Hệ thống pháp luật

HIỆP ĐỊNH

THƯƠNG MẠI VÀ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ ẤN ĐỘ (1997).

BỘ THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 1194 TM/PC-TNA
V/v "Phê duyệt Hiệp định TM VN- Ấn độ"

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 1997

 

Kính gửi: Thủ tướng chính phủ

Tại công văn số 994/QHQT, ngày 4/3 năm 1997, Thủ tướng chính phủ giao cho Bộ thương mại ký hiệp định thương mại mới giữa Việt Nam và ấn độ trong dịp Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức ấn độ đầu tháng 3/1997.

Thực hiện công văn nêu trên, Bộ Trưởng Thương mại Lê Văn Triết đã ký Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế Việt Nam – ấn độ với Bộ Trưởng Thương Mại ấn Độ ngày 8/3/1997 tại New Delhi.

Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết trao đổi công hàm xác nhận đã hoàn thành các thủ tục pháp lý của mỗi nước.

Bộ Thương Mại xin trình Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt văn bản Hiệp định đã ký kết kèm theo đây và đề nghị giao cho Bộ Ngoại giao làm các thủ tục xác nhận phê duyết với bạn./.

 

 

 Nơi nhận:
·Như trên
·Bộ Ngoại giao (Vụ Luật pháp Quốc tế).
·Lưu VT, PC, PC – TNA.

KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Trương Đình Tuyển

 

HIỆP ĐỊNH

THƯƠNG MẠI VÀ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ ẤN ĐỘ

Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hoà ấn độ dưới đây gọi tắt là "Hai bên ký kết",với nguyện vọng tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu đời,và long mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi, đã thoả thuận như sau;

Điều 1:

Trong khuôn khổ pháp luật của nước mình, Hai bên sẽ xúc tiến và tạo thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trên cơ sở lâu dài và ổn định.

Điều 2:

(a) Hai bên sẽ giành cho nhau chế độ ưu đãi tối huệ quốc về giấy phép xuất nhập khẩu, thuế hải quan và tất cả các loại chi phí và thuế khác áp dụng cho việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh hàng hoá/ sản phẩm.

(b) Các bên ký kết sẽ giành cho nhau sự ưu đãi không thấp hơn mức giành cho bất cứ nước nào khác trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu nếu các loại giấy phép đó buộc phải có theo quy định.

(c) Mọi ưu đãi, đặc quyền hay miễn trừ mà một trong các Bên ký kết dành cho bất cứ sản phẩm nào xuất xứ từ lãnh thổ của một nước thứ ba hoặc có nơi đến là lãnh thổ của nước đó sẽ ngay lập tức và không điều kiện được dành cho sản phẩm cùng loại xuất sứ từ lãnh thổ của một trong các Bên ký kết hoặc là để nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết ấy.

Điều 3:

Những quy định trong điều 2 sẽ không áo dụng cho:

(a) Những ưu đãi mà Bên này hoăc Bên kia dành cho các nước lánh giềng cùng có chung biên giới nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc qua lại bên giới;

(b) Những ưu tiên ưu đãi ấn độ dành cho bất cứ nước nào vào ngày ký hiệp định này, tồn tại trước ngày 10/4/1947 hoặc để thay thế cho những ưu tiên ưu đãi sau đó;

(c) Bất cứ ưu tiên ưu đãi nào dành cho chương trình phát triển mậu dịch và hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển, mở ra cho các nước này tham gia mà Bên này hoặc Bên kia đang là, hoặc có thể trở thành, một thành viên;

(d) Những ưu tiên ưu đãi cho việc tham gia vào một liên minh quan thuế và/ hoặc khu vực mậu dịch tự do mà mỗi Bên ký kết đang là, hoặc có thể trở thành, một thành viên;

Điều 4:

Hai bên sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc giữa các cá nhân và pháp nhân của Hai Bên bằng cách trao đổi các đoàn thương mại và kinh doanh, tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và trao đổi thông tin.

Trong khuôn khôt pháp luật của mỗi nước Hai bên sẽ khuyến khích mở các văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh của các tổ chức thương mại, doanh nghiệp, ngân hàng,.v.v. của nước bên kia trên lãnh thổ nước mình.

Điều 5:

Hai bên sẽ xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực khoa học, ký thuật, sinh học, giao thông vận tải, du lịch và truyền thông, đào tạo cán bộ và các lĩnh vực khác mà Hai bên cùng quan tâm.

Điều 6:

Trong khuôn khổ pháp luật của mỗi nước và theo tập quán thường mại quốc tế, các cá nhân và pháp nhân của hai nước sẽ ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá va dịch vụ theo giá cả thị trường thế giới. Không một bên ký kết nào phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân trong việc thực hiện các giao dịch thương mại ấy.

Điều 7:

Mọi việc thanh toán về hàng hoá và dịch vụ giữa hai nước sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, phủ hợp với chế độ quản lý ngoại hối hiện hành của mỗi nước và theo các phương thức thanh thanh toán thông lệ quốc tế, trừ khi hai bên ký kết có những thoả thuận nào khác.

Điều 8:

Trong khuôn khổ pháp luật của nước mình, các cá nhân và pháp nhân của mỗi nước cúng được tự do xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ với nhau trên cơ sở các hợp đồng buôn bán hai chiều, bù trừ, cho thuê và mua lại sản phẩm, hoặc bất cứ hình thức hợp tác kinh doanh nào được quốc tế thừa nhận.

Điều 9:

Hai bên sẽ khuyến khích việc hợp tác đầu tư và hợp tác ký thuật giữa hai nước phù hợp với pháp luật của mỗi nước để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa của mỗi nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba.

Điều 10:

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hiệp định này. Hai bên có thể tham khảo ý kiến của nhau, khi cần tiết.

Điều 11:

(i) Nếu vì tình hình thay đổi không lường trước được và vì tác dụng của các nghĩa vụ mà một bên phải thực hiện theo hiệp định này, bao gồm cả các nghĩa vụ về mặt thuế quan đối với bất cứ sản phẩm nào được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên đó với số lượng tăng lên tới mức, và theo những điều kiện mà, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hai nghiêm trọng cho các nhà xuất khẩu trong nước trên lãnh thổ của bên đó, hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, bên đó có toàn quyền hoãn thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ huỷ bỏ hoặc điều chỉnh sự cắt giảm đối với sản phẩm đó, và ở mức và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục những thiệt hại như vậy.

(ii) Trước khi bất cứ bên nào có hành động như vậy, bên đó phải thông báo trước bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất mà thực tiễn cho phép và phải tạo cho bên kia cơ hội tham khảo ý kiến mình về hành động dự định thực hiện. Trong những tình huống khẩn cấp, mà sự chậm chế có thể gây thiết hại khó có thể khác phục, hành động theo khoản 1 của điều này có thể được tạm thời thực hiện mà không cần sự tham khảo trước, với điều kiện là sự tham khảo đó phải được thực hiện ngay sau khi hành động như vậy được thực hiện.

Điều 12:

1) Hiệp định anỳ sẽ có hiệu lực kêt từ ngày hai bên ký kết trao đổi công hàm xác nhận việc hoàn thành các thủ tục pháp lý của mỗi nước để hiệp định có hiệu lực và sẽ có hiệu lực trong thời hạn 5 năm.

2) Hiệp định này sẽ măc nhiên được gia hạn thêm năm năm mỗi lần, trừ khi một trong hai bên ký kết thông báo cho bên kia bằng văn bản ít nhất 6 tháng trước khi hết hạn hiệp định ý định của mình muốn kết thúc hiệp định này. Những quy định của Hiệp định này sẽ được tiếp tục áp dụng đối với các hợp đồng ký kết trong thời hạn hiệu lực của hiệp định mà chưa thực hiện xong vào ngày hết hạn của hiệp định.

Hai bên ký kết có thể thoả thuận kết thúc hiệp định này một năm sau khi mỗi bên thông báo cho nhau bằng văn bản.

Làm tại New Delhi, ngày mùng tám tháng ba năm 1997 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Hindi, và tiếng Anh. Các văn bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp có bất đồng về giải thích văn bản, bản tiếng Anh sẽ là quyết định.

 

TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Lê Văn Triết

TM. CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HOÀ ẤN ĐỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




BB Ramaiah

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ (1997).

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 08/03/1997
  • Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ
  • Người ký: Lê Văn Triết, BB Ramaiah
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản