do thực hiện yêu cầu đặc biệt của Cơ quan thì Cơ quan sẽ hoàn lại những chi phí ấy với điều kiện Cơ quan đã đồng ý trước sẽ làm như vậy. Trong mọi trường hợp Cơ quan sẽ chi trả cho mọi đo đạc và lấy mẫu bổ sung mà các thanh tra viên có thể yêu cầu.
TRÁCH NHIỆM VỚI BÊN THỨ BA DO THIỆT HẠI HẠT NHÂN
CÁC BIỆN PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THẨM TRA RẰNG KHÔNG CÓ CHUYỂN HƯỚNG
GIẢI THÍCH VÀ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP
Điều 20. Việt Nam và Cơ quan, theo yêu cầu của một bên, sẽ đàm phán với nhau về mọi vấn đề nảy sinh khi giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này.
Điều 21. Việt Nam có quyền yêu cầu rằng mọi vấn đề nảy sinh khi giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này phải được Hội đồng xem xét. Hội đồng sẽ mời Việt Nam tham gia thảo luận về mọi vấn đề như vậy với Hội đồng.
ĐÌNH CHỈ ÁP DỤNG THANH SÁT CỦA CƠ QUAN THEO CÁC HIỆP ĐỊNH KHÁC
Điều 23. Việc áp dụng thanh sát của Cơ quan cho Việt Nam theo các Hiệp định Thanh sát khác ký với Cơ quan sẽ bị đình chỉ khi Hiệp định này có hiệu lực. Nếu Việt Nam đang nhận viện trợ của Cơ quan cho một dự án, thì sẽ tiếp tục áp dụng cam kết của Việt Nam trong Hiệp định là không dùng các vật tư thiết bị của dự án để theo đuổi một mục đích quân sự nào.
a) Việt Nam và Cơ quan, theo yêu cầu của một bên, sẽ đàm phán với nhau về sự sửa đổi cho Hiệp định này;
b) Mọi sửa đổi đòi hỏi phải có sự thoả thuận của Việt Nam và Cơ quan.
c) Những sửa đổi của Hiệp định sẽ có hiệu lực theo như những điều kiện về hiệu lực của Hiệp định,
d) Tổng giám đốc sẽ thông báo nhanh chóng cho mọi quốc gia thành viên của Cơ quan về bất kỳ sửa đổi nào đối với Hiệp định này.
Điều 25. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày Cơ quan nhận được văn kiện phê duyệt phù hợp với thể thức hiến pháp của Việt Nam. Tổng giám đốc sẽ nhanh chóng thông báo cho mọi quốc gia thành viên của Cơ quan về việc Hiệp định này có hiệu lực.
Điều 26. Hiệp định này tiếp tục có hiệu lực chừng nào Việt Nam còn là thành viên của Hiệp ước. Năm năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, Việt Nam và Cơ quan, căn cứ vào yêu cầu của mỗi bên, sẽ tiến hành xem xét lại hoạt động của Hiệp định.
HỆ THỐNG QUỐC GIA VỀ KIỂM KÊ VÀ KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN
a) Hệ thống đo lường để xác định các lượng vật liệu hạt nhân đã nhập về, sản xuất ra, đã gửi đi, đã mất hoặc vì các nguyên nhân khác bị loại khỏi bản kiểm kê và số lượng vật liệu còn trong bản kiểm kê.
b) Đánh giá sự chính xác và đúng đắn của các phép đo, và ước tính sai số của các phép đo,
c) Các quy trình để phân loại, xem xét và đánh giá những sai khác trong các phép đo của bên gửi và bên nhận.
d) Các thủ tục tiến hành kiểm kê vật liệu trên thực tế,
e) Các thủ tục để xác thực bản kiểm kê về lượng vật liệu không thống kê được và những mất mát không đo được,
f) Hệ thống hồ sơ và báo cáo đối với từng vùng cân bằng vật liệu, trong đó chỉ rõ những vật liệu hạt nhân được kiểm kê và những thay đổi trong bản kiểm kê bao gồm những lượng nhập vào và những lượng chuyển ra khỏi vùng cân bằng vật liệu,
g) Các điều khoản để đảm bảo rằng các thủ tục và biện pháp kiểm kê được thi hành đúng đắn,
h) Các thủ tục về cung cấp báo cáo cho Cơ quan phù hợp với các điều 59-69.
a) Khi vật liệu nào chứa Uran hoặc Thori mà chưa đạt tới giai đoạn của chu trình nhiên liệu hạt nhân mô tả trong khoản (c) mà được xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp cho một quốc gia không có vũ khí hạt nhân thì Việt Nam sẽ thông báo cho Cơ quan về số lượng, thành phần và nơi đến của vật liệu ấy, trừ khi vật liệu ấy được xuất khẩu cho những mục đích đặc biệt phi hạt nhân.
b) Khi vật liệu nào chưa Uran hoặc Thori mà chưa đạt tới giai đoạn của chu trình nhiên liệu hạt nhân mô tả trong khoản (c) mà được nhập khẩu thì Việt Nam sẽ thông báo cho Cơ quan về số lượng, thành phần của vật liệu ấy trừ khi vật liệu được nhập khẩu cho những mục đích đặc biệt phi hạt nhân; và
c) Khi vật liệu hạt nhân nào có thành phần và độ tinh chế thích hợp cho việc chế tạo nhiên liệu hoặc làm giàu đồng vị rời khỏi nhà máy hoặc giai đoạn tinh chế sản xuất ra nó hoặc khi vật liệu hạt nhân như thế hoặc bất kỳ vật liệu hạt nhân khác được sản xuất ở giai đoạn sau cùng của chu trình nhiên liệu hạt nhân được nhập khẩu vào Việt Nam thì vật liệu hạt nhân ấy sẽ chịu các thủ tục thanh sát khác được nêu rõ trong Hiệp định này.
a) Việc áp dụng thanh sát đối với vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này sẽ chấm dứt theo các điều kiện quy định ở điều 11. Trong trường hợp các điều kiện ở điều 11 chưa được đáp ứng mà Việt Nam cho rằng việc thu hồi các vật liệu hạt nhân chịu thanh sát từ các bã thải vào lúc ấy là không có khả năng hoặc không mong muốn, thì Việt Nam và Cơ quan sẽ đàm phán để áp dụng các biện pháp thanh sát thích hợp.
b) Việc áp dụng thanh sát đối với vật liệu hạt nhân chịu thánh sát theo Hiệp định này sẽ chấm dứt theo các điều kiện quy định ở điều 13 miễn là Việt Nam và Cơ quan nhất trí rằng vật liệu hạt nhân ấy thực tế không thu hồi lại được.
Điều 36. Theo yêu cầu của Việt Nam, Cơ quan sẽ miễn trừ thanh sát cho những vật liệu hạt nhân sau:
a) Vật liệu phân hạch đặc biệt khi nó được dùng với lượng cỡ gam hoặc nhỏ hơn để làm thàn phần nhạy cảm của dụng cụ đo lường kiểm soát,
b) Vật liệu hạt nhân khi nó được dùng trong các hoạt động phi hạt nhân theo điều 13 nếu vật liệu hạt nhân ấy có thể thu hồi lại được,
c) Plitonium có hàm lượng đồng vị Plutoni-238 vượt quá 80%.
a) 1kg tổng cộng của vật liệu phân hạch đặc biệt, gồm 1 hay nhiều loại sau đây:
i. Plutoni
ii. Uran có độ giàu 0,2 (20%) và cao hơn được tính theo cách nhân trọng lượng của nó với độ làm giàu của nó,
iii. Uran có độ giàu dưới 0,2 (20%) và trên độ giàu của Uran tự nhiên, được tính theo cách nhân trọng lượng của nó với 5 lần bình thường độ làm giàu của nó,
b) Mười lần tổng cộng Uran tự nhiên và Uran nghèo có độ giàu trên 0,005 (0,5%)
c) Hai mươi tấn Uran nghèo có độ giàu 0,005 (0,5%) hoặc thấp hơn,
d) Hai mươi tấn Thori hoặc những lượng lớn hơn thế có thể do Hội đồng quy định để áp dụng đồng loạt.
Điều 39. Việt Nam và Cơ quan sẽ soạn thảo Thoả thuận phụ trong đó sẽ quy định chi tiết tới mức độ cần thiết để cho phép Cơ quan hoàn thành trách nhiệm của mình theo Hiệp định này một các thực chất và hữu hiệu, xác định các thức áp dụng các quy trình nêu trong Hiệp định này. Thoả thuận phụ có thể được mở rộng hoặc thay đổi theo sự thoả thuận giữa Việt Nam và Cơ quan mà không cần sửa đổi Hiệp định này.
Điều 40. Thoả thuận phụ sẽ có hiệu lực cùng thời gian hoặc càng có thể sớm càng tốt ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực. Việt Nam và Cơ quan sẽ có mọi cố gắng để Thoả thuận phụ có hiệu lực trong vòng 90 ngày sau khi Hiệp định này có hiệu lực. Nếu kéo dài quá kỳ hạn này thì phải có thoả thuận giữa Việt Nam và Cơ quan. Việt Nam sẽ nhanh chóng cung cấp cho Cơ quan những thông tin cần thiết để hoàn thành soạn thảo Thoả thuận phụ này. Ngay khi Hiệp định này có hiệu lực, Cơ quan có quyền áp dụng các thủ tục nêu trong đó về các vật liệu hạt nhân liệt kê trong bản kiểm kê theo điều 41, thậm chí nếu Thoả thuận phụ còn chưa có hiệu lực.
Điều 41. Trên cơ sở báo cáo ban đầu ở điều 62, Cơ quan sẽ lập bản kiểm kê chung cho mọi vật liệu hạt nhân ở Việt Nam chịu thanh sát theo Hiệp định này, bất kể nguồn gốc, và sẽ duy trì bản kiểm kê này trên cơ sở các báo cáo tiếp theo và kết quả của mọi hoạt động kiểm tra. Các bản sao của bản kiểm kê này sẽ được gửi cho Việt Nam theo những khoảng thời gian được hai bên thoả thuận.
Quy định chung
a) Phân loại các cơ sở với đặc tính chung, mục tiêu, công suất, danh định, vị trí địa lý và cả tên gọi cùng địa chỉ cần dùng cho mục đích giao dịch hàng ngày.
b) Mô tả tổng quá về cơ sở, chỉ rõ mức độ có thể được về hình dáng, nơi bố trí và dòng chuyển của vật liệu hạt nhân, bố cục tổng quát các bộ phận quan trọng của thiết bị sử dụng, sản xuất hoặc chế biến vật liệu hạt nhân.
c) Mô tả những đặc điểm của cơ sở có liên quan với kiểm kê vật liệu, ngăn kiểm và giám sát, và
d) Mô tả các quy trình hiện có hoặc đã được đề nghị ở cơ sở để kiểm kê và kiểm soát vật liệu hạt nhân, đặc biệt chú ý các vùng cân bằng vật liệu quy định bởi người vận hành, các phép đo dòng chuyển và các quy trình lập bản kiểm kê vật liệu trên thực tế.
Điều 46. Mục đích xem xét các thông tin thiết kế
Các thông tin về thiết kế cung cấp cho Cơ quan sẽ được dùng vào các mục đích sau:
a) Phân loại đặc điểm của các cơ sở và vật liệu hạt nhân liên quan đến việc áp dụng thanh sát cho vật liệu hạt nhân ở mức đủ chi tiết để làm dễ dàng cho việc kiểm tra.
b) Xác định các vùng cân bằng vật liệu dùng cho các mục đích kiểm kê của Cơ quan và chọn những điểm đo then chốt để xác định dòng chuyển và bản kiểm kê vật liệu hạt nhân. Để xác định các vùng cân bằng vật liệu như vậy, Cơ quan sẽ sử dụng các tiêu chuẩn chủ yếu sau đây:
i. Kích thước của vùng cân bằng vật liệu sẽ phụ thuộc vào độ chính xác và theo đó có thể xác lập được sự cân bằng vật liệu,
ii. Khi xác định vùng cân bằng vật liệu cần tranh thủ mọi cơ hội thuận tiện để sử dụng các biện pháp ngăn kiểm và giám sát nhằm đảm bảo tính đầy đủ của các phép đo dòng chuyển và do đó đơn giản hoá việc áp dụng thanh sát và tập trung nỗ lực đo lượng vào các điểm đo then chốt,
iii. Số lượng vùng cân bằng vật liệu được sử dụng cho một cơ sở hoặc ở những địa điểm riêng biệt có thể được kết hợp thành một vùng cân bằng vật liệu dùng cho mục đích kiểm kê của Cơ quan, nếu như Cơ quan xác định rằng điều này phù hợp với các yêu cầu kiểm tra của mình; và
iv. Một vùng cân bằng vật liệu đặc biệt có thể được lập ra theo yêu cầu của Việt Nam xoay quanh một giai đoạn nào đó của một quá trình có liên quan đến những thông tin nhạy cảm về thương mại.
c) Quy định thời gian biểu danh nghĩa và các quy trình lập bản kiểm kê trên thực tế của các vật liệu hạt nhân dùng cho mục đích kiểm kê của Cơ quan,
d) Quy định các yêu cầu đối với hồ sơ kiểm kê và báo cáo, các quy trình đánh giá các hồ sơ kiểm kê,
e) Quy định các yêu cầu và quy trình kiểm tra số lượng và địa điểm để các vật liệu hạt nhân, và
f) Lựa chọn các tổ hợp thích hợp về mặt phương pháp và kỹ thuật ngăn kiểm và giám sát, và các điểm chiến lược ở đó chúng được áp dụng.
Các kết quả của việc xem xét các thông tin về thiết kế sẽ được đưa vào Thoả thuận phụ.
Điều 47. Xét lại các thông tin về thiết kế
Các thông tin về thiết kế sẽ được xem xét lại do tính đến sự thay đổi các điều kiện vận hành, sự phát triển của kỹ thuật thanh sát hoặc theo kinh nghiệm áp dụng các quy trình kiểm tra nhằm mục đích điều chỉnh các biện pháp mà Cơ quan đã áp dụng ở điều 46.
Điều 48. Kiểm tra các thông tin về thiết kế
Cơ quan, với sự hợp tác với Việt Nam, có thể cử các thanh tra viên đến các cơ sở để thẩm tra các thông tin về thiết kế đã được cung cấp cho Cơ quan theo các điều 42-45, nhằm mục đích như đã nói ở điều 46.
THÔNG TIN VỀ VẬT LIỆU HẠT NHÂN NẰM NGOÀI CÁC CƠ SỞ HẠT NHÂN
a) Mô tả chung về việc sử dụng vật liệu hạt nhân, vị trí địa lý của chúng, tên và địa chỉ của người sử dụng để dùng cho các mục đích giao dịch, thông lệ,
b) Mô tả chung về những thủ tục hiện có hoặc đã được đề nghị để kiểm kê và kiểm soát vật liệu hạt nhân, bao gồm trách nhiệm về mặt tổ chức đối với việc kiểm kê, kiểm soát vật liệu.
Cơ quan sẽ được thông báo trên sơ sở kịp thời về mọi thay đổi trong các thông tin đã cung cấp cho Cơ quan theo điều này.
Quy định chung
Điều 51. Khi xây dựng cho mình hệ thống kiểm soát các vật liệu như đã nêu ở điều 7, Việt Nam sẽ sắp xếp sao cho hồ sơ kiểm kê được lập theo từng vùng cân bằng vật liệu. Hồ sơ kiểm kê cần lập được mô tả trong Thoả thuận phụ.
Điều 52. Việt Nam sẽ dàn xếp nhằm làm dễ dàng cho việc xem xét hồ sơ kiểm kê của các thanh tra viên, đặc biệt khi hồ sơ kiểm kê không lập bằng tiếng Anh, Pháp, Nga hoặc Tây Ban Nha.
Điều 53. Hồ sơ kiểm kê được lưu giữ trong thời gian ít nhất năm năm.
Điều 54. Hồ sơ kiểm kê cần thiết gồm có:
a) Hồ sơ kiểm kê tất cả các vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này,
b) Hồ sơ vận hành cho các cơ sở có chứa vật liệu hạt nhân ấy
Điều 56. Hồ sơ kiểm kê cho từng vùng cân bằng vật liệu sẽ nêu ra những điều sau:
a) Tất cả những thay đổi về lượng kiểm kê để cho phép xác định lượng kiểm kê theo sổ cái ở mọi lúc,
b) Tất cả những kết quả đo lường được dùng để xác định lượng kiểm kê trên thực tế, và
c) Tất cả những điều chỉnh và sửa chữa đã làm đối với những thay đổi về lượng kiểm kê, lượng kiểm kê theo sổ cái và lượng kiểm kê trên thực tế.
Hồ sơ vận hành sẽ được đề cập khi thích hợp tương ứng với từng vùng cân bằng vật liệu:
a) Các số liệu vận hành được sử dụng để xác định sự thay đổi về số lượng và thành phần các vật liệu hạt nhân.
b) Các số liệu thu thập được căn cứ vào độ chuẩn của thùng chứa và dụng cụ đo lường và từ việc lấy mẫu và phân tích, các biện pháp kiểm tra chất lượng đo lường và xuất phát từ việc đánh giá sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.
c) Mô tả trình tự các hoạt động đã làm để chuẩn bị và thực hiện kiểm kê trên thực tế nhằm đảm bảo việc kiểm kê này là đúng đắn và đầy đủ; và
d) Mô tả trình tự các hoạt động đã làm để xác định nguyên nhân và mức độ của mọi mất mát nguyên liệu xảy ra là ngẫu nhiên hay không đo được.
Quy định chung
Điều 59. Việt Nam sẽ cung cấp cho Cơ quan những báo cáo như được nêu chi tiết ở điều 60-69 về vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này.
Điều 63. Việt Nam sẽ cung cấp cho Cơ quan những báo cáo kiểm kê sau đây cho từng vùng cân bằng vật liệu:
a) Báo cáo về những thay đổi trong kiểm kê phải chỉ rõ tất cả những thay đổi trong kiểm kê vật liệu hạt nhân. Báo cáo sẽ được chuyển đi càng sớm càng tốt và tại bất cứ thời điểm nào trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng mà việc thay đổi lượng kiểm kê xảy ra hoặc được xác định, trừ khi có quy định trong Thoả thuận phụ.
b) Báo cáo về cân bằng vật liệu phải chỉ rõ sự cân bằng vật liệu dựa trên việc kiểm kê thực tế lượng vật liệu hạt nhân thực sự có trong vùng cân bằng nhiên liệu. Các báo cáo sẽ được chuyển đi càng sớm càng tốt và tại bất cứ thời điểm nào trong vòng 30 ngày sau khi kiểm kê được kết thúc, trừ khi có quy định trong Thoả thuận phụ.
Các báo cáo sẽ dựa trên số liệu có được tại thời điểm làm báo cáo và có thể được sửa đổi vào thời điểm sau đó, nếu có yêu cầu.
a) Giải thích những thay đổi trong kiểm kê, dựa trên cơ sở của số liệu vận hành được ghi trong hồ sơ vận hành được quy định trong điều 58(a); và
b) Mô tả, như được quy định trong Thoả thuận phụ, chương trình vận hành sắp tới, đặc biệt là việc tiến hành kiểm kê trên thực tế.
Điều 65. Việt Nam sẽ báo cáo về mỗi thay đổi trong kiểm kê, mỗi điều chỉnh và sửa chữa, theo định kỳ bằng một bản kiểm kê tổng hợp hoặc là riêng rẽ cho từng trường hợp. Những thay đổi trong kiểm kê sẽ được báo cáo theo từng lô. Như đã quy định trong Thoả thuận phụ, những thay đổi nhỏ trong kiểm kê vật liệu hạt nhân, như việc chuyển giao các mẫu phân tích, có thể được gộp lại trong một lô và được báo cáo như là một sự thay đổi trong kiểm kê.
Điều 67. Trừ khi Việt Nam và Cơ quan có thoả thuận khác, báo cáo cân bằng vật liệu sẽ bao gồm những mục sau:
a) Kiểm kê trên thực tế ban đầu;
b) Những thay đổi trong kiểm kê (phần tăng ghi trước, phần giảm ghi sau);
c) Kiểm kê theo sổ cái lần cuối;
d) Sự sai khác giữa bên gửi/bên nhận;
e) Kiểm kê theo sổ cái lần cuối cùng sau khi điều chỉnh
f) Kiểm kê trên thực tế lần cuối cùng; và g) những vật liệu không kiểm kê được.
Bản thông báo về kiểm kê trên thực tế, trong đó liệt kê riêng rẽ các lô vật liệu, chỉ rõ chủng loại và số liệu của từng lô, sẽ được gửi kèm theo mỗi báo cáo về cân bằng vật liệu.
Việt Nam sẽ làm những báo cáo đặc biệt, không chậm trễ:
a) Nếu có bất cứ sự cố hoặc tình huống bất thường nào khiến cho Việt Nam tin rằng đang có hoặc có thể đã có sự mất mát vật liệu hạt nhân vượt quá giới hạn nêu trong Thoả thuận bổ sung; hoặc
b) Nếu việc ngăn kiểm đã bị thay đổi bất ngờ khác với quy định trong Thoả thuận phụ, tới mức có khả năng di chuyển vật liệu hạt nhân trái phép.
Điều 69. Bổ sung và giải thích rõ các báo cáo
Nếu Cơ quan yêu cầu, Việt Nam sẽ cung cấp cho Cơ quan những bổ sung và giải thích rõ cho bất kỳ báo cáo nào tỏng chừng mực thích hợp với mục đích của việc thanh sát.
Cơ quan có quyền tiến hành thanh tra như quy định sỏ điều 71-82
Điều 71. Cơ quan có thể tiến hành những thanh tra về:
a) Thẩm tra các thông tin chứa trong báo cáo ban đầu về những vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này;
b) Phân loại và thẩm tra những thay đổi trong tình huống đã xảy ra từ ngày ra báo cáo ban đầu; và
c) Phân loại, và nếu có thể, thẩm tra về số lượng và thành phần những vật liệu hạt nhân theo điều 93 và 96, trước khi đó được chuyển ra khỏi Việt Nam hoặc khi nó được chuyển vào Việt Nam.
Điều 72. Cơ quan có thể tiến hành việc thanh tra thường xuyên để:
a) Thẩm tra rằng các báo cáo là phù hợp với hồ sơ kiểm kê;
b) Thẩm tra về vị trí, chủng loại, số lượng và thành phần của tất cả vật liệu hạt nhân chịu thanh sát theo Hiệp định này; và
c) Thẩm tra các thông tin về nguyên nhân có thể của những vật liệu không kiểm kê được, sự kác nhau giữa bên nhân/bên gửi và những điều không rõ trong kiểm kê trong sổ cái.
Điều 73. Chiểu theo những thủ tục trong điều 77, Cơ quan có thể tiến hành những thanh tra đặc biệt:
a) Để thẩm tra các thông tin chứa đựng trong báo cáo đặc biệt; hoặc
b) Nếu cơ quan thấy rằng các thông tin mà Việt Nam đưa ra, bao gồm những giải thích của Việt Nam và những thông tin thu được từ những cuộc thanh tra thường lệ, là không đầy đủ để Cơ quan hoàn thành trách nhiệm của mình theo Hiệp định này.
Một cuộc thanh tra được coi là đặc biệt khi nó được bổ sung cho các cuộc thanh tra thường lệ theo điều 78-82, hoặc khi nó liên quan đến việc tiếp cận với thông tin hay các vị trí bổ sung vào những tiếp cận được quy định trong điều 76 về thanh tra đặc biệt hay thường lệ, hoặc cả hai trường hợp này.
Điều 74. Nhằm vào các mục đích quy định trong điều 71-73, Cơ quan có thể:
a) Kiểm tra các hồ sơ kiểm kê được lập theo các điều 51-58
b) Tiến hành đo lường độc lập tất cả các loại vật liệu chịu sự thanh sát theo Hiệp định này;
c) Thẩm tra hoạt động và độ chuẩn xác của các dụng cụ đo và các thiết bị đo lường, kiểm soát khác;
d) Áp dụng và sử dụng các biện pháp giám sát và ngăn kiểm; và
e) Dùng các phương pháp khách quan khác được coi là thích hợp về mặt kỹ thuật.
Điều 75. Trong phạm vi của điều 74, Cơ quan sẽ được phép:
a) Chứng kiến rằng các mẫu được lấy từ các điểm đo then chốt dùng trong việc kiểm kê cân bằng vật liệu đã được lấy đúng theo phương pháp lấy mẫu đại diện, chứng kiến việc xử lý và phân tích mẫu và nhận được một bộ gồm 2 mẫu giống hệt nhau;
b) Chứng kiến rằng việc đo lường các mẫu lấy tịa các điểm đo then chốt dùng cho kiểm kê cân bằng vật liệu được lấy theo đúng quy cách lựa chọn mẫu đại diện, và chứng kiến việc chuẩn thiết bị và dụng cụ có liên quan;
c) Thoả thuận với Việt Nam, nếu cần thiết, rằng:
(i) Tiến hành đo lường bổ sung và lấy mẫu bổ sung cho Cơ quan sử dụng
(ii) Phân tích các mẫu chuẩn của Cơ quan;
(iii) Dùng các tiêu chuẩn tuyệt đối thích hợp để quy chuẩn các dụng cụ và thiết bị khác; và
(iv) Thực hiện các phương pháp chuẩn khác;
d) Tổ chức sử dụng các thiết bị của chính Cơ quan để đo và giám sát một cách độc lập, và nếu có thoả thuận và quy định trong Thoả thuận phụ, tổ chức lắp đặt thiết bị này;
e) Áp dụng việc niêm phong và sử dụng các thiết bị nhận biết và chống giả mạo ngăn kiểm, nếu được sự đồng ý và quy định trong Thoả thuận phục; và
f) Thoả thuận với Việt Nam về việc chuyên chở các mẫu được lấy cho Cơ quan sử dụng.
a) Theo các mục đích đã được quy định trong điều 71 (a) và (b) và cho tới khi các điểm chiến lược được quy định trong Thoả thuận phụ, các thanh tra viên của Cơ quan sẽ được tiếp cận với mọi địa điểm đã được chỉ ra trong báo cáo ban đầu hoặc trong bất kỳ cuộc thanh tra nào đã được tiến hành đến báo cáo chỉ ra rằng ở đó có việc liệu hạt nhân.
b) Theo các mục đích quy định ở điều 71 (c) các thanh tra viên sẽ được tiếp cận với bất kỳ địa điểm nào mà Cơ quan đã được thông báo theo các điều 92 (d) (iii) hoặc 95 (d) (iii);
c) Theo các mục đích quy định trong điều 72, các thanh tra viên sẽ chỉ được tiếp cận với những điểm chiến lược quy định trong Thoả thuận phụ và với các hồ sơ lập theo điều 51-58 và
d) Trong trường hợp Việt Nam kết luận rằng những tình huống bất thường đòi hỏi cần tăng cường những hạn chế đối với việc tiếp cận của Cơ quan thì Việt Nam và Cơ quan sẽ nhanh chóng dàn xếp nhằm cho phép Cơ quan thực hiện trách nhiệm thanh sát của mình trong những hạn chế này.
Tổng giám đốc sẽ báo cáo Hội đồng về những thoả thuận như vậy.
Điều 77. Trong những tình huống có thể dẫn đến sự thanh tra đặc biệt vì những mục đích quy định trong điều 73, Việt Nam và Cơ quan sẽ bàn bạc ngay lập tức. Với kết quả của những bàn bạc như vậy, Cơ quan có thể:
a) Thực hiện thanh tra bổ sung vào các cuộc thanh tra thường lệ theo các điều 78-82; và
b) Theo sự thoả thuận với Việt Nam, được phép tiếp cận với những thông tin hoặc những vị trí bổ sung vào những điểm đã được quy định trong điều 76. Mọi sự bất đồng liên quan đến nhu cầu tiếp cận bổ sung sẽ được giải quyết phù hợp với các điều 21 và 22; trong trường hợp mà hành động của Việt Nam được coi là cần thiết và cấp bách thì điều 18 sẽ được áp dụng.
TẦN SUẤT VÀ CƯỜNG ĐỘ THANH TRA THƯỜNG LỆ
a) Đối với các lò phản ứng và các cơ sở tàng trữ đã niêm phong, tổng số lần thanh tra thường lệ đối đa mỗi năm được xác định bằng 1/6 của số người – năm thanh tra cho mỗi cơ sở như vậy;
b) Đối với các cơ sở, không phải là lò phản ứng hoặc các cơ sở táng trữ đã niêm phong, trong đó sử dụng Plutoni hoặc Uran giàu trên 5%, tổng mức thanh tra thường lệ tối đa mỗi năm với mỗi công trình như vậy là 30x√E người – ngày thanh tra mỗi năm; ở đây E là lượng kiểm kê hoặc thông lượng hàng năm của vật liệu hạt nhân, tuỳ chỉ số nào lớn hơn, được biểu thị bằng kilôgram hiệu dụng; song mức thanh tra tối đa được xác định cho mỗi cơ sở như vậy sẽ không ít hơn 1,5 người – năm thanh tra; và
c) Đối với các cơ sở không được bao hàm trong khoản (a) và (b) thì tổng mức thanh tra thường lệ tối đa hàng năm được xác định cho mỗi cơ sở là 1/3 của hằng số người – năm thanh tra cộng với 0,4 x E người – ngày thanh tra mỗi năm, trong đó E là lượng kiểm kê hoặc thông lượng hàng năm về vật liệu hạt nhân, tuỳ chỉ số nào lớn hơn, được biểu thị bằng kilôgram hiệu dụng.
Việt Nam là cơ quan có thể thoả thuận sửa đổi số lần thanh tra tối đa quy định trong điều này, nếu như Hội đồng xác định rằng việc sửa đổi như vậy là hợp lý.
a) Dạng vật liệu hạt nhân, đặc biệt là tuỳ theo vật liệu hạt nhân được đóng ở dạng rời hay chứa trong một số đò đựng riêng biệt, thành phần hoá học của chúng, trong trường hợp Uran, là tuỳ theo chúng có độ giàu thấp hay cao và khả năng tiếp cận với chúng,
b) Tính hiệu quả của hệ thống kiểm kê và kiểm soát Việt Nam bao gồm mức độ mà những người vận hành các cơ sở được độc lập về mặt chức năng với hệ thống kiểm kê và kiểm soát của Việt Nam, tính nhanh chóng của các báo cáo cung cấp cho Cơ quan, và sự phù hợp của chúng với việc kiểm tra độc lập của Cơ Quan, số lượng và mức chính xác của vật liệu không kiểm kê được mà Cơ quan đã xác minh.
c) Các đặc điểm của chu trình nhiên liệu hạt nhân của Việt Nam, đặc biệt là, số liệu và thể loại của các cơ sở có chứa vật liệu hạt nhân chịu thanh sát, các đặc điểm có liên quan đến việc thanh sát của những cơ sở như vậy, nhất là mức độ ngăn kiểm; quy mô, mà việc thiết kế của những cơ sở như vậy tạo thuận lợi cho việc xác định dòng chuyển và lượng kiểm kê vật liệu hạt nhân; và quy mô, mà thông tin từ các vùng cân bằng vật liệu khác nhau có thể tương quan với nhau;
d) Sự phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ quốc tế, đặc biệt là, quy mô mà vật liệu hạt nhân được tiếp nhận hoặc gửi cho các quốc gia khác sử dụng hoặc chế biến; bất cứ hoạt động kiểm tra nào của Cơ quan liên quan đến việc đó; và quy mô mà các hoạt động hạt nhân của Việt Nam quan hệ tương hỗ với những hoạt động hạt nhân của các quốc gia khác.
e) Những phát triển kỹ thuật trong lĩnh vực thanh sát, bap gồm việc sử dụng các kỹ thuật thống kê và lấy mẫu ngẫu nhiên để đánh giá dòng chuyển của vật liệu hạt nhân.
Điều 82. Việt Nam và Cơ quan sẽ tham khảo ý kiến với nhau nếu Việt Nam cho rằng nỗ lực thanh tra được triển khai với sự tập trung thái quá vào những cơ sở cá biệt.
a) Đối với những thanh tra đặc nhiệm theo điều 71(c) ít nhất 24 giờ, đối với những thanh tra theo điều 71(a) và (b) cũng như các hoạt động quy định ở điều 48, ít nhất trước 1 tuần;
b) Đối với những thanh tra đặc nhiệm theo điều 73, sẽ thông báo càng nhanh càng tốt sau khi Việt Nam và Cơ quan đã tham khảo ý kiến của nhau theo điều 77, cần phải hiểu rằng việc thông báo ngày đến của thanh tra sẽ là một phần thông thường của việc tham khảo ý kiến; và
c) Đối với thanh tra thường lệ theo điều 72, ít nhất 24 giờ đối với các cơ sở nói ở điều 80(b) và các cơ sở tàng trữ đã gắn dấu niêm phong có chứ Plutonium hoặc Uran giầu trên 5%; và một tuần cho các trường hợp khác. Việc thông báo về thanh tra như vậy sẽ gồm tên các thanh tra viên và sẽ chỉ rõ các cơ sở, các vùng cân bằng vật liệu bên ngoài các cơ sở cần đến thăm và khoảng thời gian ở thăm. Nếu các thanh tra viên đến từ bên ngoài Việt Nam, Cơ quan cũng sẽ thông báo truớc địa điểm và thời gian họ sẽ vào Việt Nam.
Điều 84. Ngoài những quy định ở điều 83, Cơ quan có thể, như là một biện pháp bổ sung, tiến hành một phần công việc thanh tra thường lệ theo điều 80 mà không cần thông báo trước phù hợp với nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên. Khi thực hiện bất kỳ việc thanh tra không báo trước nào, Cơ quan sẽ tính đầy đủ đến mọi chương trình vận hành mà Việt Nam cung cấp theo điều 64(b). Ngoài ra, nếu thiết thực, và trên cơ sở của chương trình vận hành, Cơ quan sẽ định kỳ khuyến nghị với Việt Nam về chươn trình thanh tra tổng quát có báo trước và không báo trước, chỉ rõ thời điểm chung dự kiến thanh tra. Để tiến hành những thanh tra không báo trước, Cơ quan sẽ có mọi cố gắng để giảm đến mức tối thiểu mọi khó khăn thực tế cho Việt Nam và những người vận hành ở các cơ sở, và cũng chú ý đến những điều khoản liên quan của các điều 44 và 89.
Tương tự, Việt Nam cũng sẽ có mọi cố gắng để làm dễ dàng cho công việc của các thanh tra viên.
Điều 85. Các thủ tục sau đây được áp dụng cho việc bổ nhiệm thanh tra viên:
a) Tổng Giám đốc sẽ thông báo cho Việt Nam bằng văn bản về tên, trình độ chuyên môn, quốc tịch, bằng cấp và các chi tiết liên quan khác về mỗi viên chức của Cơ quan mà Tổng Giám đốc đề nghị là thanh tra viên đến Việt Nam.
b) Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được đề nghị như vậy, Việt Nam sẽ thông báo cho Tổng Giám đốc là có chấp nhận đề nghị này hay không;
c) Tổng Giám đốc có thể bổ nhiệm một viên chức đã được Việt Nam chấp nhận làm thanh tra viên đến Việt Nam và sẽ thông báo cho Việt Nam những bổ nhiệm như vậy; và
d) Tổng Giám đốc hành động theo yêu cầu của Việt Nam hoặc theo ý kiến của mình, và sẽ thông báo ngay lập tức cho Việt Nam việc rút lệnh bổ nhiệm thanh tra viên đến Việt Nam.
Tuy nhiên đối với các thanh tra viên cần cho các hoạt động quy định ở điều 48 và để thực hiện các thanh tra đặc nhiệm theo điều 71(a) và (b), thủ tục bổ nhiệm sẽ được hoàn tất, nếu có thể, trong 30 ngày sau khi Hiệp định này có hiệu lực. Nếu không thể thực hiện được sự bổ nhiệm trong thời gian này, sẽ bổ nhiệm trên cơ sở tạm thời các thanh tra viên cho các mục đích như vậy.
Điều 86. Việt Nam sẽ cấp hoặc tái cấp thị thực cần thiết, càng nhanh càng tốt, khi có yêu cầu, cho mỗi thanh tra viên được bổ nhiệm đến Việt Nam.
HÀNH VI VÀ THĂM VIẾNG CỦA THANH TRA VIÊN
Điều 89. Việt Nam có quyền cử đại diện của mình đi cùng những thanh tra viên trong quá trình thanh tra, miễn là các thanh tra viên sẽ không bị trì hoãn hoặc nói cách khác là bị cản trở khi thực hiện chức năng của mình.
CÁC THÔNG BÁO VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA CƠ QUAN
Điều 90. Cơ quan sẽ thông báo cho Việt Nam về:
a) Các kết quả của các cuộc thanh tra, theo những khoản thời gian sẽ được quy định trong thoả thuận phụ; và
b) Các kết luận rút ra từ các hoạt động thanh tra của mình ở Việt Nam, đặc biệt thông qua các thông báo về từng vùng cân bằng vật liệu và các thông báo này sẽ được làm càng sớm càng tốt sau khi việc kiểm kê trên thực tế được Cơ quan thực hiện và xác mình, và sự cân bằng vật liệu đã được cân đối.
Các vật liệu hạt nhân chịu thanh sát hoặc thuộc diện chịu thanh sát theo Hiệp định này mà được chuyển giao quốc tế, sẽ được xem là thuộc trách nhiệm của Việt Nam kể từ khi:
a) Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam, từ thời gian mà trách nhiệm không còn thuộc về quốc gia xuất khẩu và không chậm hơn thời điểm mà vật liệu được đưa đến nơi nhận; và
b) Trường hợp xuất khẩu ra khỏi Việt Nam, cho tới thời điểm mà tại đó quốc gia nhận hàng nhận trách nhiệm nhập hàng, và không chậm hơn thời điểm mà vật liệu liệu được đưa đến nơi nhận.
Thời điểm chuyển gia trách nhiệm sẽ được xác định căn cứ theo những thoả thuận thích hợp giữa các quốc gia có liên quan, Việt Nam cũng như các quốc gia khác không có trách nhiệm như vậy khi vật liệu hạt nhân chỉ đơn thuần mang tính chất quá cảnh hoặc bên trên lãnh thổ của họ, hoặc vật liệu hạt nhân được vận chuyển bằng tàu mang cờ của họ hay bằng máy bay của họ. Chuyển vật liệu ra khỏi Việt Nam
a) Việt Nam sẽ thông báo cho Cơ quan về mọi dự kiến chuyển ra khỏi Việt Nam các vật liệu hạt nhân chịu bảo đảm theo Hiệp định này nếu số hàng đó vượt quá 1kg hiệu dụng; hoặc nếu tính trong vòng 3 tháng có một vài chuyến vận chuyển riêng biệt cho cùng một quốc gia, mỗi chuyến vận chuyển đều dưới 1kg hiệu dụng, nhưng tổng cộng các chuyến vận chuyển này lại vượt quá 1kg hiệu dụng.
b) Các thông báo này sẽ đựoc gửi cho Cơ quan sau khi kết thúc các dàn xếp hợp đồng dẫn đến việc chuyển giao, và thông thường ít nhất là trong 2 tuần trước khi vật liệu hạt nhân được chuẩn bị gửi đi,
c) Việt Nam và Cơ quan có thể thoả thuận các thủ tục khác về thông báo trước,
d) Thông báo sẽ chỉ rõ:
(i) Chủng loại, và nếu có thể, số lượng dự kiến và thành phần của vật liệu hạt nhân sẽ được chuỷen giao và vùng cân bằng vật liệu mà từ đó vật liệu hạt nhân được chuyển giao;
(ii) Quốc gia nhận vật liệu hạt nhân
(iii) Ngày tháng và địa điểm mà vật liệu hạt nhân được gửi đi và ngày dự kiến sẽ đến nơi nhận
(iv) Tại thời điểm chuyển giao mà quốc gia nhận hàng sẽ có trách nhiệm đối với vật liệu hạt nhân căn cứ vào mục đích của Hiệp định này, và ngày tháng dự kiến của thời điểm chuyển giao ấy.
Điều 93. Các thông báo nói ở điều 92 phải làm sao, để nếu cần thiết thì Cơ quan có thể tiến hành việc thanh tra đặc biệt nhằm kiểm chứng, và nếu có thể, thẩm định số lượng và thành phần của vật liệu hạt nhân trước khi nó được vận chuyển ra khỏi Việt Nam, và nếu Cơ quan có mong muốn hoặc yêu cầu Việt Nam như vậy, để gắn dấu niêm phong vào vật liệu hạt nhân khi nó chuẩn bị được chuyển đi. Tuy nhiên, việc vận chuyển vật liệu hạt nhân sẽ không bị trì hoãn theo bất kỳ một cách nào bởi bất kỳ hành động nào hoặc dự kiến nào do Cơ quan tiến hành xuất phát từ thông báo này.
a) Việt Nam sẽ thông báo cho Cơ quan về mọi dự định chuyển giao vào Việt Nam của vật liệu hạt nhân đòi hỏi phải có sự chịu thanh sát theo Hiệp định này nếu chuyển hàng vượt quá 1kg hiệu dụng, hoặc nếu, trong vòng 3 tháng có một vài chuyến vận chuyển riêng rẽ được nhận từ cùng một quốc gia, mỗi chuyến hàng dưới 1kg hiệu dụng, nhưng tổng cộng các chuyến hàng này vượt quá 1kg hiệu dụng.
b) Cơ quan sẽ được thông báo trước càng sớm càng tốt về thời gian đến dự kiến của vật liệu hạt nhan, và trong bất kỳ trường hợp nào, không được chậm hơn ngày tháng mà Việt Nam bắt đầu nhận trách nhiệm đối với vật liệu hạt nhân đó.
c) Việt Nam và Cơ quan có thể thoả thuận về các thủ tục khác cho việc thông báo trước.
d) Thông báo sẽ chỉ rõ:
(i) Chủng loại, và nếu có thể, số lượng dự kiến và thành phần của vật liệu hạt nhân;
(ii) Tại thời điểm cuộc chuyển giao mà Việt Nam bắt đầu nhận trách nhiệm đối với vật liệu hạt nhân phù hợp với mục đích của Hiệp định này, và ngày tháng dự kiến của thời điểm chuyển giao này.
(iii) Ngày tháng dự kiến nhận chuyến hàng, địa điểm nhận hàng và ngày tháng dự kiến mà kiện hàng của vật liệu hạt nhân được mở ra.
Việt Nam sẽ làm báo cáo đặc biệt như đã nói ở điều 68 nếu có bất kỳ sự cố bất thường nào dẫn Việt Nam đến chỗ tin rằng đã có hoặc có thể có sự mất mát vật liệu hạt nhân, kể cả việc xảy ra chậm trễ đáng kể, trong việc giao quốc tế.
Điều 98. Dùng cho các mục đích của Hiệp định này:
A. Điều chỉnh: có nghĩa là việc đưa vào hồ sơ kiểm kê hoặc báo cáo nhằm chỉ ra những sai lệch về số liệu giữa bên nhận và bên gửi hoặc những vật liệu không kiểm kê được.
B. Thông lượng hàng năm: có nghĩa là, theo mục đích của điều 79 và 80, một lượng vật liệu hạt nhân hàng năm được chu chuyển ngoài cơ sở hạt nhân làm việc ở công suất danh định.
C. Lô: có nghĩa là, một phần vật liệu hạt nhân được coi như là một đơn vị dùng cho mục đích kiểm kê tại một điểm then chốt, và tới thành phần và số lượng được xác định bằng một loạt những đặc điểm hoặc những phép đo thống nhất. Vật liệu hạt nhân có thể ở dạng rời hoặc đựng trong một số cấu kiện riêng biệt.
D. Các số liệu của lô: có nghĩa là trọng lượng tổng cộng của từng nguyên tố trong vật liệu hạt nhân và thành phần đồng vị trong trường hợp của Plutoni và Uran khi cần thiết. Các đơn vị tính toán như sau:
a) Gam đối với Plutoni
b) Gam đối với Uran tổng cộng và gam đối với Uran-235 cộng với Uran-233 thành Uran làm giàu trong các đồng vị này.
c) Kilogram đối với Thori, Uran tự nhiên hoặc Uran nghèo.
Để cho mục đích báo cáo, trọng lượng của mỗi một cấu kiện riêng biệt trong một lô sẽ được cộng lại với nhau trước khi làm tròn đến đơn bị gần nhất.
E. Kiểm kê theo sổ cái: của một vùng cân bằng có nghĩa là tổng đại số các kiểm kê thực tế gần nhất trong vùng cân bằng vật liệu ấy và tổng đại số của tất cả những thay đổi về kiểm kê đã xảy ra kể từ khi tiến hành kiểm kê trong thực tế.
F. Hiệu chỉnh: có nghĩa là việc ghi bổ sung vào hồ sơ kiểm kê hoặc vào báo cáo để sửa lại sai sót đã được xác định hoặc để phản ảnh một lượng đo đạc chính xác hơn so với số lượng đã đưa vào hồ sơ hoặc báo cáo trước đây. Mỗi sự hiệu chỉnh đó phải có lời ghi chú đi kèm theo nó.
G. Kilôgram hiệu dụng: nghĩa là một đơn vị đặc biệt được sử dụng trong thanh sát vật liệu hạt nhân. Số lượng kilôgram hiệu dụng được tính như sau:
a) Đối với Plutoni, tính theo trọng lượng kilôgram của nó;
b) Đối với Uran có độ giàu 0.01 (1%) và cao hơn, tính theo trọng lượng kilogram của nó nhân với độ giàu của nó;
c) Đối với Uran có độ giàu dưới 0.01 (1) và trên 0.005 (0.5%), tính theo trọng lượng kilogram của nó nhân với 0.0001; và
d) Đối với Uran nghèo có độ giàu 0.005 (0.5%) hoặc thấp hơn, và đối với Thori, tính theo trọng luợng kilôgram của nó nhân với 0.00005.
H. Độ giàu: có nghĩa là tỉ lệ kết hợp giữa trọng lượng của đồng vị Uran0233 và Uran-235 với trọng lượng của Uran toàn phần được nói đến.
I. Cơ sở: có nghĩa là:
a) Lò phản ứng, cơ sở tới hạn, nhà máy chuyển đổi, nhà máy sản xuất, nhà máy tái chế, nhà máy tách đồng vị hoặc cơ sở tàng trữ riêng biệt; hoặc
b) Bất cứ địa điểm nào mà ở đó lượng vật liệu hạt nhân lớn hơn 1 kilôgram hiệu dụng được sử dụng thường xuyên.
J. Thay đổi kiểm kê: có nghĩa là sự tăng hoặc giảm của vật liệu hạt nhân, tỏng các cấu kiện của các lô, trong vùng cân bằng vậtliệu; Sự thay đổi này liên quan đến một trong những trường hợp sau:
a) Trường hợp tăng:
(i) Nhập khẩu;
(ii) Tiếp nhận từ trong nước; tiếp nhận từ những vùng cân bằng vật liệu khác, tiếp nhận từ hoạt động không bị thanh sát (không hoà bình) hoặc tiếp nhận tại khởi điểm của thanh sát;
(iii) Sản xuất hạt nhân; sản xuất vật liệu phân hạch đặc biệt trong lò phản ứng; và
(iv) Hết miễn trừ; tái áp dụng thanh sát những vật liệu hạt nhân trước đó đã được miễn trừ thanh sát vì lý do sử dụng hoặc số lượng của nó.
b) Trường hợp giảm:
(i) Xuất khẩu;
(ii) Gửi đi trong nước; mất mát vật liệu hạt nhân vì chúng bị chuyển thành các nguyên tố khác hoặc các đồng vị khác do các phản ứng hạt nhân;
(iii) Mất mát hạt nhân: mất mát vật liệu hạt nhân vì chúng bị chuyển thành các nguyên tố khác hoặc các đồng vị khác do các phản ứng hạt nhân;
(iv) Chất thải có đo đạc được: vật liệu hạt nhân đã đo lường được, hoặc đánh giá được dựa trên những phép đo cơ bản, và bị thải loại theo cách mà nó không được thích hợp cho việc sử dụng hạt nhân nữa.
(v) Chất thải được giữ lại: vật liệu hạt nhân được sinh ra từ quá trình xử lý hoặc từ một tai nạn do vận hành mà được coi là không thể thu hồi lại được theo thời gian, nhưng được lưu giữ lại.
(vi) Miễn trừ: vật liệu hạt nhân được miễn trừ thanh sát vì lý do sử dụng của nó hoặc số lượng của nó.
(vii) Mất mát khác: thí dụ, mất mát do tai nạn (có nghĩa là những mất mát không thể thu hồi được và sơ xuất của vật liệu hạt nhân do tai nạn vận hành) hoặc mất cắp.
K. Điểm đo then chốt: có nghĩa là địa điểm mà ở đó vật liệu hạt nhân xuất hiện dưới dạng có thể đo đạc được để xác định dòng vận chuyển của vật liệu hoặc kiểm kê. Những điểm đo then chốt do đó bao gồm, nhưng không bị hạn chế, những đầu vào và đầu ra (bao gồm cả các chất thải đo đạc được) và kho chứa trong các vùng cân bằng vật liệu.
L. Người – năm thanh tra: theo mục đích của điều 80, 300 người-ngày thanh tra, một người-ngày thanh tra là một ngày trong đó một thành viên tiếp cận cơ sở vào bất kỳ thời gian nào, với tổng số không quá 8 giờ.
M. Vùng cân bằng vật liệu: có nghĩa là vùng ở bên trong hoặc ở bên ngoài của một cơ sở mà:
a) Số lượng vật liệu hạt nhân trong một lần vận chuyển vào hoặc ra của mỗi vùng cân bằng vật liệu có thể xác định được; và
b) Việc kiểm kê trên thực tế vật liệu hạt nhân trong mỗi vùng cân bằng vật liệu có thể xác định được khi cần thiết, theo các quy trình xác định,
Nhờ đó có thể thiết lập được cân bằng vật liệu theo mục đích thanh sát của Cơ quan.
N. Vật liệu không kiểm kê được: nghĩa là sự sai lệch giữa kiểm kê theo sổ cái và kiểm kê trên thực tế.
O. Vật liệu hạt nhân: nghĩa là bất cứ vật liệu khởi đầu hoặc vật liệu phân hạch đặc biệt nào được định nghĩa trong điều XX của Quy chế của Cơ quan. Khái niệm vật liệu khởi đầu không được giải thích nhằm áp dụng đối với quặng hoặc bã thải của quặng. Bất cứ quyết định nào của Hội đồng theo điều XX của Quy chế của Cơ quan sau khi Hiệp định này có hiệu lực, mà được đưa thêm vào danh mục các vật liệu đều được xem là vật liệu khởi đầu hoặc vật liệu phân hạch đặc biệt, sẽ chỉ có hiệu lực theo Hiệp định này khi được Việt Nam chấp thuận.
P. Kiểm kê trên thực tế: nghĩa là số lượng tổng cộng của tất cả vật liệu hạt nhân đo được hoặc ước tính được trên cơ sở đo đạc các lô vật liệu của bên gửi và số lượng đo được tại vùng cân bằng vật liệu của bên nhận.
Q. Sự sai lệch giữa bên gửi – bên nhận: nghĩa là sự sai khác giữa số lượng vật liệu hạt nhân trong một lô theo như công bố ở vùng cân bằng vật liệu của bên gửi và số lượng đo được tại vùng cân bằng vật liệu của bên nhận.
R. Số liệu gốc: nghĩa là những số liệu ghi lại trong quá trình đo đạc hoặc chuẩn hoặc sử dụng để dẫn ra các hệ thức thực nghiệm, nhằm xác định chủng loại vật liệu hạt nhân và quy định số liệu của lô. Số liệu gốc có thể bao gồm, thí dụ, trọng lượng các hợp chất, hệ số chuyển đổi để xác định trọng lượng nguyên tố, trọng lượng riêng, nồng độ nguyên tố, tỷ số đồng vị, hệ thức giữa thể tích và chỉ số của áp kế và hệ thức giữa Plutoni được tạo ra và năng lượng sản sinh.
S. Điểm chiến lược: nghĩa là vị trí được lựa chọn trong khi xem xét thông tin về thiết kế, tại đó trong những điều kiẹn bình thường và khi kết hợp với thông tin từ các điểm chiến lược khác, có thể thu thập và xác minh những thông tin cần và đủ đối với việc áp dụng các biện pháp thanh sát. Một điểm chiến lược có thể bao gồm bất kỳ một vị trí nào dùng làm nơi tiến hành các phép đo then chốt liên quan đến việc kiểm kê cân bằng vật liệu, và là nơi các biện pháp ngăn kiểm và giám sát được thực hiện.
Làm tại Viên ngày 02 tháng 10 năm 1989, bằng hai bản tiếng Anh và tiếng Việt, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp nảy sinh bất đồng liên quan đến giải thích và áp dụng văn bản, bản tiếng Anh sẽ được dụng làm cơ sở chính.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | THAY MẶT CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ QUỐC TẾ |
- 1Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968
- 2Thông tư 17/2013/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung của Hiệp định về áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968
- 2Thông tư 17/2013/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung của Hiệp định về áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Hiệp định về việc áp dụng thanh sát liên quan đến Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Chính phủ Việt Nam và Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 01/07/1968
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra