Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /2021/TT-BCA

Hà Nội, ngày         tháng       năm 2021

DỰ THẢO

 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH XẾP LOẠI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ CHO PHẠM NHÂN

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thi hành án hình sự;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét duyệt, quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù (sau đây viết gọn là xếp loại) cho phạm nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ trong Công an nhân dân (sau đây viết gọn là cơ sở giam giữ phạm nhân); cơ quan, người có thẩm quyền đề nghị, xét duyệt, quyết định xếp loại cho phạm nhân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc xếp loại cho phạm nhân

1. Bảo đảm thực hiện đúng các nguyên tắc thi hành án hình sự được quy định tại Điều 4 Luật Thi hành án hình sự.

2. Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, dân chủ và liên tục;

3. Việc nhận xét, đánh giá, xếp loại phải căn cứ vào thái độ, kết quả thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ của phạm nhân. Khuyến khích phạm nhân nhận rõ tội lỗi, ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động, nộp án phí, trách nhiệm dân sự do hành vi phạm tội của mình gây ra.

Điều 4. Hành vi nghiêm cấm trong xếp loại cho phạm nhân

1. Xếp loại cho phạm nhân không đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định.

2. Làm giả, làm sai lệch hồ sơ, chứng từ, hóa đơn, tài liệu về xếp loại cho phạm nhân; lợi dụng việc xếp loại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân hoặc vì mục đích vụ lợi khác.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XẾP LOẠI CHO PHẠM NHÂN

Điều 5. Nội dung, tiêu chí nhận xét, đánh giá xếp loại cho phạm nhân

1. Nội dung, tiêu chí nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù, quyết định mức xếp loại cho phạm nhân căn cứ vào quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự (sau đây viết gọn là Nghị định số 133/2020/NĐ-CP).

2. Nhận xét, đánh giá xếp loại quý hiện tại phải xem xét kết quả xếp loại quý trước liền kề, nếu đủ điều kiện, tiêu chí nâng mức xếp loại thì quý sau cao hơn quý trước liền kề một bậc, trừ trường hợp lập công lớn, lập được nhiều công hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong chấp hành án phạt tù.

Điều 6. Xếp loại tốt

1. Phạm nhân được xếp loại tốt phải thực hiện đầy đủ các nội dung, tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP.

2. Đối với tiêu chí phạm nhân lao động có chất lượng, hiệu quả, hoàn thành 100% định mức công việc và vượt định mức hoặc tiến độ công việc được giao quy định tại điểm d khoản 2 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP; có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP, thì phạm nhân phải được thường xuyên bình xét, biểu dương trong các buổi họp, sinh hoạt đội (tổ) phạm nhân hoặc đạt giải thưởng trong các phong trào, cuộc thi hoặc có quyết định khen thưởng.

Điều 7. Định kỳ xếp loại tốt

1. Xếp loại tuần: Phạm nhân có các ngày trong tuần đều được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù tốt.

2. Xếp loại tháng

a) Có các tuần trong tháng đều xếp loại tốt;

b) Có ít nhất hai tuần xếp loại tốt (đối với tháng có 4 tuần), ba tuần xếp loại tốt (đối với tháng có 5 tuần), trong đó tuần cuối cùng của tháng phải xếp loại tốt, các tuần còn lại xếp loại khá;

c) Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại ba tuần, thì cả ba tuần phải xếp loại tốt hoặc có hai tuần xếp loại tốt, trong đó tuần cuối cùng phải xếp loại tốt và một tuần xếp loại khá.

3. Xếp loại quý

a) Cả ba tháng trong quý đều xếp loại tốt;

b) Có hai tháng xếp loại tốt, trong đó tháng cuối quý phải xếp loại tốt, một tháng xếp loại khá (không có tuần xếp loại trung bình);

c) Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại hai tháng, thì cả hai tháng phải xếp loại tốt hoặc tháng đầu xếp loại khá (không có tuần xếp loại trung bình), tháng cuối cùng xếp loại tốt.

4. Xếp loại sáu tháng

a) Cả hai quý đều xếp loại tốt;

b) Quý thứ nhất xếp loại khá (không có tuần hoặc tháng xếp loại trung bình), quý thứ hai xếp loại tốt nhưng trong sáu tháng đó phải có ít nhất 3 tháng trở lên được xếp loại tốt;

c) Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại bốn tháng, thì tháng đầu xếp loại tốt, quý thứ hai xếp loại tốt hoặc tháng đầu xếp loại khá (không có tuần xếp loại trung bình), quý thứ hai xếp loại tốt (cả ba tháng xếp loại tốt).

5. Xếp loại một năm

a) Sáu tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm đều xếp loại tốt;

b) Sáu tháng đầu năm xếp loại khá (không có tuần, tháng xếp loại trung bình), quý III, quý IV xếp loại tốt nhưng trong một năm đó phải có ít nhất 6 tháng trở lên được xếp loại tốt.

6. Phạm nhân có tiền án mà chưa được xóa án tích, thì phải có thêm thời gian theo dõi, thử thách. Nếu có một tiền án thì 01quý đầu, hai tiền án thì 02 quý đầu, từ ba tiền án trở lên thì 04 quý đầu mới đến cơ sở giam giữ phạm nhân chấp hành án phạt tù không được xếp loại tốt (trừ trường hợp lập công).

Điều 8. Xếp loại khá

1. Phạm nhân được xếp loại khá khi thực hiện đầy đủ các nội dung tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP.

2. Phạm nhân chưa đạt hoặc chưa thường xuyên đạt tiêu chí vượt định mức hoặc tiến độ công việc được giao quy định tại điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP, thì phạm nhân chưa được hoặc chưa thường xuyên được biểu dương trước tập thể phạm nhân; tiêu chí được miễn hoặc giảm nhẹ kết quả tham gia lao động, học tập quy định tại điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP thì phải có văn bản đề nghị của Đội trưởng Đội y tế và bảo vệ môi trường hoặc cán bộ y tế (đối với trại giam chưa có Đội trưởng Đội y tế và bảo vệ môi trường); của Bệnh xá trưởng hoặc cán bộ y tế (đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ chưa có Bệnh xá trưởng), của quản giáo (đối với nhà tạm giữ chưa có cán bộ y tế), được Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xác nhận.

3. Đối với các trường hợp phạm nhân chưa khắc phục hoặc mới khắc phục được một phần trách nhiệm dân sự do hành vi phạm tội của mình gây ra quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP:

a) Phạm nhân không nơi nương tựa quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP là những phạm nhân không còn thân nhân, gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị, em vợ (hoặc chồng); cô, dì, cậu, mợ, chú, bác, cháu ruột. Phạm nhân liên lạc có thể nhờ người có quan hệ họ hàng gần nhất viết đơn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân cư trú xác nhận không còn thân nhân. Trường hợp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày tiếp nhận vào cơ sở giam giữ phạm nhân mà không liên lạc được với ai là họ hàng, thì phạm nhân có đơn trình bày hoàn cảnh, cam kết tiếp tục thực hiện sau khi chấp hành xong án phạt tù, có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân, thì được coi là tích cực khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra.

b) Trường hợp phạm nhân còn thân nhân nhưng không có nơi cư trú nhất định, không xác định được thân nhân hoặc phạm nhân là người dân tộc ít người, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP, thì trong thời hạn ba tháng kể từ ngày tiếp nhận vào cơ sở giam giữ phạm nhân mà không liên lạc được với thân nhân, phạm nhân có đơn trình bày hoàn cảnh, cam kết tiếp tục thực hiện sau khi chấp hành xong án phạt tù, có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân. Trường hợp, sau đó liên lạc được với thân nhân, nếu họ có điều kiện giúp phạm nhân khắc phục hậu quả thì hướng dẫn thực hiện theo quy định pháp luật; nếu họ có hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo không giúp khắc phục hậu quả được, thì hướng dẫn họ làm đơn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

c) Trường hợp phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù mà bị rơi vào hoàn cảnh nêu tại các điểm a, b khoản 3 Điều này, thì có đơn trình bày hoàn cảnh, cam kết tiếp tục thực hiện sau khi chấp hành xong án phạt tù, có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân. Các trường hợp phạm nhân quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều này có tiền lưu ký, khen thưởng hoặc từ kết quả tham gia lao động, nếu tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả thì được coi là tích cực khắc phục hậu quả, trừ những trường hợp phạm nhân bị ốm, đau đang điều trị, chăm sóc; là thương binh, bệnh binh; khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; phụ nữ có thai, nghỉ thai sản; có con nhỏ đang ở cùng trong trại giam; già yếu nam từ 70 tuổi, nữ từ 65 tuổi trở lên hoặc các phạm nhân thường xuyên bị ốm đau, bệnh tật.

d) Thân nhân phạm nhân có hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo chưa giúp phạm nhân khắc phục hoặc mới khắc phục được một phần trách nhiệm dân sự, thì phạm nhân phải có bản cam kết khắc phục sau khi chấp hành xong án phạt tù, có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân; thân nhân phạm nhân hoặc người đại diện hợp pháp có đơn trình bày hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, đơn vị nơi công tác, học tập hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc ký, đóng dấu xác nhận. Trường hợp phạm nhân có đơn trình bày hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo nhưng phạm nhân hoặc thân nhân phạm nhân có tiền, tài sản, có điều kiện khắc phục hậu quả, nếu không tự nguyện, tích cực thực hiện khắc phục thì không được coi là tích cực khắc phục hậu quả.

Phạm nhân có đơn trình bày hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo hoặc đã khắc phục được ít nhất một phần hai trách nhiệm dân sự trở lên nhưng có tổng số tiền gửi lưu ký trong ba tháng nhiều hơn ba lần định mức ăn một tháng Nhà nước cấp cho phạm nhân, thì phải tự nguyện trích số tiền dư ra để nộp thực hiện trách nhiệm dân sự, nếu không thực hiện thì không được coi là tích cực khắc phục hậu quả, trừ những trường hợp phạm nhân bị ốm, đau đang điều trị, chăm sóc; là thương binh, bệnh binh; khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; phụ nữ có thai, nghỉ thai sản; có con nhỏ đang ở cùng trong trại giam; già yếu nam từ 70 tuổi, nữ từ 65 tuổi trở lên hoặc các phạm nhân thường xuyên bị ốm đau, bệnh tật.

đ) Bản cam kết của phạm nhân; đơn trình bày hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo nêu tại điểm a, b, c, d khoản 3 Điều này cứ ba năm viết một lần, tính từ ngày cơ sở giam giữ phạm nhân nhận được đơn hoặc theo dấu bưu điện nếu đơn gửi qua đường bưu điện.

e) Phạm nhân đã khắc phục được ít nhất một phần hai trách nhiệm dân sự trở lên, có hóa đơn, chứng từ, cơ quan thi hành án dân sự có văn bản xác nhận kết quả thi hành án, thì phạm nhân phải có bản cam kết khắc phục sau khi chấp hành xong án phạt tù, được Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xác nhận thì được coi là tích cực khắc phục hậu quả. Trường hợp phát hiện phạm nhân có tiền, tài sản, có điều kiện thi hành án, nếu không tự nguyện nộp để thi hành thì không được coi là tích cực khắc phục hậu quả.

g) Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của phạm nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải khắc phục hậu quả làm nhiều lần, thì các lần đó phải có hóa đơn, chứng từ hoặc xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các lần thực hiện đó. Trường hợp đã nộp được ít nhất một phần hai trách nhiệm dân sự trở lên, thì thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.

h) Phạm nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sử dụng tiền lưu ký hoặc  nguồn tiền hợp pháp của mình tự nguyện nộp nhiều lần hoặc thân nhân, người đại diện hợp pháp của phạm nhân đề nghị nộp nhiều lần tại cơ sở giam giữ phạm nhân, thì phạm nhân phải viết cam kết, thân nhân phạm nhân làm đơn cam kết rõ số tiền mỗi lần nộp, thời hạn nộp, đồng thời phải đảm bảo tổng giá trị nộp trong mỗi năm ít nhất phải bằng tổng giá trị còn phải thực hiện chia cho số năm án phạt tù của phạm nhân (trường hợp án chung thân thì chia cho ba mươi năm), được Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xác nhận. Khi nào nộp đủ tiền theo tỉ lệ phải nộp ít nhất trong một năm trở lên thì khi đó mới được tính là đã tích cực khắc phục hậu quả. Trường hợp thực hiện không đúng cam kết, thì không được coi là tích cực khắc phục hậu quả. Trường hợp phạm nhân hoặc thân nhân đã nộp được ít nhất một phần hai trách nhiệm dân sự trở lên, thì thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.

i) Phạm nhân có quyết định của cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc xác định chưa có điều kiện thi hành án, thực hiện các trách nhiệm dân sự, thì phạm nhân viết bản cam kết khắc phục sau khi chấp hành xong án phạt tù, có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân.

Điều 9. Định kỳ xếp loại khá

1. Xếp loại tuần: Phạm nhân có các ngày trong tuần đều được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù khá.

2. Xếp loại tháng

a) Có các tuần trong tháng đều xếp loại khá;

b) Có một tuần xếp loại tốt (đối với tháng có 4 tuần), hai tuần xếp loại tốt (đối với tháng có 5 tuần), các tuần còn lại xếp loại khá;

c) Có tuần cuối tháng xếp loại khá, các tuần còn lại xếp loại tốt hoặc khá;

d) Có ít nhất hai tuần xếp loại khá trở lên (đối với tháng có 4 tuần), ba tuần xếp loại khá trở lên (đối với tháng có 5 tuần), các tuần còn lại xếp loại trung bình, trong đó tuần cuối tháng phải xếp loại khá trở lên;

đ) Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại ba tuần, thì cả ba tuần xếp loại khá hoặc một tuần xếp loại tốt, hai tuần xếp loại khá hoặc hai tuần đầu xếp loại tốt, tuần cuối tháng xếp loại khá hoặc một tuần xếp loại trung bình, hai tuần xếp loại khá trở lên, trong đó tuần cuối tháng phải xếp loại khá trở lên.

3. Xếp loại quý

a) Cả ba tháng trong quý đều xếp loại khá;

b) Có một tháng xếp loại tốt, hai tháng còn lại xếp loại khá;

c) Có hai tháng đầu quý xếp loại tốt, tháng cuối quý xếp loại khá;

d) Có hai tháng xếp loại khá trở lên, trong đó tháng cuối quý phải xếp loại khá trở lên, một tháng xếp loại trung bình (không có tuần xếp loại kém);

đ) Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại hai tháng thì tháng đầu xếp loại khá hoặc tốt, tháng sau xếp loại khá hoặc tháng đầu xếp loại trung bình (không  có tuần xếp loại kém), tháng sau xếp loại khá trở lên (không có tuần xếp loại trung bình).

4. Xếp loại sáu tháng

a) Cả hai quý đều xếp loại khá;

b) Quý thứ nhất xếp loại khá (không có tuần hoặc tháng xếp loại trung bình), quý thứ hai xếp loại tốt nhưng trong sáu tháng đó không có đủ từ 3 tháng trở lên được xếp loại tốt;

c) Quý thứ nhất xếp loại tốt nhưng quý thứ hai xếp loại khá;

d) Quý thứ nhất xếp loại trung bình (không có tuần hoặc tháng xếp loại kém), quý thứ hai xếp loại khá trở lên nhưng trong sáu tháng đó phải có ít nhất 3 tháng trở lên được xếp loại khá, tốt;

đ) Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại bốn tháng, thì tháng đầu xếp loại khá trở lên, quý thứ hai xếp loại khá hoặc tháng đầu xếp loại trung bình (không có tuần xếp loại kém), quý thứ hai xếp loại khá trở lên (không có tuần, tháng xếp loại trung bình).

5. Xếp loại một năm

a) Sáu tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm đều xếp loại khá;

b) Sáu tháng đầu năm xếp loại khá (không có tuần, tháng xếp loại trung bình), quý III, quý IV xếp loại tốt nhưng trong một năm đó không có đủ từ 6 tháng trở lên được xếp loại tốt.

c) Sáu tháng đầu năm xếp loại tốt, sáu tháng cuối năm xếp loại khá;

d) Sáu tháng đầu năm và quý III xếp loại khá, quý IV xếp loại tốt;

đ) Sáu tháng đầu năm xếp loại trung bình (không có tháng xếp loại kém), quý III, quý IV xếp loại khá trở lên nhưng trong một năm đó phải có ít nhất 6 tháng trở lên được xếp loại khá, tốt;

e) Quý I xếp loại trung bình (có một tháng xếp loại kém), quý II, quý III, quý IV xếp loại khá trở lên nhưng trong một năm đó phải có ít nhất 7 tháng trở lên được xếp loại khá, tốt.

Điều 10. Xếp loại trung bình

1. Phạm nhân xếp loại trung bình khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP.

2. Phạm nhân thực hiện đầy đủ các tiêu chí xếp loại nhưng chưa thực hiện xong các trách nhiệm dân sự và không thuộc một trong các trường hợp được coi là tích cực khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.

Điều 11. Định kỳ xếp loại trung bình

1. Xếp loại tuần: Phạm nhân có các ngày trong tuần đều được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù trung bình.

2. Xếp loại tháng

a) Có các tuần trong tháng đều xếp loại trung bình;

b) Có một tuần (đối với tháng có 4 tuần), hai tuần (đối với tháng có 5 tuần) xếp loại khá trở lên, các tuần còn lại xếp loại trung bình;

c) Tuần cuối tháng xếp loại trung bình, các tuần còn lại xếp loại khá trở lên;

d) Có tuần đầu xếp loại kém, các tuần sau xếp loại trung bình trở lên;

đ) Có hai tuần đầu tháng xếp loại kém do chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ, các tuần sau xếp loại trung bình;

e) Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại ba tuần, thì cả ba tuần xếp loại trung bình hoặc một tuần xếp loại khá trở lên, hai tuần còn lại xếp loại trung bình hoặc tuần cuối tháng xếp loại trung bình, hai tuần còn lại xếp loại khá trở lên hoặc hai tuần xếp loại trung bình trở lên, trong đó tuần cuối tháng phải xếp loại trung bình trở lên, một tuần còn lại xếp loại kém;

g) Phạm nhân bị xử lý kỷ luật hoặc nhiều lần vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân bị giam giữ riêng đã được công nhận cải tạo tiến bộ, thì ít nhất hai tháng xếp loại liền kề với tháng có ngày ký quyết định công nhận đã cải tạo tiến bộ xếp loại trung bình.

3. Xếp loại quý

a) Cả ba tháng trong quý đều xếp loại trung bình;

b) Có một tháng xếp loại khá trở lên, hai tháng còn lại xếp loại trung bình;

c) Hai tháng đầu xếp loại khá trở lên, tháng cuối quý xếp loại trung bình;

d) Có tháng đầu xếp loại kém, hai tháng sau xếp loại trung bình trở lên (không có tuần xếp loại kém);

đ) Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại hai tháng thì tháng đầu xếp loại trung bình trở lên, tháng sau xếp loại trung bình;

e) Phạm nhân hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhưng không có mặt tại cơ sở giam giữ phạm nhân đúng thời hạn để tiếp tục chấp hành án mà không có lý do chính đáng, thì quý đầu trở lại chấp hành án xếp loại trung bình.

4. Xếp loại sáu tháng

a) Cả hai quý đều xếp loại trung bình;

b) Có quý thứ nhất xếp loại khá trở lên, quý thứ hai xếp loại trung bình;

c) Quý thứ nhất xếp loại trung bình (trong đó có tuần hoặc tháng xếp loại kém), quý thứ hai xếp loại khá trở lên;

d) Có quý thứ nhất xếp loại kém, quý thứ hai xếp loại trung bình trở lên (không có tháng xếp loại kém);

đ) Phạm nhân mới đủ thời gian xếp loại bốn tháng, thì tháng đầu xếp loại trung bình trở lên, quý thứ hai xếp loại trung bình (không có tháng xếp loại kém) hoặc tháng đầu xếp loại trung bình, quý thứ hai xếp loại khá trở lên (có tuần hoặc tháng xếp loại trung bình) hoặc có tháng đầu xếp loại kém, quý thứ hai xếp loại trung bình trở lên.

5. Xếp loại một năm

a) Sáu tháng đầu năm và sáu tháng cuối năm đều xếp loại trung bình;

b) Sáu tháng đầu năm xếp loại khá trở lên, sáu tháng cuối năm xếp loại trung bình;

c) Sáu tháng đầu năm xếp loại trung bình (có tháng xếp loại kém), sáu tháng cuối năm xếp loại khá trở lên;

d) Có sáu tháng đầu năm xếp loại kém, sáu tháng cuối năm xếp loại trung bình trở lên (không có tháng xếp loại kém).

Điều 12. Xếp loại kém

1. Phạm nhân xếp loại kém khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP.

2. Phạm nhân bị xử lý kỷ luật thì trong thời gian chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ xếp loại kém. Phạm nhân bị giam giữ riêng do nhiều lần vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì trong thời gian giam giữ riêng và chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ bị xếp loại kém.

3. Phạm nhân phạm tội mới trong thời gian chấp hành án phạt tù, nếu trích xuất đưa ra khỏi cơ sở giam giữ phạm nhân, thì bốn quý sau khi trả lại chấp hành án phạt tù xếp loại kém; trường hợp không trích xuất phạm nhân, thì trong thời gian kể từ ngày khởi tố tố bị can, bị cáo đến ngày bản án có hiệu lực pháp luật và bốn quý sau ngày bản án có hiệu lực pháp luật bị xếp loại kém.

4. Phạm nhân không khai báo với cõ quan nhà nýớc có thẩm quyền trong phát hiện tội phạm, giải quyết vụ án hình sự hoặc cõ sở giam giữ phạm nhân về hành vi phạm tội của mình Đã thực hiện trýớc thời gian chấp hành án phạt tù và Đýợc xét xử bằng một bản án khác, thì hai quý sau khi trả lại chấp hành án phạt tù hoặc sau ngày bản án có hiệu lực pháp luật (nếu không trích xuất phạm nhân) bị xếp loại kém.

5. Trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đã phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội bị Tòa án ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, áp giải đưa đến tiếp tục chấp hành án phạt tù, thì hai quý mới trở lại chấp hành án phạt tù bị xếp loại kém.

6. Trường hợp phạm nhân đã được tha tù trước thời hạn có điều kiện nhưng bị Tòa án buộc đưa trở lại cơ sở giam giữ phạm nhân để tiếp tục chấp hành phần thời hạn hình phạt tù còn lại chưa chấp hành, thì hai quý mới trở lại chấp hành án phạt tù xếp loại kém. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì bốn quý mới trở lại chấp hành án phạt tù bị xếp loại kém.

7. Trường hợp người bị kết án tù được tại ngoại, hoãn chấp hành án phạt tù, đã có quyết định thi hành án phạt tù mà bỏ trốn, bị truy nã, bắt đưa đi thi hành án, thì quý đầu mới chấp hành án phạt tù bị xếp loại kém.

Điều 13. Xếp loại cho phạm nhân trích xuất; phạm nhân vi phạm nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam bị xử lý kỷ luật; phạm nhân phạm tội trước hoặc trong thời gian tạm giữ, tạm giam

1. Phạm nhân trích xuất Để tham gia tố tụng hoặc phục vụ Điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án có liên quan Đến ngýời Đó (không phải là bị can, bị cáo trong vụ án) hoặc phục vụ công tác nghiệp vụ của lực lýợng Công an, thì trại tạm giam, cõ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện Đang quản lý phạm nhân căn cứ vào nhận xét, đánh giá, kết quả xếp loại trước khi trích xuất và các tài liệu liên quan Đến xếp loại (nếu có) để xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân trong thời gian trích xuất theo quy định của Thông tư này; gửi kết quả xếp loại tháng, quý, 06 tháng, một nãm, Bản kiểm Điểm chấp hành án phạt tù 06 tháng, một nãm của phạm nhân và tài liệu liên quan Đến xếp loại cho cõ sở giam giữ phạm nhân Để lýu hồ sõ gốc của phạm nhân. Trýờng hợp trích xuất kèm theo hồ sõ phạm nhân thì trại tạm giam, cõ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lýu hồ sõ phạm nhân.

2. Xếp loại cho phạm nhân Đýợc trích xuất là bị can, bị cáo trong vụ án Đýợc thực hiện trýớc hoặc trong thời gian chấp hành án phạt tù hoặc Điều tra, truy tố, xét xử lại bản án phạt tù Đang thi hành.

a) Trýờng hợp phạm nhân Đýợc trích xuất Đýa ra khỏi cõ sở giam giữ phạm nhân không kèm theo hồ sõ gốc phạm nhân, thì trại tạm giam, cõ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện Đang quản lý phạm nhân nhận xét, Đánh giá việc chấp hành Nội quy cõ sở giam giữ hàng quý và gửi cho cõ sở giam giữ phạm nhân Để lýu hồ sõ phạm nhân. Trýờng hợp phạm nhân trích xuất kèm theo hồ sõ, thì trại tạm giam, cõ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện Đang quản lý phạm nhân lýu hồ sõ. Khi tiếp nhận phạm nhân trích xuất trả lại hoặc đưa đến chấp hành án, căn cứ vào nhận xét việc chấp hành Nội quy cơ sở giam giữ, các tài liệu liên quan trong thời gian trích xuất để nhận xét, đánh giá, xếp loại cho phạm nhân theo quy định của Thông tư này.

b) Trường hợp không trích xuất phạm nhân Đýa ra khỏi cõ sở giam giữ phạm nhân, thì trong thời gian kể từ ngày nhận Đýợc quyết Định khởi tố bị can, bị cáo Đến ngày bản án có hiệu lực pháp luật thực hiện xếp loại cho phạm nhân theo quy Định của Thông tý này. Trýờng hợp phạm nhân khai báo với cõ quan nhà nýớc có thẩm quyền trong phát hiện tội phạm, giải quyết vụ án hoặc cõ sở giam giữ phạm nhân về hành vi phạm tội của mình thực hiện trýớc thời gian chấp hành án phạt tù, thì trong thời gian Đó có thể Đýợc xem xét trong xếp loại nhýng không Đýợc xếp loại tốt, nếu không khai báo hành vi phạm tội của mình thì không Đýợc xếp loại khá, tốt. Trýờng hợp phạm tội mới trong thời gian chấp hành án phạt tù thì trong thời gian Đó xếp loại kém.

c) Phạm nhân bị Điều tra, tuy tố, xét lại bản án phạt tù Đang thi hành, nếu Tòa án quyết Định hủy bản án Đó và tuyên bản án mới, thì kết quả xếp loại theo bản án cũ của phạm nhân Đýợc bảo lýu.

3. Trong thời hạn sáu tháng trước ngày tiếp nhận phạm nhân vào chấp hành án phạt tù mà họ đã vi phạm Nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam, bị xử lý kỷ luật, thì quý đầu chấp hành án phạt tù không được xếp loại khá trở lên.

4. Phạm nhân có hành vi phạm tội thực hiện trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc được tại ngoại, áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh của tố tụng hình sự và được xét xử bằng một bản án khác, thì hai quý đầu chấp hành án phạt tù xếp loại kém.

5. Trýờng hợp phạm nhân không khai báo với cõ quan nhà nýớc có thẩm quyền trong phát hiện tội phạm, giải quyết vụ án hình sự hoặc cõ sở giam giữ phạm nhân về hành vi phạm tội của mình thực hiện trýớc thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc được tại ngoại, áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh của tố tụng hình sự và Đýợc xét xử bằng một bản án khác, thì hai quý đầu chấp hành án phạt tù xếp loại kém.

Điều 14. Xếp loại trong trường hợp lập công

1. Phạm nhân lập công cứu được người, tài sản giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên của Nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, dịch bệnh; cung cấp nguồn tin giúp cơ sở giam giữ phạm nhân,  phát hiện, ngăn chặn được âm mưu chống phá, trốn khỏi nơi giam giữ, bắt được phạm nhân trốn khỏi nơi giam, ngăn chặn được phạm nhân phạm tội mới trong thời gian chấp hành án phạt tù, ngăn chặn được hành vi phá hoại; giúp cơ quan nhà nýớc có trách nhiệm trong phát hiện, điều tra, truy bắt, xử lý tội phạm đã được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan điều tra xác nhận bằng văn bản, quyết định khen thưởng lập công, thì các kỳ xếp loại năm đó được điều chỉnh nâng lên một bậc.

2. Phạm nhân cứu được người đang trong tình trạng nguy hiểm, tài sản giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên của Nhà nước, tập thể, công dân; lập được công lớn, lập được nhiều công, thì các kỳ xếp loại năm đó được điều chỉnh nâng lên hai bậc. Nếu trong năm đó, phạm nhân được xếp loại khá thì nâng lên xếp loại tốt.

3. Phạm nhân lập công quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, nếu trong năm đó đã được xếp loại tốt thì tình tiết lập công được tính để xếp loại cho năm sau. Phạm nhân mới đến chấp hành án mà lập công, nếu đủ thời gian xếp loại 6 tháng cuối năm thì nâng mức xếp loại 06 tháng cuối năm và 06 tháng đầu năm sau liền kề; chưa đủ thời gian xếp loại 06 tháng cuối năm, thì được nâng mức xếp loại kể từ ngày lập công và cả năm sau liền kề. Trường hợp sau khi lập công mà bị xử lý kỷ luật, phạm tội mới thì không được nâng mức xếp loại.

Điều 15. Trình tự, thủ tục xếp loại cho phạm nhân

1. Xếp loại 06 tháng, một năm, phạm nhân phải viết Bản kiểm điểm chấp hành án phạt tù (nội dung kiểm điểm dựa vào các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 133/2020/NĐ-CP), nêu phương hướng phấn đấu trong thời gian tới và tự nhận loại chấp hành án phạt tù. Phạm nhân không biết chữ hoặc khuyết tật không tự viết được thì nhờ phạm nhân khác viết hộ, sau đó đọc lại cho phạm nhân nhờ viết kiểm điểm nghe, ký tên hoặc điểm chỉ vào bản kiểm điểm, có xác nhận của quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân. Phạm nhân người nước ngoài không biết tiếng Việt, thì quản giáo yêu cầu họ viết bản kiểm điểm bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước họ. Trại giam dịch bản kiểm điểm ra tiếng Việt, có chữ ký của người dịch và xác nhận của Giám thị trại giam.

Trường hợp phạm nhân không đủ thời gian xếp loại 06 tháng thì phạm nhân vẫn phải viết bản kiểm điểm và có nhận xét, đánh giá của quản giáo và xác nhận của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân về thái độ, kết quả chấp hành phạt tù. Nếu đủ thời gian xếp loại tuần, tháng, quý thì xếp loại cho phạm nhân theo quy định của Thông tư này.

2. Trong tất cả các cuộc họp nhận xét, đánh giá, bình bầu xếp loại cho phạm nhân, quản giáo phải chủ trì, từng phạm nhân tự kiểm điểm quá trình  chấp hành án của bản thân; họp xét xếp loại 06 tháng, một năm, từng phạm nhân phải đọc bản kiểm điểm của mình. Tại các cuộc họp, tập thể đội (tổ) phạm nhân tham gia ý kiến, sau đó biểu quyết bằng hình thức giơ tay theo nguyên tắc ít nhất phải có hai phần ba trở lên số phạm nhân dự họp đồng ý. Trên cơ sở họp đội (tổ) phạm nhân, quản giáo rà soát, lập danh sách xếp loại cho phạm nhân và đề nghị Tiểu ban, Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù xét duyệt, quyết định.

3. Họp đội (tổ) phạm nhân

a) Ngày thứ Sáu hằng tuần, đội (tổ) phạm nhân họp để nhận xét, đánh giá kết quả xếp loại tuần. Trên cơ sở kết quả bình xét, xếp loại tuần của đội (tổ) phạm nhân, quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân rà soát, xếp loại tuần cho mỗi phạm nhân, ghi vào sổ theo dõi và thông báo cho phạm nhân biết.

b) Ngày 25 hằng tháng, đội (tổ) phạm nhân họp nhận xét, đánh giá xếp loại tháng cho mỗi phạm nhân. Đối với trại giam, trên cơ sở kết quả bình xét, xếp loại tháng của đội (tổ) phạm nhân, quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân rà soát, lập danh sách xếp loại tháng cho phạm nhân, chuyển cho ủy viên thư ký Tiểu ban xếp loại chấp hành án phạt tù của phân trại rà soát, tổng hợp báo cáo, đề nghị Trưởng tiểu ban xếp loại chấp hành án phạt tù của phân trại duyệt, ký tên, đóng dấu xác nhận danh sách xếp loại tháng cho phạm nhân theo từng đội (tổ) phạm nhân. Biên bản họp, danh sách xếp loại tháng của từng đội (tổ) phạm nhân đã được phê duyệt lưu tại Tổ giáo dục của phân trại giam.

Đối với trại tạm giam, quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân rà soát, lập danh sách đề nghị xếp loại tháng cho phạm nhân, chuyển cho ủy viên thư ký Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù báo cáo, đề nghị Phó Giám thị phụ trách phân trại quản lý phạm nhân duyệt, ký tên, đóng dấu xác nhận danh sách xếp loại tháng cho phạm nhân theo từng đội (tổ) phạm nhân. Biên bản họp, danh sách xếp loại tháng của từng đội (tổ) phạm nhân đã được phê duyệt lưu tại Đội tham mưu.

Đối với nhà tạm giữ, quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân rà soát, lập danh sách đề nghị xếp loại tháng cho phạm nhân, báo cáo Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm Phó chủ tịch Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù duyệt, ký tên, đóng dấu xác nhận danh sách xếp loại tháng cho phạm nhân.

Quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân lưu biên bản họp, danh sách xếp loại tháng của đội (tổ) phạm nhân mình phụ trách, thông báo công khai cho phạm nhân biết.

c) Ngày 25 tháng 2, đội (tổ) phạm nhân họp để nhận xét, đánh giá kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù quý I.

d) Ngày 25 tháng 5, đội (tổ) phạm nhân họp để nhận xét, đánh giá kết quả xếp loại quý II và sáu tháng đầu năm.

đ) Ngày 25 tháng 8, đội (tổ) phạm nhân họp để nhận xét, đánh giá kết quả xếp loại quý III.

e) Ngày 25 tháng 11, đội (tổ) phạm nhân họp để nhận xét, đánh giá kết quả xếp loại quý IV, sáu tháng cuối năm và một năm.

g) Các cuộc họp nhận xét, đánh giá xếp loại của đội (tổ) phạm nhân phải ghi thành biên bản. Trường hợp ngày 25 các tháng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản 3 Điều này không trùng vào ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng, thì được chuyển họp vào ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng đó cùng với họp xếp loại tuần. Kết quả xếp loại tuần cuối đó tính vào xếp loại của tháng hoặc quý, sáu tháng, một năm đó và tổng hợp chung thành một biên bản.

Ví dụ 1: Ngày 25 tháng 8 năm 2021 là ngày thứ Tư thì chuyển cuộc họp đến thứ Sáu - Ngày 27 tháng 8 năm 2021 để họp đội (tổ) phạm nhân bình xét, xếp loại tuần và xếp loại tháng 8, quý III năm 2021 cho phạm nhân.

Ví dụ 2: Ngày 25 tháng 9 năm 2021 là ngày thứ Bảy thì chuyển cuộc họp vào thứ Sáu - Ngày 24 tháng 9 năm 2021 để họp đội (tổ) phạm nhân bình xét, xếp loại tuần và xếp loại tháng 9 năm 2021 cho phạm nhân.

h) Trường hợp ngày thứ Sáu là ngày Lễ, Tết thì tổ chức họp đội (tổ) phạm nhân vào ngày làm việc gần nhất sau đó. Trường hợp trong các ngày nghỉ đó mà phạm nhân lập công hoặc bị xử lư kỷ luật, phạm tội mới, th́ xem xét nâng lên hoặc hạ xuống ngay mức xếp loại tuần, tháng, quư, 06 tháng, một năm đó.

4. Tiểu ban xếp loại chấp hành án phạt tù của phân trại giam

a) Mỗi phân trại giam thành lập Tiểu ban xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, do Phó Giám thị phụ trách trực tiếp phân trại hoặc Trưởng phân trại (nếu không có Phó Giám thị phụ trách trực tiếp phân trại) làm Trưởng tiểu ban. Các ủy viên gồm: Trưởng phân trại (nếu có Phó Giám thị phụ trách trực tiếp phân trại), Phó trưởng phân trại, Phó đội trưởng hoặc cán bộ (đối với phân trại chưa có Phó đội trưởng) trinh sát, Cảnh sát quản giáo, cán bộ trực trại, y tế, quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân, Trung đội trưởng Cảnh sát bảo vệ và Phó đội trưởng hoặc cán bộ giáo dục (đối với phân trại chưa có Phó đội trưởng) làm ủy viên thư ký.

b) Tiểu ban xếp loại chấp hành án phạt tù họp xét, đề nghị xếp loại quý, 06 tháng và 01 năm cho phạm nhân của phân trại. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, đề nghị của quản giáo, Tiểu ban phải họp xét, đề nghị xếp loại cho phạm nhân. Khi họp xét đến đội (tổ) phạm nhân nào, thì quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân đó báo cáo tình hình đội (tổ) phạm nhân, danh sách phạm nhân đề nghị xếp loại, giải trình các vấn đề các thành viên dự họp nêu ra, sau đó biểu quyết và đảm bảo phải được từ hai phần ba thành viên Tiểu ban trở lên có ý kiến nhất trí.

c) Sau khi họp xét xếp loại cho phạm nhân, Tiểu ban hoàn thành hồ sơ, danh sách gửi Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù của trại giam. Danh sách xếp loại tháng của từng đội (tổ) phạm nhân; các biên bản họp của Tiểu ban xếp loại, kèm theo danh sách xếp loại quý, sáu tháng, một năm của đội (tổ) phạm nhân và các tài liệu liên quan lưu tại tổ giáo dục của phân trại giam.

Điều 16. Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù

1. Trại giam thành lập Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, do Giám thị làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Giám thị phụ trách công tác giáo dục và hồ sơ làm Phó chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên gồm: Phó Giám thị phụ trách công tác quản lý, giam giữ, Phó Giám thị phụ trách lao động sản xuất, hướng nghiệp dạy nghề, Phó Giám thị phụ trách phân trại (nếu có), Trưởng phân trại và các Đội trưởng đội: Cảnh sát quản giáo, Trinh sát, Cảnh sát bảo vệ - cơ động, Kế hoạch hướng nghiệp dạy nghề và xây dựng, Y tế và bảo vệ môi trường,   và Đội trưởng đội Giáo dục và hồ sơ làm Ủy viên thư ký.

a) Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của trại giam họp xét xếp loại quý, 06 tháng và 01 năm. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo, đề nghị của Tiểu ban xếp loại chấp hành án phạt tù, Hội đồng phải họp xét, đề nghị xếp loại cho phạm nhân. Khi xét đến phân trại giam nào, thì Phó Giám thị phụ trách phân trại hoặc Trưởng phân trại báo cáo danh sách phạm nhân đề nghị xếp loại của phân trại đó và giải trình các vấn đề thành viên dự họp nêu ra. Hội đồng tiến hành biểu quyết bằng phát biểu ý kiến và phải được từ hai phần ba thành viên Hội đồng trở lên có ý kiến nhất trí.

b) Căn cứ kết quả cuộc họp Hội đồng, Giám thị duyệt, ký quyết định xếp loại cho phạm nhân. Đối với trại giam có quy mô từ hai phân trại trở lên, Giám thị trại giam có thể ủy quyền bằng văn bản cho Phó Giám thị phụ trách công tác giáo dục và hồ sơ duyệt, ký quyết định xếp loại cho từng phạm nhân.

2. Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện

a) Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân ở trại tạm giam   do Giám thị làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Giám thị phụ trách phân trại quản lý phạm nhân làm Phó chủ tịch Hội đồng và các ủy viên gồm: các Phó Giám thị, Trưởng phân trại quản lý phạm nhân, Tổ trưởng Tổ quản giáo phân trại, Bệnh xá trưởng, Đội trưởng Cảnh sát bảo vệ, cán bộ giáo dục, hồ sơ, trinh sát, trực trại và Đội trưởng Tham mưu làm ủy viên thư ký. Trình tự xét duyệt, xếp loại như đối với phạm nhân ở trại giam.

b) Hội đồng xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân ở nhà tạm giữ,   do Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm Chủ tịch, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm Phó chủ tịch Hội đồng và các cán bộ trực tiếp quản lý phạm nhân làm ủy viên, một cán bộ làm thư ký. Trình tự xét duyệt, xếp loại như đối với phạm nhân ở trại giam.

3. Trong thời gian chờ Tiểu ban, Hội đồng xếp loại họp, xét xếp loại mà phạm nhân lập công hoặc bị xử lý kỷ luật, phạm tội mới, thì phải xem xét nâng lên hoặc hạ xuống ngay mức xếp loại của quý, 06 tháng, một năm đó.

4. Trường hợp phạm nhân khiếu nại về việc xếp loại, thì trong thời gian năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải có văn bản trả lời cho phạm nhân.

5. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ký quyết định xếp loại cho phạm nhân, nếu có căn cứ cho rằng kết quả xếp loại không đúng quy định của pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng xếp loại của cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức cuộc họp, ủy viên thư ký của Hội đồng báo cáo, giải trình các nội dung, nguyên nhân và đề xuất xếp loại mới cho phạm nhân, các thành viên dự họp phát biểu, thảo luận. Hội đồng tiến hành biểu quyết bằng hình thức giơ tay nếu được từ hai phần ba thành viên Hội đồng trở lên nhất trí thì hủy quyết định xếp loại cũ và xếp loại mới cho phạm nhân. Căn cứ kết quả họp Hội đồng, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân duyệt, ký quyết định hủy quyết định xếp loại cũ và quyết định xếp loại mới cho phạm nhân. Quyết định hủy quyết định xếp loại cũ, quyết định xếp loại mới phải thông báo công khai cho phạm nhân biết.

6. Trường hợp phát hiện hành vi làm sai lệch, làm giả hồ sơ, đơn trình bày hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo hoặc tài liệu, hóa đơn, chứng từ về thực hiện các trách nhiệm dân sự, thì Chủ tịch Hội đồng xếp loại tổ chức họp Hội đồng xem xét, hủy toàn bộ kết quả các kỳ xếp loại đã được áp dụng theo đơn hoặc tài liệu, hóa đơn, chứng từ đó và xếp loại lại cho phạm nhân theo quy định của Thông tư này.

Điều 17. Thông báo kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù

Sau khi kết thúc xếp loại quý, 06 tháng, một năm cho phạm nhân, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm:

1. Thông báo công khai kết quả xếp loại cho phạm nhân biết.

2. Thông báo tình hình chấp hành án phạt tù và kết quả xếp loại 06 tháng đầu năm, 06 tháng cuối năm, một năm cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của phạm nhân.

3. Trại giam, trại tạm giam Bộ Công an gửi báo cáo tổng hợp kết quả xếp loại quý I, quý III, 06 tháng đầu năm và một năm về Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (qua phòng Công tác giáo dục cải tạo). Trại tạm giam, nhà tạm giữ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để tổng hợp gửi Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

Điều 18. Quản lý, lưu trữ kết quả xếp loại cho phạm nhân

1. Quyết định của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân về xếp loại của từng phạm nhân theo quý, 06 tháng đầu năm, 06 tháng cuối năm và một năm;

2. Bản kiểm điểm của phạm nhân 06 tháng đầu năm và một năm. Phạm nhân không đủ thời gian để xếp loại phải có nhận xét, đánh giá và xác nhận kết quả, thái độ chấp hành án phạt tù. Trường hợp người chấp hành án đang ở trại tạm giam, nhà tạm giữ chờ đưa đi chấp hành án phạt tù phải có bản nhận xét việc chấp hành Nội quy trại tạm giam, nhà tạm giữ;

3. Quyết định miễn hoặc giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí; quyết định của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự về đình chỉ thi hành án hoặc kết thúc thi hành án dân sự; các hóa đơn, chứng từ, giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác;

4. Bản cam kết khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra; đơn trình bày hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc đơn xác nhận không còn ai là thân nhân của phạm nhân;

5. Quyết định công nhận phạm nhân vi phạm kỷ luật đã tiến bộ, công nhận đã tiến bộ trước thời hạn, gia hạn thời gian công nhận tiến bộ, kèm theo Bản kiểm điểm của phạm nhân có xác nhận của quản giáo;

6. Các quyết định khen thưởng đối với phạm nhân có thành tích trong quá trình chấp hành án phạt tù hoặc lập công;

7. Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của Đội trưởng Đội y tế và bảo vệ môi trường hoặc Bệnh xá trưởng hoặc cán bộ y tế (đối với nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam chưa có Bệnh xá trưởng), hồ sơ bệnh án và tài liệu liên quan đến ốm đau, bệnh tật của phạm nhân;

8. Đơn khiếu nại của phạm nhân về kết quả xếp loại và thông báo trả lời khiếu nại của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân;

9. Quyết định hủy quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù cũ; quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù mới của phạm nhân.

10. Các tài liệu khác liên quan đến xếp loại của phạm nhân.

11. Các biên bản họp của Tiểu ban, Hội đồng xếp loại kèm theo danh sách xếp loại quý, sáu tháng, một năm của từng đội (tổ) phạm nhân, đối với trại giam lưu tại Đội Giáo dục và hồ sơ; trại tạm giam lưu tại Đội Tham mưu; đối với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thì quản giáo phụ trách đội (tổ) phạm nhân lưu.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày      tháng      năm 2021 và thay thế Thông tư số 06/2018/TT-BCA ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn trong chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Các Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, triển khai việc thực hiện Thông tư này. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về xếp loại cho phạm nhân.

Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng) để kịp thời hướng dẫn./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Tư pháp;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các Cục, đơn vị thuộc Bộ;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trại giam, trại tạm giam trong CAND;
- Lưu: VT, C10, V03..

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Tô Lâm

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Dự thảo Thông tư quy định xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

  • Số hiệu: Đang cập nhật
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: Đang cập nhật
  • Nơi ban hành: Đang cập nhật
  • Người ký: Đang cập nhật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản