Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2020

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 122/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU, BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI, DANH MỤC HÀNG HÓA VÀ MỨC THUẾ TUYỆT ĐỐI, THUẾ HỖN HỢP, THUẾ NHẬP KHẨU NGOÀI HẠN NGẠCH THUẾ QUAN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 125/2017/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2017 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 122/2016/NĐ-CP

Căn cứ Luật T chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, b sung một s điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một s điều của Nghị định s 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đi, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định s 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 122/2016/NĐ-CP.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP

1. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục II bao gồm:

1. Mục I: Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng đối với 97 chương theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Nội dung gồm tên Phần, Chương, Chú giải phần, Chú giải chương; Danh mục biểu thuế nhập khẩu gồm mô tả hàng hóa (tên nhóm mặt hàng và tên mặt hàng), mã hàng (08 chữ số) theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định cho mặt hàng chịu thuế.

Trường hợp Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sửa đổi, bổ sung, người khai hải quan kê khai mô tả, mã hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sửa đổi, bổ sung và áp dụng thuế suất của mã hàng hóa được sửa đổi, bổ sung.”

2. Bổ sung Điều 7b như sau:

“Điều 7b. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020 - năm 2024 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô)

1. Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (gọi tắt là sản phẩm CNHT ô tô).

a) Tại thời điểm đăng ký tờ khai, người khai hải quan thực hiện kê khai, tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định, chưa áp dụng mức thuế suất 0%.

b) Việc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện của Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô;

b) Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô.

3. Điều kiện áp dụng

a) Doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau:

a.1) Có hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp;

a.2) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nêu rõ mục tiêu dự án hoặc ngành nghề kinh doanh trong đó có sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác.

a.3) Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp.

c) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:

c.1) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (bao gồm cả nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã nhập khẩu kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực còn tồn kho tại các kỳ ưu đãi trước chuyển sang để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô tại các kỳ ưu đãi sau; không bao gồm nguyên liệu, vật tư, linh kiện đưa vào sử dụng nhưng bị hỏng, bị lỗi) để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô có tên trong Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp sản phẩm chỉ được lắp ráp đơn thuần với nhau bằng những thiết bị đơn giản như vít, bu-lông, ê-cu, bằng đinh tán và không trải qua quá trình sản xuất, gia công nào để thành sản phẩm hoàn thiện thì không được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô.

c.2) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được do doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu. Việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được.

Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này đáp ứng các quy định tại điểm a, b, c khoản này và các quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều này thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô trong kỳ xét ưu đãi.

4. Kỳ xét ưu đãi thuế

Kỳ xét ưu đãi thuế tối đa không quá 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 hoặc từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

5. Hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô

a) Hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô gồm:

a.1) Công văn đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

a.2) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này): 01 bản sao có chứng thực;

a.3) Văn bản thông báo cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp); máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) cho cơ quan hải quan theo Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này): 01 bản chính. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và hợp đồng thuê, mượn đất, mặt bằng, nhà xưởng trong trường hợp doanh nghiệp đi thuê mượn để làm cơ sở sản xuất: 01 bản sao có chứng thực.

a.4) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp (áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này): 01 bản sao có chứng thực.

b) Thủ tục đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan hoặc gửi qua đường bưu điện cho cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi có cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) để đăng ký tham gia ngay sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm bất kỳ trong năm. Thời điểm tham gia tính từ ngày của công văn đăng ký Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô trở đi.

6. Thủ tục kê khai trên tờ khai hải quan

Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan thực hiện kê khai chỉ tiêu Mã loại hình là “A43 - Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế”; chỉ tiêu “Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp” là “#&7b”; chỉ tiêu “Mã số hàng hóa” (mã HS) khai theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện của Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô.

7. Kiểm tra cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) của doanh nghiệp tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp); kiểm tra máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) mà doanh nghiệp đã thông báo cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan ban hành Quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất theo Mẫu số 09a Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi qua hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký. Việc kiểm tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc. Nội dung kiểm tra gồm:

a) Kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, gia công đối chiếu với thông tin doanh nghiệp đã thông báo cho cơ quan hải quan, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đất và hợp đồng thuê, mượn đất, mặt bằng, nhà xưởng trong trường hợp doanh nghiệp đi thuê mượn để làm cơ sở sản xuất, gia công.

b) Kiểm tra thực tế máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công phù hợp với hồ sơ hải quan hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng thuê, mượn máy móc, thiết bị (đối với trường hợp thuê, mượn máy móc, thiết bị); kiểm tra quy trình, quy mô sản xuất, gia công (lắp ráp), tình trạng nhân lực, tình trạng máy móc thiết bị để xác định sự phù hợp về thực tế năng lực sản xuất của doanh nghiệp đối với sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô.

Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan lập Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, gia công theo Mẫu số 09b Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp về việc đáp ứng hoặc không đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp), máy móc, thiết bị quy định tại điểm a.3 khoản 3 Điều này theo Mẫu số 09c Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong quá trình tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô, doanh nghiệp có thay đổi về địa chỉ cơ sở sản xuất, gia công, quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Sau khi nhận được thông báo thay đổi của doanh nghiệp hoặc khi phát hiện có dấu hiệu xác định doanh nghiệp thay đổi thông tin về cơ sở sản xuất, gia công, máy móc, thiết bị nhưng không thông báo với cơ quan hải quan hoặc trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp), kiểm tra máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp).

8. Hồ sơ, thủ tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi 0%

a) Hồ sơ gồm:

a.1) Đối với doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô

a.1.1) Công văn đề nghị áp dụng mức thuế suất ưu đãi 0% theo Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô theo Mẫu số 10a Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

a.1.2) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp doanh nghiệp đã nộp khi đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô): 01 bản sao có chứng thực;

a.1.3) Hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chính;

a.1.4) Quy trình sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô (kèm theo thuyết minh): 01 bản chính;

a.1.5) Bảng kê tờ khai, số tiền thuế nhập khẩu đã nộp của nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô đã đăng ký tham gia Chương trình theo Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

a.1.6) Báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô đã đăng ký tham gia Chương trình theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

a.1.7) Bảng kê hóa đơn giá trị gia tăng tương ứng với số lượng sản phẩm CNHT ô tô đã bán theo Hợp đồng mua bán theo Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

a.1.8) Chứng từ kế toán thể hiện số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã được sử dụng để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô: 01 bản chụp;

a.2) Đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô

a.2.1) Công văn đề nghị được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 0% theo Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô theo Mẫu số 10a Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

a.2.2) Quy trình sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô (kèm theo thuyết minh): 01 bản chính;

a.2.3) Bảng kê tờ khai, số tiền thuế nhập khẩu đã nộp của nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô theo Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

a.2.4) Báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

a.2.5) Bảng kê hóa đơn giá trị gia tăng tương ứng với số lượng sản phẩm CNHT ô tô đã bán cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp theo Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (nếu có): 01 bản chính.

a.2.6) Báo cáo tình hình sử dụng sản phẩm CNHT ô tô đã sản xuất, gia công (lắp ráp) theo Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.

a.2.7) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp (trừ trường hợp đã nộp khi đăng ký tham gia Chương trình): 01 bản sao có chứng thực;

a.2.8) Chứng từ kế toán thể hiện số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã được sử dụng để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô: 01 bản chụp.

b) Thủ tục áp dụng mức thuế suất 0%

b.1) Chậm nhất 60 ngày kể từ ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 hàng năm, doanh nghiệp gửi hồ sơ quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô. Trường hợp nộp hồ sơ quá thời hạn 60 ngày, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ.

b.2) Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ đề nghị áp dụng thuế suất 0%, kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp), máy móc, thiết bị của doanh nghiệp để thực hiện kiểm tra về đối tượng và các điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô và xử lý như sau:

b.2.1) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan hải quan có văn bản đề nghị doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Trường hợp nghi vấn về tính chính xác của hồ sơ, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc trụ sở của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b.2.2) Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô, cơ quan hải quan ra Quyết định hoàn trả và lập Lệnh hoàn trả số thuế nộp thừa cho doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả thuế nhập khẩu nộp thừa cho doanh nghiệp. Nguồn hoàn trả thuế nộp thừa được lấy từ số thu của ngân sách trung ương về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

b.2.3) Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô, cơ quan hải quan có văn bản trả lời cho doanh nghiệp được biết.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 125/2017/NĐ-CP

1. Khoản 1 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan

1. Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế.

2. Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.

3. Phụ lục III - Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe), đã qua sử dụng.

4. Phụ lục IV - Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan.”

2. Khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế

1. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không có tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì người khai hải quan khai mã hàng của hàng hóa xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của hàng hóa đó theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và không phải khai thuế suất trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu.

Đối với các mặt hàng thuộc nhóm hàng có số thứ tự (STT) 211 tại Biểu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai mã hàng của hàng hóa xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của hàng hóa đó theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm có STT 211 là các mặt hàng đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:

a) Điều kiện 1: Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm (gọi chung là hàng hóa) không thuộc các nhóm có STT từ 01 đến STT 210 tại Biểu thuế xuất khẩu.

b) Điều kiện 2: được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên. Việc xác định tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP.

Hàng hóa xuất khẩu thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 không thuộc nhóm có STT 211 của Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định này.”

3. Khoản 6 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7a. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô (Chương trình ưu đãi thuế)

1. Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc nhóm 98.49 Mục II Chương 98 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

a) Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan thực hiện kê khai, tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định, chưa áp dụng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% của nhóm 98.49.

b) Việc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% cho các linh kiện ô tô thuộc nhóm 98.49 thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này.

2. Đối tượng áp dụng

Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp xe ô tô do Bộ Công Thương cấp.

3. Điều kiện áp dụng

3.1. Linh kiện ô tô phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Linh kiện ô tô nhập khẩu có tên trong nhóm 98.49 và thuộc loại linh kiện trong nước chưa sản xuất được và sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong kỳ xét ưu đãi (bao gồm cả linh kiện tồn kho của các kỳ xét ưu đãi trước được sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe xuất xưởng tại các kỳ xét ưu đãi sau). Việc xác định linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được.

b) Các linh kiện (các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận) là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của linh kiện ô tô theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và quy định tại điểm b.5.2 khoản 3.2 Mục I Chương 98 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Linh kiện ô tô nhập khẩu do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu.

3.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên, doanh nghiệp không phải đăng ký mẫu xe khi tham gia Chương trình.

a) Doanh nghiệp không phải đáp ứng điều kiện sản lượng tối thiểu tại kỳ đầu tiên đăng ký tham gia Chương trình và kỳ xét ưu đãi tiếp theo liền kề; nếu đáp ứng quy định tại khoản 2, khoản 3.1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này thì được áp dụng mức thuế suất 0% đối với toàn bộ linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp nhóm xe mà doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

b) Các kỳ xét ưu đãi sau, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ sản lượng tối thiểu theo quy định tại điểm b.12.2 khoản 3.2 Mục I Chương 98 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đáp ứng quy định tại khoản 2, khoản 3.1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này thì được áp dụng mức thuế suất 0% đối với toàn bộ linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp nhóm xe mà doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về sản lượng theo quy định xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

3.3. Đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng, dầu

a) Điều kiện về tiêu chuẩn khí thải:

Sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4, mức 5 cho giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm 2021; mức 5 trở lên cho giai đoạn từ năm 2022 trở đi.

b) Điều kiện về mẫu xe:

Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu được đăng ký 01 (một) hoặc nhiều mẫu xe khi tham gia Chương trình ưu đãi thuế. Trong thời gian thực hiện Chương trình ưu đãi thuế, doanh nghiệp được thay đổi hoặc bổ sung mẫu xe, số lượng mẫu xe đã đăng ký. Sản lượng của mẫu xe thay đổi hoặc bổ sung được cộng vào sản lượng chung tối thiểu để xét ưu đãi nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện sản lượng riêng tối thiểu cho từng kỳ xét ưu đãi. Mẫu xe của các nhóm xe được quy định như sau:

b.1) Mẫu xe đối với nhóm xe chở người từ 09 chỗ trở xuống có dung tích xi lanh từ 2.500cc trở xuống thuộc nhóm 87.03 là xe đáp ứng đồng thời 04 tiêu chí: cùng tiêu chí động cơ; cùng tiêu chí thân vỏ xe (hoặc khung vỏ xe); dung tích xi lanh từ 2.500 cc trở xuống; tiêu hao nhiên liệu dưới 7,5 lít/100 km. Tiêu chí tiêu hao nhiên liệu dưới 7,5 lít/100 km được căn cứ vào mức tiêu thụ nhiên liệu của chu trình tổ hợp tại Giấy chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp;

b.2) Mẫu xe đối với nhóm xe mini buýt (xe chở người từ 10 chỗ đến 19 chỗ ngồi thuộc nhóm 87.02) và nhóm xe buýt/xe khách (xe chở người từ 20 chỗ ngồi trở lên thuộc nhóm 87.02) là xe có cùng tiêu chí động cơ và cùng tiêu chí khung ô tô;

b.3) Mẫu xe đối với nhóm xe tải (xe chở hàng có động cơ dùng để vận tải hàng hóa thuộc nhóm 87.04 và xe chuyên dùng có động cơ thuộc nhóm 87.05) là xe có cùng tiêu chí động cơ và cùng tiêu chí cabin.

Việc xác định tiêu chí động cơ của mẫu xe căn cứ theo dung tích xi lanh hoặc kiểu loại hoặc công suất của động cơ nêu tại Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô sản xuất, lắp ráp do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp. Việc xác định tiêu chí thân vỏ xe (hoặc khung vỏ xe), khung ô tô, cabin được căn cứ vào đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe ô tô nêu tại bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật của xe ô tô có dấu xác nhận thẩm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

c) Điều kiện về sản lượng chung tối thiểu (là sản lượng sản xuất, lắp ráp áp dụng cho từng nhóm xe ô tô) và sản lượng riêng tối thiểu (là sản lượng sản xuất, lắp ráp của mẫu xe đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế).

Doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về sản lượng chung tối thiểu, sản lượng riêng tối thiểu theo một trong các trường hợp dưới đây:

c.1) Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng sản lượng chung tối thiểu cho từng nhóm xe và sản lượng riêng tối thiểu cho ít nhất 01 mẫu xe quy định cho từng kỳ xét ưu đãi thuế 06 tháng tại điểm b.12.1 khoản 3.2 Mục I Chương 98 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đáp ứng quy định tại khoản 2, khoản 3.1, điểm a, b khoản 3.3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này thì doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất 0% đối với toàn bộ linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp nhóm xe mà doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về sản lượng theo quy định xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

Trường hợp sản xuất, lắp ráp cả xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu và xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên thì khi xác định sản lượng chung tối thiểu của nhóm xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu, doanh nghiệp được cộng sản lượng xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên sản xuất lắp ráp xe trong kỳ xét ưu đãi vào sản lượng chung tối thiểu của cùng nhóm xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu khi xét ưu đãi.

Trường hợp kỳ xét ưu đãi đầu tiên của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sử dụng nhiên liệu xăng, dầu không đủ 06 tháng, doanh nghiệp đạt sản lượng xe sản xuất, lắp ráp thực tế của nhóm xe tối thiểu bằng sản lượng bình quân 01 tháng của sản lượng chung tối thiểu nhân với thời gian (số tháng) tham gia Chương trình ưu đãi thuế của kỳ xét ưu đãi và đạt sản lượng sản xuất, lắp ráp thực tế của mẫu xe đăng ký tối thiểu bằng sản lượng bình quân 01 tháng của sản lượng riêng tối thiểu nhân với số tháng tham gia Chương trình ưu đãi thuế của kỳ xét ưu đãi, đồng thời đạt điều kiện sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu cho kỳ xét ưu đãi 06 tháng tiếp theo thì số linh kiện ô tô đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp ô tô trong kỳ xét ưu đãi đầu tiên được áp dụng thuế suất 0% nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3.1, điểm a, b khoản 3.3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này. Trường hợp thời gian tham gia Chương trình ưu đãi thuế của tháng đầu tiên từ 15 ngày trở lên thì tính tròn 01 tháng. Trường hợp số ngày tham gia Chương trình của tháng đầu tiên dưới 15 ngày thì không tính tháng đó.

c.2) Trường hợp doanh nghiệp có sản lượng sản xuất, lắp ráp thực tế của 01 (một) mẫu xe chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống đăng ký trong kỳ xét ưu đãi đạt từ 1,3 lần trở lên sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe từ 09 chỗ ngồi trở xuống quy định tại điểm b.12.1 khoản 3.2 Mục I Chương 98 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3.1, điểm a, b khoản 3.3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này thì doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp của mẫu xe đăng ký đó xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

c.3) Trường hợp doanh nghiệp có tổng sản lượng sản xuất, lắp ráp thực tế của 02 (hai) mẫu xe chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống đăng ký trong kỳ xét ưu đãi đạt từ 1,5 lần trở lên sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe từ 09 chỗ ngồi trở xuống quy định tại điểm b.12.1 khoản 3.2 Mục I Chương 98 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3.1, điểm a, b khoản 3.3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này thì doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp hai mẫu xe đăng ký đó xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

c.4) Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình từ 02 (hai) nhóm xe trở lên và tổng sản lượng sản xuất, lắp ráp thực tế của tất cả các nhóm xe đã đăng ký tham gia Chương trình trong kỳ xét ưu đãi tối thiểu bằng tổng sản lượng chung tối thiểu của các nhóm xe tương ứng quy định tại điểm b.12.1 khoản 3.2 Mục I Chương 98 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3.1, điểm a, b khoản 3.3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này thì doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp các xe thuộc các nhóm xe mà doanh nghiệp đã đăng ký tham gia chương trình xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

4. Kỳ xét ưu đãi thuế

Kỳ xét ưu đãi thuế 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 hoặc từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

5. Hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế

a) Hồ sơ gồm:

a.1) Công văn đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế linh kiện ô tô theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

a.2) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp xe ô tô: 01 bản sao có chứng thực.

b) Thủ tục đăng ký tham gia: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống dữ liệu điện tử hoặc gửi qua đường bưu điện cho cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi có nhà máy sản xuất, lắp ráp để đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế ngay sau ngày Nghị định này được ký ban hành hoặc thời điểm bất kỳ hàng năm trong thời gian của Chương trình ưu đãi thuế. Thời điểm tham gia chương trình ưu đãi thuế tính từ ngày của công văn đăng ký trở đi.

6. Thủ tục kê khai trên tờ khai hải quan:

Người khai hải quan thực hiện kê khai chỉ tiêu “Mã loại hình”: khai mã loại hình A43 - “Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế” đối với các linh kiện ô tô nhập khẩu có các mã hàng thuộc nhóm 98.49 để sản xuất, lắp ráp cho nhóm xe đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế; chỉ tiêu “Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp”: khai mã “#&7a.”

7. Hồ sơ, thủ tục để áp dụng mức thuế suất ưu đãi 0% của nhóm 98.49

a) Hồ sơ gồm:

a.1) Công văn đề nghị áp dụng mức thuế suất ưu đãi 0% của nhóm 98.49 theo Mẫu số 06a Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

a.2) Báo cáo tình hình sử dụng linh kiện ô tô nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp xe xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

a.3) Bảng kê các tờ khai hải quan, số tiền thuế nhập khẩu đã nộp theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

a.4) Chứng từ kế toán thể hiện số lượng linh kiện nhập khẩu đã được sử dụng để sản xuất, lắp ráp các nhóm xe trong kỳ xét ưu đãi: 01 bản chụp;

a.5) Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp theo mẫu phiếu do Cục Đăng kiểm Việt Nam phát hành: bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp (số lượng bản sao tương ứng với số lượng xe đã sản xuất, lắp ráp trong kỳ xét ưu đãi);

a.6) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô sản xuất, lắp ráp: bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu (số lượng bản sao tương ứng với số lượng kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp);

a.7) Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật của xe ô tô có dấu xác nhận thẩm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam: bản sao có chứng thực hoặc bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu (số lượng bản sao tương ứng với kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp).

b) Thủ tục áp dụng mức thuế suất của nhóm 98.49:

b.1) Chậm nhất 60 ngày kể từ ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12, doanh nghiệp gửi hồ sơ quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế. Trường hợp nộp hồ sơ quá thời hạn 60 ngày, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp doanh nghiệp có kỳ xét ưu đãi đầu tiên chưa đủ 06 tháng, doanh nghiệp nộp hồ sơ quy định tại điểm a khoản này cùng thời điểm nộp hồ sơ đề nghị áp dụng thuế suất 0% của kỳ xét ưu đãi tiếp theo.

b.2) Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp thực hiện kiểm tra đối tượng và các điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Trong đó:

b.2.1) Sản lượng xe căn cứ vào số lượng Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp đã phát hành trong kỳ xét ưu đãi.

b.2.2) Mẫu xe đăng ký căn cứ vào Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô sản xuất, lắp ráp do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.

b.2.3) Số lượng linh kiện ô tô nhập khẩu đã sử dụng (không bao gồm linh kiện đưa vào sử dụng nhưng bị hỏng, bị lỗi) phải phù hợp với số lượng xe thực tế đã sản xuất, lắp ráp có Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi và căn cứ vào Báo cáo tình hình sử dụng linh kiện ô tô được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, Bảng kê các tờ khai hải quan, số tiền thuế nhập khẩu đã nộp theo từng tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu.

b.3) Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp, cơ quan hải quan xử lý như sau:

b.3.1) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan hải quan có văn bản yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung. Trường hợp nghi vấn về tính chính xác của hồ sơ, cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc trụ sở của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b.3.2) Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế và doanh nghiệp có số tiền thuế đã nộp đối với số linh kiện ô tô đã nhập khẩu lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo mức thuế suất của nhóm 98.49, cơ quan hải quan ra Quyết định hoàn trả và lập Lệnh hoàn trả số thuế nộp thừa cho doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả thuế nhập khẩu nộp thừa cho doanh nghiệp. Nguồn hoàn trả thuế nộp thừa được lấy từ số thu của ngân sách trung ương về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

b.3.3) Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế cơ quan hải quan có văn bản trả lời cho doanh nghiệp được biết.”

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát, tham vấn giá, chống gian lận thương mại theo quy định đối với những mặt hàng có mức thuế suất thuế nhập khẩu cao và các mặt hàng có rủi ro cao về trị giá tính thuế.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được; rà soát, cập nhật sửa đổi Danh mục đảm bảo phù hợp với thực tế.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về mức độ rời rạc, đảm bảo phù hợp với thực tế.

4. Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô theo đúng quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng quy định của pháp luật.

5. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

6. Các bộ, ngành có liên quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo chính sách được thực hiện đúng quy định và chống gian lận thương mại.

7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 4. Quy định chuyển tiếp đối với trường hợp tham gia Chương trình ưu đãi thuế quy định tại Điều 7a Nghị định số 125/2017/NĐ-CP

1. Doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế theo quy định tại Điều 7a Nghị định số 125/2017/NĐ-CP trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải đăng ký lại Chương trình ưu đãi thuế và được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định này từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thay đổi, bổ sung nhóm xe, mẫu xe, số lượng mẫu xe đã đăng ký khi tham gia Chương trình ưu đãi thuế, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký lại với cơ quan hải quan.

2. Linh kiện tồn kho đã sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe có Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phát hành trong kỳ xét ưu đãi từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 trở đi được áp dụng thuế suất 0% nếu đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Linh kiện tồn kho đã sử dụng để sản xuất lắp ráp các xe ô tô có phiếu kiểm tra xuất xưởng phát hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2020 không được áp dụng thuế suất 0%.

3. Doanh nghiệp thực hiện thủ tục kê khai trên tờ khai hải quan đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo hướng dẫn của cơ quan hải quan và đã đăng ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải thực hiện thủ tục kê khai trên tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2020, trừ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Bãi bỏ nội dung “3. Mục III: Quy định thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thực hiện cam kết WTO từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 trở đi'’ tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 và các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Decree No. 57/2020/ND-CP dated May 25, 2020 on amendments and supplements to several Articles of the Government’s Decree No. 122/2016/ND-CP on export and preferential import tariff schedules, lists of products, absolute, mixed and out-of-quota import duty rates, and to the Decree No. 125/2017/ND-CP amending and supplementing several Articles of the Decree No. 122/2016/ND-CP

  • Số hiệu: 57/2020/ND-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 25/05/2020
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/07/2020
  • Ngày hết hiệu lực: 14/07/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản