Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HIỆP ĐỊNH
THÀNH LẬP UỶ BAN HỢP TÁC SONG PHƯƠNG GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG MIANMA (1994).
Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính Phủ Liên bang Mianma ( sau đây được gọi là "các Bên ký kết";
Mong muốn việc mở rộng và tăng cường mối quan hệ và hợp tác lâu dài giữa hai nước, Tin tưởng vào sự cần thiết phải có mối quan hệ hợp tác lâu dài và có hiệu quả vì lợi ích của cả hai nước, Khẳng định sự quan tâm trong việc tăng cường mối quan hệ và hợp tác giữa hai nước, và Xuất phát từ lòng mong muốn tăng cường mối quan hệ hữu nghị vốn có và thúc đẩy việc mở rộng hợp tác song phương giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của nhau;
Đã thoả thuận như sau:
Điều 1
Các Bên ký kết sẽ thành lập một Uỷ ban hỗn hợp ( sau đây được gọi là Uỷ ban) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi ý kiến và hợp tác giữa hai nước; nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, xã hội, văn hoá và các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.
Điều 2
Uỷ ban sẽ xem xét các hình thức và biện pháp nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu nêu trên và bảo đảm phối hợp và thực hiện tốt các quyết định của Uỷ ban và Hiệp định này. Ngoài ra, v sẽ kiểm điểm tiến trình thực hiện tất cả các thoả thuận khác mà hai nước đã ký, và sẽ có những biện pháp bảo đảm thực hiện nhanh chóng và tích cực những thoả thuận đó.
Điều 3
Uỷ ban sẽ được thành lập ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao và các thành phần sẽ do các Bên ký kết quyết định.
Điều 4
Uỷ ban sẽ quy định Điều lệ và thủ tục và có thể lập ra các nhóm làm việc để giải quyết những vấn đề cụ thể được đưa ra trước Uỷ ban.
Điều 5
Uỷ ban sẽ họp mỗi năm một lần hoặc theo yêu cầu của một trong hai Bên ký kết vào thời gian được hai bên thoả thuận, luân phiên tại Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Liên bang Mianma. Trước khi tiến hành các cuộc họp của Uỷ ban có thể có cuộc họp của các quan chức cao cấp.
Điều 6
Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 7
Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong thời hạn 5 năm và sẽ tiếp tục có hiệu lực trừ khi một trong hai Bên ký kết thông báo cho phía bên kia bằng văn bản, thông qua con đường ngoại giao, về ý định của mình muốn chấm dứt Hiệp định này ít nhất 6 tháng trước ngày Hiệp định hết thời hạn.
Điều 8
Việc chấm dứt Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực và thời hạn của bất kỳ sự thoả thuận và/hay hợp đồng nào được ký kết theo Hiệp định này cho đến khi thoả thuận và/hay hợp đồng đó hết thời hạn.
Điều 9
Một trong các Bên ký kết có thể yêu cầu bằng văn bản việc sửa đổi hoặc bổ sung toàn bộ hoặc các phần của Hiệp định. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung được hai Bên ký kết thoả thuận sẽ có hiệu lực vào ngày mà hai Bên ký kết quyết định.
Điều 10
Mọi sự khác nhau giữa hai Bên ký kết liên quan đến việc giải thích và thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hữu nghị thông qua trao đổi ý kiến hoặc đàm phán.
Những người ký tên dưới đây được sự ủy quyền của Chính phủ mình đã ký Hiệp định này.
Làm tại Y-ang-gon vào ngày 13 tháng 5 năm 1994 thành hai bản, bằng tiếng Việt, tiếng Mianma và tiếng Anh. Các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh được dùng làm cơ sở giải thích.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
Hiệp định thành lập Uỷ ban hợp tác song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Mianma (1994).
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 13/05/1994
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ liên hiệp Myanmar
- Người ký: Nguyễn Mạnh Cầm, Uong Chio
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra