Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO
******

 

Số: 92/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2004 

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về viện trợ hàng hóa nông nghiệp theo đạo luật Lương thực vì sự tiến bộ có hiệu lực từ ngày 23  tháng 8 năm 2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ VỀ VIỆN TRỢ HÀNG HÓA NÔNG NGHIỆP THEO ĐẠO LUẬT LƯƠNG THỰC VÌ TIẾN BỘ.

Lời mở đầu

Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa kỳ thông qua Cơ quan Tín dụng Hàng hóa (dưới đây gọi tắt là CCC) và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Bên Điều phối) thông qua Bộ Tài chính;

Với nỗ lực sử dụng nguồn l­ương thực của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để hỗ trợ cho các nước đã cam kết theo hướng áp dụng hoặc mở rộng các yếu tố kinh doanh tự do trong nền kinh tế nông nghiệp của mình thông qua các thay đổi về giá cả hàng hóa, tiếp thị, khả năng đầu vào, phân phối, và sự tham gia của khu vực tư nhân;

Nhận thấy rằng Bên Điều phối đã cam kết và đang thực hiện chính sách khuyến khích tự do kinh tế; sản xuất hàng hóa trong nước và tư nhân cho tiêu dùng trong nước; và sự hình thành và mở rộng thị trường trong nước đáp ứng được việc mua và bán các sản phẩm đó; và

Với mong muốn đ­ưa ra những nhận thức trong viện trợ hàng hóa nông nghiệp cho Bên Điều phối đối với việc phân phối tại Việt Nam theo Đạo luật L­ương thực vì tiến bộ năm 1985 được sửa đổi;

Đã thỏa thuận như sau:

Phần I

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

A. Hiệp định này dựa trên các điều khoản và điều kiện nêu tại mục 7 C.F.R phần 1499, trừ khi có quy định khác được nêu ra cụ thể trong Hiệp định này.

B. CCC đồng ý cung cấp cho Bên Điều phối các hàng hóa nông nghiệp với số lượng được quy định cụ thể tại phần II, mục I (dưới đây gọi tắt là "hàng hóa") để trợ giúp tại Việt Nam và, trong phạm vi được quy định tại Phần II, mục II và III, thanh toán chi phí vận chuyển đường biển và các chi phí khác có liên quan đến việc cung cấp hàng hóa này.

C. Bên Điều phối đồng ý chỉ sử dụng các hàng hóa theo đúng Hiệp định này và theo Kế hoạch hành động được duyệt tại Phụ lục A, được đính kèm và là một phần của Hiệp định này, và sẽ không bán hoặc đổi các hàng hóa khác trừ trường hợp quy định tại Phụ lục A hoặc trường hợp cụ thể khác được CCC chấp thuận bằng văn bản.

D. Trừ khi được CCC ủy quyền, toàn bộ việc giao nhận hàng hóa theo Hiệp định này sẽ được thực hiện trong thời gian giao hàng quy định tại Phần II, mục I.

E. CCC sẽ cố gắng cung cấp cho Bên Điều phối với số lượng tối đa nêu ở Phần II Tuy nhiên, CCC có thể cung cấp số lượng hàng hóa ít hơn số lượng tối đa tại Phần II, trong trường hợp tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tính theo số lượng tối đa vượt hơn số tiền dự kiến nêu tại Phần II.

F. CCC và Bên điều phối sẽ thận trọng tối đa để đảm bảo rằng viện trợ hàng hóa nông nghiệp theo Hiệp định này sẽ không làm đảo lộn thị trường thông thường của Hoa Kỳ đối với loại hàng hóa này, hoặc phá giá thế giới hàng nông sản, hoặc ảnh hưởng tới khuôn khổ th­ương mại với các nước khác.

Để thực hiện quy định này, Bên Điều phối sẽ:

1. Thực hiện mọi biện pháp có thể làm để đảm bảo rằng tổng số lúa mỳ nhập khẩu theo đường thương mại từ Hoa Kỳ và các nước khác vào nước nhập khẩu được thanh toán theo đường mậu dịch ít nhất bằng số lượng hàng nông sản quy định tại bảng Thị trường Thông thường nêu tại Phần II, mục IV dưới đây, trong từng thời kỳ nhập khẩu quy định tại bảng này và trong từng thời kỳ có thể so sánh liên tiếp khi hàng hóa cung cấp theo Hiệp định này đang được giao nhận;

2. Thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm ngăn ngừa việc bán lại, chuyển tiếp hoặc tái xuất tới các nước khác, hoặc sử dụng cho cấc mục đích khác số hàng hóa viện trợ theo Hiệp định này ngoài mục đích sử dụng trong nước (ngoại trừ trường hợp bán lại, chuyển tiếp, tái xuất hoặc sử dụng cụ thể được CCC chấp thuận); và

3. Thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm ngăn ngừa việc xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào có xuất xứ trong nước hoặc nước ngoài, như quy định tại Phần II, mục V, đoạn B, trong thời gian hạn chế xuất khẩu nêu tại Phần II, mục V, đoạn A (ngoại trừ trường hợp cụ thể được quy định tại phần II hoặc trong trường hợp việc xuất khẩu đó được CCC chấp thuận).

G. Hiệp định này tùy thuộc vào tính sẵn có của loại hàng hóa được cung cấp trong năm tài chính Hiệp định được thực hiện.

Phần II.

CÁC ĐIỀU KHOẢN CỤ THỂ

Mục I: HÀNG HÓA

A. Hàng hóa sẽ được cung cấp theo Hiệp định này như sau:

Hàng hóa         Thời gian cung cấp          Số lượng tối đa     Trị giá dự kiến

      (Năm tài chính Hoa Kỳ)           (tấn)                        (triệu USD)

Lúa mỳ                                   2004                       24.000                               4,0

Dự toán chi phí vận chuyển                                                                2,0

Tổng trị xuất khẩu dự kiến                                                                 6,0

Số lượng tối đa nói trên không thể vượt quá.

B. Quy cách phẩm chất hàng hóa do CCC cung cấp được quy định tại Phụ lục B đính kèm và là một phần của Hiệp định này.

Mục II: THANH TOÁN CÁC CHI PHÍ

Việc thanh toán mọi chi phí liên quan đến chế biến, đóng gói, vận chuyển, bốc dỡ và các chi phí khác phát sinh trong quá trình phân phối hàng hóa sẽ được phân bổ như sau:

A. CCC đồng ý viện trợ hàng hóa miễn phí và thanh toán các chi phí dưới đây sau khi giao hàng cho Bên Điều phối: c­ớc phí vận chuyển đường biển tới cảng dỡ hàng được chỉ định.

B. Bên Điều phối đồng ý thu xếp việc chuyên chở bằng đường biển, vận chuyển nội địa, bốc dở, lưu kho và phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

III. TỔN THẤT VÀ HƯ  HỎNG CỦA NGUỜI VẬN CHUYỂN ĐUỜNG BIỂN

A. Các điều khoản 7 C. F. R. Ch­ương 1499.15(d), Tổn thất và hư­ hỏng của Người vận chuyển đường biển, sẽ không được áp dụng đối với vận chuyển đường biển với bất cứ hàng hóa nào được bán theo Hiệp định này nếu Bên Điều phối thông báo cho CCC trước khi giao hàng cho Bên Điều phối rằng: (1) các hàng hóa đã được bán trên cơ sở thanh toán theo số lượng ghi trên vận đơn, hoặc (2) Bên điều phối là người mua bảo hiểm tổn thất và hư­ hỏng hàng hóa vận chuyển đường biển (bao gồm cả các tổn thất chung) ít nhất với giá trị hàng hóa cập bến.

B. Theo điều khoản 7 C. F. R. ch­ương 1499.15(d), Mất mát và tổn thất của Người vận chuyển đường biển, áp dụng đối với vận chuyển đường biển các hàng hóa cung cấp theo Hiệp định này, CCC sẽ trả tiền thuê một Giám định hàng hóa độc lập để chứng kiến việc bốc dỡ hàng hóa và lập Báo cáo nhận xét. Trừ phi CCC quyết định khác đi, Bên Điều phối sẽ thu xếp một Giám định hàng hóa độc lập phù hợp với quy định tại 7 C. F. R. Ch­ương 1499.15(c).

Mục IV: BẢNG THỊ TRƯỜNG THÔNG THƯỜNG

Hàng hóa

Thời kỳ nhập khẩu

 

Yêu cầu thị trường thông thường (tấn)

Lúa mỳ

2004

638.600

 

Mục V: HẠN CHẾ XUẤT KHẨU

A. Thời kỳ hạn chế xuất khẩu sẽ là năm tài chính 2004 của Hoa Kỳ hoặc bất kỳ năm tài chính tiếp theo nào mà trong thời gian đó hàng hóa viện trợ theo Hiệp định này được nhập khẩu.

B. Theo yêu cầu tại Phần I, đoạn F(3), các mặt hàng có thể không được xuất khẩu bao gồm: lúa mỳ, bột mỳ, bột hòn, semolina, farina, bran hoặc bulgur (hoặc các sản phẩm cùng loại có tên gọi khác).

Mục VI: BÁO CÁO

A. Sáu tháng một lần Bên Điều phối sẽ phải đệ trình các báo cáo hậu cần (mẫu CCC 620) theo yêu cầu của mục 7 C.F.R, Ch­ương 1499.16 (c) (1), và có thể cả báo cáo bán hàng (mẫu CCC-621) theo quy định của mục 7 C.F.R, Ch­ương 1499.16 (C) (2) như sau:

Đối với những hiệp định được ký trong thời gian từ 01/10 đến 31/3, (các) báo cáo đầu tiên phải được đệ trình trước ngày 16/5 kể tiếp và sẽ bao gồm toàn bộ thời kỳ từ khi ký Hiệp định cho đến ngày 31/3. Đối với những hiệp định được ký trong thời gian từ 01/4 đến 30/9, (các) báo cáo đầu tiên phải được đệ trình trước ngày 16/11 của năm đó và sẽ bao gồm toàn bộ thời kỳ từ khi ký hiệp định cho đến ngày 30/9.

Các báo cáo hậu cần tiếp theo sẽ được lập sáu (6) tháng một lần cho tới khi tất cả hàng hóa được bán hoặc phân phối hết. Các báo cáo bán hàng, nếu được yêu cầu cần lập sáu (6) tháng một lần cho tới khi toàn bộ số tiền bán hàng theo Hiệp định này được giải ngân hết.

B. Bên Điều phối sẽ trình báo cáo về thời gian cung cấp quy định tại Phần II, mục I, bao gồm: các số liệu thống kê về hàng nhập khẩu của nước xuất xứ đáp ứng Yêu cầu Thị trường Thông thường nêu tại phần II, mục IV; một báo cáo về các biện pháp thực hiện các quy định của phần I, đoạn F (2) và (3); số liệu thống kê về xuất khẩu các hàng hóa t­ương tự hoặc giống với hàng hóa được nhập khẩu theo Hiệp định này của nước nhận viện trợ, như quy định tại phần II, mục V.

C. Các báo cáo cho CCC theo Hiệp định này sẽ được lập và gửi cho Giám đốc Bộ phận Ch­ương trình, FAS/USDA, 1400 Independence Avenue, S.W., Stop l034: Washington, D.C. 20250 - 1034.

Phần III.

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau khi ký.

Để làm bằng, đại diện các bên được ủy quyền hợp pháp đã ký bản Hiệp định Hiệp định được làm thành hai bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Trong trường hợp có sự diễn giải khác nhạt giữa bản tiếng Anh và bản tiếng Việt như: bản tiếng Anh sẽ được lấy làm chuẩn.

ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Họ tên: Nguyễn Sinh Hùng

Chức danh: BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH NƯỚC CHXHCN VIỆTNAM

Ngày 23/8/2004

ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

Họ tên: W. Kirk Miller

Chức danh: TỔNG GIẢM ĐỐC VÀ PHÓ CHỦ TỊCH CƠ QUAN TÍN DỤNG HÀNG HÓA

Ngày: 23/8/2004

PHỤ LỤC A

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HIỆP ĐỊNH L­ƯƠNG THỰC VÌ SỰ TIẾN BỘ

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

1. Tên và địa chỉ Người đề nghị viện trợ:

Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vụ Tài chính đối ngoại

Số 8 phố Phan Huy Chú

Hà Nội, Việt Nam.

2. Nước nhận viện trợ: Việt Nam

3 và 4. Chủng loại và số lượng hàng hóa yêu cầu và lịch giao hàng:

      Hàng hóa    Sử dụng hàng hóa     Số lượng (tấn)     Loại bao bì      Giao tại cảng Hoa Kỳ

      Lúa mỳ       Bán thu tiền                 24.000                 Hàng rời          Tháng 9/10.2004

      Xuân đỏ cứng/

      Chủng xuân miền Bắc đen

5. Mô tả chương trình:

(a) Mục tiêu hoạt động:

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ sử dụng số tiền thu được từ bán lúa mỳ viện trợ để cấp phát đầu tư hạ tầng nông thôn, sản xuất nông nghiệp, tái định cư, trồng lại rừng ở các vùng miền núi của Việt Nam. Các dự án sẽ khuyến khích phát triển xã hội và nhận thức môi trường tại các vùng nông thôn nghèo của Việt Nam. Mục đích là nâng cao tiếp cận hạ tầng xã hội (hệ thống y tế, trường học, điện, nước. vv...), nâng cao kỹ thuật nông nghiệp, chuẩn bị và tăng cường nhận thức về hiểm họa thiên nhiên và môi trường.

(b) Phương thức lựa chọn Người thụ hưởng:

Bộ Tài chính và Văn phòng Nông nghiệp thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ sẽ cùng căn cứ vào tiêu chuẩn cụ thể để xác định các vùng, cộng đồng, cơ quan hoặc cá nhân hưởng lợi phù hợp đối với mỗi dự án được đề nghị. Các tiêu chí cơ bản xem xét sẽ bao hàm đánh giá về kinh tế và nhu cầu l­ương thực của những người được hưởng lợi và mức dự kiến về khả năng của Chính phủ sử dụng tiền viện trợ để tiếp tục các hoạt động tại khu vực.

(c) Quản lý chương trình:

Chính phủ Việt Nam sẽ được đại diện bởi Vụ Tài chính Đối ngoại của Bộ Tài chính (EFD) sẽ thực hiện chức năng là Cơ quan bán hàng đồng thời là Cơ quan quản lý Ch­ương trình. Vụ Tài chính Đối ngoại của Bộ Tài chính có trách nhiệm giải ngân khoản tiền bán hàng cho các dự án cụ thể nêu trong Hiệp định này, giám sát các hoạt động dự án và tác động của chương trình, bán hàng viện trợ và gửi các báo cáo bán hàng và hậu cần theo yêu cầu cho CƠ quan tín dụng hàng hóa (CCC). Văn phòng Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ xác nhận tính phù hợp của các dự án với nội dung của Hiệp định này, và nếu có thể, trước khi giải ngân cho dự án. Vụ Tài chính đối ngoại sẽ trao đổi với Văn phòng Nông nghiệp để đảm bảo rằng các báo cáo được gửi là phù hợp yêu cầu của CCC.

(d) Ngân sách hoạt động:

Tất cả các chi phí khác của chương trình không được thanh toán từ nguồn vốn của CCC sẽ do Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thanh toán.

(e) Cơ quan tiếp nhận:

Không có các cơ quan tiếp nhận.

(f) Các cơ quan Chính phủ và tổ chức phi chính phủ:

Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan khác bao gồm:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Bộ Y tế;

- Bộ Thương mại;

- Bộ Ngoại giao

- Đại sứ quán Việt Nam tại Washing - ton, D.C, Mỹ; và,

- Các UBND tỉnh, xã trong vùng nhận trợ giúp;

(g) Nhận thức cho người tiêu dùng

Bộ Tài chính sẽ tuyên truyền ch­ương trình này thông qua báo chí, quảng cáo, để công chứng nhận thức việc Hoa Kỳ trợ giúp mang tính chất nhân đạo.

(h) Tiêu thức đánh giá sự thành công:

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ sử dụng cách thức tương tự để đánh giá các dự án được lựa chọn như cách thức mà các nhà tài trợ quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á áp dụng.

Chính phủ sẽ cố gắng giải ngân xong tiền bán hàng viện trợ trong vòng 3 năm kể từ khi nhận được hàng hóa.

6. Sử dụng tiền cho các hàng hóa và dịch vụ phát sinh

(a) Số lượng và Chủng loại hàng hóa

Hàng hóa Khối lượng bán

Lúa mỳ 24.000 tấn

(b) Tác động của việc bán hàng hóa đến sản xuất và th­ương mại trong nước:

Việc bán lúa mỳ sẽ không ảnh hưởng tới bất cứ việc bán bất cứ sản phẩm tương tự nào xuất khẩu đến Việt Nam hoặc bán hàng trong nội địa Việt Nam. Việt Nam tiêu thụ khoảng 850.000 - 950.000 tấn lúa mỳ mỗi năm và không sản xuất ra lúa mỳ có tính th­ương mại.

Lượng nhập khẩu lúa mỳ hàng năm là 855.105 tấn năm 2002 và 917.379 tấn năm 2003. Việc bán 24.000 tấn lúa mỳ này là dưới 3% tổng mức tiêu thụ. Việt Nam thiếu nguồn tài 'chính để nhập khẩu theo đường thương mại mọi nhu cầu về l­ương thực.

(c) ước tính số tiền bán hàng:

Hànghóa

 

lượng

Giá cư­ớc tính trên tấn

Tổng số tiền ư­ớc tính

Lúa mỳ

 24.000 tấn

 USD

167

USD

4.008.000

(d) Tham gia của khu vự c tư nhân vào việc bán hàng hóa:

Chính phủ, thông qua Vụ Tài chính Đối ngoại của Bộ Tài chính, sẽ đảm bảo rằng tất cả các người mua lúa mỳ được tham gia vào việc mua lúa mỳ viện trợ theo Hiệp định này. Vụ Tài chính Đối ngoại sẽ thông báo đấu giá cho tất cả các nhà máy xay, các nhà nhập khẩu lúa mỳ, và những th­ương nhân ít nhất là bốn tuần lễ trước khi đấu giá. Các nhà máy xay lúa mỳ gặp khó khăn trong vốn ngoại tệ có thể đấu giá giao dịch này vì đấu giá sẽ được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Vụ Tài chính Đối ngoại cũng sẽ thông báo cho Văn phòng Tùy viên Nông nghiệp Hoa Kỳ và cho phép Văn phòng Nông nghiệp Hoa Kỳ theo dõi quá trình bán hàng.

(e) Sử dụng tiền bán hàng:

Bộ Tài chính tiến hành xác định các lĩnh vực phát triển và các loại dự án, hoạt động được tài trợ theo Hiệp định như sau:

-- Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn (để xây mới hoặc khôi phục lại đường nông thôn, trường tiểu học, trạm y tế hệ thống phân phối điện và hệ thống cấp nước); ( khoảng 30% số tiền dự kiến thu bán hàng viện trợ).

· Phần lớn nhất của quỹ viện trợ được phân bổ cho việc xây dựng các trường tiểu học và trạm y tế ở các vùng nông thôn. Vấn đề chính để cải thiện cuộc sống của trẻ em nông thôn là cung cấp cho các em cơ hội đến trường, và bảo đảm có các trạm y tế tại các xã và huyện.

-- Nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp (xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, phát triển đàn gia súc, trồng cây công nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu nông nghiệp); (khoảng 62% số tiền dự kiến thu bán hàng viện trợ được phân bổ cho 10 dự án)

· Xây dựng các hệ thống thủy lợi tại một số tỉnh. Rất nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh ven biển phía Nam là nghèo và chịu đựng sự giáp hạt. Dự án này sẽ xây dựng một số kênh để cung cấp hệ thống tới nước nhỏ trong địa phương.

· Tiếp tục việc nghiên cứu ph­ương pháp kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả và thực hiện khảo sát về dư lượng hóa học trên l­ương thực thực phẩm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do Việt Nam trở thành nhà sản xuất lớn về rau quả, nên cả người tiêu thụ trong nước và quốc tế đều yêu cầu có thêm thông tin về dư lượng hóa chất trong lương thực.

· Tiếp tục công việc phát triển ngành sữa đã bắt đầu từ các dự án thuộc FY- 2000 và FY-2002. Hiện nay rất nhiều đàn bò chất lượng cao đã có tại Việt Nam, do vậy có nhiều đòi hỏi về công việc hoàn thiện về kỹ thuật chăn nuôi và quản lý đàn bò sữa. Bảo đảm thực hiện một dự án thử nghiệm về giám định ảnh hưởng bệnh sán gan của gia súc có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong khoảng từ 40% đến 90% gia súc và trâu bò ở một vài vùng của Việt Nam được biết là có bệnh.

· Sử dụng 400.000 USD trong số tiền hàng viện trợ để tài trợ cho từ 10 đến 15 suất học bổng theo Ch­ương trình học bổng Khoa học và Kỹ thuật quốc tế Norman E. Borlaug. Trong số tiền này, Bộ Tài chính dùng 175.000 USD để tài trợ học bổng thông qua IFAR, một cơ quan hoạt động không vì mục đích lợi nhuận gắn với Nhóm tư vấn của Học viện nông nghiệp quốc tế (CGIAR), đối với học bổng ngắn hạn (2 - 6 tháng) tại một cơ sở của Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế (IARCs); 175.000 USD cho Bộ Nông nghiệp, để tài trợ học bổng toàn phần tại các học viện khác, bao gồm các trường đại học Hoa Kỳ, các quỹ ngành tư nhân, và các trung tâm nghiên cứu; và dùng 50.000 USD để tài trợ 2-3 học bổng Borlaug – Fulbight thông qua Học viện Giáo dục quốc tế thuộc Cơ quan quốc gia về Chương trình Fulbright cho Việt Nam. Các suất học bổng này sẽ dành cho các nhà nghiên cứu nhà khoa học, cán bộ giảng dạy và các công chức luật pháp và chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc thực tập cũng không dành cho các sinh viên đang học hoặc mới tốt nghiệp (có các chương trình khác, như Quỹ Giáo dục Việt Nam, được dùng cho các hoạt động này). Chương trình học bổng Borlaug chỉ tập trung vào các chương trình nghiên cứu sau và được tiến hành một kèm một cùng với các nhà khoa học Hoa Kỳ trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, cũng như vấn đề chính sách, chuyển giao công nghệ, đào tạo giáo viên và soạn thảo tài liệu giảng dạy trong ngành khoa học này. Nguồn viện trợ sẽ dùng để thanh toán vé máy bay cho học viên tham gia học tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, phụ cấp lưu trú, chi phí đào tạo và các phí tổn liên quan khác. Quá trình lựa chọn sẽ được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa Bên điều phối, một số Bộ hữu quan của Việt Nam và Văn phòng Nông nghiệp. Tuy kỹ năng tiếng Anh là một yêu cầu với các học viên, nhưng nguồn tiền viện trợ không sử dụng để đào tạo tiếng Anh.

Điều phối ch­ương trình được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - Phòng Nghiên cứu Hợp tác quốc tế và Phòng trao đổi khoa học (USDA/FAS). Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Bên Điều phối (hoặc cơ quan được ủy quyền) sẽ chuẩn bị một bản hiệp định riêng xác định đầy đủ cam kết mới này.

· Nghiên cứu sản xuất giống rau an toàn tại tỉnh Quảng Bình; tiếp tục việc nghiên cứu công nghệ sinh học trong việc sản xuất nấm (thực hiện với Viện di truyền nông nghiệp); tiếp tục nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên cứu trong chăn nuôi dê và thỏ ở quy mô hộ gia đình (thực hiện với Viện nghiên cứu dê và thỏ Ba Vì).

+ Chỗ ở tái định cư và các dự án tự giúp khác (để xây dựng nhà cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão và các thiên tai khác); (khoảng 8% số tiền dự kiến thu bán hàng viện trợ).

· Các dự án giảm nhẹ thiên tai (gồm cả nhà di dân tại các vùng thấp) tại các vùng thường chịu ảnh hưởng thiên tai.

· Sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo nhỏ để khởi động các dự án tại các tỉnh miền núi. Một số tiền viện trợ cũng có thể dùng cho các dự án trồng rừng.

Bộ Tài chính và Văn phòng Nông nghiệp, đại diện cho Cơ quan Tín dụng hàng hóa  (CCC), có thể thỏa thuận các điều chỉnh hoặc bổ sung các dự án khác phù hợp với các điểm 5(a) và 6(e) của Hiệp định. Các dự án được thực hiện tuân thủ hoàn toàn các quy định pháp luật của Việt Nam.

(f) Thủ tục đảm bảo việc thu và gửi tiền bán hàng:

Tiền thu được từ việc bán hàng hóa viện trợ theo Hiệp định này sẽ được gửi trực tiếp vào một tài khoản đặc biệt tại một tổ chức tài chính có danh tiếng tại Việt Nam, sau khi có sự nhất trí của Văn phòng Nông nghiệp.

Bộ Tài chính sẽ gửi tiền bán hàng hóa viện trợ vào tài khoản không chậm hơn 120 ngày kể từ ngày bắt đầu dỡ hàng tại Việt Nam.

7. Phương thức phân phối:

(a) Mô tả quá trình vận chuyển và bảo quản:

Cơ sở vật chất tại một trong hai cảng giao hàng chính (Cái Lân ở miền Bắc và Cảng Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam) là phù hợp để dỡ hàng nhập khẩu 24.000 tấn lúa mỳ. Ngoài 2 cảng do nhà nước quản lý trên, còn có hai cảng tư nhân trên sông Thị Vải có thể đón các tầu cỡ Panmax. Tất cả những cảng này, nơi đã tiếp nhận trên 2 triệu tấn hàng rời mỗi năm, là các cảng hiện đại và được trang bị tất. Cơ sở vật chất ở đây có một cầu cảng với chỗ neo đậu tầu có chiều dài 166 mét (Cái Lân) hay 15 cầu tầu (Sài Gòn) với tổng số chiều dài neo đậu tầu hơn 2.600 mét. Các cảng này có đủ độ dài neo đậu cho hầu hết các loại và cỡ tầu thương mại. Các trang thiết bị (như cần cẩu tầu kéo hay hệ thống di chuyển) để dỡ hàng rời đã sẵn có. Cả hai cảng có thể thu xếp bốc dỡ cho tầu 24.000 tấn lúa mỳ trong một chuyến (mặc dầu các tầu có thể cần lõng hàng trước khi cập cầu cảng tùy thuộc vào cảng được chọn).

Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ đảm nhận việc bảo quản và vận chuyển cần thiết các hàng hóa cung cấp theo Hiệp định này từ khi nhận hàng cho đến khi bán. Việt Nam có đủ kho chứa hàng phù hợp để tiếp nhận số lúa mỳ viện trợ này. Năng lực ở các cảng chính thay đổi từ 60.000 tấn ở kho phẳng đến 40.000 tấn trong hầm chứa.

(b) Mô tả quá trình tái chế và / hoặc Bao gói lại:

Không áp dụng.

(c) Kế hoạch hậu cần:

Vụ Tài chính Đối ngoại sẽ bán số lúa mỳ trước khi đến cảng Việt Nam. Các người mua hàng sẽ chịu trách nhiệm bốc hàng tại cảng và vận chuyển nội địa đến cơ sở xay sát hoặc kho chứa của mình. Chính phủ mong muốn rằng các hàng hóa viện trợ sẽ được xếp tầu chuyển thẳng tới Việt Nam và toàn bộ 24.000 tấn được giao trên một chuyến tầu. Có thể phải lõng hàng (tùy thuộc vào cỡ tầu và các kích thước khác) trước khi tầu cập cầu tầu

8. Nhập khẩu miễn thuế

Bộ Tài chính xác nhận rằng các hàng hóa viện trợ theo Hiệp định này sẽ được nhập khẩu miễn thuế, phí và lệ phí.

9. Tác động kinh tế

Việc bán lúa mỳ sẽ không ảnh hưởng tới bất cứ việc bán bất cứ sản phẩm tương tự nào xuất khẩu vào Việt Nam hoặc bán hàng trong nội địa Việt Nam.

Việt Nam tiêu thụ khoảng 850.000 - 915.000 tấn lúa mỳ mỗi năm và không sản xuất lúa mỳ thương mại. Lượng nhập khẩu lúa mỳ là 855.105 tấn năm 2002 và 917.379 tấn năm 2003. Việc bán 24.000 tấn lúa mỳ này là dưới 8% tổng số tiêu thụ

PHỤ LỤC B

THÔNG TIN  HÀNG HÓA - LÚA MỲ

 Loại Xuân đỏ cứng - Xuân miền Bắc đậm - 24.000 tấn

Loại                                                     Xuân đỏ cứng

Nhóm                                                  Xuân miền Bắc đậm

DHV (Dack Hard Vitreous)               tối thiểu 75

Phẩm cấp                                             Cấp 2 của Hoa Kỳ hoặc tốt hơn

Protein                                                             tối thiểu 14% và không có lô dưới 13,8 %

Độ rơi                                                  tối thiểu 300 và không có lô dưới 275

Độ ẩm                                                             tối đa 18%

Độ lẫn hạt loại khác                            tối đa 3%

Độ thiệt hại do nảy mầm                    tối đa 0,5% với mỗi lô

Độ thiệt hại do nấm vảy                     tối đa 1% với mỗi lô

Giám định trọng lượng                                   thấp nhất 59 lbs/bu

Tổng hư­ hỏng                                      tối đa 3,5% *

* Bao gồm các hạt hỏng (tổng số), tạp chất, hạt lép và hạt vỡ

Votomoxin - tối đa 2 phần triệu cho tất cả các loại

Đóng gói         Hàng rời.

VIỆT NAM - PHÁP

BỘ NGOẠI GIAO

Số: 97/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2004

Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng hòa Pháp về việc thành lập các Trung tâm Đại học Pháp tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 06 tháng 10 năm  2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

THỎA THUẬN

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP VỀ VIỆC THÀNH LẬP CÁC TRUNG TÂM ĐẠI HỌC PHÁP TẠI VIỆT NAM.

Với mong muốn tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực đào tạo đại học và nghiên cứu thông qua việc hình thành hai Trung tâm Đại học Pháp:

- Một Trung tâm trong khuôn khổ Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Một Trung tâm trong khuôn khổ Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp thống nhất những Điều khoản sau:

Điều 1. Mục đích

- Xây dựng và phát triển các ch­ương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Triển khai một mô hình hành động để hỗ trợ các trường đại học của Việt Nam trong quá trình phát triển của mình.

- Khuyến khích mối liên kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu ứng dụng.

Điều 2. Địa điểm

Các Trung tâm Đại học Pháp được thành lập trong hai Đại học Quốc gia của Việt Nam, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các Trung tâm này là những bộ phận cấu thành của các trường Đại học Quốc tế nằm trong hai Đại học Quốc gia trên.

Điều 3. Cơ cấu pháp lý và điều hành

3.1. Mỗi Trung tâm Đại học Pháp tuân thủ những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của đại học mà Trung tâm trực thuộc, tuy nhiên được độc lập về mặt sư phạm và khoa học.

Mỗi Trung tâm sẽ được đặt dưới quyền của một giám đốc đại học Pháp và một đồng giám đốc Việt Nam. Hai đồng giám đốc này sẽ làm việc với sự trợ giúp của một hội đồng điều hành trong công tác quản lý và một hội đồng khoa học trong việc đ­a ra những định hướng và đánh giá kết quả đào tạo. Thành phần của hai hội đồng này sẽ được xác định sau.

3.2. Ngoài ra, việc thành lập các Trung tâm Đại học Pháp nằm trong khuôn khổ hợp tác rộng hơn giữa hai nước trong lĩnh vực đào tạo đại học, bao gồm những ch­ương trình hợp tác song ph­ương giữa các trường đại học khác của Việt Nam và Pháp.

Do đó, hai ủy ban điều phối sẽ được thành lập tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ph­ương thức hoạt động của hai ủy ban này sẽ được xác định với các đối tác liên quan.

3.3. Để bảo đảm sự thống nhất ở cấp quốc gia, một ủy ban chỉ đạo quốc gia sẽ được thành lập. ủy ban này bao gồm các đại diện của Bộ Ngoại Giao và Bộ Giáo dục của hai nước, các đại diện của hai Đại học Quốc gia của Việt Nam, các đại diện của hai Đại học Quốc tế, các giám đốc của hai Trung tâm, các đại diện của hai ủy ban điều phối, và các thành viên bên ngoài.

ủy ban chỉ đạo cấp quốc gia sẽ được đặt dưới sự đồng chủ quản của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Ngài Đại sứ Pháp tại Việt Nam.

Điều 4. Đào tạo

4.1. Các ch­ương trình đào tạo sẽ dựa trên mô hình LMD của Châu âu (Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ), phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài 3 cấp đào tạo nêu trên, tùy theo nhu cầu, các bằng cấp chuyên biệt khác có thể được cấp (chẳng hạn như bằng kỹ thuật viên cao cấp).

4.2. Chương trình đào tạo bao gồm những lĩnh vực chính sau đây:

- Khoa học và công nghệ;

- Khoa học sự sống và công nghệ sinh khoa học kinh tế và quản lý;

- Khoa học xã hội và nhân văn;

Hai Bên sẽ thảo luận để xác định các chương trình đào tạo cụ thể trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

- Khoa học pháp lý.

4.3. Trong các lĩnh vực này, các chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu, gắn liền với việc tổ chức các lộ trình đào tạo và cơ cấu nghiên cứu, sẽ được xác định nhằm tối ưu hóa các ch­ương trình hợp tác.

Công tác đào tạo các cán bộ đào tạo Việt Nam sẽ được chú trọng đặc biệt.

4.4. Mỗi lĩnh vực đào tạo sẽ do một nhóm các trường đại học Pháp phụ trách và nhóm đại học này có trách nhiệm đối với các chuyên ngành đào tạo khác nhau.

4.5. Các ch­ương trình đào tạo có thể được thực hiện dưới hai hình thức:

- hoặc là các chương trình đào tạo của Pháp được giảng dạy tại Việt Nam, bằng cấp sẽ là bằng của Pháp.

- hoặc là các ch­ương trình đào tạo kết hợp, bằng cấp sẽ là bằng kép Pháp-Việt.

Trong trường hợp bằng cấp của Pháp thuộc hệ thống bằng quốc gia, bằng cấp này sẽ được Chính phủ Việt Nam công nhận tương đương trình độ.

4.6. Các chương trình sẽ được giảng dạy bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp và Việt. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức ngoại ngữ trong khuôn khổ của chương trình. Trong quá trình đào tạo, tỉ lệ các chương trình được dạy bằng tiếng Pháp sẽ dần dần được tăng cường nhằm khẳng định tính đặc thù của dự án.

Điều 5. Quy định về chất lượng

Toàn bộ các trường đại học Pháp tham gia vào hai Trung Tâm Đại học Pháp này cam kết sẽ tiến hành các bớc bảo đảm chất lượng, cho phép xác định, đánh giá và tối ưu hóa các hoạt động và điều kiện thực hiện các hoạt động đó.

Điều 6. Nguồn kinh phí

Việc thiết lập các chương trình đào tạo và nghiên cứu đòi hỏi phải huy động các nguồn tài chính thiết yếu để duy trì các ch­ương trình đào tạo này.

Các nguồn kinh phí chủ yếu bao gồm:

- Cam kết hỗ trợ của hai Chính phủ trong thời hạn nhiều năm, tùy thuộc vào nguồn ngân sách của hai Chính phủ;

- Sự đóng góp của các trường đại học của Việt Nam thụ hưởng dự án. Các trường đại học này sẽ phải đảm nhận toàn bộ cơ sở vật chất;

- Đóng góp của các trường đại học Pháp;

- Đóng góp của các doanh nghiệp và địa ph­ương liên quan;

- Đóng góp của sinh viên dưới hình thức học phí.

Các thể thức tài chính liên quan tới hình thức hợp tác mới này sẽ do hai Bên nghiên cứu để triển khai dự án.

Điều 7. Thời hạn

Thỏa thuận này có hiệu lực trong thời hạn 05 năm và được kéo dài nếu các Bên tiếp tục thực hiện sau thời hạn này. Thỏa thuận này có thể bị hủy bỏ nếu một trong hai Bên báo trước cho Bên kia một năm.

Điều 8. Hiệu lực

Mỗi Bên sẽ thông báo cho Bên kia về việc hoàn tất những thủ tục pháp lý cần thiết để thỏa thuận này có hiệu lực. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai kể từ ngày nhận được văn bản thông báo cuối cùng.

Thỏa thuận này được làm tại Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2004 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, các văn bản có giá trị như nhau.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nguyễn Minh Hiển

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP

Francois Loos

Bộ trưởng Đặc trách Ngoại th­ương

BỘ NGOẠI GIAO:

Số: 98/2004/LPQT

Hà Nôi, ngày 26 tháng 10 năm 2004

Thỏa thuận hành chính giữa Bộ Giáọ dục và đào tạo Việt Nam và Bộ Gịáo dục quốc gia, Đào tạo đại học và nghiên cứu Pháp về việc công nhận các quá trình đào tạo và văn bằng nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học chuyển tiếp ở  bậc đại học tại nước đối tác có hiệu lực từ  ngày 06 tháng l0 năm 2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT.THỨ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG





Nguyễn Hoàng Anh

 

THỎA THUẬN

HÀNH CHÍNH GIỮA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM VÀ BỘ GIÁO DỤC QUỐC GIA, ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ NGHIÊN CỨU PHÁP VỀ VIỆC CÔNG NHẬN CÁC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ VĂN BẰNG NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN CHO HỌC SINH, SINH VIÊN HỌC CHUYỂN TIẾP Ở BẬC ĐẠI HỌC TẠI NƯỚC ĐỐI TÁC.

Căn cứ Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tháng 12/1998;

Căn cứ Nghị quyết của Hội nghị Chủ tịch các trường đại học ngày 01/7/2004 và của Hội nghị Hiệu trưởng các trường học và đào tạo kỹ sư của nước Cộng hòa Pháp ngày 02/7/2004;

Căn cứ Bộ luật Giáo dục của nước Cộng hòa Pháp;

Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Quốc gia, Đào tạo đại học và Nghiên cứu Pháp (sau đây gọi tắt là "hai Bên"), với mong muốn thúc đẩy và củng cố quan hệ trong lĩnh vực đào tạo đại học giữa hai nước, tạo thuận lợi cho sinh viên vào đại học và cho phép sinh viên học tập tại các trường đại học thuộc nước đối tác trong các Điều kiện thỏa đáng, đã thống nhất như sau:

Điều kiện tổng quát

Điều 1. Mục đích của Thỏa thuận này là xác định những trường hợp có thể được chấp thuận miễn văn bằng hoặc miễn thời gian học tập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học đại học tại nước đối tác:

- đối với những sinh viên được cấp bằng từ trước tại mỗi nước;

- đối với những sinh viên đã có các giai đoạn học tập tại mỗi nước, nhưng chưa hoàn thành toàn bộ quá trình để được cấp bằng, tuy nhiên những giai đoạn này được xác nhận bằng một kỳ thi hay một bản chứng nhận trong đó các cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã đạt yêu cầu; những giai đoạn này có thể sẽ được hợp thức tại trường tiếp nhận và dẫn đến việc miễn các học phần t­ương đ­ương về nội dung và thời gian đào tạo trong quá trình học tập tại trường tiếp nhận.

Trong cả hai trường hợp, sau khi xem xét hồ sơ, các cơ quan giáo dục có thẩm quyền xác định những loại hình đào tạo sinh viên có thể theo học. Việc miễn thời gian học tập và miễn văn bằng nêu dưới đây được chấp nhận trong cùng phạm vi môn học hoặc cùng chuyên ngành đào tạo

Thỏa thuận liên quan đến các cơ sở đào tạo đại học công lập, các trường đại học có thẩm quyền cấp bằng kỹ sư của Pháp và các trường đại học công lập của Việt Nam.

Thỏa thuận không liên quan đến việc cấp một văn bằng tại nước tiếp nhận và những ảnh hưởng dân sự đi kèm. Thỏa thuận không đưa ra quyền cấp văn bằng tương đương, nhưng tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận kèm theo miễn văn bằng với một số điều kiện, đặc biệt là khả năng tiếp nhận của cơ sở đào tạo và trình độ ngoại ngữ của sinh viên. Trong một số trường hợp, các cơ sở có thể đồng ý tiếp nhận một sinh viên với điều kiện sinh viên này theo học những khóa đào tạo bổ sung, nhất là nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Giới thiệu cơ cấu văn bằng, trình độ đào tạo và tổ chức các quá trình đào tạo

Điều 2. Ở Pháp

2.1. Cơ cấu văn bằng và trình độ đào tạo:

Hai loại văn bằng (grades, titres) xác nhận những cấp đào tạo khác nhau của bậc đại học chung cho tất cả các lĩnh vực đào tạo. Loại văn bằng thứ nhất (grades) bao gồm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng licence (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm), bằng thạc sĩ bằng tiến sĩ, quy định các cấp đối chiếu chính của Không gian liên minh Châu âu trong đào tạo đại học. Loại văn bằng thứ hai (titres) quy định các cấp trung gian (xem Nghị định số 2002-481 ngày 08/4/2002).

Việc áp dụng hệ thống đào tạo đại học của Không gian liên minh Châu âu vào hệ thống đào tạo đại học của Pháp (xem Nghị định số 2002 - 482 ngày 08/4/2002) được thể hiện bởi điều khoản sau: các lộ trình đào tạo để đạt được văn bằng quốc gia. Những lộ trình này gồm một số lượng nhất định những đơn vị học trình, trong đó mỗi đơn vị học trình được tính bằng tín chỉ Châu âu: 180 tín chỉ cho bằng licence (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm), 300 tín chỉ cho bằng thạc sĩ (master), tức là thêm 120 tín chỉ Châu âu sau khi đạt được bằng licence  (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm).

Các văn bằng (grades, titres) được cấp cho những người có bằng đại học quốc gia dưới sự cho phép của Nhà nước, theo quy định riêng đối với từng trường hợp.

Loại văn bằng thứ nhất (grades) được công nhận t­ương ứng với những văn bằng quốc gia sau:

- Để vào đại học: bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (baccalauréat); Trình độ đào tạo "bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm" (180 tín chỉ Châu âu): bằng licence (bằng licence thông thường, bằng licence đào tạo nghề; bằng hướng dẫn - phiên dịch quốc gia);

- Trình độ đào tạo "bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 5 năm" (300 tín chỉ Châu âu): bằng thạc sĩ (master), bằng thạc sĩ được đ­ương nhiên công nhận cho những người có các văn bằng sau (xem Nghị định sửa đổi số 99-747 ngày 30/8/1999):

- Bằng kỹ sư được cấp bởi một cơ sở đào tạo có thẩm quyền do Nhà nước công nhận, sau quá trình đánh giá định kỳ của ủy ban bằng kỹ sư­;

- Bằng thạc sĩ quốc gia;

- Bằng cao học chuyên sâu (DEA);

- Bằng cao học chuyên ngành (DESS);

- Các văn bằng t­ương đ­ương được cấp với danh nghĩa Nhà nước, nằm trong danh mục do Bộ trưởng phụ trách đào tạo đại học của Pháp ấn định;

- Trình độ đào tạo "bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 8 năm": bằng tiến sỹ.

Loại văn bằng thứ hai (titres) được công nhận t­ương ứng với những văn bằng quốc gia sau:

- Trình độ đào tạo "bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 2 năm” (120 tín chỉ Châu âu): bằng kỹ thuật viên cao cấp (BTS); bằng cao đẳng công nghệ (DUT); bằng cao đẳng khoa học và kỹ thuật (DEUST); bằng đại học đại cương (DEUG);

- Trình độ đào tạo "bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 4 năm" (240 tín chỉ Châu âu): bằng tốt nghiệp đại học (maitrise) bao gồm bằng tất nghiệp đại học thông thường, bằng tốt nghiệp đại học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đại học khoa học và kỹ thuật, bằng tốt nghiệp đại học khoa học quản lý, bằng tốt nghiệp đại học về tin học ứng dụng trong quản lý doanh nghiệp;

- Trình độ đào tạo "bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 5 năm" (800 tín chỉ Châu âu): bằng nghiên cứu công nghệ (DRT);

- Và những người được quyền hướng dẫn các nghiên cứu.

2.2. Tổ chức các quá trình đào tạo:

* Năm thứ nhất của ch­ương trình đại học: tiếp nhận tất cả những học sinh có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hay bằng tương đương, đặc biệt chứng chỉ luật học và bằng tiếp nhận vào đại học. Quá trình này, được tổ chức thành những lộ trình đào tạo, dẫn đến cấp bằng licence (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm) thuộc các chuyên ngành khác nhau (tức 180 tín chỉ Châu âu) sau 6 học kỳ. Ở cấp trung gian, nó cho phép nhận được các loại văn bằng quốc gia xác nhận trình độ t­ương đ­ương 120 tín chỉ Châu âu.

* Các ch­ương trình đào tạo chuyên ngành ngắn hạn:

- Các chương trình đào tạo kỹ thuật viên cao cấp (STS) được tổ chức tại các trường trung học phổ thông, cấp bằng kỹ thuật viên cao cấp (BTS) sau 2 năm đào tạo.

Việc tiếp nhận vào các ch­ương trình đào tạo kỹ thuật viên cao cấp (STS) dựa trên cơ sở xét duyệt hồ sơ của những thí sinh có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Những thí sinh từng học tập ở nước ngoài, nếu có ý kiến của đội ngũ giáo viên và quyết định của Hiệu trưởng, cũng có thể được tiếp nhận.

- Các viện đại học công nghệ (IUT), nằm trong các trường đại học, cấp bằng cao đẳng công nghệ (DUT) sau 2 năm đào tạo

Việc tiếp nhận vào các viện đại học công nghệ (IUT) dựa trên cơ sở xét duyệt hồ sơ của những thí sinh có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng t­ương đ­ương hoặc được miễn bằng.

Bằng kỹ thuật viên cao cấp (BTS) và bằng cao đẳng công nghệ (DUT) là những văn bằng xác nhận trình độ đại c­ương và chuyên ngành. Nó chứng nhận trình độ chuyên môn trong một lĩnh vực hay một ngành nghề nhất định sau một quá trình đào tạo trong đó nội dung đào tạo được soạn thảo với sự hợp tác chặt chẽ của giới chuyên môn.

* Các lớp dự bị vào các trường đại học lớn:

Các lớp dự bị vào các trường đại học lớn (CPGE) được tổ chức trong 2 năm và phân thành 3 loại: các lớp dự bị kinh tế và thương mại, các lớp dự bị văn học, các lớp dự bị khoa học. Các lớp này luyện thi vào các trường đại học lớn như trường đào tạo kỹ sư, trường thương mại và các trường đại học sư phạm (ENS).

Việc tiếp nhận vào các lớp dự bị vào các trường đại học lớn (CPGE) dựa trên cơ sở xét duyệt hồ sơ của các thí sinh có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tương đương.

* Các ch­ương trình đào tạo kỹ sư:

Các chương trình đào tạo kỹ sư tương ứng chương trình đào tạo trình độ "bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 5 năm" và cấp bằng kỹ sư. Văn bằng này mặc nhiên được công nhận tương đương bằng thạc sĩ (master). "Bằng kỹ sư" chỉ được cấp bởi một cơ sở đào tạo được Nhà nước công nhận, sau đánh giá định ký của ủy ban bằng kỹ sư (giáo dục và chuyên nghiệp) và cho phép được toàn quyền hành nghề.

Các ch­ương trình đào tạo kỹ sư rất đa dạng và có thể tiếp nhận các thí sinh hoặc thông qua thi tuyển hoặc xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn ở các trình độ khác nhau.

* Các ch­ương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ - master):

- Bằng thạc sĩ quốc gia (master) xác nhận một trình độ t­ương ứng 120 tín chỉ Châu âu sau bằng licence (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm). Để được đăng ký vào những ch­ương trình đào tạo thạc sĩ dẫn đến bằng thạc sĩ quốc gia, sinh viên phải chứng minh có một văn bằng quốc gia t­ương đ­ương bằng licence (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm) trong một lĩnh vực phù hợp .

Những ch­ương trình đào tạo dẫn đến việc cấp văn bằng này, ở cấp độ trung gian, có thể được xác nhận bởi bằng tất nghiệp đại học quốc gia (maitrise) trong lĩnh vực đào tạo liên quan, t­ương ứng 60 tín chỉ Châu âu đầu tiên sau bằng licence (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm).

Theo quy định chung, sau khi đạt 60 tín chỉ Châu âu đầu tiên và có bằng tốt nghiệp đại học (maitrise), các chương trình đào tạo này được tổ chức dưới dạng các lộ trình đào tạo khác nhau để dẫn đến bằng thạc sĩ chuyên ngành (hướng tới mục đích chuyên môn) hoặc bằng thạc sĩ nghiên cứu (hướng tới mục đích nghiên cứu được tổ chức tại các trường đào tạo tiến sĩ). Bằng thạc sĩ nghiên cứu t­ương ứng giai đoạn đẩu tiên của ch­ương trình đào tạo tiến sĩ.

- Đối với các trường đại học chưa có thẩm quyền cấp bằng thạc sĩ quốc gia (master), sau năm học thứ tư được công nhận bởi bằng tốt nghiệp đại học quốc gia (60 tín chỉ Châu âu sau khi đạt bằng licence), hai hướng được đề ra như sau: Hướng phát triển ứng dụng chuyên ngành dẫn đến bằng cao học chuyên ngành (DESS) với thời gian đào tạo 1 năm; việc ghi danh vào bằng cao học chuyên ngành (DESS) do hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định, theo đề nghị của phụ trách bằng cao học chuyên ngành.

· Hướng phát triển nghiên cứu dẫn đến bằng cao học chuyên sâu (DEA) với thời gian đào tạo 1 năm; đây là giai đoạn đầu tiên của chương trình đào tạo tiến sĩ được tổ chức tại các trường đào tạo tiến sĩ; việc ghi danh vào bằng cao học chuyên sâu (DEA) do hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định theo đề nghị của hiệu trưởng trường đào tạo tiến sĩ, sau khi có ý kiến của phụ trách bằng cao học chuyên sâu.

Bằng cao học chuyên ngành (DESS) và bằng cao học chuyên sâu (DEA) lần l­ợt dần được thay thế bởi bằng thạc sĩ chuyên ngành và bằng thạc sĩ nghiên cứu.

* Tiến sĩ:

Giai đoạn làm nghiên cứu sinh tương ứng giai đoạn hai của ch­ương trình đào tạo tiến sĩ, thường được thực hiện trong ba năm và dẫn tới bảo vệ luận án. Những chương trình đào tạo cấp bằng tiến sĩ được tổ chức tại các trường đào tạo tiến sĩ.

Để ghi danh vào chương trình tiến sĩ, sinh viên phải có bằng cao học chuyên sâu (DEA) hoặc bằng thạc sĩ nghiên cứu. Tuy nhiên, hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét và ghi danh cho một thí sinh không có điều kiện trên đáy vào chương trình này. Việc cho phép ghi danh để làm tiến sĩ và giải quyết các trường hợp ngoại lệ do hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định theo đề nghi của hiệu trưởng trường đào tạo tiến sĩ, sau khi nhận được ý kiến của giảng viên hướng dẫn luận án.

Điều 3. ở Việt Nam:

3.1. Các trình độ đào tạo và văn bằng:

* Các trình độ đào tạo:

- Cao đẳng: 3 năm;

- Đại học: 4 năm, một số ngành là 5 hay 6 năm;

- Thạc sĩ: 2 năm sau đại học;

- Tiến sĩ: 2 - 3 năm sau thạc sĩ;

Các trình độ đào tạo do các trường đại học hay các cơ sở đào tạo có thẩm quyền quy định với sự cho phép của Nhà nước.

* Các văn bằng quốc gia:

Bằng tốt nghiệp cao đẳng (Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm);

Bằng tốt nghiệp đại học (Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 4 năm);

Bằng thạc sĩ - trình độ thạc sĩ (Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 6 năm);

Bằng tiến sĩ - trình độ tiến sĩ (Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 8 hay 9 năm);

3.2. Tổ chức các chương trình đào tạo đại học:

Những thí sinh có bằng trung học phổ thông hoặc bằng t­ương đ­ương có thể tham gia kỳ thi tuyển sinh:

· Hoặc vào chương trình đào tạo dài hạn - chương trình đại học;

· Hoặc vào chương trình đào tạo ngắn hạn - chương trình cao đẳng.

Ch­ương trình đào tạo ngắn hạn:

Sinh viên đỗ kỳ thi tuyển sinh vào cao đẳng và hoàn thành toàn bộ các môn học và kỳ thi tốt nghiệp sẽ được nhận Bằng tốt nghiệp cao đẳng sau 3 năm học.

Trong một số trường hợp 1, các sinh viên có Bằng cao đẳng có thể thi tuyển vào đại học và học tiếp 1 - 2 năm để được nhận Bằng đại học.

Ch­ương trình đào tạo dài hạn:

* Sinh viên đỗ kỳ thi tuyển sinh vào Đại học và hoàn thành toàn bộ các môn học, kỳ thi tất nghiệp hoặc bảo vệ đề án sẽ được nhận Bằng tốt nghiệp đại học sau 4 năm học (một số trường hợp là 5 năm như đối với ngành kỹ sư, kiến trúc sư hoặc 6 năm đối với ngành Y, Nha). Bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật gọi là "Bằng kỹ sư", ngành kiến trúc là "Bằng kiến trúc sư­”, ngành Y là "Bằng bác sĩ".

* Trong một số trường hợp, những sinh viên tốt nghiệp đại học loại "xuất sắc có thể được chuyển thẳng, không qua thi tuyển, vào ch­ương trình đào tạo Thạc sĩ, với sự đồng ý của Hội đồng Giáo dục nhà trường và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

- Những sinh viên tốt nghiệp đại học loại "khá", "giỏi" có thể tham dự kỳ thi tuyển sinh sau đại học cấp quốc gia vào ch­ương trình đào tạo Thạc sĩ theo đúng ngành học của mình và được cấp bằng thạc sĩ sau 2 năm đào tạo.

- Những sinh viên tốt nghiệp đại học loại "trung bình" chỉ được tham dự kỳ thi tuyển sinh sau đại học vào chương trình đào tạo thạc sĩ theo ngành học của mình sau ít nhất 2 năm công tác.

* Chương trình đào tạo kỹ sư ở Việt Nam kéo dài 5 năm, được tổ chức trong một số trường đại học và các trường đại học bách khoa.

Chương trình đào tạo này không tách biệt giai đoạn đào tạo dự bị với giai đoạn đào tạo kỹ sư như hệ thống giáo dục của Pháp trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, mô hình này - giai đoạn dự bị hai năm giai đoạn kỹ sư ba năm - được áp dụng trong "Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao ở Việt Nam", và triển khai tại bốn trường đại học và trường đại học bách khoa của Việt Nam với sự hỗ trợ của nhóm các trường đào tạo kỹ sư Pháp.

* Các sinh viên có bằng thạc sĩ (master) có thể tham dự kỳ thi tuyển sinh vào chương trình tiến sĩ theo ngành học của mình và được nhận bằng tiến sĩ (doctorat) sau thời gian đào tạo thông thường từ 2 - 3 năm 2.

Các Sinh viên có bằng thạc sĩ (master) có thể được chuyển thẳng lên học tiến sĩ (doctorat) theo quyết định của Hội đồng Giáo dục nhà trường và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

* Các sinh viên có bằng tốt nghiệp đại học (maitrise) loại "khá", "giỏi" có thể tham dự kỳ thi tuyển sinh vào chương trình đào tạo tiến sĩ và được nhận bằng tiến sĩ với thời gian đào tạo dài hơn là 4 năm.

Ph­ương thức tiếp nhận vào hệ thống đào tạo đại học ở mỗi nước

Điều 4. ở Pháp:

4.1. Ghi danh lần đầu vào năm thứ nhất đại học

* Một học sinh Việt Nam ghi danh lần đầu vào năm thứ nhất đại học dẫn đến bằng đại học quốc gia có thể làm trước một đơn xin nhập học nếu học sinh đó thỏa mãn các điều kiện tiếp nhận vào đại học tại Việt Nam.

4.2. Việc tiếp nhận vào các ch­ương trình đào tạo dẫn đến bằng kỹ thuật viên cao cấp (BTS) và bằng cao đẳng công nghệ (DUT)

* Một học sinh việt Nam thỏa mãn các điều kiện tiếp nhận vào đại học tại Việt Nam có thể được ghi danh vào năm thứ nhất trường đào tạo kỹ thuật viên cao cấp (STS) sau quá trình xét duyệt hồ sơ do Ban tuyển sinh thực hiện dưới quyền Hiệu trưởng.

* Một học sinh Việt Nam thỏa mãn các điều kiện tiếp nhận vào đại học tại Việt Nam có thể được tiếp nhận vào năm thứ nhất viện đại học công nghệ (IUT) sau quá trình xét duyệt hồ sơ.

4.3. Việc tiếp nhận vào các lớp dự bị vào các trường đại học lớn (CPGE) tổ chức trong các trường trung học phổ thông

* Một học sinh Việt Nam thỏa mãn các điều kiện tiếp nhận vào đại học tại Việt Nam có thể nộp hồ sơ dự tuyển để được tiếp nhận vào năm thứ nhất của lớp dự bị vào các trường đại học lớn (CPGE).

4.4. Ghi danh lần đầu vào năm thứ hai đại học và năm học cấp bằng licence

* Một sinh viên Việt Nam sau quá trình xét duyệt hồ sơ có thể được ghi danh vào năm thứ hai đại học, trong cùng ngành đào tạo, nếu sinh viên này có giấy chứng nhận của cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp xác nhận đã hoàn thành năm thứ nhất đại học tại Việt Nam (tức tương đương 60 tín chỉ Châu âu).

* Một sinh viên Việt Nam sau quá trình xét duyệt hồ sơ có thể được ghi danh vào năm học cấp bằng licence, trong cùng ngành đào tạo, nếu sinh viên này có giấy chứng nhận của cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp xác nhận đã hoàn thành hai năm đầu đại học tại Việt Nam (tức tương đương 120 tín chỉ Châu âu)

4.5. Việc tiếp nhận vào các ch­ương trình đào tạo kỹ s­ư

* Một học sinh Việt Nam thỏa mãn các điều kiện tiếp nhận vào đại học tại Việt Nam, sau quá trình xét duyệt hồ sơ, có thể vào học năm thứ nhất giai đoạn dự bị của một trường đào tạo kỹ sư­.

* Một sinh viên Việt Nam có bằng tốt nghiệp đại học (maitrise) loại "khá", "giỏi" hoặc có giấy chứng nhận của cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp xác nhận đã hoàn thành bốn năm đầu đại học, sau quá trình xét duyệt hồ sơ, có thể vào học năm thứ hai giai đoạn đào tạo kỹ sư của một trường đào tạo kỹ sư­.

Xin lưu ý rằng bằng kỹ sư được cấp bởi một cơ sở đào tạo có thẩm quyền được Nhà nước Pháp công nhận, sau đánh giá định kỳ của ủy ban bằng kỹ sư. Văn bằng này chỉ được cấp vào cuối quá trình học của giai đoạn đào tạo kỹ sư, với thời gian đào tạo tối thiểu 4 học kỳ, thực tập tại doanh nghiệp (hay luận văn cuối khóa) với thời gian 1 học kỳ có thể thực hiện tại một doanh nghiệp ở Việt Nam.

* Hồ sơ xin học của một sinh viên Việt Nam đã hoàn thành các ch­ương trình đào tạo t­ương ứng một số năm học giữa ký thi tuyển sinh đại học và thời điểm cấp bằng đại học, sẽ có thể được tiếp nhận vào giai đoạn đào tạo kỹ sư tại trường đào tạo kỹ sư. Việc tiếp nhận này sẽ được thực hiện vào năm học được xét là phù hợp nhất, sau khi các năm học trước được hợp thức bởi hội đồng xét tuyển của trường. Hội đồng xét tuyển có thể yêu cầu sinh viên học thêm các ch­ương trình đào tạo bổ sung nhằm đảm bảo sự thích ứng tốt của sinh viên với ch­ương trình đào tạo kỹ sư.

4.6. Việc tiếp nhận vào ch­ương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ - master)

Phía Pháp coi bằng tốt nghiệp đại học (maitrise) loại "khá", "giỏi" ở Việt Nam t­ương đ­ương 60 tín chỉ Châu âu đầu tiên sau bằng licence (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông + 3 năm). Một sinh viên Việt Nam có bằng tốt nghiệp đại học loại "khá" "giỏi", sau quá trình xét duyệt hồ sơ có thể được ghi danh vào họe bằng cao học chuyên ngành (DESS) hoặc bằng cao học chuyên sâu DEA) theo đúng ngành học của mình, trong cùng các điều kiện đặt ra đối với một sinh viên Pháp; hay vào năm thứ hai thạc sĩ (chuyên nghiệp hay nghiên cứu).

4.7. Việc tiếp nhận vào ch­ương trình đào tạo tiến sĩ (doctorat)

* Phía Pháp coi bằng thạc sĩ Việt Nam (master) tương đương 300 tín chỉ Châu âu. Một sinh viên Việt Nam có bằng thạc sĩ Việt Nam, sau quá trình xét duyệt hồ sơ, có thể được ghi danh vào chương trình đào tạo tiến sĩ theo ngành học của mình.

Tùy theo chương trình đào tạo trước đó và những đặc thù của chương trình tiến sĩ hay chủ đề luận án dự kiến, song song với công trình nghiên cứu luận án, sinh viên có thể bắt buộc phải theo học một số kiến thức đào tạo bổ sung theo quyết định của giảng viên hướng dẫn luận án hay Hiệu trưởng trường đào tạo tiến sỹ.

Điều 5. ở Việt Nam

5.1. Ghi danh lần đầu vào năm thứ nhất đại học

* Một học sinh Pháp có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (baccalauréat) hay bằng tương đương có thể ghi danh vào năm thứ nhất đại học tại Việt Nam.

5.2. Việc tiếp nhận vào chương trình đào tạo đại học (maitrise)

* Một sinh viên Pháp đạt 120 tín chỉ, có bằng cao đẳng khoa học và kỹ thuật (DEUST), bằng kỹ thuật viên cao cấp (BTS) hoặc bằng cao đẳng công nghệ (DUT) có thể ghi danh vào năm thứ ba đại học tại Việt Nam, theo ngành học của mình.

* Một sinh viên Pháp có bằng licence (bằng tất nghiệp trung học phổ thông + 3 năm) cồ thể ghi danh vào năm thứ tư đại học tại Việt Nam, theo ngành học của mình.

5.3. Việc tiếp nhận vào ch­ương trình đào tạo kỹ sư:

* Một sinh viên Pháp có thể nộp hồ sơ xin học năm thứ ba chương trình đào tạo kỹ sư 5 năm tại Việt Nam với điều kiện đã hoàn thành hai năm đầu của chương trình đào tạo kỹ sư 5 năm tại Pháp.

5.4. Việc tiếp nhận vào chương trình đào tạo thạc sĩ (master):

* Một sinh viên Pháp có bằng tốt nghiệp đại học (maitrise) hay đạt 240 tín chỉ Châu Âu (ch­ương trình đào tạo thạc sĩ năm thứ nhất), sau quá trình xét duyệt hồ sơ, có thể được ghi danh vào năm thứ nhất chương trình đào tạo thạc sĩ tại Việt Nam, theo ngành học của mình.

5.5. Việc tiếp nhận vào ch­ương trình đào tạo tiến sĩ (doctorat)

* Một sinh viên Pháp có bằng cao học chuyên sâu hay bằng thạc sĩ nghiên cứu sau quá trình xét duyệt hồ sơ, có thể ghi danh vào chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Việt Nam, theo ngành học của mình.

* Một sinh viên Pháp tốt nghiệp tại một trường đào tạo kỹ sư có thẩm quyền được Nhà nước công nhận, sau đánh giá định ký bởi ủy ban bằng kỹ sư, có thể ghi danh vào chương trình đào tạo tiến sĩ nếu sinh viên đó chứng tỏ đã nắm được những kỹ năng nghiên cứu cơ bản; nếu những kỹ năng nghiên cứu này được đánh giá là chưa đủ thì sinh viên này, song song với công trình nghiên cứu luận án, bắt buộc học thêm kiến thức bổ sung theo quyết định của giảng viên hướng dẫn luận án.

Điều 6. Ghi danh làm luận án tiến sĩ đồng hướng dẫn

Những quy định liên quan đến việc đồng hướng dẫn luận án tiến sĩ nêu ở phụ lục 2.

Thể thức áp dụng

Điều 7. Hai Bên cam kết sẽ cung cấp cho nhau những thông tin về hoạt động và các thay đổi trong hệ thống đào tạo đại học của mỗi nước.

Điều 8. Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong 4 năm. thỏa thuận này có thể được gia hạn và sửa đổi khi có sự nhất trí giữa hai Bên. Hết thời hạn 4 năm, việc áp dụng thỏa thuận sẽ do ủy ban giáo dục hỗn hợp Pháp - Việt đánh giá.

Các Bên có thể chấm dứt thỏa thuận bất cứ lúc nào, việc chấm dứt sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ khi Bên này gửi thông báo cho Bên kia.

Thỏa thuận này được làm tại Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2004 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Pháp và tiếng Việt các văn bản có giá trị như nhau./.

THAY MẶT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nguyễn Minh Hiển

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

THAY MẶT BỘ GIÁO DỤC QUỐC GIA, ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ NGHIÊN CỨU NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP

Francois Loos

Bộ trưởng Đặc trách Ngoại th­ương

PHỤ LỤC 1

CHÚ THÍCH

(1) Đặc biệt trường hợp áp dụng đối với các cơ sở đào tạo có cả hai dạng chương trình đào tạo: ngắn hạn và dài hạn.

(2) Thời gian thực hiện luận án tiến sĩ là 2 năm đối với hình thức tập trung, 3 năm đối với hình thức không tập trung.

(3) Chuyên ngành đào tạo chính quy hay chuyên ngành liên quan.

PHỤ LỤC 2

ĐỒNG HƯỚNG DẪN LUẬN ÁN  TIẾN SỸ

Quá trình này được thể hiện bởi bốn quy định chính sau:

- Nghiên cứu sinh thực hiện quá trình  học tập và các công trình nghiên cứu với sự đảm trách của một giáo viên hướng dẫn luận án tại Pháp và một giáo viên  tại Việt Nam, hai giáo viên cùng thực hiện các thẩm quyền được quy định đối với một giáo viên hướng dẫn luận án hay công trình nghiên cứu tại Pháp và tại Việt Nam;

- Luận án tiến sĩ được bảo vệ một lần duy nhất, tại Pháp hoặc Việt Nam và được hai cơ sở đào tạo công nhận;

- Hội đồng thông qua luận án gồm các nhà khoa học do hai cơ sở đối tác chỉ định với số lượng đồng đều và bao gồm ít nhất 4 thành viên trong đó bắt buộc có hai giáo viên hướng dẫn luận án và một thành viên không thuộc hai cơ sở đào tạo;

- Cơ sở đào tạo Pháp và Việt Nam cam kết cấp bằng tiến sĩ; việc soạn thảo văn bằng cho thấy sự phối hợp giữa hai cơ sở đào tạo cũng như việc đồng hướng dẫn; Các quy định trên kèm theo các thể thức sau:

- Nghiên cứu sinh bắt buộc phải ghi danh tại một cơ sở đào tạo đại học của Pháp và một cơ sở đào tạo đại học của việt Nam (nghiên cứu sinh chỉ phải trả phí ghi danh tại một trong hai cơ sở đào tạo đối tác).

- Nghiên cứu sinh thực hiện quá trình học tập và công trình nghiên cứu theo hình thức luân phiên giữa Pháp và Việt Nam, theo các giai đoạn được quy định bởi hai giáo viên hướng dẫn luận án thông qua một thỏa thuận chung.

- Đối với mỗi nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ theo thể thức đồng hướng dẫn, một hợp đồng sẽ được ký kết giữa hai cơ sở đào tạo Pháp và Việt Nam; hợp đồng này sẽ nêu rõ một số điểm nhằm đảm bảo tốt cho tiến trình đồng hướng dẫn, đặc biệt các phương thức bảo hiểm xã hội. với mong muốn bảo vệ lợi ích của các bên đối tác và sinh viên, hai Bên thống nhất rằng việc bảo vệ chủ đề luận án cũng như việc xuất bản, khai thác và bảo vệ những kết quả nghiên cứu trong công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh tại hai cơ sở đào tạo sẽ phải tuân theo quy chế hiện hành và bảo đảm phù hợp với những thủ tục đặc thù ở mỗi nước áp dụng cho việc đồng hướng dẫn; những quy định hên quan tới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ được nêu trong một phụ lục của hợp đồng này.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các vấn đề nêu trên sẽ được giải quyết phù hợp với quy đinh và thông lệ của cơ sở đào tạo liên quan./.

BỘ NGOẠI GIAO

Số: l08/2004/LPQT:

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2004

Nghị định thư tài chính giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Pháp dành cho đề án thiết bị chiếu sáng ở thành phố Hố Chí Minh có hiệu lực từ ngày 08 tháng 10 năng 2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

NGHỊ ĐỊNH THƯ

TÀI CHÍNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP

Để tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai Chính phủ, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp thỏa thuận ký Nghị định thư này nhằm góp phần phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Điều 1. Tổng số tiền và đối tượng tài trợ

Chính phủ nước Cộng hòa Pháp thỏa thuận dành cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam một khoản tài trợ để thực hiện dự án cung cấp thiết bị và dịch vụ cho hệ thống điều khiển chiếu sáng công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam được ghi trong lĩnh vực ưu tiên cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Khoản cho vay này của Chính phủ Pháp có giá trị tổng cộng tối đa là 4.500.000 Euros (bốn triệu năm trăm ngàn Euros), dùng để mua hàng hóa và dịch vụ của Pháp liên quan đến việc thực hiện dự án này.

Điều 2. Thể thức cung cấp khoản tài trợ

Khoản vay của Chính phủ Pháp có thời hạn 14 năm, trong đó có 04 năm ân hạn trả gốc. Lãi suất là 0,35% mỗi năm. Nợ gốc được hoàn trả làm 20 bán niên liên tiếp với số tiền trả mỗi kỳ bằng nhau, lần trả đầu tiên sau 54 tháng vào cuối quý của năm thường mà vào quý đó trước đây đã tiến hành các đợt rút tiền. Lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc; lãi này được tính kể từ ngày tiến hành mỗi lần rút tiền từ khoản vay của Chính phủ Pháp và được trả 6 tháng một lần.

Nếu ngày thanh toán nợ gốc hay lãi theo kỳ hạn trùng vào một ngày không làm việc tại Pháp, thì ngày thanh toán sẽ được chuyển sang ngày làm việc đầu tiên tiếp theo đó. Mọi khoản nợ gốc hay lãi không được trả đúng kỳ hạn sẽ phải chịu lãi chậm trả tỉnh từ ngày để quá hạn trả nợ đến ngày thanh toán số nợ chậm trả. Lãi suất chậm trả là lãi suất hợp pháp của Pháp ấn định tại nghị đinh cáp Bộ cho năm 2004, tức là 2,27% năm được cộng thêm 1,5% năm. Bản thân lãi chậm trả tròn một năm cũng được tính lãi theo lãi suất xác định ở trên.

Bộ Tài chính Việt Nam, hành động nhân danh và vì lợi ích của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ ký thỏa ước áp dụng với Cơ quan Phát triển Pháp, hành động nhân danh và vì lợi ích của Chính phủ nước Cộng hòa Pháp. Thỏa ước áp dụng sẽ xác định thể thức sử dụng và hoàn trả khoản vay của Chính phủ Pháp.

Điều 3. Đồng tiền để tính toán và thanh toán

Đồng tiền để tính toán và thanh toán của nghị định thư này là đồng Euro.

Điều 4. Chi quỹ vay cho các hợp đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp khẳng định tầm quan trọng về việc đấu tranh chống tham nhũng trong các giao dịch th­ương mại quốc tế và cùng thỏa thuận:

Các bên trong Hợp đồng chi quỹ vay của Nghị định thư này không được đề nghị hoặc cho người thứ ba, hoặc đòi hỏi, nhận hoặc hứa, dù trực tiếp hay gián tiếp một khoản lãi không đúng phép mà cố lợi cho mình hoặc cho Bên khác, bằng tiền hoặc hình thức khác, mà cấu thành hoặc có thể cấu thành hành động bất hợp pháp hoặc tham nhũng.

Mỗi hợp đồng liên quan đến dự án nêu trong phụ lục, như đã nêu rõ ở trên, muốn được sử dụng quỹ vay phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Hợp đồng phải phù hợp với nghiên cứu khả thi đã được các cấp chính quyền Việt Nam thông qua các khuyến nghị của chuyên gia Pháp đã định giá trước đó;

- Dự án phải qua kiểm tra xem có phù hợp với các quy định của thỏa ước OCDE liên quan đến tín dụng xuất khẩu được hưởng sự trợ giúp của Chính phủ không; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải không có các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn thuộc về các hiệp định củng cố nợ, các khoản vay của Chính phủ Pháp và các khoản vay Cơ quan Phát triển Pháp;

- Phải xem xét tình hình nợ không thanh toán đúng hạn thuộc các khoản tín dụng ngân hàng do COFACE bảo lãnh dành cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho lĩnh vực Nhà. nước hoặc với sự bảo lãnh của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mỗi hợp đồng liên quan đến dự án nêu trong Điều 1, sau khi các cơ quan có thẩm quyền Pháp nhận thấy các điều kiện trên đây đã được đáp ứng đầy đủ, sẽ được cấp vốn từ nguồn vay theo Nghị định thư­ này thông qua trao đổi thư giữa Tham tán Th­ương mại bên cạnh Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, hành động theo sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư  nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 5. Thời hạn khoản cho vay của Chính phủ Pháp.

Để được hưởng khoản vay của Chính phủ Pháp được xác định như ở điều khoản nêu trên, các hợp đồng giữa người, mua Việt Nam và nhà cung cấp Pháp  phải được ký trước ngày 31 tháng 12  năm 2005 và được cấp vốn từ nguồn quỹ  vay chậm nhất không quá 3 tháng kể từ  ngày đó.

Việc rút các khoản tài trợ vay của Chính phủ Pháp theo thỏa thuận bởi Nghị định thư này phải được thực hiện chậm nhất không quá ngày 30 tháng 6 năm 2008.

Điều 6. Các khoản thuế

Khoản tài trợ từ Nghị định thư tài chính Việt - Pháp chỉ sử dụng để thực hiện dự án ghi tại Điều 1 của Nghị định thư này và không bao gồm các khoản thuế phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Các doanh nghiệp Pháp tham gia thực hiện dự án này phải thực hiện nộp thuế theo các chế độ thuế của Luật thuế ở Việt Nam và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Pháp và Việt Nam.

Việc trả nợ gốc và lãi, phí dịch vụ ngân hàng, các phí và phụ phí gắn liền với việc thi hành nghị định thư này sẽ được thực hiện miễn mọi loại thuế tại Việt Nam.

Điều 7. Đánh giá lại việc thực hiện các dự án

Chính phủ nước Cộng hòa Pháp bằng kinh phí riêng của mình, có thể cho đánh giá lại tình hình trước đây của dự án ghi trong nghị định thứ này về mặt kinh tế, tài chính và kế toán chủ yếu nhằm xem xét ảnh hưởng của dự án đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu mong muốn, có thể tham dự vào việc đánh giá này, theo thể thức sẽ được xác định sau để cổ thể trực tiếp thụ hưởng kết quả đánh giá. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết tiếp nhận đoàn đánh giá dự án do Chính phủ nước Cộng hòa Pháp cử sang và tạo thuận lợi cho đoàn tiếp cận các thông tin liên quan đến dự án.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Nghị định thư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Để làm bằng, các đại diện của hai Chính phủ, được ủy nhiệm hợp pháp, đã ký và đóng dấu vào bản nghị định thư này.

Làm tại Hà Nội, ngày 08/10/2004 (thành bốn bản gốc, hai bản bằng tiếng Việt, hai bản bằng tiếng Pháp)./.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Võ Hồng Phúc

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP

Francois Loos

Bộ trưởng Đặc trách Ngoại th­ương

VIỆT NAM - TRUNG HOA

BỘ NGOẠI GIAO

Số: 99/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2004

Hiệp định Hợp tác Kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 năm 2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

HỢP TÁC KINH TẾ KỸ THUẬT GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Nhằm phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa hai nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký Hiệp định này với các điều khoản sau đây:

Điều 1. Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cung cấp cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoản viện trợ không hoàn lại 50 triệu Nhân dân tệ.

Điều 2. Khoản viện trợ nói trên sẽ được sử dụng để bù vào phần không đủ trong kinh phí xây dựng dự án Cung văn hoa Hữu nghị Việt - Trung.

Điều 3. Những quy định cụ thể về tài chính để thực hiện Hiệp định này sẽ do Ngân hàng Trung Quốc và Bộ Tài chính Việt Nam bàn bạc và ký kết riêng.

Điều 4. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi hai bên thực hiện xong tất cả mọi nghĩa vụ quy định trong Hiệp định này.

Hiệp định này được ký tại Hà Nội ngày 07 tháng 10 năm 2004, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung.

Mỗi bên giữ một bản, cả hai bản đều có giá trị ngang nhau./.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Võ Hồng Phúc

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Bạc Hy Lai

Bộ trưởng Bộ Thương mại

BỘ NGOẠI GIAO

Số: 100/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2004

Nghị định thư về việc sửa đổi bổ sung "Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới" giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 năm 2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Nguyễn Hoàng Anh

 

NGHỊ ĐỊNH THƯ

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI BỔ SUNG "HIỆP ĐỊNH KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA".

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là "hai Bên"); trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và bình đẳng, để thực hiện tất công tác kiểm dịch y tế biên giới, phòng ngừa dịch bệnh lan truyền từ nước này sang nước khác góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân hai nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại biên giới; đã thỏa thuận tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới giữa hai Bên ký kết năm 1992 (sau đây gọi tắt là "Hiệp định kiểm dịch y tế”) như sau:

Điều 1. Bổ sung Điều 2bis Chương I - Những quy định chung:

Cơ quan tổ chức thực hiện "Hiệp định kiểm dịch y tế phía Trung Quốc từ Bộ Y tế nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chuyển sang Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Điều 2. Bổ sung Điều 7bis Ch­ương II – Kiểm dịch y tế biên giới:

Khi một trong hai nước phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phát sinh các sự kiện ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, hai Bên cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp để phòng chống dịch và kiểm soát các sự kiện phát sinh và đồng thời thông báo các thông tin liên quan cho Bên kia.

Điều 3. Bổ sung Điều 7 ter Chương II - Kiểm dịch y tế biên giới:

Cơ quan kiểm dịch của hai Bên thường xuyên trao đổi, thông báo tình hình các bệnh truyền nhiễm, xây dựng biện pháp phối hợp để dự phòng và khống chế sự lan truyền của các bệnh nguy hiểm như SARS, AIDS, lao, cảm tuýp A, các bệnh lây từ gia súc sang người..., chỉ định cơ quan đầu mối để liên lạc. Giao cho Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vụ Giám quản Kiểm dịch y tế - Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thảo luận và quy định chi tiết.

Điều 4. Bổ sung Điều 12 bis Ch­ương III - Biện pháp kiểm dịch y tế biên giới:

Ngoài những mẫu giấy chứng nhận do "Điều lệ Y tế Quốc tế” quy định sử dụng, những mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch do hai Bên cấp cần phải phù hợp với quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và phải được thông báo và được sự chấp thuận của Bên kia.

Điều 5. Sửa đổi Điều 13 Chương IV - Hợp tác kỹ thuật:

Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới của hai Bên căn cứ vào Hiệp định này để tăng cường giao lưu và hợp tác kỹ thuật giữa hai nước về kiểm dịch y tế. Tích cực triển khai việc trao đổi, tập huấn xử lý kịp thời các sự kiện y tế công cộng phát sinh bất ngờ và các kỹ thuật liên quan đến phát hiện nhanh bệnh truyền nhiễm.

Điều 6. Bổ sung Điều 14 bis Chương IV - Hợp tác kỹ thuật:

Hai Bên hàng năm luân phiên tổ chức họp một lần để đánh giá tình hình thực hiện "Hiệp định kiểm dịch y tế và Nghị định thư này.

Làm tại Hà Nội ngày 07/10/2004 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản có giá trị như nhau./.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trần Chí Liêm

Thứ trưởng Bộ Y tế

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Cát Chí Vinh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giám sát chất lượng và kiểm nghiệm Trung Quốc

BỘ NGOẠI GIAO

Số: 101/2004/LPQT

 Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2004

Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc giũa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nư­ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc  gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 năm 2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

NGHỊ ĐỊNH THƯ

VỀ YÊU CẦU KIỂM DỊCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU GẠO TỪ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC GIỮA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ TỔNG CỤC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG, KIỂM NGHIỆM VÀ KIỂM DỊCH QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA.

Nhằm đảm bảo an toàn việc nhập khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc, ngăn chặn dịch hại xâm nhập, bảo đảm cho sức khỏe động thực vật, căn cứ vào kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và các nguyên tắc của "Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật" (SPS), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là MARD) và Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là AQSIQ) sau khi hội đàm hữu nghị đã nhất trí như sau:

Điều 1. Phía Việt Nam sẽ thực hiện theo các yêu cầu của Nghị định thư này đối với việc kiểm dịch gạo của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và chứng nhận rằng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc không có các đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm như: Trogoderma granarium, Corcyra cephalonica (còn sống), Ditylenchus angustus, Striga asiatica và Aphelen- choides nechưaleos. Mỗi lô gạo đạt tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật sẽ được cấp Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật chính thức chứng minh rằng lô gạo đó phù hợp với các yêu cầu kiểm dịch thực vật của Trung Quốc và xác định nơi sản xuất cụ thể.

Điều 2. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải từ vùng và địa điểm sản xuất không có loài Ditylenchus angustus và Aphelenchoides nechaleos. Vùng và địa điểm sản xuất không có hai loài dịch hại nêu trên sẽ được MARD thiết lập trong ba năm tới theo tiêu chuẩn quốc tế số 10 và được AQSIQ xác nhận.

Điều 3. Trong thời gian gieo trồng và bảo quản, MARD sẽ tiến hành điều tra và quản lý dịch hại, đặc biệt là các đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm. Cục Bảo vệ thực vật thuộc MARD có trách nhiệm cung cấp định kỳ cho phía Trung Quốc các ph­ương pháp điều tra và các kết quả thử nghiệm.

Nếu phát hiện thấy dịch hại mới xuất hiện trên gạo ở Việt Nam thì Cục Bảo vệ thực vật thuộc MARD sẽ thông báo kịp thời cho Cục Xuất nhập khẩu và An toàn l­ương thực thực phẩm của AQSIQ. Phía Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm về bệnh Sọc đỏ (Red Stripe) mới có thể xuất hiện ở việt Nam. Trong trường hợp đó, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo kịp thời cho Cục Xuất nhập khẩu và An toàn lương thực thực phẩm của AQSIQ về tiến trình nghiên cứu về bệnh đó ở Việt Nam.

Điều 4. Gạo xuất khẩu sang Trung Quốc phải không mang theo đất cũng như hạt cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm.

Điều 5. Gạo xuất khẩu sang Trung Quốc phải được khử trùng xông hơi để đảm bảo khống có côn trùng sống, đặc biệt là các côn trùng hại kho, giấy chứng nhận khử trùng chính thức sẽ được các công ty khử trùng cấp dưới sự quản lý của Cục Bảo vệ thực vật thuộc MARD.

Trước khi bốc xếp và vận chuyển, container sẽ được kiểm tra, khử trùng vệ sinh nhằm ngăn chặn bất cứ đối tượng kiểm dịch thực vật nào du nhập theo gạo.

Điều 6. Khi gạo đến các cửa khẩu nhập của Trung Quốc, cơ quan cấp dưới của AQSIQ là cơ quan Kiểm nghiệm và Kiểm dịch Xuất nhập cảnh (CIQ) sẽ tiến hành kiểm tra kiểm dịch.

Điều 7. Căn cứ vào các thông tin do Cục Bảo vệ thực vật thuộc MARD cung cấp và tình trạng ngăn chặn dịch hại do CIQ cung cấp, AQSIQ sẽ tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại lần nữa khi thấy cần thiết.

Điều 8. Cục Xuất nhập khẩu và An toàn l­ương thực thực phẩm của AQSIQ sẽ thông báo cho Cục bảo vệ thực vật thuộc MARD về các vấn đề kiểm dịch trên gạo của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và các biện pháp kiểm dịch thực vật được áp dụng, phù hợp với nguyên tắc của tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật thuộc Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC).

Điều 9. Hai bên sẽ thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa các chuyên gia kiểm dịch thực vật của hai nước, trao đổi các thông tin kỹ thuật về lĩnh vực kiểm tra và kiểm dịch gạo.

Điều 10. Năm thương mại đầu tiên là năm thử nhập khẩu, AQSIQ sẽ cừ từ 2 - 3 cán bộ kiểm dịch đến Việt Nam để tiến hành điều tra và kiểm tra trước nơi sản xuất gạo trong thời gian 15 ngày. Nếu phát hiện thấy các đối tượng kiểm dịch thực vật, việc khảo sát tiếp theo sẽ được tiến hành. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu phí tổn cho việc khảo sát (bao gồm chi phí đi lại, tiêu vặt, ăn và ở tại Việt Nam) theo mức quy định của Bộ Tài chính Việt Nam. Cục Bảo vệ thực vật thuộc MARD có trách nhiệm mời, giúp đỡ và bố trí lịch trình.

Điều 11. Hai bên đồng ý rằng Nghị định thư này không gây trở ngại hoặc ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật và các quy định của mỗi nước.

Điều 12. Nghị định thư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thời gian có hiệu lực là 3 năm. Nếu mỗi bên không có đề xuất sửa đổi hoặc chấm dứt Nghị định này bằng văn bản 2 tháng trước khi kết thúc thời hạn thì Nghị định thư này sẽ mặc nhiên được gia hạn 3 năm tiếp theo.

Nghị định thư này được ký vào ngày 07 tháng 10 năm 2004, bằng 3 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Trung và Tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau thì bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ./.

ĐẠI DIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thứ trưởng

Hứa Đức Nhị

ĐẠI DIỆN TỔNG CỤC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG, KIỂM NGHIỆM VÀ KIỂM DỊCH QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Phó Tổng cục trưởng

Cát Chí Vinh

Bộ Ngoại Giao

Số: 102/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2004

Thư trao đổi giữa Bộ trưởng: Bộ Thương mại Việt Nam Tr­ương Đình Tuyển và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Bạc Hy Lai về việc Việt Nam không áp dụng 3 điều khoản bất lợi đối với Trung Quốc khi vào WTO có hiệu 1ực từ ngày 07/10/2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Nguyễn Hoàng Anh

Ngày 07 tháng 10 năm 2004

Đồng chí Bạc Hy Lai

Bộ trưởng Bộ Th­ương mại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Kính gửi đồng chí,

Tôi rất vui mừng xác nhận đã nhận được thư của đồng chí gửi ngày 07 tháng 10 năm 2004. Tôi xin đại diện Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác nhận, hai bên chúng ta đã đạt được những thỏa thuận dưới đây:

Phía Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam gia nhập Tổ chức Th­ương mại Thế giới (WTO) trong thời gian sớm nhất.

Phía Việt Nam bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ quý báu và kịp thời của phía Trung Quốc.

Phía Trung Quốc cho rằng, những Điều khoản dưới đây không phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử và nguyên tắc tự do th­ương mại được nêu ra trong thể chế th­ương mại đa biên:

- "Tính có thể so sánh được về giá cả khi xác định trợ cấp và phá giá", << Nghị định thư gia nhập của nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa >> Điều 15;

- "Cơ chế tự vệ quá độ đối với sản phẩm đặc định", << Nghị định thư gia nhập của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa >> Điều 16;

- "Biện pháp hạn chế đặc biệt đối với hàng dệt may”, << Báo cáo của Ban công tác về việc Trung Quốc gia nhập WTO >> đoạn thứ 242.

Phía Việt Nam chú ý tới lập trường về các điều khoản kể trên của Trung Quốc trong << Nghị định thư gia nhập của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa >> và << Báo cáo của Ban công tác về việc Trung Quốc gia nhập WTO >>. Phía Việt Nam cam kết sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ không áp dụng các điều khoản này.

Tôi đồng thời xác nhận, thư của đồng chí và thư trả lời của tôi sẽ trở thành một thỏa thuận giữa hai Chính phủ hai nước chúng ta.

Trân trọng kính chào./.

Trương Đinh Tuyển

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày 07 tháng 10 năm 2004

Đồng chí Trương Đình Tuyển

Bộ trưởng Bộ Thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Kính gửi đồng chí,

Tôi xin đại diện Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xác nhận, hai bên chúng ta đã đạt được những thỏa thuận sau đây:

Phía Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam gia nhập tổ chức Th­ương mại Thế giới (WTO) trong thời gian sớm nhất.

Phía Việt Nam bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ quý báu và kịp thời của phía Trung Quốc.

Phía Trung Quốc cho rằng, những điều khoản dưới đây không phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử và nguyên tắc tự do th­ương mại đã được nêu ra trong thể chế th­ương mại đa biên:

- "Tính có thể so sánh được về giá cả khi xác định trợ cấp và phá giá”, << Nghị định thư gia nhập của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa >> Điều 15;

- "Cơ chế tự vệ quá độ đối với các sản phẩm đặc định", << Nghị định thư gia nhập của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa >> Điều 16;

- "Biện pháp hạn chế đặc biệt đối với hàng dệt may”, << Báo cáo của Ban công tác về việc Trung Quốc gia nhập WTO >> đoạn thứ 242.

Phía Việt Nam chú ý lập trường về các điều khoản kể trên của Trung Quốc trong << Nghị định thư gia nhập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa >> và << Báo cáo của Ban công tác về việc Trung Quốc gia nhập WTO >>. Phía Việt Nam cam kết sau khi gia nhập Tổ chức Th­ương mại Thế giới sẽ không áp dụng các điều khoản này.

Nếu đồng chí gửi thư trả lời xác nhận, thì bức thư này và bức thư trả lời của đồng chí sẽ trở thành một thỏa thuận giữa hai Chính phủ hai nước chúng ta. Trân trọng kính chào./

Bạc Hy Lai

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

BỘ NGOẠI GIAO

Số: 113/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 26 tháng 1 1 năm 2004

Thỏa thuận hợp tác kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ sinh sản phẩm thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa Bộ Thủy sản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng Cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 năm 2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

THỎA THUẬN

HỢP TÁC KIỂM TRA, KIỂM DỊCH VÀ GIÁM SÁT VỆ SINH SẢN PHẨM THỰC PHẨM THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA BỘ THỦY SẢN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ TỔNG CỤC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG, KIỂM NGHIỆM VÀ KIỂM DỊCH NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Bộ Thủy sản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Giám sát, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch chất lượng, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây được gọi là "hai bên"), mong muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác song ph­ương trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ sinh sản phẩm thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước và thúc đẩy th­ương mại song ph­ương các sản phẩm thủy sản, thông qua trao đổi và đàm phán hữu nghị, đã đạt được thỏa thuận như sau:

Điều 1

1. Trong phạm vi chức năng của mỗi cơ quan, hai bên sẽ hỗ trợ và phát triển mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kiểm tra và kiểm dịch, giám sát an toàn vệ sinh sản phẩm thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, tuân thủ các luật lệ và quy định có liên quan của cả hai nước và luật pháp quốc tế.

2. Cơ quan đầu mối thực thi thỏa thuận của hai bên là: Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (NAFIQAVED) thuộc Bộ Thủy sản (MOFI), nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu và Cục Quản lý Chứng nhận và Công nhận (CNCA) thuộc Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch (AQSIQ), nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Điều 2. Thỏa thuận này chỉ áp dụng đối với sản phẩm thủy sản xuất và nhập khẩu dùng làm thực phẩm cho người:

1. Có nguồn gốc từ thủy sản được đánh bắt tự nhiên hoặc nuôi trồng (không bao gồm các động vật thủy sản sống); và

2. Ở dạng nguyên liệu hoặc sản phẩm chế biến (sản phẩm thủy sản đã qua các công đoạn chế biến ban đầu như cắt khúc, xay, xử lý nhiệt, làm khô, nấu chín hoặc muối) không sử dụng phụ gia thực phẩm và các hóa chất bị cấm.

Điều 3. Hai bên sẽ hợp tác trong các lĩnh vực sau:

1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu sang nước đối tác;

2. Trao đổi thông tin về việc xây dựng, rà soát và sửa đổi hệ thống văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh trong sản xuất và kiểm soát tại cửa khẩu đối với các sản phẩm thủy sản xuất, nhập khẩu;

3. Xây dựng và thực hiện thủ tục công nhận lẫn nhau về thanh tra, chứng nhận và đăng ký an toàn vệ sinh của các sản phẩm thủy sản buôn bán giữa hai nước để tránh thanh tra và kiểm tra hai lần;

4. Tổ chức các chuyến khảo sát tới nước đối tác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và kiến thức giữa các cán bộ, chuyên gia của hai bên trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm dịch, giám sát an toàn vệ sinh các sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu;

5. Hợp tác và trao đổi kỹ thuật giám sát điều kiện an toàn vệ sinh và thú y đối với động vật và sản phẩm thủy sản;

6. Tăng cường trao đổi và hợp tác trong việc thực hiện các quy định của các Hiệp định WTO/TBT/SPS liên quan đến sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai bên;

7. Hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Điều 4. Trong 5 năm tới (2004 - 2008), hai bên sẽ nỗ lực thực hiện các hoạt động hợp tác cụ thể sau:

1. Hàng quý cung cấp cho bên đối tác những thông tin mới nhất về các văn bản pháp luật và quy định liên quan đến kiểm soát an toàn vệ sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất thủy sản (từ khâu khai thác/nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu, chế biến, làm lạnh, lưu kho sản phẩm cuối cùng, vận chuyển, phân phối/xuất khẩu...), và kiểm soát an toàn vệ sinh, kiểm tra và kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước; trao đổi số liệu thống kê hàng năm về khối lượng, chất lượng và tình trạng vệ sinh của sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa 2 nước vào đầu tháng 3 năm sau;

2. Những sửa đổi, bổ sung của hệ thống pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến việc kiểm soát tại cửa khẩu các sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu phải được thông báo ngay tới phía đối tác bằng những ph­ương tiện thông tin khẩn như fax hoặc email;

3. Theo yêu cầu đăng ký an toàn vệ sinh của nước nhập khẩu, cần thông báo nhanh cho phía đối tác thông tin chi tiết đã cập nhật (tên, địa chỉ, mã số) của các doanh nghiệp chế biến thủy sản được phép xuất khẩu thủy sản vào nước đối tác và thông tin ngay cho bên đối tác chi tiết các sản phẩm không phù hợp với quy định kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh, bao gồm tên, địa chỉ, mã số,

4. Đảm bảo rằng mỗi lô hàng thủy sản xuất khẩu sang nước đối tác phải xuất xứ từ các doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong sản xuất thủy sản; Cơ quan có thẩm quyền của hai bên phải giám sát thường xuyên các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đăng ký xuất khẩu sản phẩm của họ vào nước đối tác để đảm bảo sự tuân thủ hoàn toàn các quy định và yêu cầu vệ sinh t­ương ứng;

5. Đảm bảo mỗi lô hàng thủy sản xuất khẩu sang nước đối tác phải kèm theo chứng thư do Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp, chứng nhận rằng lô hàng thỏa mãn các quy định của nước nhập khẩu về chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản; nội dung chứng thư­ phải phù hợp với yêu cầu của phía đối tác;

6. Khi cần thiết, thông qua đàm phán, hai bên tổ chức các đoàn thanh tra điều kiện an toàn vệ sinh tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đăng ký xuất khẩu sản phẩm của họ vào nước đối tác để đảm bảo sự tuân thủ hoàn toàn các quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản t­ương ứng, và để cùng trao đổi kinh nghiệm kiểm tra điều kiện sản xuất;

7. Trao đổi kết quả Ch­ương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm thủy sản của năm trước và Ch­ương trình kiểm soát dư lượng của năm hiện hành vào đầu tháng 3 hàng năm; Hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong việc kiểm soát các chất độc hại đối với động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi thông qua việc biên soạn và áp dụng Quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP), kiểm soát và công nhận vùng nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh;

8. Xây dựng và đư­a vào hoạt động Hệ thống cảnh báo nhanh đối với các sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước để cung cấp nhanh chóng những thông tin liên quan đến việc cảnh báo hoặc tạm giữ các lô hàng thủy sản vi phạm quy định về chất lượng an toàn vệ sinh, kể cả những thông tin có liên quan từ nước thứ ba;

9. Định kỳ, lần lư­ợt cử các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát dư lượng sang nước đối tác để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm; các nhóm kiểm nghiệm viên sang nước đối tác để trao đổi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong việc lấy mẫu và kiểm nghiệm các sản phẩm thủy sản;

10. Tổ chức nhóm công tác tới nước đối tác để đánh giá năng lực phòng kiểm nghiệm trong việc kiểm tra các chỉ tiêu an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản theo luật pháp của hai nước và các tiêu chuẩn của ủy ban Codex (CAC), và việc sử dụng những đánh giá này để xem xét việc miễn kiểm tra các sản phẩm thủy sản nhập khẩu đã được các phòng kiểm nghiệm này kiểm tra và cấp chứng th­ư; Tổ chức ch­ương trình kiểm nghiệm thành thạo để đánh giá năng lực t­ương đ­ương của các phòng kiểm nghiệm của hai bên;

11. Phối hợp tổ chức các chuyến công tác khảo sát sang nước đối tác, có sự tham gia của các cán bộ và/hoặc chuyên gia để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý và đàm phán kỹ thuật; Trao đổi để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong kiểm tra và kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước;

12. Các hoạt động hợp tác của hai bên sẽ phải phù hợp với nguyên tắc của các Hiệp định WTO/SPS/TBT phải đảm bảo các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh sẽ có ảnh hưởng ít nhất đến th­ương mại.

Điều 5. Thông tin có liên quan do bên đối tác cung cấp không được tiết lộ cho bên thứ ba khi không được sự cho phép của đối tác. Hai bên sẽ cử 1 - 2 chuyên viên làm đầu mối liên hệ, thông báo cho nhau những cách thức liên hệ thuận tiện như điện thoại, fax và địa chỉ email để đảm bảo có thể chuyển nhanh các thông tin liên quan.

Điều 6. Bên cử cán bộ và/hoặc chuyên gia sang nước đối tác sẽ chịu toàn bộ chi phí đi lại quốc tế, ăn ở có liên quan. Bên đón tiếp sẽ cung cấp cho đoàn công tác những điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động hợp tác tại nước sở tại.

Điều 7. Thỏa thuận này không ph­ương hại đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định tại những thỏa thuận hoặc hiệp ước đã ký kết với bất kỳ một nước thứ ba.

Điều 8. Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký và tiếp tục có hiệu lực trong thời hạn đẩu là 5 năm. Thỏa thuận này  sẽ được mặc nhiên gia hạn trong từng thời hạn 5 năm tiếp theo trừ khi một trong hai bên thông báo cho bên kia bằng văn bản trước 6 tháng về ý định chấm dứt hiệu lực thỏa thuận này.

Điều 9. Khi Thỏa thuận này chấm dứt hiệu lực, ch­ương trình hợp tác đang thực hiện nh­ưng chưa hoàn thành sẽ vẫn được tiếp tục cho tới khi hoàn thành.

Điều 10. Thỏa thuận này sẽ được sửa đổi hoặc bổ sung theo sự thỏa thuận của hai bên.

Làm tại Hà Nội, Việt Nam ngày 07 tháng 10 năm 2004, thành 2 bản gốc mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau trong quá trình thực hiện thỏa thuận, bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm căn cứ./.

 

ĐẠI DIỆN TỔNG CỤC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG, KIỂM NGHIỆM VÀ KIỂM DỊCH (AQSIQ) NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG



Cát Chí Vinh

ĐẠI DIỆN BỘ THỦY SẢN (MOFI) NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN





Nguyễn Thị Hồng Minh


 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hiệp định số 92/2004/LPQT về viện trợ hàng hóa nông nghiệp theo đạo luật Lương thực vì sự tiến bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

  • Số hiệu: 92/2004/LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 07/10/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
  • Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 25 đến số 26
  • Ngày hiệu lực: 23/08/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản