Chính phủ Brunei Darassulam, Cộng hoà Indonesia, Malaysia, Cộng hoà Philippines, Cộng hoà Singapore, Vương quốc Thái Lan, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các Nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi là ASEAN);
Thừa nhận Tuyên bố Singapore, trong đó nêu rõ ASEAN sẽ tiến lên một mức độ hợp tác kinh tế cao hơn nhằm đảm bảo hoà bình và thịnh vượng trong khu vực;
Nhắc lại rằng tại Hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Singapore ngày 27-28/1/1992, những Người Lãnh đạo các Chính phủ đã tuyên bố rằng Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) sẽ được thiết lập trong khu vực này;
Ghi nhận rằng Hiệp định khung về việc Đẩy mạnh Hợp tác Kinh tế ASEAN ký kết tại Singapore ngày 28/1/1998 nêu rõ các nước thành viên ASEAN sẽ khai thác thêm nhiều biện pháp hợp tác biên giới cũng như giữa các khu vực không có chung biên giới nhằm bổ sung cho tiến trình tự do hoá thương mại;
Thừa nhận rằng việc hợp tác trong nội bộ khu vực ASEAN sẽ đảm bảo một khuôn khổ mậu dịch tự do cho thương mại dịch vụ, điều này sẽ củng cố và đẩy mạnh thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên ASEAN;
Mong muốn huy động các khu vực tư nhân trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế của các Nước thành viên ASEAN nhằm cải thiện hiệu quả và khả năng cạnh tranh lĩnh vực công nghiệp dịch vụ của các nước;
Nhắc lại những cam kết của các nước với các quy tắc và điều khoản của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ ( sau đây gọi là GATS) và ghi nhận rằng Điều 5 của GATS cho phép thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các thành viên của một hiệp ước hội nhập kinh tế;
Khẳng định rằng các Nước thành viên ASEAN sẽ mở rộng tới một mức ưu tiên nữa trong thương mại dịch vụ;
Đã thoả thuận như sau:
Mục tiêu của các Quốc gia Thành viên tại Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (sau đây gọi là "Hiệp định Khung") là:
(a) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ giữa các Quốc gia Thành viên nhằm nâng cao tính hiệu quả và cạnh tranh, đa dạng hoá năng lực sản xuất, cung cấp và phân phối dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài ASEAN;
(b) xoá bỏ đáng kể các hạn chế đối với thương mại dịch vụ giữa các Quốc gia Thành viên;
(c) tự do hoá thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và phạm vi tự do hoá vượt trên các cam kết mà các Quốc gia Thành viên đã cam kết tại GATS với mục đích thực hiện một khu vực thương mại tự do về dịch vụ.
1. Tất cả các Quốc gia Thành viên sẽ tham gia vào các thoả thuận hợp tác theo Hiệp định Khung này. Tuy nhiên, nhận thức rõ Khoản 3 Điều I của Hiệp định Khung về Tăng cường Hợp tác Kinh tế ASEAN, hai hoặc một số Quốc gia Thành viên có thể thực hiện trước nếu các Quốc gia Thành viên khác chưa sẵn sàng thực hiện các thoả thuận đó.
2. Các Quốc gia Thành viên sẽ củng cố và tăng cường các nỗ lực hợp tác hiện tại trong các lĩnh vực dịch vụ và phát triển hợp tác trong các lĩnh vực chưa có trong các thoả thuận hiện tại, thông qua, ngoài các biện phác khác:
(a) việc xây dựng và cải tiến cơ sở hạ tầng;
(b) các thoả thuận về sản xuất, tiếp thị và mua bán;
(c) nghiên cứu và phát triển; và
(d) trao đổi thông tin.
3. Các Quốc gia Thành viên sẽ xác định các lĩnh vực hợp tác và xây dựng các Kế hoạch Hành động, Chương trình và Ghi nhớ nhằm quy định chi tiết về tính chất và mức độ hợp tác.
Theo Điều I(c), các Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ trong một số đáng kể các lĩnh vực trong một khoảng thời gian hợp lý bằng cách:
(a) xoá bỏ đáng kể các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường hiện tại giữa các Quốc gia Thành viên; và
(b) cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường mới hoặc có tính chất hạn chế và phân biệt đối xử hơn.
Điều 4 :Đàm phán về các cam kết cụ thể
1. Các Quốc gia Thành viên sẽ tiến hành đàm phán về các biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại trong các lĩnh vực cụ thể. Các cuộc đàm phán như vậy sẽ hướng tới đạt được các cam kết vượt trên các cam kết đã được đưa vào danh mục cam kết cụ thể theo GATS của mỗi Quốc gia Thành viên, và các Quốc gia Thành viên sẽ dành cho nhau đối xử ưu đãi đối với các cam kết đó trên cơ sở MFN.
2. Mỗi Quốc gia Thành viên sẽ đưa ra các cam kết cụ thể theo Khoản 1 trong một danh mục.
3. Các quy định của Hiệp định Khung sẽ không ngăn cản bất kỳ một Quốc gia Thành viên trong việc dành các ưu đãi hoặc lợi thế cho các nước kề cận nhằm tạo điều kiện cho những trao đổi có giới hạn các dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ tại chỗ trong các vùng biên giới liền kề.
1. Mỗi Quốc gia Thành viên có thể công nhận trình độ giáo dục hoặc kinh nghiệm nhận được, các yêu cầu đã được thoả mãn, hoặc các giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã được cấp tại một Quốc gia Thành viên khác, để sử dụng cho mục đích cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận nhà cung cấp dịch vụ. Việc công nhận như vậy có thể dựa trên cơ sở một hiệp định hoặc thoả thuận với Quốc gia Thành viên có liên quan, hoặc có thể được thực hiện trên cơ sở tự quyết.
2. Không có bất kỳ điểm nào trong Khoản 1 được hiểu là yêu cầu bất kỳ một Quốc gia Thành viên phải chấp nhận hoặc phải tham gia các hiệp định và thoả thuận công nhận lẫn nhau như vậy.
Các lợi ích của Hiệp định Khung này sẽ không áp dụng đối với một nhà cung cấp dịch vụ là tự nhiên nhân của một Quốc gia không phải là Thành viên ASEAN, hoặc một pháp nhân do các cá nhân không thuộc các Quốc gia Thành viên sở hữu hoặc kiểm soát, được thành lập theo luật của một Quốc gia Thành viên nhưng không có các hoạt động kinh doanh đáng kể trên lãnh thổ của một (các) Quốc gia Thành viên.
1. Nghị định thư về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp của ASEAN nói chung sẽ được dẫn chiếu và áp dụng đối với các tranh chấp nảy sinh từ, hoặc bất kỳ sự khác biệt giữa các Quốc gia Thành viên có liên quan đến sự giải thích hoặc áp dụng Hiệp định Khung này hoặc các thoả thuận khác xây dựng theo Hiệp định này.
2. Một cơ cấu giải quyết tranh chấp cụ thể có thể được thiết lập vì mục đích của Hiệp định Khung này, và sẽ tạo thành một bộ phận cấu thành của Hiệp định Khung này.
Điều 8 :Các hiệp định và thoả thuận bổ trợ
Các Danh mục cam kết cụ thể và các Bản Ghi nhớ phát sinh từ các cuộc đàm phán theo Hiệp định Khung này và bất kỳ một hiệp định hoặc thoả thuận, các Kế hoạch hành động và các Chương trình phát sinh theo Hiệp định Khung này sẽ tạo thành bộ phận cấu thành của Hiệp định Khung này.
1. Hiệp định Khung này hoặc bất kỳ một hành động được thực hiện theo Hiệp định Khung sẽ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các Quốc gia Thành viên tại các hiệp định hiện tại mà họ là thành viên.
2. Không có bất kỳ điều nào trong Hiệp định Khung này ảnh hưởng tới quyền của các Quốc gia Thành viên tham gia vào các hiệp định khác không trái với các nguyên tắc, mục đích và nội dung của Hiệp định Khung này.
3. Sau khi ký Hiệp định khung này, các Quốc gia Thành viên sẽ thông báo ngay cho Ban Thư ký ASEAN về các hiệp định có liên quan đến hoặc ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ mà họ là một bên ký kết.
Điều 10 :Sửa đổi Danh mục Cam kết Cụ thể
1. Một Quốc gia Thành viên có thể sửa đổi hoặc rút lại bất kỳ một cam kết trong Danh mục cam kết cụ thể của mình vào bất kỳ thời điểm nào sau 3 năm kể từ ngày cam kết đó có hiệu lực, với điều kiện:
(a) Quốc gia Thành viên đó thông báo cho các Quốc gia Thành viên khác và Ban Thư ký ASEAN về ý định sửa đổi hoặc rút lại một cam kết 3 tháng trước ngày dự định thực hiện sửa đổi hoặc rút lại đó; và
(b) Quốc gia Thành viên đó tiến hành đàm phán với Quốc gia Thành viên bị ảnh hưởng để thống nhất về sự điều chỉnh đền bù cần thiết.
2. Để đạt được sự điều chỉnh đền bù, các Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo rằng mức lợi thế chung của cam kết không kém thuận lợi hơn so với mức đã được dành tại danh mục cam kết cụ thể trước khi có các cuộc đàm phán như thế.
3. Điều chỉnh đền bù sẽ được thực hiện trên cơ sở MFN đốivới tất cả các Quốc gia Thành viên khác.
4. SEOM, được sự phê duyệt của AEM, có thể xây dựng các thủ tục bổ xung để thực hiện Điều này.
1. SEOM sẽ thực hiện chức năng tạo điều kiện cho sự hoạt động của Hiệp định Khung này và phát triển mục tiêu của nó, kể cả việc tổ chức thực hiện đàm phán, rà soát và giám sát việc thực hiện Hiệp định Khung này.
2. Ban Thư ký ASEAN sẽ hỗ trợ SEOM trong việc thực hiện chức năng của mình, kể cả việc dành hỗ trợ cho việc giám sát, điều phối và rà soát việc thực hiện Hiệp định Khung này.
Các quy định của Hiệp định Khung này có thể được sửa đổi thông qua sự nhất trí của tất cả các Quốc gia Thành viên và các sửa đổi đó sẽ có hiệu lực khi được tất cả các Quốc gia Thành viên chấp thuận.
Điều 13 :Gia nhập của các Thành viên mới
Các Thành viên mới của ASEAN sẽ gia nhập Hiệp định Khung này trên cơ sở các điều khoản và điều kiện được thống nhất giữa họ và các bên ký kết Hiệp định Khung này.
1. Các điều khoản, điều kiện và các quy định khác của GATS sẽ được dẫn chiếu và áp dụng đối với các vấn đề nảy sinh tại Hiệp định này nhưng chưa được quy định bằng một điều khoản cụ thể nào.
2. Hiệp định Khung này sẽ được lưu chiểu cho tổng Thư ký ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN sẽ gửi ngay tới mỗi Quốc gia Thành viên một bản sao đã chứng thực.
3. Hiệp định Khung này sẽ có hiệu lực kể từ ngày Chính phủ tất cả các Quốc gia Thành viên nộp văn bản phê chuẩn hoặc chấp thuận cho Tổng Thư ký ASEAN.
Với sự làm chứng đầy đủ, những người ký tên dưới đây, được sự uỷ nhiệm của các Chính phủ tương ứng, đã ký Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ.
Làm tại Bangkok ngày 15 tháng 12 năm 1995 với một bản duy nhất bằng tiếng Anh.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ký.
Thay mặt Chính phủ Brunây Đaruxalam
Abdul Rahman Taib
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Tài nguyên
Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Inđônêxia
T. Ariwibowo
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại
Thay mặt Chính phủ Malaixia
Rafidah Aziz
Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp
Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Philippin
Rizalino S. Navarro
Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp
Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Xingapo
Yeo Cheow Tong
Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp
Thay mặt Chính phủ Vương quốc Thái Lan
Amnuay Viravan
Phó Thủ tướng
Thay mặt Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lê Văn Triết
Bộ trưởng Bộ Thương mại
- 1Quyết định 62/1999/QĐ-CTN phê chuẩn hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh do Chủ tịch nước ban hành
- 2Quyết định 45/2005/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định khung ASEAN về hội nhập các ngành ưu tiên và các Nghị định thư về hội nhập ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2547/VPCP-QHQT về gói cam kết dịch vụ thứ 8 và Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 62/1999/QĐ-CTN phê chuẩn hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh do Chủ tịch nước ban hành
- 2Quyết định 45/2005/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định khung ASEAN về hội nhập các ngành ưu tiên và các Nghị định thư về hội nhập ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2547/VPCP-QHQT về gói cam kết dịch vụ thứ 8 và Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ do Văn phòng Chính phủ ban hành
Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước ban hành
- Số hiệu: Khôngsố
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 15/12/1995
- Nơi ban hành: Chính phủ các nước, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Lê Văn Triết, RAFIDAH AZIZ, PEHIN DATO ABDUL RAHMAN TAIB
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết