Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./2021/TT-TANDTC | Hà Nội, ngày tháng năm 2021 |
DỰ THẢO 2 |
|
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến,
Điều 1. Ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày….tháng….năm 2022.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án như sau:
a) Bổ sung cụm từ “Phòng xử án trực tuyến” vào cuối khoản 2.
b) Bổ sung khoản 4 như sau: “Phòng xử án trực tuyến bao gồm: a) Điểm cầu trung tâm; b) Điểm cầu thành phần”.
1. Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh cho Toà án nhân dân tối cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
TỔ CHỨC PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN
(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2021/TT-TANDTC ngày…tháng…năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về phạm vi, nguyên tắc tổ chức; điều kiện; chuẩn bị phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự; vụ án hành chính; vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là vụ án dân sự) trực tuyến.
2. Quy chế này được áp dụng đối với các Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký, công chức Tòa án và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan khi tham gia xét xử trực tuyến.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức phiên tòa trực tuyến
1. Tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và người tham gia tố tụng.
3. Bảo đảm bí mật, an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm các yêu cầu về trật tự, sự tôn nghiêm của Tòa án; bảo đảm việc xét xử, giải quyết được tiến hành công khai, bình đẳng, dân chủ, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật.
Điều 3. Từ ngữ được sử dụng trong Quy chế
1. Phiên tòa trực tuyến là việc tổ chức phiên tòa xét xử vụ án theo trình tự luật định có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại các điểm cầu, nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia tất cả trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng trực diện, liên tục, công khai, có sự chứng kiến của các chủ thể vào cùng một thời điểm.
2. Điểm cầu trung tâm: là không gian tổ chức phiên tòa xét xử vụ án tại trụ sở Tòa án hoặc địa điểm do Tòa án lựa chọn, được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án, có sự tham gia của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm các yêu cầu về trang thiết bị công nghệ hỗ trợ tổ chức phiên tòa trực tuyến.
3. Điểm cầu thành phần: là không gian tổ chức phiên tòa xét xử vụ án do Tòa án tổ chức hoặc chấp nhận, có sự tham gia của một số chủ thể tham gia tố tụng và được tổ chức theo quy định của Thông tư này.
Điều 4. Phạm vi mở phiên tòa trực tuyến
1. Xét xử sơ thẩm đối với vụ án hình sự mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, chứng cứ rõ ràng và bị cáo đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án tại cơ sở giam giữ.
2. Xét xử phúc thẩm đối với vụ án hình sự mà bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.
3. Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đối với các vụ án dân sự, hành chính có tính chất đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, các đương sự có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.
Điều 5. Những vụ việc không được mở phiên tòa trực tuyến
Không mở phiên tòa trực tuyến đối với vụ việc quy định tại Điều 4 của Thông tư này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Vụ án hình sự, hành chính, dân sự có tài sản ở nước ngoài.
2. Vụ án hình sự bị cáo bị đưa ra xét xử về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXV, Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.
3. Vụ án hình sự, hành chính, dân sự thuộc trường hợp có thể xét xử kín theo quy định của pháp luật tố tụng.
Điều 6. Điều kiện tổ chức phiên tòa trực tuyến
1. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với vụ án hình sự quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Thông tư này được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị cáo có đơn, cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị đương sự, bị hại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm thì phải có đơn hoặc văn bản đề nghị tổ chức phiên tòa phúc thẩm trực tuyến của đương sự, bị hại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đối với vụ án hình sự còn phải có đề nghị của bị cáo, cơ sở giam giữ.
b) Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng có văn bản đồng ý xét xử trực tuyến.
c) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Thông tư này.
2. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với vụ án hành chính, dân sự định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Các đương sự có đơn đề nghị mở phiên tòa trực tuyến.
b) Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng có văn bản đồng ý mở phiên tòa trực tuyến.
c) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 7, Điều 8 của Thông tư này.
Điều 7. Yêu cầu đối với các điểm cầu
1. Điểm cầu trung tâm
Phòng xử án tại điểm cầu trung tâm được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về Phòng xử án và bảo đảm các yêu cầu cụ thể như sau:
a) Phòng xử án phải được trang bị hệ thống trực tuyến bao gồm trang thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin riêng biệt với trang thiết bị công nghệ thông tin thông thường khác của Tòa án.
b) Phòng xử án phải trang bị các thiết bị phục vụ phiên tòa trực tuyến như sau: Hệ thống chiếu sáng; Hệ thống đường truyền và thiết bị mạng; Hệ thống âm thanh (loa, mic, tăng âm, bộ trộn âm thanh); Thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần phiên tòa trực tuyến; Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình trực tuyến; Thiết bị Camera ghi hình toàn bộ diễn biến Phòng xử án; Thiết bị lưu trữ dữ liệu; Máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; Thiết bị lưu điện.
2. Điểm cầu thành phần đối với phiên tòa trực tuyến tối đa không quá 03 điểm cầu và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Đối với phiên tòa hành chính, dân sự phải bảo đảm không gian tại điểm cầu lịch sự, nghiêm túc, yên tĩnh; ánh sáng phù hợp không gian, tránh ngược sáng, màu sắc phản cảm; bảo đảm hình ảnh, không gian xung quanh người tham gia được hiển thị đầy đủ trên màn hình trình chiếu; các thiết bị điện tử phù hợp bảo đảm việc truyền âm thanh và hình ảnh tại phiên tòa được thực hiện rõ nét, không gián đoạn.
b) Đối với phiên tòa xét xử vụ án hình sự mà điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; Phải được bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tương ứng như tại điểm cầu trung tâm; Bố trí bục khai báo cho bị cáo. Đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi thì việc bố trí vị trí cho bị cáo, người đại diện, người bào chữa phù hợp với quy định về Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Trường hợp có người tham gia tố tụng khác thì phải bố trí vị trí tương ứng như điểm cầu trung tâm.
Điều 8. Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ
1. Về yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cho các điểm cầu phải tuân thủ theo quy định, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an.
2. Việc vận hành, quản lý hệ thống phiên tòa trực tuyến thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 9. Thông báo về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
Dự kiến ít nhất 07 ngày trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải xem xét, đánh giá nếu vụ việc thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến thì giải quyết như sau:
1. Thông báo cho bị cáo, bị hại, đương sự, cơ sở giam giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc gửi văn bản đề nghị của mình về ý kiến mở phiên tòa trực tuyến đến Tòa án.
2. Sau khi bị cáo, bị hại, đương sự, cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị mở phiên tòa trực tuyến, Tòa án gửi văn bản dự kiến tổ chức phiên tòa trực tuyến đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để có ý kiến.
Văn bản dự kiến tổ chức phiên tòa trực tuyến nêu rõ cơ sở đề nghị và đề nghị Viện kiểm sát trong thời hạn 03 ngày làm việc có ý kiến về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
3. Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu Viện kiểm sát có văn bản đồng ý. Quyết định này ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật tố tụng và phải ghi rõ phiên tòa được tổ chức trực tuyến; điểm cầu trung tâm và điểm cầu thành phần.
Điều 10. Triệu tập tham gia phiên tòa trực tuyến
1. Tòa án có thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ án triệu tập người tham gia tố tụng ghi rõ phiên tòa được tổ chức trực tuyến và địa điểm tham gia.
2. Ngoài việc gửi giấy triệu tập cho bị hại, đương sự, Tòa án gửi kèm theo một số yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
Điều 11. Phối hợp chuẩn bị phiên tòa trực tuyến
1. Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án hình sự, hành chính, dân sự phối hợp với cơ quan có liên quan bố trí, chuẩn bị điểm cầu thành phần trực tuyến bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này. Chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến, điểm cầu trung tâm phải tổ chức kết nối xong với các điểm cầu thành phần kiểm tra kỹ thuật bảo đảm các điểm cầu đều nhìn thấy hình ảnh và nghe rõ âm thanh của nhau; các chức năng bật/tắt âm thanh đặt ở chế độ sẵn sàng hoạt động.
2. Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án hình sự, hành chính, dân sự phải thông báo cho Tòa án hoặc cơ sở giam giữ tham gia hỗ trợ tổ chức phiên tòa trực tuyến tại điểm cầu thành phần; đương sự, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại biết về tài khoản, mật khẩu để kết nối với hệ thống trực tuyến của Tòa án trong trường hợp họ không tham gia phiên tòa tại điểm cầu trung tâm; điểm cầu thành phần phải bảo đảm các điều kiện kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 Điều 7, khoản 1 Điều 8 của Thông tư này; phối hợp với điểm cầu trung tâm kiểm tra kỹ thuật, chất lượng tín hiệu hình ảnh, âm thanh của hệ thống trực tuyến và kết nối xong chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến.
1. Tại điểm cầu trung tâm, thành phần tham gia gồm Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử vụ án/Kiểm sát viên kiểm sát việc xét xử, giải quyết vụ việc, đương sự, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác (nếu có).
Trường hợp phiên tòa được tổ chức công khai thì Tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cá nhân, cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tại điểm cầu thành phần
a) Đối với vụ án hình sự, điểm cầu thành phần được đặt tại cơ sở giam giữ có thành phần tham gia gồm bị cáo; người bào chữa; cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ và Kiểm sát viên (nếu có). Trường hợp bị cáo là người dưới 18 tuổi thì bố trí người đại diện hợp pháp tham gia tại điểm cầu này, trừ trường hợp họ đề nghị tham gia tại điểm cầu trung tâm.
Trường hợp phiên tòa xét xử phúc thẩm không thể bố trí điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ thì có thể đặt tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở giam giữ. Thành phần tham gia gồm bị cáo, bị hại, đương sự; người tham gia tố tụng khác; công chức Tòa án nhân dân huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở giam giữ hỗ trợ tổ chức phiên tòa; Kiểm sát viên (nếu có); cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ; cảnh sát hỗ trợ tư pháp (nếu thấy cần thiết).
b) Đối với vụ án hành chính, dân sự điểm cầu thành phần được đặt tại nơi đương sự lựa chọn được Tòa án chấp nhận.Thành phần tham gia gồm đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có).
3. Đối với vụ việc có người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì họ tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí.
Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự không thể tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận thì phải có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tham gia phiên tòa tại điểm cầu mình tự bố trí. Điểm cầu thành phần của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 7, khoản 1 Điều 8 của Thông tư này.
Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quyền trao đổi với bị cáo, bị hại, đương sự khi được Chủ tọa phiên tòa đồng ý.
Điều 13. Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến
1. Tuân thủ quy định nội quy Phòng xử án.
2. Luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở carema; tắt âm thanh micro, trừ trường hợp được yêu cầu phát biểu.
3. Không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa.
4. Người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép; không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh hoặc phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng.
5. Đương sự, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên tòa trực tuyến phải xuất trình giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/thẻ luật sư/thẻ trợ giúp viên pháp lý để đối chiếu.
Trường hợp đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền còn phải xuất trình văn bản ủy quyền.
Điều 14. Trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa trực tuyến
1. Trình tự, thủ tục phiên tòa trực tuyến thực hiện như phiên tòa thông thường theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
2. Một số yêu cầu cần thực hiện tại phiên tòa trực tuyến như sau:
a) Tòa án kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên tòa thông qua so sánh trực tuyến các giấy tờ tùy thân hoặc thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại điểm cầu thành phần thì công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ phiên tòa phải kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập và thông báo cho Thư ký phiên tòa.
Đối với phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính, dân sự tại điểm cầu thành phần của trụ sở Tòa án đã xét xử, giải quyết sơ thẩm thì công chức Tòa án hỗ trợ phiên tòa phải kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập và thông báo cho Thư ký phiên tòa.
b) Khi khai mạc, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải phổ biến thêm việc xét xử trực tuyến vẫn đảm bảo các trình tự, thủ tục tố tụng; các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại, đương sự vẫn được thực hiện theo quy định pháp luật tố tụng.
c) Trường hợp người tham gia tố tụng tại điểm cầu thành phần cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ thì thực hiện như sau:
Đối với vụ án hình sự thì công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ tiếp nhận, thực hiện sao chụp theo hình thức dữ liệu điện tử và gửi cho Hội đồng xét xử. Công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ lập biên bản tiếp nhận tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 253 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Sau khi kết thúc phiên tòa phải chuyển ngay biên bản kèm tài liệu, chứng cứ cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Đối với vụ án hành chính, dân sự thì họ tự sao chụp theo hình thức dữ liệu điện tử và gửi cho Hội đồng xét xử. Việc giao nộp chứng cứ, tài liệu thực hiện theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 83 của Luật Tố tụng hành chính.
Chủ tọa phiên tòa phải công bố, xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ này sau khi nhận được bản sao chụp tài liệu, chứng cứ.
d) Phiên tòa trực tuyến phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh dưới dạng dữ liệu điện tử.
đ) Biên bản phiên tòa tuân thủ biểu mẫu theo quy định của pháp luật tố tụng. Ghi rõ phiên tòa diễn ra tại các điểm cầu nào; ghi rõ họ, tên Kiểm sát viên, công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần.
e) Bản án, quyết định của Tòa án phải tuân thủ biểu mẫu theo quy định của pháp luật tố tụng. Phần mở đầu của bản án, quyết định của Tòa án phải ghi rõ phiên tòa diễn ra tại các điểm cầu nào; ghi rõ họ, tên Kiểm sát viên, công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần.
3. Xác định tư cách tham gia tố tụng của Kiểm sát viên, công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần với tư cách “Người tham gia tố tụng khác”.
Điều 15. Xử lý một số tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa
1. Trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền, mất điện hoặc sự cố khác làm phiên tòa không thể tiếp tục được thì Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ thông báo quyết định tạm ngừng phiên tòa cho những người tham gia tại điểm cầu thành phần.
2. Trường hợp đến ngày mở lại phiên tòa mà vẫn không thể tổ chức được thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Tòa án xem xét, quyết định việc mở lại phiên tòa theo hình thức trực tuyến hoặc theo hình thức thông thường theo quy định của pháp luật./.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./2021/TT-TANDTC | Hà Nội, ngày tháng năm 2021 |
DỰ THẢO 2 |
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến,
Điều 1. Ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày….tháng….năm 2022.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án như sau:
a) Bổ sung cụm từ “Phòng xử án trực tuyến” vào cuối khoản 2.
b) Bổ sung khoản 4 như sau: “Phòng xử án trực tuyến bao gồm: a) Điểm cầu trung tâm; b) Điểm cầu thành phần”.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh cho Toà án nhân dân tối cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN
(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2021/TT-TANDTC ngày…tháng…năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về phạm vi, nguyên tắc tổ chức; điều kiện; chuẩn bị phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự; vụ án hành chính; vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là vụ án dân sự) trực tuyến.
2. Quy chế này được áp dụng đối với các Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký, công chức Tòa án và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan khi tham gia xét xử trực tuyến.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức phiên tòa trực tuyến
1. Tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự và người tham gia tố tụng.
3. Bảo đảm bí mật, an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm các yêu cầu về trật tự, sự tôn nghiêm của Tòa án; bảo đảm việc xét xử, giải quyết được tiến hành công khai, bình đẳng, dân chủ, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật.
Điều 3. Từ ngữ được sử dụng trong Quy chế
1. Phiên tòa trực tuyến là việc tổ chức phiên tòa xét xử vụ án theo trình tự luật định có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại các điểm cầu, nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia tất cả trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng trực diện, liên tục, công khai, có sự chứng kiến của các chủ thể vào cùng một thời điểm.
2. Điểm cầu trung tâm: là không gian tổ chức phiên tòa xét xử vụ án tại trụ sở Tòa án hoặc địa điểm do Tòa án lựa chọn, được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án, có sự tham gia của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm các yêu cầu về trang thiết bị công nghệ hỗ trợ tổ chức phiên tòa trực tuyến.
3. Điểm cầu thành phần: là không gian tổ chức phiên tòa xét xử vụ án do Tòa án tổ chức hoặc chấp nhận, có sự tham gia của một số chủ thể tham gia tố tụng và được tổ chức theo quy định của Thông tư này.
Điều 4. Phạm vi mở phiên tòa trực tuyến
1. Xét xử sơ thẩm đối với vụ án hình sự mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, chứng cứ rõ ràng và bị cáo đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án tại cơ sở giam giữ.
2. Xét xử phúc thẩm đối với vụ án hình sự mà bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.
3. Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đối với các vụ án dân sự, hành chính có tính chất đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, các đương sự có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.
Điều 5. Những vụ việc không được mở phiên tòa trực tuyến
Không mở phiên tòa trực tuyến đối với vụ việc quy định tại Điều 4 của Thông tư này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Vụ án hình sự, hành chính, dân sự có tài sản ở nước ngoài.
2. Vụ án hình sự bị cáo bị đưa ra xét xử về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXV, Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.
3. Vụ án hình sự, hành chính, dân sự thuộc trường hợp có thể xét xử kín theo quy định của pháp luật tố tụng.
Điều 6. Điều kiện tổ chức phiên tòa trực tuyến
1. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với vụ án hình sự quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 của Thông tư này được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị cáo có đơn, cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị đương sự, bị hại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm thì phải có đơn hoặc văn bản đề nghị tổ chức phiên tòa phúc thẩm trực tuyến của đương sự, bị hại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đối với vụ án hình sự còn phải có đề nghị của bị cáo, cơ sở giam giữ.
b) Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng có văn bản đồng ý xét xử trực tuyến.
c) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Thông tư này.
2. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với vụ án hành chính, dân sự định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Các đương sự có đơn đề nghị mở phiên tòa trực tuyến.
b) Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng có văn bản đồng ý mở phiên tòa trực tuyến.
c) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 7, Điều 8 của Thông tư này.
Điều 7. Yêu cầu đối với các điểm cầu
1. Điểm cầu trung tâm
Phòng xử án tại điểm cầu trung tâm được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về Phòng xử án và bảo đảm các yêu cầu cụ thể như sau:
a) Phòng xử án phải được trang bị hệ thống trực tuyến bao gồm trang thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin riêng biệt với trang thiết bị công nghệ thông tin thông thường khác của Tòa án.
b) Phòng xử án phải trang bị các thiết bị phục vụ phiên tòa trực tuyến như sau: Hệ thống chiếu sáng; Hệ thống đường truyền và thiết bị mạng; Hệ thống âm thanh (loa, mic, tăng âm, bộ trộn âm thanh); Thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần phiên tòa trực tuyến; Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình trực tuyến; Thiết bị Camera ghi hình toàn bộ diễn biến Phòng xử án; Thiết bị lưu trữ dữ liệu; Máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; Thiết bị lưu điện.
2. Điểm cầu thành phần đối với phiên tòa trực tuyến tối đa không quá 03 điểm cầu và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Đối với phiên tòa hành chính, dân sự phải bảo đảm không gian tại điểm cầu lịch sự, nghiêm túc, yên tĩnh; ánh sáng phù hợp không gian, tránh ngược sáng, màu sắc phản cảm; bảo đảm hình ảnh, không gian xung quanh người tham gia được hiển thị đầy đủ trên màn hình trình chiếu; các thiết bị điện tử phù hợp bảo đảm việc truyền âm thanh và hình ảnh tại phiên tòa được thực hiện rõ nét, không gián đoạn.
b) Đối với phiên tòa xét xử vụ án hình sự mà điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; Phải được bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tương ứng như tại điểm cầu trung tâm; Bố trí bục khai báo cho bị cáo. Đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi thì việc bố trí vị trí cho bị cáo, người đại diện, người bào chữa phù hợp với quy định về Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Trường hợp có người tham gia tố tụng khác thì phải bố trí vị trí tương ứng như điểm cầu trung tâm.
Điều 8. Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ
1. Về yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cho các điểm cầu phải tuân thủ theo quy định, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an.
2. Việc vận hành, quản lý hệ thống phiên tòa trực tuyến thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
Chương II
CHUẨN BỊ PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN
Điều 9. Thông báo về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến
Dự kiến ít nhất 07 ngày trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải xem xét, đánh giá nếu vụ việc thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến thì giải quyết như sau:
1. Thông báo cho bị cáo, bị hại, đương sự, cơ sở giam giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc gửi văn bản đề nghị của mình về ý kiến mở phiên tòa trực tuyến đến Tòa án.
2. Sau khi bị cáo, bị hại, đương sự, cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị mở phiên tòa trực tuyến, Tòa án gửi văn bản dự kiến tổ chức phiên tòa trực tuyến đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để có ý kiến.
Văn bản dự kiến tổ chức phiên tòa trực tuyến nêu rõ cơ sở đề nghị và đề nghị Viện kiểm sát trong thời hạn 03 ngày làm việc có ý kiến về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
3. Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu Viện kiểm sát có văn bản đồng ý. Quyết định này ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật tố tụng và phải ghi rõ phiên tòa được tổ chức trực tuyến; điểm cầu trung tâm và điểm cầu thành phần.
Điều 10. Triệu tập tham gia phiên tòa trực tuyến
1. Tòa án có thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ án triệu tập người tham gia tố tụng ghi rõ phiên tòa được tổ chức trực tuyến và địa điểm tham gia.
2. Ngoài việc gửi giấy triệu tập cho bị hại, đương sự, Tòa án gửi kèm theo một số yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
Điều 11. Phối hợp chuẩn bị phiên tòa trực tuyến
1. Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án hình sự, hành chính, dân sự phối hợp với cơ quan có liên quan bố trí, chuẩn bị điểm cầu thành phần trực tuyến bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này. Chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến, điểm cầu trung tâm phải tổ chức kết nối xong với các điểm cầu thành phần kiểm tra kỹ thuật bảo đảm các điểm cầu đều nhìn thấy hình ảnh và nghe rõ âm thanh của nhau; các chức năng bật/tắt âm thanh đặt ở chế độ sẵn sàng hoạt động.
2. Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ án hình sự, hành chính, dân sự phải thông báo cho Tòa án hoặc cơ sở giam giữ tham gia hỗ trợ tổ chức phiên tòa trực tuyến tại điểm cầu thành phần; đương sự, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại biết về tài khoản, mật khẩu để kết nối với hệ thống trực tuyến của Tòa án trong trường hợp họ không tham gia phiên tòa tại điểm cầu trung tâm; điểm cầu thành phần phải bảo đảm các điều kiện kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 Điều 7, khoản 1 Điều 8 của Thông tư này; phối hợp với điểm cầu trung tâm kiểm tra kỹ thuật, chất lượng tín hiệu hình ảnh, âm thanh của hệ thống trực tuyến và kết nối xong chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến.
Chương III
PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN
Điều 12. Thành phần tham gia
1. Tại điểm cầu trung tâm, thành phần tham gia gồm Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử vụ án/Kiểm sát viên kiểm sát việc xét xử, giải quyết vụ việc, đương sự, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác (nếu có).
Trường hợp phiên tòa được tổ chức công khai thì Tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cá nhân, cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tại điểm cầu thành phần
a) Đối với vụ án hình sự, điểm cầu thành phần được đặt tại cơ sở giam giữ có thành phần tham gia gồm bị cáo; người bào chữa; cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ và Kiểm sát viên (nếu có). Trường hợp bị cáo là người dưới 18 tuổi thì bố trí người đại diện hợp pháp tham gia tại điểm cầu này, trừ trường hợp họ đề nghị tham gia tại điểm cầu trung tâm.
Trường hợp phiên tòa xét xử phúc thẩm không thể bố trí điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ thì có thể đặt tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở giam giữ. Thành phần tham gia gồm bị cáo, bị hại, đương sự; người tham gia tố tụng khác; công chức Tòa án nhân dân huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở giam giữ hỗ trợ tổ chức phiên tòa; Kiểm sát viên (nếu có); cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ; cảnh sát hỗ trợ tư pháp (nếu thấy cần thiết).
b) Đối với vụ án hành chính, dân sự điểm cầu thành phần được đặt tại nơi đương sự lựa chọn được Tòa án chấp nhận.Thành phần tham gia gồm đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có).
3. Đối với vụ việc có người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì họ tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí.
Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự không thể tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận thì phải có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tham gia phiên tòa tại điểm cầu mình tự bố trí. Điểm cầu thành phần của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 7, khoản 1 Điều 8 của Thông tư này.
Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quyền trao đổi với bị cáo, bị hại, đương sự khi được Chủ tọa phiên tòa đồng ý.
Điều 13. Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến
1. Tuân thủ quy định nội quy Phòng xử án.
2. Luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở carema; tắt âm thanh micro, trừ trường hợp được yêu cầu phát biểu.
3. Không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa.
4. Người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép; không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh hoặc phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng.
5. Đương sự, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên tòa trực tuyến phải xuất trình giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/thẻ luật sư/thẻ trợ giúp viên pháp lý để đối chiếu.
Trường hợp đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền còn phải xuất trình văn bản ủy quyền.
Điều 14. Trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa trực tuyến
1. Trình tự, thủ tục phiên tòa trực tuyến thực hiện như phiên tòa thông thường theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
2. Một số yêu cầu cần thực hiện tại phiên tòa trực tuyến như sau:
a) Tòa án kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên tòa thông qua so sánh trực tuyến các giấy tờ tùy thân hoặc thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại điểm cầu thành phần thì công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ phiên tòa phải kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập và thông báo cho Thư ký phiên tòa.
Đối với phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính, dân sự tại điểm cầu thành phần của trụ sở Tòa án đã xét xử, giải quyết sơ thẩm thì công chức Tòa án hỗ trợ phiên tòa phải kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập và thông báo cho Thư ký phiên tòa.
b) Khi khai mạc, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải phổ biến thêm việc xét xử trực tuyến vẫn đảm bảo các trình tự, thủ tục tố tụng; các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại, đương sự vẫn được thực hiện theo quy định pháp luật tố tụng.
c) Trường hợp người tham gia tố tụng tại điểm cầu thành phần cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ thì thực hiện như sau:
Đối với vụ án hình sự thì công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ tiếp nhận, thực hiện sao chụp theo hình thức dữ liệu điện tử và gửi cho Hội đồng xét xử. Công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ lập biên bản tiếp nhận tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 253 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Sau khi kết thúc phiên tòa phải chuyển ngay biên bản kèm tài liệu, chứng cứ cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Đối với vụ án hành chính, dân sự thì họ tự sao chụp theo hình thức dữ liệu điện tử và gửi cho Hội đồng xét xử. Việc giao nộp chứng cứ, tài liệu thực hiện theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 83 của Luật Tố tụng hành chính.
Chủ tọa phiên tòa phải công bố, xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ này sau khi nhận được bản sao chụp tài liệu, chứng cứ.
d) Phiên tòa trực tuyến phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh dưới dạng dữ liệu điện tử.
đ) Biên bản phiên tòa tuân thủ biểu mẫu theo quy định của pháp luật tố tụng. Ghi rõ phiên tòa diễn ra tại các điểm cầu nào; ghi rõ họ, tên Kiểm sát viên, công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần.
e) Bản án, quyết định của Tòa án phải tuân thủ biểu mẫu theo quy định của pháp luật tố tụng. Phần mở đầu của bản án, quyết định của Tòa án phải ghi rõ phiên tòa diễn ra tại các điểm cầu nào; ghi rõ họ, tên Kiểm sát viên, công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần.
3. Xác định tư cách tham gia tố tụng của Kiểm sát viên, công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần với tư cách “Người tham gia tố tụng khác”.
Điều 15. Xử lý một số tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa
1. Trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền, mất điện hoặc sự cố khác làm phiên tòa không thể tiếp tục được thì Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ thông báo quyết định tạm ngừng phiên tòa cho những người tham gia tại điểm cầu thành phần.
2. Trường hợp đến ngày mở lại phiên tòa mà vẫn không thể tổ chức được thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Tòa án xem xét, quyết định việc mở lại phiên tòa theo hình thức trực tuyến hoặc theo hình thức thông thường theo quy định của pháp luật./.
- 1Hướng dẫn 136/HD-TANDTC năm 2017 công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Thông tư 02/2017/TT-TANDTC về Quy chế tổ chức phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 162a/QĐ-TANDTC năm 2020 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhóm biên, phiên dịch của Tòa án nhân dân tối cao
- 1Hướng dẫn 136/HD-TANDTC năm 2017 công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Thông tư 02/2017/TT-TANDTC về Quy chế tổ chức phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 162a/QĐ-TANDTC năm 2020 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhóm biên, phiên dịch của Tòa án nhân dân tối cao
Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra