BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 772-LB/TC/NHQG | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1957 |
VỀ CẤP VỐN KIẾN THIẾT CƠ BẢN THUỘC DỰ TOÁN TRUNG ƯƠNG
Điều 1. Liên Bộ Tài chính – Ngân hàng đặt ra bản điều lệ này để:
- Cấp vốn kiến thiết cơ bản được kịp thời, tiện cho Nhà nước trong việc điều hòa tài chính luân chuyển vốn nhanh chóng và sử dụng hợp lý.
- Đơn giản thủ tục giấy tờ của Ngân hàng quốc gia Việt Nam (dưới đây gọi là Ngân hàng Quốc gia) và của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (dưới đây gọi là Ngân hàng Kiến thiết).
- Thúc đẩy các đơn vị đi vào kế hoạch.
Căn cứ vào kế hoạch cấp phát vốn kiến thiết cơ bản hàng quý được Bộ Tài chính duyệt.
Căn cứ vào kế hoạch chỉ tiêu của các đơn vị kiến thiết, sẽ lĩnh tiền vốn làm nhiều lần ở Bộ Tài chính và gửi vào tài khoản “Vãng lai vốn kiến thiết cơ bản” ở Ngân hàng Quốc gia Trung ương.
Điều 3. Hàng tháng, chậm nhất là ngày 26, Ngân hàng Kiến thiết phải tổng hợp các kế hoạch của các Chi hàng Kiến thiết và các đơn vị kiến thiết (nơi không có chi hàng) xong và gửi kế hoạch sử dụng tiền vốn về tháng sau cho Bộ Tài chính Ngân hàng Quốc gia. Kế hoạch phải phân chia từng tuần kỳ 10 ngày và từng địa phương để Bộ Tài chính chuẩn bị vốn cấp cho Ngân hàng Kiến thiết và để Ngân hàng Quốc gia căn cứ vào đó báo cho các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia địa phương chuẩn bị tiền cấp phát.
Điều 4. Nhận được kế hoạch của Ngân hàng Kiến thiết, Bộ Tài chính phải cấp vốn cho Ngân hàng Kiến thiết từng tuần kỳ để gửi để gửi vào tài khoản nói trên của Ngân hàng kiến thiết Quốc gia, chậm nhất vào ngày 30, 10 và 20 mỗi tháng cho tuần kỳ 10 ngày sau. Ngoài số vốn cấp theo kế hoạch tuần kỳ, Bộ Tài chính cấp thêm 10% số vốn đó gửi vào Ngân hàng Quốc gia để Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia địa phương có thể chi qúa kế hoạch 10% trong từng trường hợp các đơn vị kiến thiết thực hiện vượt mức kế hoạch nói ở điều 11.
Điều 5. Nếu đến ngày đầu mỗi tuần kỳ Ngân hàng Quốc gia không nhận được tiền vốn Bộ Tài chính cấp cho Ngân hàng kiến thiết thì Ngân hàng Quốc gia sẽ điện cho tất cả các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia địa phương ngừng ấp phát cho các Chi hàng kiến thiết và các cơ quan được Ngân hàng kiến thiết ủy nhiệm làm thay.
Nếu sau đó Ngân hàng Kiến thiết lại nộp tiền vào Ngân hàng Quốc gia thì ngân hàng Quốc gia sẽ căn cứ vào số tiền đó làm chuyển tiền theo thể lệ chuyển tiền thông thường về cho các Chi nhánh ngân hàng Quốc gia và các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia chỉ cấp phát trong phạm vi những số tiền chuyển về cho các Chi hàng Kiến thiết và các cơ quan được Ngân hàng Kiến thiết ủy nhiệm làm thay.
Điều 6. Khi cần điều chỉnh con số kế hoạch của từng địa phương Ngân hàng kiến thiết cũng phải bảo đảm cho Ngân hàng Quốc gia biết để tin cho các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia địa phương.
Trường hợp điều chỉnh trong phạm vi số kế hoạch chung và không qúa số tiền gửi ở ngân hàng Quốc gia thì Ngân hàng kiến thiết không phải gửi thêm số vốn vào tài khoản của mình ở Ngân hàng Quốc gia.
Trường hợp điều chỉnh trong phạm vi số vốn còn gửi ở Ngân hàng Quốc gia, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam phải gửi thêm số vốn vào Ngân hàng Quốc gia để cho có đủ vốn, khi có đủ vốn Ngân hàng Quốc gia mới báo tin cho các Chi nhánh Ngân hàng địa phương điều chỉnh kế hoạch.
Điều 7. Ngân hàng Quốc gia nhận được kế hoạch hàng tháng của Ngân hàng Kiến thiết nói ở điều 3 thì trong ngày hôm sau (nếu gặp ngày chủ nhật hay ngày nghỉ lễ thì trong ngày tiếp sau ngày nghỉ) phải báo ngay cho các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia địa phương biết để chuẩn bị cấp phát cho Chi hàng kiến thiết và các cơ quan được Ngân hàng kiến thiết ủy nhiệm vào đầu tháng sau. Trường hợp ngay đầu tháng chưa nhận được kế hoạch của Ngân hàng Quốc gia gửi về thì Chi nhành Ngân hàng Quốc gia có thể tạm chi cho các Chi nhánh Kiến thiết và các cơ quan được Ngân hàng Kiến thiết ủy nhiệm về lương phải trả cho công nhân viên về tháng đó, không chi về các khoản khác.
Điều 8. Ngân hàng Quốc gia chỉ bảo kế hoạch mà không làm chuyển tiền xuống cho các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia trừ trường hợp nói ở điều 5.
Các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia, khi nhận được giấy báo kế hoạch của Ngân hàng Quốc gia gửi xuống phải báo cho Chi hàng kiến thiết hay cơ quan được ủy nhiệm của Ngân hàng kiến thiết ở địa phương biết, và khi cấp phát cho các Chi nhánh kiến thiết hay cho cơ quan được ủy nhiệm của Ngân hàng Kiến thiết trong phạm vi kế hoạch thì sẽ ghi nợ vào tài khoản “Vãng lai vốn kiến thiết cơ bản” của Ngân Hàng kiến thiết trong sổ sách kế toán của mình. Tài khoản này ở địa phương sẽ luôn luôn dư nợ, trừ trường hợp chuyển số dư nợ lên Trung ương và trường hợp các đơn vị kiến thiết hay cơ quan nào khác nộp vào tài khoản này nhiều hơn số đã chi.
Điều 9. Hàng tuần kỳ hay hàng tháng các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia phải gửi cho Chi hàng Kiến thiết hay cơ quan được ủy nhiệm của Ngân hàng kiến thiết ở địa phương bản sao kê tài khoản “Vãng lai vốn kiến thiết cơ bản” để đối chiếu sổ sách.
Đến cuối mỗi quý, sau khi hai bên đã đối chiếu và xác nhận với nhau số tiền đã cấp đến cuối quý, Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia địa phương sẽ lập vốn bốn bản “Phiếu đối chiếu sổ sách” để hai bên cùng ký. Ký xong mỗi bên sẽ giữ hai bản: lưu một bản còn một bản gửi lên Ngân hàng Trung ương của mình để làm thủ tục thanh toán ở Trung ương (ở địa phương cũng làm thủ tục thanh toán khi chuyển phiếu đối chiếu sổ sách này lên Trung ương).
Điều 10. Mỗi tháng vào ngày 18, nếu gặp ngày nghỉ thì làm trước một ngày, các đơn vị kiến thiết và các đơn vị có tài khoản ở Chi hàng kiến thiết (hay cơ quan được ủy nhiệm) phải đưa cho Chi hàng kiến thiết (hay cơ quan được ủy nhiệm) bảng kế hoạch dùng tiền trong tháng sau, trong kế hoạch phải ghi rõ số dự trù cho từng tuần kỳ 10 ngày và cả tháng.
Sau khi thẩm xét, Chi hàng kiến thiết (hay cơ quan được ủy nhiệm) phải tổng hợp thành kế hoạch dùng tiền của Chi hàng (hay cơ quan được ủy nhiệm) và báo cho Ngân hàng kiến thiết biết để báo cáo hàng mục tuần kỳ ngày 20, đồng thời cũng báo cáo cho Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia địa phương biết.
Điều 11. Tại các địa phương, nếu kế hoạch tuần 1 không dùng hết có thể chuyển số dư qua tuần kỳ 2, kế hoạch tuần kỳ 2 không đúng hết có thể chuyển để dùng cho tuần kỳ 3. Nhưng cuối tháng không dùng hết thì không được chuyển qua tháng sau. Ngược lại, gặp trường hợp các đơn vị kiến thiết vượt mức kế hoạch do đó có thể cần chi thêm tiền:
Nếu số tiền cần chi thêm vượt kế hoạch trong phạm vi 10% thì Chi nhánh kiến thiết hay cơ quan được ủy nhiệm phải xin Ngân Hàng Kiến thiết Trung ương điều chỉnh Kế hoạch. Khi Ngân hàng kiến thiết Trung ương đã duyệt y điều chỉnh kế hoạch thì phải báo cáo cho Ngân hàng Quốc gia Trung ương để Ngân hàng Quốc gia báo cho các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia địa phương.
Sau khi nhận được giấy báo điều chỉnh kế hoạch của ngân hàng Quốc gia gửi về thì các Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia địa phương mới được chi cho Chi hàng Kiến thiết (hay cơ quan được ủy nhiệm) trong phạm vi kế hoạch đã được điều chỉnh.
Điều 12. Sau mỗi tuần kỳ 10 ngày và sau khi đối chiếu sổ sách với Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia, Chi hàng Kiến thiết (hay cơ quan được ủy nhiệm) phải báo cáo lên Ngân hàng Kiến thiết Trung ương số tiền đã cấp phát trong tuần kỳ và số dư tài khoản “vãng lai vốn kiến thiết cơ bản” vào báo cáo hàng mục 10 ngày.
Ngân hàng Quốc gia và Ngân hàng kiến thiết cũng phải đối chiếu với nhau số tiền đã cấp phát trong tuần kỳ để cùng bàn với nhau số vốn cần thiết phải gửi vào cho đủ số kế hoạch và để bảo đảm không chi qúa kế hoạch.
Điều 13. Khi một Chi hàng kiến thiết (hay cơ quan được ủy nhiệm) được giải tán hoặc sát nhập vào một chi hàng kiến thiết khác thì Chi hàng được sát nhập và giải tán phải đối chiếu sổ sách của Ngân hàng Quốc gia địa phương mình rồi hai bên cùng làm thủ tục chuyển số dư lên Trung ương để thanh toán như đã nói ở điều 9 đoạn 2 (thanh toán cuối quý).
Điều 14. Bản điều lệ này do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Bộ Tài chính cùng thỏa thuận và ký. Sau này thay đổi điểm nào, hai bên cùng nhau thỏa thuận để sửa đổi.
Trường hợp Bộ Tài chính không làm theo đúng điều 4 mà Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phải thi hành điều 5 thì Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được tự động hủy bỏ bản điều lệ.
Điều 15. Bản điều lệ này thay thế và hủy bỏ bản điều lệ số 778-LB ngày 28/12/1956 và chỉ thị số 80 ngày 5 tháng 9 năm 1957 của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và bắt đầu thi hành từ 1 tháng 12 năm 1957 (thủ tục giao dục hàng ngày như trước vẫn không thay đổi).
THỪA ỦY NHIỆM | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Điều lệ số 772-LB/TC/NHQG về cấp vốn kiến thiết cơ bản thuộc dự toán Trung ương do Ngân hàng Quốc gia- Bộ Tài Chính ban hành
- Số hiệu: 772-LB/TC/NHQG
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/11/1957
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Ngân hàng quốc gia
- Người ký: Tạ Hoàng Cơ, Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: 18/12/1957
- Số công báo: Số 54
- Ngày hiệu lực: 05/12/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định