Điều 52 Hiến pháp năm 1959
Uỷ ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Quốc hội có quyền bãi miễn các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Hiến pháp năm 1959
- Số hiệu: 1/SL
- Loại văn bản: Hiến pháp
- Ngày ban hành: 31/12/1959
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Tôn Đức Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 01/01/1960
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt.
- Điều 2. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, thành lập và củng cố do thắng lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cách mạng tháng Tám vẻ vang và Kháng chiến anh dũng, là một nước dân chủ nhân dân.
- Điều 3. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc.
- Điều 4. Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
- Điều 5. Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Điều 6. Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
- Điều 7. Nhà nước nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
- Điều 8. Lực lượng vũ trang của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân.
- Điều 9. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.
- Điều 10. Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.
- Điều 11. ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc.
- Điều 12. Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên.
- Điều 13. Kinh tế hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
- Điều 14. Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân.
- Điều 15. Nhà Nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác.
- Điều 16. Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của nhà tư sản dân tộc.
- Điều 17. Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng tài sản tư hữu để làm rối loạn sinh hoạt kinh tế của xã hội, phá hoại kế hoạch kinh tế Nhà nước.
- Điều 18. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác.
- Điều 19. Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân.
- Điều 20. Chỉ khi nào cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước mới trưng mua, hoặc trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định.
- Điều 21. Lao động là cơ sở để phát triển kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
- Điều 22. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều bình đẳng trước pháp luật.
- Điều 23. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí và những người bị Toà án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử và ứng cử.
- Điều 24. Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
- Điều 25. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.
- Điều 26. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Điều 27. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được bảo đảm. Không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của Toà án nhân dân hoặc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.
- Điều 28. Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật.
- Điều 29. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước. Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường.
- Điều 30. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền làm việc. Nhà nước dựa vào sự phát triển có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân, dần dần mở rộng công việc làm, cải thiện điều kiện lao động và lương bổng, để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó.
- Điều 31. Người lao động có quyền nghỉ ngơi. Nhà nước quy định thời giờ làm việc và chế độ nghỉ ngơi của công nhân và viên chức, mở rộng dần những điều kiện vật chất về nghỉ ngơi và an dưỡng, để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó.
- Điều 32. Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó.
- Điều 33. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền học tập. Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục cưỡng bách, phát triển dần các trường học và cơ quan văn hoá, phát triển các hình thức giáo dục bổ túc văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, tại các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác ở thành thị và nông thôn, để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó.
- Điều 34. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác.
- Điều 35. Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục, thể dục.
- Điều 36. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều.
- Điều 37. Những người nước ngoài vì đấu tranh cho tự do, cho chính nghĩa, cho hoà bình và cho sự nghiệp khoa học mà bị bức hại đều được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho phép trú ngụ.
- Điều 38. Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
- Điều 39. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng, và những quy tắc sinh hoạt xã hội.
- Điều 40. Tài sản công cộng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là thiêng liêng không thể xâm phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng.
- Điều 41. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật.
- Điều 42. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Điều 43. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Điều 44. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Điều 45. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là bốn năm.
- Điều 46. Quốc hội mỗi năm họp hai lần, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập Quốc hội họp bất thường theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của Hội đồng Chính phủ hay của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
- Điều 47. Khi Quốc hội họp thì bầu Chủ tịch đoàn để điều khiển cuộc họp.
- Điều 48. Các đạo luật và các nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp quy định ở Điều 112 của Hiến pháp.
- Điều 49. Các đạo luật phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày sau khi Quốc hội đã thông qua.
- Điều 50. Quốc hội có những quyền hạn sau đây:
- Điều 51. Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội do Quốc hội bầu ra.
- Điều 52. Uỷ ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
- Điều 53. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những quyền hạn sau đây:
- Điều 54. Những nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số uỷ viên biểu quyết tán thành.
- Điều 55. Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội mới bầu xong Uỷ ban thường vụ mới.
- Điều 56. Quốc hội bầu ra Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội. Quốc hội căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban thẩm tra mà quyết định xác nhận tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội.
- Điều 57. Quốc hội thành lập Uỷ ban dự án pháp luật, Uỷ ban kế hoạch và ngân sách, và những uỷ ban khác mà Quốc hội xét thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Điều 58. Nếu Quốc hội nhận thấy cần thiết, và trong thời gian Quốc hội không họp, nếu Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhận thấy cần thiết, thì có thể tổ chức các Uỷ ban điều tra về những vấn đề nhất định. Trong khi Uỷ ban điều tra làm việc, các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân và công dân có nhiệm vụ cung cấp tài liệu cần thiết cho Uỷ ban điều tra.
- Điều 59. Các đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Chính phủ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ.
- Điều 60. Nếu không có sự đồng ý của Quốc hội, và trong thời gian Quốc hội không họp, nếu không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội.
- Điều 61. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về mặt đối nội và đối ngoại.
- Điều 62. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bầu ra. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ ba mươi lăm tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
- Điều 63. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà công bố pháp luật, pháp lệnh; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá; tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm.
- Điều 64. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử đến; căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà phê chuẩn hiệp ước ký với nước ngoài, cử và triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở nước ngoài.
- Điều 65. Chủ tịch nước việt Nam dân chủ cộng hoà thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.
- Điều 66. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.
- Điều 67. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ toạ Hội nghị chính trị đặc biệt.
- Điều 68. Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ, có thể được chủ tịch uỷ nhiệm thay thế Chủ tịch trong từng bộ phận chức quyền.
- Điều 69. Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà làm nhiệm vụ cho đến khi Chủ tịch mới và Phó Chủ tịch mới nhận chức.
- Điều 70. Khi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vì tình hình sức khoẻ mà không làm việc được trong một thời gian dài thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch.
- Điều 71. Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Điều 72. Hội đồng Chính phủ gồm có:
- Điều 73. Hội đồng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật và pháp lệnh mà quy định những biện pháp hành chính, ban bố những nghị định, nghị quyết, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những nghị định, nghị quyết và chỉ thị ấy.
- Điều 74. Hội đồng Chính phủ có những quyền hạn sau đây:
- Điều 75. Thủ tướng Chính phủ chủ toạ Hội đồng Chính phủ và lãnh đạo công tác của Hội đồng Chính phủ. Các Phó thủ tướng giúp thủ tướng, có thể được uỷ nhiệm thay Thủ tướng khi Thủ tướng vắng mặt.
- Điều 76. Các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ lãnh đạo công tác của ngành mình dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng Chính phủ.
- Điều 77. Trong khi thi hành chức vụ, các thành viên của Hội đồng Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi trái với Hiến pháp và pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước hay là cho nhân dân.
- Điều 78. Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phân định như sau:
- Điều 79. Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
- Điều 80. Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
- Điều 81. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương là ba năm.
- Điều 82. Hội đồng nhân dân bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước ở địa phương; đặt kế hoạch xây dựng kinh tế, văn hoá và những sự nghiệp lợi ích công cộng ở địa phương; xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của địa phương; duy trì trật tự và an ninh ở địa phương, bảo vệ tài sản công cộng, bảo hộ quyền lợi của công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.
- Điều 83. Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên, Hội đồng nhân dân ra những nghị quyết thi hành ở địa phương.
- Điều 84. Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban hành chính và có quyền bãi miễn các thành viên của Uỷ ban hành chính.
- Điều 85. Hội đồng nhân dân có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban hành chính cấp mình; có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và những quyết định không thích đáng của Uỷ ban hành chính cấp dưới trực tiếp.
- Điều 86. Hội đồng nhân dân các cấp có quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng. Nghị quyết giải tán phải được Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán phải được Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn trước khi thi hành.
- Điều 87. Uỷ ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân địa phương, là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương.
- Điều 88. Uỷ ban hành chính gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, uỷ viên thư ký và các uỷ viên.
- Điều 89. Uỷ ban hành chính các cấp quản lý công tác hành chính của địa phương; chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình và nghị quyết, mệnh lệnh của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
- Điều 90. Uỷ ban hành chính các cấp lãnh đạo công tác của các ngành thuộc quyền mình và của các Uỷ ban hành chính cấp dưới.
- Điều 91. Uỷ ban hành chính các cấp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp mình và trước cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp.
- Điều 92. Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các khu tự trị phải căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp quy định ở trên.
- Điều 93. Trong những khu vực tự trị có nhiều dân tộc sống xen lẫn, Hội đồng nhân dân sẽ có số đại biểu thích đáng của các dân tộc.
- Điều 94. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các khu tự trị chiếu theo phạm vi quyền hạn tự trị do pháp luật quy định mà đặt kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá thích hợp với tình hình địa phương, quản lý tài chính, tổ chức các lực lượng dân quân tự vệ và công an của địa phương.
- Điều 95. Trong phạm vi quyền hạn tự trị, Hội đồng nhân dân các khu tự trị có thể chiếu theo những đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá của các dân tộc ở địa phương mà đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
- Điều 96. Cơ quan Nhà nước cấp trên phải bảo đảm cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các khu vực tự trị sử dụng quyền tự trị và giúp đỡ các dân tộc thiểu số tiến hành thuận lợi việc xây dựng chính trị, kinh tế và văn hoá của mình.
- Điều 97. Toà án nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Điều 98. Các Toà án nhân dân thực hành chế độ thẩm phán bầu theo quy định của pháp luật.
- Điều 99. Việc xét xử ở các Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
- Điều 100. Khi xét xử, Toà án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Điều 101. Việc xét xử tại các Toà án nhân dân đều công khai, trừ những trường hợp đặc biệt do luật định.
- Điều 102. Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thuộc các dân tộc thiểu số có thể dùng tiếng nói và chữ viết của mình trước Toà án.
- Điều 103. Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Điều 104. Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Các Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân địa phương.
- Điều 105. Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.
- Điều 106. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là năm năm.
- Điều 107. Viện kiểm sát nhân dân các cấp chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Điều 108. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Điều 109. Quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Điều 110. Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ "Việt Nam dân chủ cộng hoà".
- Điều 111. Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Hà Nội.