Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/TT-BYT | Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO 5 |
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CHỈ ĐẠO TUYẾN TRONG LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định:
1. Mô hình tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân lực, kinh phí, cơ chế hoạt động của các mô hình chỉ đạo tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Tiêu chí, thẩm quyền phân công đầu ngành chỉ đạo tuyến, tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân, không áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Quốc phòng quản lý.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chỉ đạo tuyến: là hoạt động hỗ trợ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, quản lý nhằm nâng cao năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới góp phần giảm quá tải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên.
2. Tuyến trong việc thực hiện hoạt động chỉ đạo tuyến: Tuyến trong hoạt động chỉ đạo tuyến được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các tuyến theo trình tự từ tuyến trên xuống tuyến dưới như sau: Tuyến 1; Tuyến 2; Tuyến 3; Tuyến 4.
3. Đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trung ương: Là bệnh viện tuyến trung ương (tuyến 1- bệnh viện tuyên cuối về chuyên môn kỹ thuật) theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đơn vị đầu ngành: Là đơn vị đạt tiêu chí quy định tại
Chương II
MÔ HÌNH TỔ CHỨC, VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN LỰC, KINH PHÍ, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC MÔ HÌNH CHỈ ĐẠO TUYẾN TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 4. Các mô hình tổ chức thực hiện hoạt động chỉ đạo tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến được thành lập tại các bệnh viện, viện có giường bệnh hạng I, hạng đặc biệt.
2. Phòng chỉ đạo tuyến được thành lập tại các bệnh viện, viện có giường bệnh hạng II trở lên.
3. Bộ phận chỉ đạo tuyến trực thuộc phòng kế hoạch tổng hợp được thành lập tại các bệnh viện hạng III trở xuống.
Điều 5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân lực, kinh phí, cơ chế hoạt động của trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
1. Vị trí:
a) Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến là đơn vị trực thuộc bệnh viện và chịu sự quản lý toàn diện của giám đốc bệnh viện.
b) Đối với các bệnh viện có đủ điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức, nhân lực, năng lực, có nhu cầu và được cơ quan có thẩm quyền cho phép có thể thành lập trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc bệnh viện, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng.
2. Chức năng của trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến có chức năng tham mưu, giúp giám đốc bệnh viện xây dựng chiến lược tổng thể, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh; đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế, chuyển giao công nghệ kỹ thuật y học cho tuyến dưới; chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới, cử cán bộ luân phiên và chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện về toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ của bệnh viện.
3. Nhiệm vụ của trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
a) Đào tạo
- Điều phối và quản lý tập trung công tác đào tạo và phát triển các loại hình đào tạo, bao gồm: Đào tạo liên tục, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ y tế; Đào tạo luân vòng cho bác sĩ, điều dưỡng mới tốt nghiệp; Đào tạo chuyên khoa định hướng cho bác sĩ, điều dưỡng; Phối hợp theo dõi và quản lý học viên hệ chính quy của các trường đại học y, dược, các trường cao đẳng, trung cấp y đến thực tập tại bệnh viện; Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp y, triển khai các loại hình đào tạo dài hạn, có bằng cấp chính quy: Bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, nội trú và các hình thức đào tạo khác.
- Hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế.
- Tổ chức tiếp nhận đào tạo và chuyển giao kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên, đơn vị đầu ngành về chuyên môn kỹ thuật nhằm phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.
b) Nghiên cứu khoa học
Điều phối, quản lý việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở về hoạt động chuyên môn và quản lý y tế và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp Cơ sở để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
c) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, cử cán bộ chuyên môn luân phiên hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới thường xuyên và đột xuất khi có nhu cầu.
- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hướng về cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Kết hợp với tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong khu vực.
- Theo dõi, đôn đốc kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết với tuyến dưới để có thông tin hai chiều, rút kinh nghiệm trong thực hiện, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ phù hợp với nhu cầu.
- Thống kê, lưu trữ các tài liệu về hoạt động chuyển tuyến, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ của bệnh viện;
d) Phối hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để xây dựng mô hình chuyển tuyến tại khu vực và thực hiện quản lý chuyển tuyến người bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả chuyển tuyến Y học gia đình theo quy định của Bộ Y tế.
4. Cơ cấu tổ chức, nhân lực, kinh phí hoạt động
- Cơ cấu tổ chức
+ Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến có giám đốc và các phó giám đốc.
+ Các phòng chức năng: Phòng đào tạo; phòng chỉ đạo tuyến; phòng nghiên cứu khoa học; văn phòng trung tâm.
+ Nhân lực: Trung tâm có 20 - 30 cán bộ và các cộng tác viên do giám đốc bệnh viện quyết định theo nhu cầu chuyên môn và qui mô, phạm vi hoạt động của trung tâm.
+ Kinh phí hoạt động từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
5. Cơ chế hoạt động của trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
- Chịu sự quản lý toàn diện của giám đốc bệnh viện theo quy định của pháp luật.
- Có mối quan hệ phối kết hợp với các khoa, phòng chức năng, đơn vị trực thuộc bệnh viện trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Có mối quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế và các cơ sở đào tạo khác.
Điều 6. Tư cách pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân lực, kinh phí, cơ chế hoạt động của phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến
1. Vị trí: Phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến là 01 phòng chức năng của bệnh viện.
2. Chức năng của trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến
Tham mưu, giúp giám đốc bệnh viện xây dựng kế hoạch tổng thể, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh; đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế thuộc bệnh viện và bệnh viện tuyến dưới; chuyển giao công nghệ kỹ thuật y học cho tuyến dưới; chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới, cử cán bộ luân phiên và chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện về toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ của bệnh viện.
3. Nhiệm vụ của phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến
a) Đào tạo
- Điều phối và quản lý tập trung công tác đào tạo các loại hình đào tạo, bao gồm: Đào tạo liên tục, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ y tế; Đào tạo luân vòng cho bác sĩ, điều dưỡng mới tốt nghiệp; đào tạo thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề; Phối hợp theo dõi và quản lý học viên hệ chính quy của các trường đại học y, dược, các trường cao đẳng, trung cấp y đến thực tập tại bệnh viện.
- Hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế.
- Tổ chức tiếp nhận đào tạo và chuyển giao kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên về chuyên môn kỹ thuật nhằm phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.
b) Nghiên cứu khoa học
Điều phối, quản lý việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở về hoạt động chuyên môn và quản lý y tế và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp Cơ sở để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
c) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật :
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, cử cán bộ chuyên môn luân phiên hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới thường xuyên và đột xuất khi có nhu cầu.
- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hướng về cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Kết hợp với tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong khu vực.
- Theo dõi, đôn đốc kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết với tuyến dưới để có thông tin hai chiều, rút kinh nghiệm trong thực hiện, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ phù hợp với nhu cầu.
- Thống kê, lưu trữ các tài liệu về hoạt động chuyển tuyến, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ của bệnh viện;
d) Phối hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để xây dựng mô hình chuyển tuyến tại khu vực và thực hiện quản lý chuyển tuyến người bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả chuyển tuyến Y học gia đình theo quy định của Bộ Y tế.
4. Cơ cấu tổ chức, nhân lực, kinh phí hoạt động
a) Cơ cấu tổ chức
- Phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến có trưởng phòng và 01 - 02 phó trưởng phòng.
- Phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến có các bộ phận chức năng: Bộ phận đào tạo; Bộ phận chỉ đạo tuyến; Bộ phận nghiên cứu khoa học; Bộ phận tổng hợp.
- Nhân lực: Phòng có 04 - 05 cán bộ và các cộng tác viên do giám đốc bệnh viện quyết định theo nhu cầu chuyên môn và qui mô, phạm vi hoạt động của phòng.
- Kinh phí hoạt động từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
5. Cơ chế hoạt động của phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến
a) Có mối quan hệ phối kết hợp với các khoa, phòng chức năng, đơn vị thực thuộc bệnh viện trong việc thực hiện nhiệm vụ.
b) Có mối quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế và các cơ sở đào tạo khác.
Điều 7. Chức năng, nhiệm vụ, nhân lực, kinh phí hoạt động, cơ chế hoạt động của Bộ phận đào tạo và chỉ đạo tuyến trực thuộc phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện
1. Chức năng
Tham mưu, giúp giám đốc bệnh viện xây dựng kế hoạch tổng thể, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh; đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế thuộc bệnh viện và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới; chỉ đạo kỹ thuật, chuyển giao công nghệ kỹ thuật y học cho tuyến dưới; cử cán bộ luân phiên và chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện về toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ của bệnh viện.
3. Nhiệm vụ của bộ phận đào tạo và chỉ đạo tuyến
a) Đào tạo
- Điều phối và quản lý tập trung công tác đào tạo các loại hình đào tạo, bao gồm: Đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới, bác sĩ gia đình, bác sĩ hành nghề y tư nhân để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu; chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ y tế; Đào tạo luân vòng cho bác sĩ, điều dưỡng mới tốt nghiệp; đào tạo thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề; Phối hợp theo dõi và quản lý học viên của các trường cao đẳng, trung cấp y đến thực tập tại bệnh viện.
- Hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế.
- Tổ chức tiếp nhận đào tạo và chuyển giao kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên về chuyên môn kỹ thuật nhằm phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.
b) Nghiên cứu khoa học
Điều phối, quản lý việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở về hoạt động chuyên môn và quản lý y tế và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp Cơ sở để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
c) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật :
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, cử cán bộ chuyên môn luân phiên hỗ trợ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới thường xuyên và đột xuất khi có nhu cầu.
- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hướng về cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Kết hợp với tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong khu vực.
- Theo dõi, đôn đốc kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết với tuyến dưới để có thông tin hai chiều, rút kinh nghiệm trong thực hiện, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ phù hợp với nhu cầu.
- Thống kê, lưu trữ các tài liệu về hoạt động chuyển tuyến, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ của bệnh viện;
d) Phối hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để xây dựng mô hình chuyển tuyến tại khu vực và thực hiện quản lý chuyển tuyến người bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả chuyển tuyến Y học gia đình theo quy định của Bộ Y tế.
4. Nhân lực, kinh phí hoạt động
a) Nhân lực
- Bộ phận đào tạo và chỉ đạo tuyến có 02 - 03 cán bộ và các cộng tác viên do giám đốc bệnh viện quyết định theo nhu cầu chuyên môn và qui mô, phạm vi hoạt động của phòng.
- Kinh phí hoạt động từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
5. Cơ chế hoạt động của phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến
a) Có mối quan hệ phối kết hợp với các khoa, phòng chức năng, đơn vị thực thuộc bệnh viện trong việc thực hiện nhiệm vụ.
b) Có mối quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế và các cơ sở đào tạo khác.
Chương III
NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO TUYẾN; TIÊU CHÍ, THẨM QUYỀN PHÂN CÔNG ĐƠN VỊ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO TUYẾN
Điều 8. Nhiệm vụ của đơn vị tham gia hoạt động chỉ đạo tuyến
1. Nhiệm vụ của đơn vị tuyến trên
a) Khảo sát, đánh giá năng lực chuyên môn và nhu cầu hỗ trợ của tuyến dưới, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới;
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
c) Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật đột xuất cho tuyến dưới khi có yêu cầu;
d) Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến trình giám đốc bệnh viện và báo cáo cấp trên.
2. Nhiệm vụ của đơn vị tuyến dưới
a) Tiếp nhận sự chỉ đạo và giám sát của đơn vị tuyến trên về chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tiếp nhận đào tạo, chuyển giao kỹ thuật của tuyến trên;
c) Phối hợp cùng đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trên xây dựng mô hình chuyển tuyến.
d) Thông báo kịp thời và đề nghị đơn vị tuyến trên hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ khi có trường hợp vượt quá khả năng hoặc khi trên địa bàn có thảm họa, thiên tai, dịch bệnh.
đ) Báo cáo định kỳ, đột xuất với đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trên.
3. Nhiệm vụ của đơn vị đầu ngành chỉ đạo tuyến
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới chuyên ngành, chuyên khoa trên phạm vi toàn quốc, đồng thời chủ trì phối hợp với một số bệnh viện được phân công chỉ đạo tuyến để thực hiện chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật trên toàn quốc.
b) Lập kế hoạch đào tạo và tổ chức thực hiện giúp tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành để nâng cao chất lượng cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh.
c) Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ sở y tế tuyến dưới triển khai thực hiện các chương trình, dự án quốc gia, quốc tế về y tế.
d) Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tuyến dưới.
đ) Hàng năm tổ chức tổng kết và tổng hợp, báo cáo kết quả công tác chỉ đạo tuyến trên toàn quốc với Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) theo định kỳ, đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 9. Tiêu chí lựa chọn đơn vị thực hiện hoạt động chỉ đạo tuyến
1. Tiêu chí lựa chọn đơn vị thực hiện nhiệm vụ đầu ngành về chuyên môn kỹ thuật (dưới đây xin viết tắt là đơn vị đầu ngành)
Bệnh viện đạt tiêu chí nêu sau đây được Bộ Y tế xem xét giao nhiệm vụ đầu ngành:
a) Là bệnh viện trung ương (tuyến 1) trực thuộc Bộ Y tế;
b) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, năng lực chuyên ngành dự kiến phân công đầu ngành:
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại;
- Có đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực dự kiến phân công;
- Thực hiện được tối thiểu 95% kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Thực hiện được những kỹ thuật cao, kỹ thuật tiên tiến trong nước và khu vực, kỹ thuật mới, phương pháp mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam về chuyên ngành dự kiến phân công;
- Là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học về chuyên ngành dự kiến phân công;
2. Tiêu chí lựa chọn đơn vị thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến tuyến trung ương (hỗ trợ bệnh viện tuyến tỉnh)
Ngoài các bệnh viện trung ương (tuyến 1) được giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến tuyến trung ương, các bệnh viện đạt tiêu chí sau đây được Bộ Y tế xem xét bổ sung danh sách đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trung ương (tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật tại khu vực):
a) Là bệnh viện Hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các Bộ, ngành khác;
b) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, năng lực chuyên ngành dự kiến phân công tuyến trung ương:
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đủ điều kiện thực hiện các kỹ thuật theo quy định phân tuyến;
- Có đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực dự kiến phân công;
- Thực hiện được tối thiểu 85% kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về chuyên khoa dự kiến phân công;
- Thực hiện được những kỹ thuật cao, kỹ thuật tiên tiến trong nước về chuyên ngành dự kiến phân công;
- Là cơ sở đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về chuyên ngành dự kiến phân công cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện thuộc địa phương và các địa phương lân cận;
c) Các điều kiện khác:
- Được sự đồng thuận bằng văn bản của đơn vị dự kiến phân công phụ trách;
- Phù hợp về mặt địa lý để thuận lợi cho việc hỗ trợ chuyên môn thường xuyên hoặc đột xuất.
- Phù hợp về việc chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Phù hợp với việc phân công hỗ trợ theo các dự án, đề án của Bộ Y tế.
3. Tiêu chí lựa chọn đơn vị thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến tuyến tỉnh (hỗ trợ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện)
a) Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Sở Y tế giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện.
b) Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế được Bộ Y tế giao chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Tiêu chí phân công nhiệm vụ chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Sở Y tế giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã.
Điều 10. Nguyên tắc phân công phạm vi chỉ đạo tuyến
1. Chỉ đạo tuyến theo các chuyên khoa, chuyên ngành.
2. Lựa chọn một đơn vị làm đầu ngành để chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổng hợp, thống kê, báo cáo cho từng chuyên khoa, chuyên ngành trên toàn quốc.
3. Căn cứ vào điều kiện thực tế và năng lực của các chuyên khoa, chuyên ngành và nhu cầu của các đơn vị để phân công phạm vi chỉ đạo tuyến phù hợp.
4. Phân công theo vị trí địa lý, miền, vùng, tỉnh/ thành phố tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị tham gia công tác chỉ đạo tuyến.
5. Đảm bảo sự thống nhất giữa các vụ, cục thuộc Bộ Y tế và các đơn vị được phân công công tác chỉ đạo tuyến.
6. Bộ Y tế căn cứ thực trạng và đề xuất của đầu ngành các chuyên khoa để ban hành quyết định phân công phạm vi chỉ đạo tuyến.
Điều 11. Thẩm quyền phân công nhiệm vụ, phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh các chuyên khoa
1. Bộ Y tế căn cứ năng lực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương để phân công nhiệm vụ và phạm vi chỉ đạo tuyến cho các đơn vị chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi toàn quốc.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Căn cứ năng lực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc để phân công nhiệm vụ và phạm vi chỉ đạo tuyến cho các đơn vị chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phương;
b) Căn cứ nhu cầu đề xuất cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương trên địa bàn hoặc địa bàn lân cận hỗ trợ chỉ đạo tuyến khi cần thiết.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày……. tháng …..năm 2016.
2. Bãi bỏ các quy định về phòng chỉ đạo tuyến, bộ phận chỉ đạo tuyến tại Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 13. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và đánh giá thực hiện Thông tư này;
b) Tham gia, tổng hợp, báo cáo giao ban đầu ngành chỉ đạo tuyến các chuyên ngành
2. Sở Y tế, Y tế Bộ, ngành có trách nhiệm:
a) Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và đánh giá thực hiện Thông tư này trong phạm vi quản lý của địa phương, Bộ, ngành;
b) Tham gia, tổng hợp, báo cáo giao ban chỉ đạo tuyến các chuyên ngành
3. Cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm
a) Tổ chức thực hiện Thông tư này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Tổng hợp báo cáo, giao ban chỉ đạo tuyến theo quy định.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế ngành và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Quyết định 4026/QĐ-BYT năm 2010 ban hành Quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 8959/VPCP-KGVX tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tư nhân do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 6188/BYT-KH-TC năm 2016 thực hiện giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm cả chi phí tiền lương của một số tỉnh/thành phố do Bộ Y tế ban hành
- 1Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 2Quyết định 4026/QĐ-BYT năm 2010 ban hành Quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị định 63/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 4Công văn 8959/VPCP-KGVX tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tư nhân do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 43/2013/TT-BYT Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 6Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn 6188/BYT-KH-TC năm 2016 thực hiện giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm cả chi phí tiền lương của một số tỉnh/thành phố do Bộ Y tế ban hành
Dự thảo Thông tư quy định chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Đang cập nhật
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra