Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2020/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày tháng năm 2020 |
DỰ THẢO |
|
QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ BỔ NHIỆM, XẾP LƯƠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học công lập.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học công lập.
2. Thông tư này áp dụng đối với cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), giáo viên dạy chương trình tiểu học (sau đây gọi chung là giáo viên tiểu học) trong các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập, cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học (sau đây gọi chung là trường tiểu học).
3. Các trường tiểu học tư thục có thể vận dụng các quy định tại Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên.
Điều 2. Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
1. Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm:
a) Giáo viên tiểu học hạng III – (Mã số do Bộ Nội vụ cấp);
b) Giáo viên tiểu học hạng II – (Mã số do Bộ Nội vụ cấp);
c) Giáo viên tiểu học hạng I – (Mã số do Bộ Nội vụ cấp).
2. Đối với giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 (bao gồm giáo viên thuộc đối tượng thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo và giáo viên không thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn được đào tạo) thì giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV - (Mã số do Bộ Nội vụ cấp).
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Điều 3. Giáo viên tiểu học hạng IV - Mã số……..
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh; tham gia xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh của tổ chuyên môn;
b) Giảng dạy, giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học cấp tiểu học;
c) Thực hiện các phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém cấp tiểu học; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp tiểu học;
d) Hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn theo yêu cầu; tham gia phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ;
đ) Phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh, thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học;
b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về đạo đức nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Là giáo viên có trình độ đào tạo chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện giảng dạy, giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học tiểu học;
c) Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học;
d) Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học;
đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh tiểu học;
e) Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân; biết áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh tiểu học.
Điều 4. Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số …..
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh; tham gia xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh của tổ chuyên môn;
b) Giảng dạy, giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học cấp tiểu học;
c) Thực hiện các phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém cấp tiểu học; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp tiểu học;
d) Hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn theo yêu cầu; tham gia phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ;
đ) Phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh, thực hiện công tác tư vấn học sinh tiểu học;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học;
b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về đạo đức nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc đại học các chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy kèm theo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên tiểu học trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện giảng dạy, giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học tiểu học;
c) Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học;
d) Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học;
đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh tiểu học;
e) Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân; biết áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh tiểu học.
Điều 5. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: …
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III, giáo viên tiểu học hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Là báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên tiểu học hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp mới từ cấp trường trở lên;
b) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn/chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn; tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp trường trở lên;
c) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách đội giỏi từ cấp trường trở lên. Thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên cốt cán trường tiểu học;
d) Tham gia các hoạt động chuyên môn khác như đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học hạng III, giáo viên tiểu học hạng II phải luôn luôn gương mẫu trong thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc bằng cử nhân các chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy kèm theo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên tiểu học trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II hoặc chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 21).
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học; triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;
b) Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục tiểu học; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c) Có khả năng vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp dạy học để phát huy hiệu quả dạy học;
d) Tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học;
đ) Vận dụng được các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy; có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp trường trở lên;
e) Có khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: tham gia ban giám khảo, thanh tra, kiểm tra; xây dựng và thực hiện được các chuyên đề dạy học;
g) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc bằng khen, giấy khen từ cấp huyện trở lên hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên tổng phụ trách đội giỏi từ cấp trường trở lên;
h) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (bao gồm cả thời gian giữ ngạch giáo viên tiểu học nếu có) hoặc tương đương đủ từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, không kể thời gian tập sự. Đối với các chức danh tương đương thì phải có ít nhất 01 (một) năm giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III.
Điều 6. Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số: ….
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, học sinh tiểu học hoặc tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa khi được lựa chọn;
b) Chủ trì các hoạt động bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của nhà trường hoặc tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp huyện trở lên;
c) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học từ cấp huyện trở lên;
d) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện trở lên.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học hạng II và hạng III, giáo viên tiểu học hạng I phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp thạc sỹ trở lên chuyên ngành giáo dục tiểu học hoặc chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (hoặc chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II theo Thông tư liên tịch số 21).
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học vào các nhiệm vụ được giao;
b) Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục để phù hợp với học sinh, nhà trường, địa phương; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy, giáo dục;
c) Tích cực, chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học;
d) Có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp huyện trở lên;
đ) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên tổng phụ trách đội giỏi từ cấp huyện trở lên;
e) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (bao gồm cả thời gian giữ ngạch giáo viên tiểu học chính nếu có) hoặc tương đương đủ từ đủ 06 (sáu) năm trở lên không kể thời gian tập sự. Đối với các chức danh tương đương thì phải có ít nhất 01 (một) năm giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
HƯỚNG DẪN BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 7. Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận, đạt tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 và quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Khi bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp và nâng bậc lương.
3. Không căn cứ trình độ đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mới được tuyển dụng.
Điều 8. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21 thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này như sau:
a) Giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) đạt các tiêu chuẩn của hạng III theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III;
b) Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) đạt các tiêu chuẩn của hạng II theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II; Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III;
c) Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) đạt các tiêu chuẩn của hạng I theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I; Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
2. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV đối với giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học.
3. Viên chức mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được tuyển dụng.
1. Các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78);
d) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số từ 1,86 đến 4,06) đối với giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (hệ số từ 2,10 đến 4,89) đối với giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp và thăng hạng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định hiện hành của pháp luật về hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại viên chức. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Một số trường hợp lưu ý
a) Trường hợp giáo viên được tuyển dụng, đã hết thời gian tập sự theo quy định và hiện đang giữ hệ số lương 1,86, 2,06 và 2,26, nay đủ điều kiện để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này thì được xếp hệ số lương 2,34 của viên chức loại A1, mốc năng lương lần sau được tính 03 (ba) năm đối với giáo viên đang giữ hệ số lương 1,86, 02 (hai) năm đối với giáo viên đang giữ hệ số lương 2,06;
b) Trường hợp giáo viên đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II hoặc hạng I theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư này nhưng hệ số lương thấp hơn hệ số lương khởi điểm của bảng lương quy định cho hạng, thì vẫn bổ nhiệm vào hạng nhưng không thực hiện xếp lương mà vẫn hưởng hệ số lương và bảng lương đang hưởng cho đến thời điểm được hưởng hệ số ngang bằng với hệ số lương khởi điểm của bảng lương quy định cho hạng thì chuyển xếp vào bảng lương của hạng.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A đang được hưởng hệ số lương 3,65 bảng lương A0, bà Nguyễn Thị A đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số …) quy định tại Thông tư này, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số …). Tuy nhiên, do mức chênh lệch giữa hệ số lương khởi điểm 4,0 của bảng lương A2.2 với hệ số lương hiện hưởng 3,65 là 0.35, lớn hơn mức chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở bảng lương hiện hưởng (0,31) nên bà Nguyễn Thị A vẫn hưởng hệ số 3,65 bảng lương A0. Thời điểm bà Nguyễn Thị A hưởng hệ số lương 3,96 theo quy định thì mới được xếp lương 4,0 bảng lương A2.2.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn A đang được hưởng hệ số lương 3,99 bảng lương A1, Ông Nguyễn Văn A đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số …) quy định tại Thông tư này, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số …). Tuy nhiên, do mức chênh lệch giữa hệ số lương khởi điểm 4,40 của bảng lương A2.1 với hệ số lương hiện hưởng 3,99 là 0.41, lớn hơn mức chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở bảng lương hiện hưởng (0,33) nên Ông Nguyễn Văn A vẫn hưởng hệ số 3,99 bảng lương A1. Thời điểm ông Nguyễn Văn A hưởng hệ số lương 4,32 theo quy định thì mới được xếp lương 4,40 bảng lương A2.1.
1. Giáo viên tiểu học giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV thuộc đối tượng nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Nghị định số /2020/ NĐ-CP ngày tháng năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, sau khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào hạng III mà không phải qua thi hoặc xét thăng hạng.
2. Những giáo viên tiểu học thông qua kì thăng hạng chức danh nghề nghiệp và đã được bổ nhiệm vào hạng III (mã số V.07.03.08), hạng II (mã số V.07.03.07) nhưng chưa đáp ứng tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng trong Thông tư này (tương ứng với hạng II và hạng I) thì sau khi đạt tiêu chuẩn của hạng tương ứng sẽ được bổ nhiệm vào hạng mà không phải qua thi hoặc xét thăng hạng.
3. Thời gian giáo viên giữ hạng IV (mã số V.07.03.09), hạng III (mã số V.07.03.08), hạng II (mã số V.07.03.07) được tính là tương đương với thời gian giữ hạng III, II, I theo quy định tại Thông tư này.
4. Việc quy đổi tương đương về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau:
a) Những trường hợp được xác định là đủ điều kiện về trình độ ngoại ngữ hoặc không yêu cầu trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bao gồm: giáo viên có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam, 50 tuổi trở lên đối với nữ tính đến ngày 31/12 của năm được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp; giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền; giáo viên đang công tác tại trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền; giáo viên đang công tác tại các trường chuyên biệt có sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, chữ nổi Braille giảng dạy cho người khuyết tật; giáo viên có bằng tốt nghiệp từ Thạc sĩ trở lên (đối với hạng I); có bằng tốt nghiệp từ Đại học trở lên (đối với hạng II, hạng III) chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp từ Thạc sĩ trở lên (đối với hạng I); có bằng tốt nghiệp từ Đại học trở lên (đối với hạng II, hạng III) trở lên các chuyên ngành khác nhưng học tập tại nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
b) Những trường hợp được xác định là đủ điều kiện về trình độ tin học hoặc không yêu cầu trình độ tin học theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bao gồm: giáo viên có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến Tin học hoặc Công nghệ thông tin; giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngành ghép 02 môn có môn tin như: Toán - Tin, Lí -Tin;
c) Việc quy đổi tương đương giữa các chứng chỉ ngoại ngữ khác với chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam; việc quy đổi tương đương giữa các chứng chỉ tin học khác với chứng chỉ tin học đạt chuẩn ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông (nếu có);
d) Việc chấp nhận và sử dụng chứng chỉ/chứng nhận nào để xác định trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên tiểu học hạng III, hạng II, hạng I và việc quy đổi liên thông giữa các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ngữ được thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Giáo viên đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học tại Thông tư liên tịch số 21 thì được công nhận là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học của hạng chức danh được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 và điểm d khoản 3 Điều 6 Thông tư này. Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Không thực hiện tuyển dụng giáo viên tiểu học hạng IV (mã số …) quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này, chỉ thực hiện tuyển dụng đối với giáo viên tiểu học từ hạng III trở lên.
2. Người đứng đầu các trường tiểu học công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát Đề án vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
b) Báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định kết quả bổ nhiệm và xếp lương với giáo viên tiểu học;
c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học; tạo điều kiện để giáo viên tiểu học được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
b) Quyết định và phân cấp việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập theo thẩm quyền;
c) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức là giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 12. Hiệu lực thi hành và Trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm 2020.
2. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập.
3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: /2020/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày tháng năm 2020 |
DỰ THẢO |
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ BỔ NHIỆM, XẾP LƯƠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
2. Thông tư này áp dụng đối với cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), giáo viên dạy chương trình tiểu học (sau đây gọi chung là giáo viên tiểu học) trong các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập, cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học (sau đây gọi chung là trường tiểu học).
3. Các trường tiểu học tư thục có thể vận dụng các quy định tại Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên.
Điều 2. Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
1. Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm:
a) Giáo viên tiểu học hạng III – (Mã số do Bộ Nội vụ cấp);
b) Giáo viên tiểu học hạng II – (Mã số do Bộ Nội vụ cấp);
c) Giáo viên tiểu học hạng I – (Mã số do Bộ Nội vụ cấp).
2. Đối với giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 (bao gồm giáo viên thuộc đối tượng thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo và giáo viên không thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn được đào tạo) thì giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV - (Mã số do Bộ Nội vụ cấp).
Chương II
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Điều 3. Giáo viên tiểu học hạng IV - Mã số……..
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh; tham gia xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh của tổ chuyên môn;
b) Giảng dạy, giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học cấp tiểu học;
c) Thực hiện các phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém cấp tiểu học; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp tiểu học;
d) Hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn theo yêu cầu; tham gia phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ;
đ) Phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh, thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học;
b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về đạo đức nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Là giáo viên có trình độ đào tạo chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện giảng dạy, giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học tiểu học;
c) Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học;
d) Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học;
đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh tiểu học;
e) Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân; biết áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh tiểu học.
Điều 4. Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số …..
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh; tham gia xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh của tổ chuyên môn;
b) Giảng dạy, giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học cấp tiểu học;
c) Thực hiện các phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém cấp tiểu học; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp tiểu học;
d) Hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn theo yêu cầu; tham gia phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ;
đ) Phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh, thực hiện công tác tư vấn học sinh tiểu học;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học;
b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về đạo đức nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc đại học các chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy kèm theo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên tiểu học trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện giảng dạy, giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học tiểu học;
c) Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học;
d) Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học;
đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh tiểu học;
e) Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân; biết áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh tiểu học.
Điều 5. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: …
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III, giáo viên tiểu học hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Là báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên tiểu học hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp mới từ cấp trường trở lên;
b) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn/chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn; tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp trường trở lên;
c) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách đội giỏi từ cấp trường trở lên. Thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên cốt cán trường tiểu học;
d) Tham gia các hoạt động chuyên môn khác như đánh giá ngoài, thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học hạng III, giáo viên tiểu học hạng II phải luôn luôn gương mẫu trong thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc bằng cử nhân các chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy kèm theo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên tiểu học trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II hoặc chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 21).
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học; triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;
b) Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục tiểu học; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c) Có khả năng vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp dạy học để phát huy hiệu quả dạy học;
d) Tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học;
g) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc bằng khen, giấy khen từ cấp huyện trở lên hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên tổng phụ trách đội giỏi từ cấp trường trở lên;
h) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (bao gồm cả thời gian giữ ngạch giáo viên tiểu học nếu có) hoặc tương đương đủ từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, không kể thời gian tập sự. Đối với các chức danh tương đương thì phải có ít nhất 01 (một) năm giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III.
Điều 6. Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số: ….
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, học sinh tiểu học hoặc tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa khi được lựa chọn;
b) Chủ trì các hoạt động bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của nhà trường hoặc tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp huyện trở lên;
c) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học từ cấp huyện trở lên;
d) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện trở lên.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học hạng II và hạng III, giáo viên tiểu học hạng I phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp thạc sỹ trở lên chuyên ngành giáo dục tiểu học hoặc chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và trình độ tương đương trở lên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (hoặc chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II theo Thông tư liên tịch số 21).
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học vào các nhiệm vụ được giao;
b) Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục để phù hợp với học sinh, nhà trường, địa phương; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy, giáo dục;
c) Tích cực, chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học;
d) Có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp huyện trở lên;
đ) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên tổng phụ trách đội giỏi từ cấp huyện trở lên;
e) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (bao gồm cả thời gian giữ ngạch giáo viên tiểu học chính nếu có) hoặc tương đương đủ từ đủ 06 (sáu) năm trở lên không kể thời gian tập sự. Đối với các chức danh tương đương thì phải có ít nhất 01 (một) năm giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
HƯỚNG DẪN BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 7. Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận, đạt tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 và quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Khi bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp và nâng bậc lương.
3. Không căn cứ trình độ đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mới được tuyển dụng.
Điều 8. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21 thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này như sau:
b) Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) đạt các tiêu chuẩn của hạng II theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II; Giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III;
c) Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) đạt các tiêu chuẩn của hạng I theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I; Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.
2. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV đối với giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học.
3. Viên chức mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được tuyển dụng.
Điều 9. Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78);
d) Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số từ 1,86 đến 4,06) đối với giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (hệ số từ 2,10 đến 4,89) đối với giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp và thăng hạng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định hiện hành của pháp luật về hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại viên chức. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
a) Trường hợp giáo viên được tuyển dụng, đã hết thời gian tập sự theo quy định và hiện đang giữ hệ số lương 1,86, 2,06 và 2,26, nay đủ điều kiện để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này thì được xếp hệ số lương 2,34 của viên chức loại A1, mốc năng lương lần sau được tính 03 (ba) năm đối với giáo viên đang giữ hệ số lương 1,86, 02 (hai) năm đối với giáo viên đang giữ hệ số lương 2,06;
b) Trường hợp giáo viên đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II hoặc hạng I theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư này nhưng hệ số lương thấp hơn hệ số lương khởi điểm của bảng lương quy định cho hạng, thì vẫn bổ nhiệm vào hạng nhưng không thực hiện xếp lương mà vẫn hưởng hệ số lương và bảng lương đang hưởng cho đến thời điểm được hưởng hệ số ngang bằng với hệ số lương khởi điểm của bảng lương quy định cho hạng thì chuyển xếp vào bảng lương của hạng.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A đang được hưởng hệ số lương 3,65 bảng lương A0, bà Nguyễn Thị A đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số …) quy định tại Thông tư này, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số …). Tuy nhiên, do mức chênh lệch giữa hệ số lương khởi điểm 4,0 của bảng lương A2.2 với hệ số lương hiện hưởng 3,65 là 0.35, lớn hơn mức chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở bảng lương hiện hưởng (0,31) nên bà Nguyễn Thị A vẫn hưởng hệ số 3,65 bảng lương A0. Thời điểm bà Nguyễn Thị A hưởng hệ số lương 3,96 theo quy định thì mới được xếp lương 4,0 bảng lương A2.2.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn A đang được hưởng hệ số lương 3,99 bảng lương A1, Ông Nguyễn Văn A đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số …) quy định tại Thông tư này, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số …). Tuy nhiên, do mức chênh lệch giữa hệ số lương khởi điểm 4,40 của bảng lương A2.1 với hệ số lương hiện hưởng 3,99 là 0.41, lớn hơn mức chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở bảng lương hiện hưởng (0,33) nên Ông Nguyễn Văn A vẫn hưởng hệ số 3,99 bảng lương A1. Thời điểm ông Nguyễn Văn A hưởng hệ số lương 4,32 theo quy định thì mới được xếp lương 4,40 bảng lương A2.1.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Điều khoản áp dụng
1. Giáo viên tiểu học giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV thuộc đối tượng nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Nghị định số /2020/ NĐ-CP ngày tháng năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, sau khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào hạng III mà không phải qua thi hoặc xét thăng hạng.
2. Những giáo viên tiểu học thông qua kì thăng hạng chức danh nghề nghiệp và đã được bổ nhiệm vào hạng III (mã số V.07.03.08), hạng II (mã số V.07.03.07) nhưng chưa đáp ứng tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng trong Thông tư này (tương ứng với hạng II và hạng I) thì sau khi đạt tiêu chuẩn của hạng tương ứng sẽ được bổ nhiệm vào hạng mà không phải qua thi hoặc xét thăng hạng.
3. Thời gian giáo viên giữ hạng IV (mã số V.07.03.09), hạng III (mã số V.07.03.08), hạng II (mã số V.07.03.07) được tính là tương đương với thời gian giữ hạng III, II, I theo quy định tại Thông tư này.
4. Việc quy đổi tương đương về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau:
a) Những trường hợp được xác định là đủ điều kiện về trình độ ngoại ngữ hoặc không yêu cầu trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bao gồm: giáo viên có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam, 50 tuổi trở lên đối với nữ tính đến ngày 31/12 của năm được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp; giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền; giáo viên đang công tác tại trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền; giáo viên đang công tác tại các trường chuyên biệt có sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, chữ nổi Braille giảng dạy cho người khuyết tật; giáo viên có bằng tốt nghiệp từ Thạc sĩ trở lên (đối với hạng I); có bằng tốt nghiệp từ Đại học trở lên (đối với hạng II, hạng III) chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp từ Thạc sĩ trở lên (đối với hạng I); có bằng tốt nghiệp từ Đại học trở lên (đối với hạng II, hạng III) trở lên các chuyên ngành khác nhưng học tập tại nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
b) Những trường hợp được xác định là đủ điều kiện về trình độ tin học hoặc không yêu cầu trình độ tin học theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bao gồm: giáo viên có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến Tin học hoặc Công nghệ thông tin; giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngành ghép 02 môn có môn tin như: Toán - Tin, Lí -Tin;
c) Việc quy đổi tương đương giữa các chứng chỉ ngoại ngữ khác với chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam; việc quy đổi tương đương giữa các chứng chỉ tin học khác với chứng chỉ tin học đạt chuẩn ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông (nếu có);
d) Việc chấp nhận và sử dụng chứng chỉ/chứng nhận nào để xác định trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên tiểu học hạng III, hạng II, hạng I và việc quy đổi liên thông giữa các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ngữ được thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Giáo viên đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học tại Thông tư liên tịch số 21 thì được công nhận là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học của hạng chức danh được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 và điểm d khoản 3 Điều 6 Thông tư này. Chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Không thực hiện tuyển dụng giáo viên tiểu học hạng IV (mã số …) quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này, chỉ thực hiện tuyển dụng đối với giáo viên tiểu học từ hạng III trở lên.
2. Người đứng đầu các trường tiểu học công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát Đề án vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
b) Báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định kết quả bổ nhiệm và xếp lương với giáo viên tiểu học;
c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học; tạo điều kiện để giáo viên tiểu học được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
b) Quyết định và phân cấp việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập theo thẩm quyền;
c) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức là giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 12. Hiệu lực thi hành và Trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm 2020.
3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 1650/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2015 góp ý 03 dự thảo Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, THCS, THPT công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 2514/QĐ-BGDĐT năm 2016 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 2515/QĐ-BGDĐT năm 2016 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Công văn 1650/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2015 góp ý 03 dự thảo Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, THCS, THPT công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 2514/QĐ-BGDĐT năm 2016 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 2515/QĐ-BGDĐT năm 2016 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra