Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NGOẠI GIAO |
|
Số: 01/2005/LPQT | Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2004 |
Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ô-man có hiệu lực từ ngày 18 tháng 10 năm 2004./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
THƯƠNG MẠI GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC Ô-MAN.
Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ô-man (sau đây được gọi là các "Bên ký kết"),
Mong muốn mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước trên cơ sở cùng có lợi, đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Các Bên ký kết sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ pháp luật và những quy định của mỗi nước để thúc đẩy và tạo thuận lợi cho các quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước.
2. Các Bên ký kết sẽ dành cho nhau chế độ đãi ngộ không phân biệt đối xử với việc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ lãnh thổ của Bên ký kết kia về phương diện hạn chế số lượng và cấp giấy phép.
3. Những quy định ở khoản 1 và 2 của điều này sẽ không áp dụng đối với:
a) Những ưu đãi mà một trong các Bên ký kết đã dành hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng của mình để tạo thuận lợi cho biên mậu,
b) Những ưu đãi có nguồn gốc từ các Hiệp định thành lập một Liên minh Quan thuế hoặc Khu vực Mậu dịch Tự do mà một trong các Bên ký kết hoặc sẽ là một bên tham gia,
c) Những ưu đãi mà một trong các Bên ký kết đã dành hoặc sẽ dành cho bất cứ một nước đang phát triển nào theo các Hiệp định khu vực hoặc nhiều bên, .
Điều 3. Tất cả mọi giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước được thực hiện theo thông lệ thương mại thông thường. Việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Điều 4. Nhằm phát triển hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước, các Bên ký kết sẽ tạo thuận lợi, tới mức có thể, cho việc trao đổi thông tin và các đoàn thương mại và doanh nghiệp, tham gia các hội chợ thương mại được tổ chức ở mỗi nước và tổ chức các cuộc triển lãm thương mại của một nước ở lãnh thổ của nước bên kia, theo những điều kiện thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai nước.
Điều 5. Các Bên ký kết sẽ miễn thuế quan, phù hợp với luật pháp và những quy định hiện hành ở mỗi nước, đối với việc xuất khẩu và nhập khẩu những hàng hóa dưới đây:
a) Hàng mẫu và các vật liệu quảng cáo không có giá trị thương mại,
b) Dụng cụ và những hàng hóa nhập khẩu cho mục đích lắp ráp hoặc sửa chữa, với điều kiện là những dụng cụ và hàng hóa đó phải được tái xuất,
c) Những hàng hóa trưng bày tại hội chợ và triển lãm thường xuyên hoặc ngắn hạn, với điều kiện là hàng hóa đó phải được tái xuất,
d) Những công cụ và thiết bị chuyên dùng không có sẵn ở địa phương, dùng trong việc xây dựng các nhà máy và công trình công nghiệp khác do người xây dựng những công trình đó nhập khẩu, với điều kiện là những công cụ và thiết bị như vậy phải được tái xuất.
Điều 6. Phù hợp với luật pháp và những quy định hiện hành ở mỗi nước, các Bên ký kết sẽ tạo thuận lợi cho việc quá cảnh của những hàng hóa không bị cấm mà:
a) Xuất xứ từ lãnh thổ nước bên kia và đi đến nước thứ ba.
b) Xuất xứ từ một nước thứ ba và đi đến lãnh thổ nước bên kia.
Điều 7. Phù hợp với luật pháp và những quy định hiện hành ở mỗi nước, mỗi Bên ký kết sẽ cho phép thành lập những văn phòng thương mại của các pháp nhân của nước bên kia trên lãnh thổ nước mình.
2. Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn năm năm và sau đó sẽ được gia hạn cho một hoặc những khoảng thời hạn tương tự, trừ khi một trong các Bên thông báo cho Bên ký kết kia bằng văn bản, ít nhất là sáu tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực, ý định của mình muốn chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này.
Điều 9. Sau khi chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này, những quy định của Hiệp định sẽ tiếp tục được áp dụng đối với các hợp đồng chưa được thực hiện xong vào ngày hết hạn của Hiệp định.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức của Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định này.
Làm tại Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 2004 thành hai bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng Ả rập và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự bất đồng, văn bản tiếng Anh sẽ có giá trị quyết định./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
- 1Quyết định 79/2001/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Hồi giáo Pakistan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 2721/VPCP-QHQT ngày 01/06/2004 của Văn phòng Chính phủ về việc hợp tác với Ô-man
- 3Hiệp định về vận chuyển hàng không giữa và qua lãnh thổ hai nước giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ô-man
- 4Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 1Quyết định 79/2001/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Hồi giáo Pakistan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 2721/VPCP-QHQT ngày 01/06/2004 của Văn phòng Chính phủ về việc hợp tác với Ô-man
- 3Hiệp định về vận chuyển hàng không giữa và qua lãnh thổ hai nước giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ô-man
- 4Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
Hiệp định thương mại số 01/2005/LPQT giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ô-man
- Số hiệu: 01/2005/LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 13/05/2004
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Đỗ Như Đính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/05/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra