Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Nghị định này quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
1. Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Người huấn luyện cơ hữu là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn.
3. Nhóm huấn luyện là nhóm các đối tượng huấn luyện có cùng đặc điểm chung về công việc, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động và được phân loại theo quy định tại Nghị định này.
HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Điều 4. điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Tổ chức là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, được phép cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
b) Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
c) Có đủ tài liệu kỹ thuật về từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định theo quy trình kiểm định.
d) Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
2. Các thiết bị, tài liệu, nhân lực nêu tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức.
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp;
c) Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định;
d) Danh mục tài liệu kỹ thuật;
đ) Tài liệu về kiểm định viên bao gồm:
- Bản sao Chứng chỉ kiểm định viên;
- Bản sao hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
e) Tài liệu về người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định bao gồm:
- Bản sao bằng đại học;
- Văn bản chứng minh kinh nghiệm kiểm định.
2. Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận;
b) Giấy chứng nhận đã được cấp;
c) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều này trong trường hợp có sự thay đổi.
3. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận;
- Giấy chứng nhận đã được cấp;
- Tài liệu chứng minh thay đổi về điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
b) Đối với Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
- Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp bị hỏng.
4. Mẫu các thành phần hồ sơ tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này được quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
a) Tổ chức có nhu cầu cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.
Đối với trường hợp gia hạn, ít nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn trong Giấy chứng nhận, tổ chức gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định và cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục la ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 7. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. 05 năm đối với Giấy chứng nhận cấp mới hoặc gia hạn.
2. Trường hợp cấp lại là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đã được cấp.
Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị thu hồi một trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ.
2. Hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ.
3. Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận.
Điều 9. Tiêu chuẩn kiểm định viên
1. Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;
2. Có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc;
3. Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;
4. Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
Điều 10. Chứng chỉ kiểm định viên
1. Chứng chỉ kiểm định viên được cấp cho cá nhân bảo đảm tiêu chuẩn của kiểm định viên theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Chứng chỉ kiểm định viên được cơ quan có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên;
b) Chứng chỉ kiểm định viên hết hạn;
c) Chứng chỉ kiểm định viên bị mất hoặc hỏng;
d) Cấp lại sau khi chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi. Chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kiểm định viên là cơ quan chuyên môn thuộc các bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này; việc cấp chứng chỉ kiểm định viên được thực hiện theo đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý của từng bộ.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;
2. Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;
3. Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 9 Nghị định này;
4. Giấy chứng nhận sức khỏe trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị;
5. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
6. 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
Điều 12. Hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên
1. Trường hợp bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;
c) Tài liệu chứng minh sự phù hợp của yêu cầu bổ sung, sửa đổi;
d) 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 6 tháng, kể từ ngày đề nghị.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;
c) Kết quả sát hạch trước khi cấp lại;
d) Giấy chứng nhận sức khỏe trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
3. Trường hợp chứng chỉ kiểm định viên bị hỏng hoặc mất, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Bản sao chứng chỉ kiểm định viên (nếu có) hoặc số hiệu kiểm định viên đã được cấp;
c) 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
4. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi được xem xét để cấp lại, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Báo cáo việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền về khắc phục sai phạm;
c) Văn bản chứng minh đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định tổ chức sau thời điểm quyết định thu hồi chứng chỉ có hiệu lực đối với trường hợp quy định tại các điểm c và đ Khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
d) 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
5. Mẫu các thành phần hồ sơ tại Điều 11, các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 13. Trình tự cấp, cấp lại và thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên
1. Cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên lập 01 bộ hồ sơ, gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này để đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên có thể gửi cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho kiểm định viên; trường hợp không cấp, cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu chứng chỉ kiểm định viên được quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Chứng chỉ kiểm định viên có thời hạn là 05 năm.
Điều 14. Quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định viên
1. Kiểm định viên có trách nhiệm xuất trình chứng chỉ kiểm định viên theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và với tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định; chỉ được kiểm định đối với đối tượng kiểm định trong phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên.
2. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ;
c) Không làm việc tại bất kỳ tổ chức kiểm định nào từ 12 tháng trở lên;
d) Kiểm định ngoài phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên;
đ) Thực hiện kiểm định không đúng quy trình kiểm định.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi chứng chỉ kiểm định viên.
Điều 15. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Công bố biên bản kiểm định với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định và cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (01 bản) chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.
2. Trong trường hợp đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu và phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì không cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.
4. Đảm bảo độc lập, khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định.
5. Cử kiểm định viên tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
7. Không cung ứng dịch vụ kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không sử dụng kiểm định viên đang bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định.
8. Mẫu Giấy chứng nhận kết quả kiểm định; mẫu tem kiểm định; mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định được quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu.
3. Lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Trong trường hợp chuyển nhượng (hoặc cho thuê lại) các đối tượng kiểm định, người bán (hoặc cho thuê lại) phải bàn giao đầy đủ hồ sơ kỹ thuật an toàn cho người mua (hoặc thuê lại).
4. Tạo điều kiện cho tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến các đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định.
5. Thực hiện các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các đối tượng kiểm định. Không được tiếp tục sử dụng các đối tượng kiểm định có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định.
6. Quản lý, sử dụng, loại bỏ đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
7. Mẫu công văn khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Iđ ban hành kèm theo Nghị định này.
HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Mục 1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN
Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:
1. Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 18. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện nhóm 1
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện nhóm 3
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
4. Huấn luyện nhóm 4
a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
5. Huấn luyện nhóm 5:
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: Yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
6. Huấn luyện nhóm 6:
Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 20. Chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành, đặc thù theo Chương trình khung huấn luyện quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện căn cứ chương trình khung huấn luyện, xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu thực tế huấn luyện.
1. Huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Người làm công tác y tế thực hiện việc cập nhật kiến thức theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện định kỳ theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Người lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
3. Huấn luyện khi có sự thay đổi về công việc; thay đổi về thiết bị, công nghệ và huấn luyện sau thời gian nghỉ làm việc
a) Thay đổi công việc hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ: Trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới hoặc thiết bị, công nghệ mới.
Trường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.
b) Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ làm việc
Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện lần đầu. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Mục 2. NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 22. Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là người huấn luyện) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1. Huấn luyện nội dung hệ thống pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
Người huấn luyện nội dung hệ thống pháp luật an toàn, vệ sinh lao động là người có trình độ đại học trở lên, ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
Người huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động là người có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 07 năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và phải tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
3. Huấn luyện lý thuyết chuyên ngành
Người huấn luyện lý thuyết chuyên ngành là người có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
4. Huấn luyện thực hành:
a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người huấn luyện có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người huấn luyện có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người huấn luyện có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 05 năm;
d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người huấn luyện có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
đ) Người huấn luyện thực hành bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản này, đồng thời phải tham gia khóa huấn luyện về nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc có ít nhất 5 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
5. Huấn luyện nội dung chuyên môn về y tế lao động
Người huấn luyện phải có trình độ bác sĩ trở lên và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Có ít nhất 05 năm làm công việc trong lĩnh vực có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu, dinh dưỡng, phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
6. Định kỳ 02 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất một lần; trừ người huấn luyện chuyên môn vệ sinh lao động, y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức khác có trách nhiệm xác nhận thời gian người lao động đã làm việc hoặc đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị mình.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Khoản 1 Điều này.
Mục 3. GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN, THẺ AN TOÀN VÀ CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
1. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện
a) Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho người được huấn luyện thuộc các nhóm 1, 2, 5 và 6 sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu;
b) Giấy chứng nhận huấn luyện theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cấp Thẻ an toàn
a) Người sử dụng lao động cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện thuộc nhóm 3 sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Tổ chức huấn luyện cấp Thẻ an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
b) Thẻ an toàn theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
a) Tổ chức huấn luyện; doanh nghiệp tự huấn luyện; cơ sở y tế bao gồm cơ sở giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề y tế, các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe, viện nghiên cứu thuộc hệ y tế dự phòng ở cấp trung ương có chức năng đào tạo, trung tâm đào tạo nhân lực y tế cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người được huấn luyện nội dung chuyên môn về y tế lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu;
b) Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện
a) Người sử dụng lao động ghi kết quả huấn luyện của người được huấn luyện thuộc nhóm 4 vào Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
b) Sổ theo dõi công tác huấn luyện theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện và cơ sở sản xuất, kinh doanh lập sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện theo các mẫu số 09, 10 và 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này gửi Tổ chức huấn luyện, cơ sở y tế hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định này. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới theo quy định tại Nghị định này.
Mục 4. TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN, DOANH NGHIỆP TỰ HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 26. Phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
1. Tổ chức huấn luyện được phân loại theo đặc điểm, tính chất phức tạp của đối tượng huấn luyện như sau:
a) Hạng A huấn luyện nhóm 1, 4 và 6;
b) Hạng B huấn luyện nhóm 1, 3, 4 và 6;
c) Hạng C huấn luyện nhóm 1, 2, 3, 4 và 6;
2. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng A bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có trụ sở hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất:
- 02 phòng học lý thuyết; mỗi phòng có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
- 01 phòng thực hành được trang bị thiết bị cơ bản phục vụ công tác huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.
c) Có ít nhất 05 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
d) Có chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này;
đ) Người phụ trách huấn luyện phải có trình độ đại học trở lên.
3. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng B bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, phòng, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện; trong đó phòng, xưởng thực hành có diện tích tối thiểu 40 m2, khu huấn luyện thực hành có diện tích tối thiểu 300 m2;
c) Có ít nhất 05 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành; trong đó có ít nhất 03 người huấn luyện chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện và 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.
4. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng C bảo đảm điều kiện sau đây:
a) điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Có máy, thiết bị tối thiểu phục vụ huấn luyện thực hành chuyên ngành cơ bản gồm: Thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực, thiết bị thực hành làm việc trong không gian hạn chế, làm việc trên cao, thiết bị gia công cơ khí, hàn, cắt kim loại, thiết bị thực hành an toàn điện, thực hành an toàn hóa chất. Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 500m2.
5. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện được huấn luyện đối với nhóm 5 khi bảo đảm điều kiện hoạt động Hạng A hoặc Hạng B hoặc Hạng C theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này và bảo đảm thêm điều kiện sau đây:
a) Ít nhất 5 người huấn luyện có trình độ bác sĩ trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu, dinh dưỡng, phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm;
b) Đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ cho việc huấn luyện lý thuyết, thực hành theo chương trình học; có trang thiết bị thực hành liên quan đến dinh dưỡng, lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm, sơ cứu, cấp cứu;
c) Có tài liệu huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
6. Cơ sở y tế theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 24 Nghị định này bảo đảm điều kiện theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 5 Điều này được huấn luyện về y tế lao động; cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên được huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.
7. Hợp đồng thuê, liên kết quy định tại Điều này còn thời hạn ít nhất 05 năm, kể từ ngày nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và có đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế.
8. Cơ sở vật chất và nhân lực theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với một tổ chức.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của Tổ chức huấn luyện.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với các tổ chức huấn luyện sau đây:
a) Tổ chức huấn luyện do các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập;
b) Tổ chức huấn luyện Hạng B và C;
c) Tổ chức huấn luyện nhóm 5 theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định này.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với Tổ chức huấn luyện. Hạng A do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập; doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp do địa phương quản lý.
1. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015;
d) Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ người đứng đầu, người phụ trách công tác huấn luyện;
đ) Danh mục về cơ sở vật chất; danh sách người quản lý, người huấn luyện kèm theo hồ sơ, tài liệu sau đây:
- Bản sao có chứng thực hồ sơ, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện huấn luyện của người huấn luyện;
- Bản sao có chứng thực hồ sơ, giấy tờ về cơ sở vật chất liên quan gồm quyết định giao cơ sở vật chất của cơ quan có thẩm quyền, hợp đồng, hóa đơn mua, giấy tờ cho, tặng, sang nhượng, mượn hợp pháp; hợp đồng thuê, hợp đồng liên kết huấn luyện trong trường hợp Tổ chức huấn luyện thuê hoặc liên kết với cơ sở khác để bảo đảm điều kiện về máy, thiết bị huấn luyện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
- Chương trình chi tiết, tài liệu huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
a) Trường hợp Giấy chứng nhận bị hỏng, mất:
- Văn bản giải trình lý do đề nghị cấp lại;
- Bản sao Giấy chứng nhận đã cấp (nếu có).
b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động:
- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động;
- Giấy chứng nhận đã cấp;
- Hồ sơ, giấy tờ chứng minh năng lực về người huấn luyện, chương trình huấn luyện, cơ sở vật chất tương ứng với nội dung phạm vi đề nghị bổ sung phạm vi hoạt động.
3. Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động;
- Hồ sơ, tài liệu quy định tại các điểm c, d và đ Khoản 1 Điều này.
4. Trình tự cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
a) Tổ chức có nhu cầu cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 Nghị định này để thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.
Đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, Tổ chức huấn luyện gửi đến cơ quan có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.
5. Trình tự công bố cơ sở y tế đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động
a) Trước khi huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động, người đứng đầu cơ sở y tế gửi Bộ Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc Sở Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi tổ chức đặt trụ sở chính hồ sơ đề nghị công bố đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động;
Hồ sơ đề nghị gồm văn bản tương tự như Khoản 1 Điều này.
b) Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công bố đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Trường hợp không bảo đảm điều kiện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 29. Doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và tự chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện cho người lao động nhóm 4 theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tự tổ chức huấn luyện nếu bảo đảm điều kiện về người huấn luyện theo quy định tại Nghị định này;
b) Thuê tổ chức huấn luyện.
a) Doanh nghiệp có nhu cầu tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện hoạt động như đối với Tổ chức huấn luyện, trừ điều kiện quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 26 của Nghị định này, gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông báo cho doanh nghiệp về những điều kiện chưa bảo đảm theo quy định.
Hết thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền không có thông báo về việc doanh nghiệp không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động huấn luyện thì doanh nghiệp được tự huấn luyện trong phạm vi đã đề nghị.
c) Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày được đánh giá đủ điều kiện hoạt động tự huấn luyện, doanh nghiệp gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, đánh giá lại điều kiện hoạt động nếu có nhu cầu tiếp tục tự huấn luyện.
Điều 30. Mẫu, thời hạn cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động là 05 năm đối với trường hợp cấp mới hoặc gia hạn. Trường hợp cấp lại thời hạn là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đã được cấp.
Điều 31. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động huấn luyện hoặc thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền mà không khắc phục vi phạm dẫn đến bị xử phạt.
2. Tiến hành hoạt động huấn luyện trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.
Mục 5. HUẤN LUYỆN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC KHÔNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1. Đối tượng được ưu tiên hỗ trợ chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Hỗ trợ chi phí huấn luyện 01 lần đối với 01 công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Tham gia đầy đủ chương trình huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu, được cấp Thẻ an toàn;
c) Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động hoặc thông qua Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
3. Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế của khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng không quá 50% mức lương cơ sở/người/khóa huấn luyện theo quy định của Chính phủ tại thời điểm huấn luyện.
4. Nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
5. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp lập dự toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện hằng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hỗ trợ huấn luyện cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này trong dự toán ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động trên cơ sở kinh phí được duyệt.
HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Mục 1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Điều 33. điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động
Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quan trắc môi trường lao động.
2. Có đủ nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động như sau:
a) Người trực tiếp phụ trách quan trắc môi trường lao động có trình độ như sau:
- Trình độ từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh;
- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.
b) Có ít nhất 05 người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn có trình độ như sau:
- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và năng lực bảo đảm yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;
- Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động.
- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của 70% yếu tố sau đây:
+ Bụi hạt; phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;
+ Các yếu tố hóa học tối thiểu NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu;
d) Có trụ sở làm việc, đủ diện tích để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc môi trường lao động, điều kiện phòng thí nghiệm phải đạt yêu cầu về chất lượng trong bảo quản, xử lý, phân tích mẫu;
đ) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
e) Có biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn sinh học, an toàn hóa học và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom, vận chuyển bảo quản và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 34. Hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
1. Hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động được lập thành 01 bộ gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản đề nghị công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động của tổ chức theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo hướng dẫn quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động:
a) Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, người đứng đầu tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động gửi Bộ Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc Sở Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi tổ chức đặt trụ sở hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Trường hợp không bảo đảm điều kiện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trực tuyến được quy định như sau:
- Bảo đảm hồ sơ và nội dung giấy tờ như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy;
- Thông tin văn bản đề nghị công bố, hồ sơ công bố phải đầy đủ và chính xác theo thông tin văn bản điện tử;
- Tổ chức đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trực tuyến phải thực hiện lưu giữ hồ sơ bằng bản giấy.
3. Trong quá trình hoạt động, tổ chức quan trắc môi trường lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện đã công bố quy định tại Điều 33 Nghị định này.
4. Tổ chức chỉ được thực hiện quan trắc môi trường lao động sau khi đã được công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Điều 35. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động
1. Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
2. Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
3. Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
a) Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
c) Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
4. Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.
Điều 36. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động
1. Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
2. Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
3. Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
Điều 37. Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động
1. Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
3. Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
4. Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
a) Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
b) Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
c) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 38. Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động
1. Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
2. Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Nghị định này trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể liên quan trong triển khai thực hiện và thanh tra, kiểm tra thực hiện Nghị định này.
4. Thực hiện quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Cấp mới, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý.
Công bố Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động và Tổ chức đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; Tổ chức hoạt động kiểm định an toàn lao động và Tổ chức hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bị đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.
7. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
8. Chủ trì, phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra hằng năm và đột xuất đối với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
10. Hằng năm, hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ huấn luyện cho người lao động theo quy định tại Điều 32 Nghị định này và tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền quyết định kinh phí hỗ trợ theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước; dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ huấn luyện gửi cấp có thẩm quyền quyết định và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Chỉ đạo Sở Y tế thực hiện công tác quản lý, kiểm tra công bố đơn vị y tế đủ điều kiện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc trên địa bàn quản lý.
3. Quy định, tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động quan trắc môi trường lao động; công bố Tổ chức quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện hoạt động; Tổ chức quan trắc môi trường bị đình chỉ, bị xử lý hành vi vi phạm hành chính trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế.
5. Chỉ đạo quan trắc môi trường lao động tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nguy cơ cao gây bệnh nghề nghiệp.
6. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường lao động, huấn luyện về vệ sinh lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo thẩm quyền được giao.
7. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền, quy định chi tiết Nghị định này.
8. Hằng năm, tổng hợp kết quả hoạt động quan trắc môi trường lao động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ huấn luyện nguồn ngân sách trung ương, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, trình cấp có thẩm quyền quyết định kinh phí hỗ trợ theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 42. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực
1. Quy định cụ thể hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đối với đối tượng kiểm định thuộc thẩm quyền quản lý; biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền.
2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành.
3. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, quan trắc môi trường lao động.
4. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các Bộ thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tổ chức được cấp, gia hạn, cấp lại, bị thu hồi.
6. Thực hiện quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Quản lý, tổ chức thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động trên địa bàn quản lý.
2. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các ngành liên quan phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
3. Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ huấn luyện cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
1. Bảo đảm về điều kiện trong quá trình hoạt động theo quy định của tại Nghị định này.
2. Trước 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính và nơi có hoạt động và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ antoanlaodong@molisa.gov.vn.
3. Trước 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ antoanlaodong@molisa.gov.vn.
Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố nguy hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, đồng thời đề xuất bổ sung Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động.
5. Khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động ít nhất 07 ngày làm việc trước khi thực hiện thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh.
6. Khi có nhu cầu thay đổi đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc quan trắc môi trường lao động, tổ chức có trách nhiệm đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung. Khi chấm dứt hoạt động, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động phải gửi thông báo tới cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc công bố đủ điều kiện hoạt động biết.
7. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
8. Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.
9. Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức quan trắc môi trường lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ có liên quan do Bộ Y tế tổ chức.
Điều 45. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh
1. Tổ chức rà soát, phân nhóm đối tượng cần huấn luyện, Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và Danh mục những nơi làm việc có nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động; lập kế hoạch và tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
2. Xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện chi tiết trên cơ sở chương trình khung huấn luyện nhóm 4 và tổ chức huấn luyện cho người lao động. Trường hợp cơ sở không trực tiếp huấn luyện mà thuê tổ chức huấn luyện thì tổ chức huấn luyện có trách nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện, trong đó bắt buộc phải có nội dung huấn luyện phù hợp với yêu cầu đặc thù của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc như sau:
a) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
b) Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
4. Chi trả đầy đủ tiền lương và bảo đảm quyền lợi khác cho đối tượng thuộc quyền quản lý trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật.
5. Thanh toán chi phí kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, đánh giá điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
6. Trường hợp sử dụng người lao động theo hình thức khoán việc, thông qua nhà thầu, thuê lại lao động, người sử dụng lao động (trong trường hợp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động của bên thuê lại lao động) phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại Nghị định này.
7. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu gồm: Hồ sơ, kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; chương trình huấn luyện chi tiết, tài liệu huấn luyện, danh sách người được huấn luyện, kết quả kiểm tra, sát hạch, bản sao giấy tờ chứng minh đủ điều kiện của người huấn luyện; hồ sơ, kết quả quan trắc môi trường lao động.
1. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc công nhận đủ điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục hoạt động cho đến hết thời hạn hoạt động đã được công nhận. Khi thực hiện kiểm định, huấn luyện phải bảo đảm điều kiện quy định tại Nghị định này.
2. Chứng chỉ Kiểm định viên, Giấy chứng nhận giảng viên huấn luyện, Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện đã cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực có giá trị đến khi hết hạn.
3. Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thuộc chương trình, dự án của Nhà nước hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam bảo đảm điều kiện tổ chức huấn luyện theo quy định tại Nghị định này, người tham dự huấn luyện được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn hoặc công nhận kết quả huấn luyện theo quy định tại Nghị định này.
4. Tổ chức, đơn vị đã hoạt động đo, kiểm tra môi trường lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động nhưng phải hoàn thành việc công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trước ngày 01 tháng 7 năm 2017.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nội dung quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 mục 3; hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng được áp dụng quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực này có quy định khác.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
BIỂU MẪU VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày …… tháng …… năm 20…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Kính gửi: …………………………………….
1. Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………… Fax: ………………………. E-mail: …………………………………...
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số……………………………..
Cơ quan cấp: …………………… cấp ngày ………… tại ……………………….
4. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: …………………………………………..Giới tính: …………………………………………….
Chức vụ: …………………………………………..………………………………………………………
Quốc tịch ………………………………………..Sinh ngày: …………………………………………..
Số CMND/hộ chiếu/căn cước công dân ………………… Cấp ngày .................. tại……………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………..………………………….
Điện thoại: …………………………………..E-mail:……………………………………………………
5. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định trong phạm vi sau đây:
STT | Tên đối tượng kiểm định (theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành) | Giới hạn đặc tính kỹ thuật (Giới hạn đặc tính kỹ thuật của máy, thiết bị, vật tư mà tổ chức có khả năng thực hiện) |
1 | ……………………………………………. |
|
2 | ……………………………………………. |
|
Đề nghị quý Cơ quan xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho ... (tên tổ chức) theo phạm vi nêu trên.
6. Tài liệu gửi kèm theo gồm có:
……………………………………………………………………
7. …………………. (Tên tổ chức, doanh nghiệp) xin cam kết:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.
- Thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
| ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC.... |
MẪU DANH MỤC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
(TÊN TỔ CHỨC) …………………..
DANH MỤC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
TT | TÊN PHƯƠNG TIỆN | THÔNG SỐ KỸ THUẬT | TÌNH TRẠNG HIỆU CHUẨN/ KIỂM ĐỊNH | THỜI HẠN HIỆU CHUẨN | MÃ SỐ CHẾ TẠO THIẾT BỊ | TÌNH TRẠNG THIẾT BỊ |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
| ……., ngày ….. tháng ….. năm….. |
MẪU DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
(TÊN TỔ CHỨC) ………………….
DANH MỤC TÀI LIỆU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
STT | Tên tài liệu | Ký hiệu văn bản | Tình trạng hiệu lực | Cơ quan ban hành | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
| ……., ngày ….. tháng ….. năm….. |
MẪU DANH SÁCH PHÂN CÔNG KIỂM ĐỊNH VIÊN
(TÊN TỔ CHỨC) ………….
DANH SÁCH PHÂN CÔNG KIỂM ĐỊNH VIÊN
STT | Họ và tên | Phạm vi kiểm định | Số hiệu kiểm định viên (nếu có) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
….. |
|
|
|
| ……., ngày ….. tháng ….. năm….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
……………, ngày …… tháng ……năm 20……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI (GIA HẠN) GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Kính gửi: ………………………………….
1. Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………………
3. Điện thoại: ………………………….Fax: ………………… E-mail: ………………………………..
3. Được thành lập theo Quyết định /Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ……………….. Cơ quan cấp: …………………cấp ngày ………………… tại ………………………………………..
4. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: ………………………………………..Giới tính: ……………………………………………….
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….
Quốc tịch …………………………………….Sinh ngày: ………………………………………………
Số CMND/hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân …………… Cấp ngày …………….tại …………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………E-mail: …………………………………………………
5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được cấp số: ………………………………………………; Ngày hết hiệu lực: ………………………………………
6. Đề nghị quý Cơ quan xem xét và cấp lại (gia hạn) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo phạm vi sau đây:
STT | Tên đối tượng kiểm định (theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành) | Giới hạn đặc tính kỹ thuật (giới hạn đặc tính kỹ thuật của máy, thiết bị, vật tư mà tổ chức có khả năng thực hiện) |
1 | ……………………………………………. |
|
2 | ……………………………………………. |
|
- Lý do (trong trường hợp đề nghị gia hạn, không cần điền thông tin ở mục này) ………………….
7. Tài liệu kèm theo gồm có:
- ………………………………
8. (Tên tổ chức, doanh nghiệp) xin cam kết:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo;
- Thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
| ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC..... |
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
……………, ngày …… tháng ……năm 20……
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TỪ NĂM 20... ĐẾN NĂM 20...
Kính gửi: ……………………………………………
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔ CHỨC
1. Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………………………
3. Điện thoại: ………………………….Fax: ………………… E-mail: ………………………………..
3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ...Cơ quan cấp: ………….. cấp ngày ……………………………………………….
4. Người đại diện theo pháp luật:
Họ tên: .....................………………………………………..Giới tính: ………………………...…….
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….
Quốc tịch …………………………………….Sinh ngày: ………………………………………………
Số CMND/hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân …………… Cấp ngày …………….tại …………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………E-mail: …………………………………………………
5. Giấy chứng nhận đã được cấp số: …………………………………………………….. Ngày cấp: …………………………… Ngày hết hiệu lực: ………………….
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH TỪ NĂM 20... ĐẾN NĂM 20...
1. Tình hình thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: ……………………………
2. Số lượng thiết bị thực hiện kiểm định:
STT | Địa phương | Số lượng đối tượng đã kiểm định đạt yêu cầu | Thiết bị nâng | Thiết bị áp lực | Công trình vui chơi công cộng | Thiết bị không đạt yêu cầu về an toàn | ||||
|
| Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ | Lần đầu | Định kỳ |
|
I | NĂM 20... | |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……. | NĂM 20... | |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số | … | ... |
|
|
|
|
|
|
|
3. Những thay đổi về năng lực kiểm định của tổ chức:
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
4. Việc thực hiện đề nghị, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
5. Các hình thức xử lý kỷ luật, khen thưởng (nếu có):
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
III. KIẾN NGHỊ (NẾU CÓ)
| ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC..... |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
TÊN CƠ QUAN CẤP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN
TÊN TỔ CHỨC: …………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………
Mã số đăng ký chứng nhận: ……………………………………………….
ĐƯỢC CHỨNG NHẬN CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
PHẠM VI KIỂM ĐỊNH ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN: Chi tiết tại Quyết định số ...)
Ngày cấp: ………………….
Ngày hết hiệu lực: ……………………
Cấp lần thứ: …………………..
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP |
STT | PHẠM VI THẨM QUYỀN ĐƯỢC PHÂN CÔNG |
I | Thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ máy, thiết bị, vật tư thuộc thẩm quyền của các bộ quy định tại mục II đến mục IX) |
1 | Nồi hơi; Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 °C; Nồi gia nhiệt dầu. |
2 | Hệ thống đường ống áp lực. |
3 | Các bình, bồn, bể chịu áp lực (bao gồm chai chứa khí hóa lỏng). |
4 | Hệ thống lạnh; Hệ thống Điều chế, nạp khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan. |
5 | Thiết bị nâng, gồm: cần trục, cầu trục, cổng trục, máy nâng (bàn nâng, sàn nâng, cầu nâng, Pa lăng điện, pa lăng kéo tay, tời điện, tời tay), xe nâng hàng, xe nâng người và các loại bộ phận mang tải. |
6 | Máy vận thăng. |
7 | Thang máy, thang cuốn, băng tải chở người. |
8 | Máy, thiết bị phục vụ mục đích vui chơi, giải trí; hệ thống cáp treo chở người. |
9 | Thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân. |
10 | Thiết bị an toàn, thiết bị cảnh báo an toàn cho người lao động; thiết bị phục vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; thiết bị dạy nghề. |
II | Thẩm quyền của Bộ Công Thương |
1 | Nồi hơi có áp suất trên 16bar, bình chịu áp lực, hệ thống đường ống áp lực (có kết cấu không lắp trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện thăm dò khai thác dầu khí trên biển) trong lĩnh vực: công nghiệp cơ khí, luyện kim; sản xuất, truyền tải, phân phối điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khai thác, chế biến, vận chuyển, phân phối, tồn chứa dầu khí và sản phẩm dầu khí; hóa chất nguy hiểm; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác than. |
2 | Hệ thống Điều chế, tồn chứa, nạp, cấp, bình, bồn, bể chứa, chai chứa sản phẩm dầu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng. |
3 | Đường ống vận chuyển, phân phối khí đốt cố định bằng kim loại và đường ống khí đốt công nghệ trong các công trình dầu khí trên đất liền. |
4 | Cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò. |
5 | Tời, trục tải có tải trọng từ 10.000 N trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò. |
6 | Máy biến áp phòng nổ |
7 | Động cơ điện phòng nổ. |
8 | Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ (khởi động từ, khởi động mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò). |
9 | Thiết bị Điều khiển phòng nổ (bảng Điều khiển, hộp nút nhấn). |
10 | Máy phát điện phòng nổ. |
11 | Cáp điện phòng nổ. |
12 | Đèn chiếu sang phòng nổ. |
13 | Máy nổ mìn điện. |
III | Thẩm quyền của Bộ Xây dựng |
1 | Hệ thống cốp pha trượt. |
2 | Hệ thống cốp pha leo. |
3 | Hệ giàn thép ván khuôn trượt. |
4 | Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc chuyên dùng có hệ thống tời nâng. |
5 | Máy bơm bê tông. |
8 | Máy thi công công trình hầm, ngầm: Máy và thiết bị trong các công nghệ đào hở; Máy và thiết bị trong các công nghệ đào kín; Máy thi công tuyến ngầm bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên; Máy sản xuất bê tông công trình ngầm. |
9 | Hệ giàn giáo thép; thanh, cột chống tổ hợp. |
IV | Thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp PTNT |
1 | Máy kéo dùng trong nông lâm nghiệp. |
2 | Thiết bị làm đất dẫn động cơ giới. |
3 | Máy gieo hạt. |
4 | Máy cấy. |
5 | Bơm phun thuốc trừ sâu đeo vai. |
6 | Máy phun thuốc sâu và phân phối phân bón lỏng. |
7 | Máy cắt bụi cây và xén cỏ cầm tay. |
8 | Máy cắt cỏ. |
9 | Máy liên hợp thu hoạch lúa, mía, ngô; máy thu hoạch cây thức ăn gia súc và máy thu hoạch bông. |
10 | Máy đóng kiện rơm, cỏ. |
11 | Máy lâm nghiệp. |
12 | Tàu, thuyền, ngư cụ và thiết bị nghề cá. |
V | Thẩm quyền của Bộ Thông tin truyền thông |
1 | Đài phát thanh có công suất phát cực đại từ 150W trở lên. |
2 | Đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên. |
VI | Thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ |
1 | Lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ. |
VII | Thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải |
1 | Các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt, sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không. |
2 | Các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động lắp đặt, sử dụng trên các công trình trên biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí; hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt trên biển. |
3 | Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ có yêu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, tàu cá). |
VIII | Thẩm quyền của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an |
| Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phục vụ quốc phòng, an ninh. |
IX | Thẩm quyền của Bộ Y tế Máy, thiết bị, vật tư thuộc ngành y tế. |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH VIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
……………, ngày ... tháng .... năm 20 ………….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (HOẶC CẤP LẠI) CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH VIÊN
Kính gửi: …………………………………..
Họ và tên: …………………………………..Ngày sinh ……………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân...ngày cấp …………...nơi cấp....
Trình độ học vấn: …………………điện thoại ……………….E-mail: …………….
Đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên với phạm vi sau đây:
TT | Phạm vi đề nghị | |
Tên đối tượng kiểm định | Giới hạn đặc tính kỹ thuật | |
|
|
|
|
|
|
hoặc
Đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên số hiệu ……
Lý do/Nội dung đề nghị cấp lại:
Hồ sơ kèm theo gồm có:
Nơi nhận: | CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
TÊN CƠ QUAN CẤP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi) | CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH VIÊN Số hiệu: ……………………… Họ và tên: ……………………….Ngày sinh: ……………………………………… Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân: …………………………………… Ngày cấp ……………..…..Nơi cấp ……………………………………………….. |
Phạm vi kiểm định:
STT | Tên đối tượng kiểm định (theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành) | Ghi chú |
1 | ………………………………………………………. |
|
2 | ………………………………………………………. |
|
Ngày hết hạn: …………………………….
Cấp lần thứ: ………………………………
| ………., ngày ….. tháng …… năm …….. |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
(MẶT TRƯỚC)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
No: (Số seri) ..............
|
(MẶT SAU)
TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH Địa chỉ: ……………… Điện thoại: ……………….. Số đăng ký chứng nhận:...(1)... I. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG Tên tổ chức, cá nhân sử dụng: ………………………………………………………………………. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………. II. ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH Tên đối tượng kiểm định: ……………………………………………………………………………. Mã hiệu: ………………………………………Số chế tạo: …………………………………………. Nhà sản xuất/nước sản xuất: ………………………………………………….Năm chế tạo: ...... Đặc tính, thông số kỹ thuật: …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. Địa điểm lắp đặt: ………………………………………………………………………………………. Đã được kiểm định ………………… (lần đầu, định kỳ, bất thường) đạt yêu cầu theo biên bản kiểm định số …... ngày ….. tháng ... năm …..(*) Tem kiểm định số: ………………………………………. Giấy chứng nhận kết quả kiểm định có hiệu lực đến ngày: ………………………………………..
(*) Với điều kiện tổ chức, cá nhân sử dụng phải tuân thủ các quy định về sử dụng và bảo quản tại quy chuẩn kỹ thuật và quy định của nhà sản xuất |
(Giấy chứng nhận có kích thước khổ A5)
(1) Số đăng ký chứng nhận của Tổ chức kiểm định do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Chú thích:
1. Ngày kiểm định: ghi ngày, tháng, năm kiểm định (ví dụ: ngày 01 tháng 05 năm 2014). 2. Có hiệu lực đến ngày: ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của tem kiểm định (ví dụ: ngày 01 tháng 05 năm 2016). 3. Số seri: là các số tự nhiên kế tiếp nhau để quản lý và theo dõi, số màu đỏ. | 4. Nền tem màu vàng, viền màu xanh, có chi tiết, hoa văn có thể do đơn vị kiểm định tự chọn). 5. Màu chữ: “Tên đơn vị kiểm định”: màu đỏ; các chữ còn lại: màu đen. 6. Kích thước của tem: - B = 5/6 A; - C = 1/5 B. |
MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………. | ……….., ngày.... tháng ... năm ….. |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH NĂM...
(Từ ngày .../.../20... đến ngày .../.../20...)
Kính gửi: ……………………………………
Thực hiện quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, ...(tên đơn vị kiểm định)... báo cáo tình hình hoạt động kiểm định như sau:
BẢNG 1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH MÁY, THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
STT | Tên địa phương | Số lượng đối tượng đã kiểm định đạt yêu cầu | |
Lần đầu | Định kỳ | ||
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
…… |
|
|
|
| Tổng số | ... | ... |
BẢNG 2. PHÂN LOẠI THIẾT BỊ ĐÃ ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH
Đối tượng kiểm định (ghi tên đối tượng kiểm định theo Danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành) | Đơn vị tính | Kiểm định Lần đầu/ Định kỳ | Số lượng đối tượng đã kiểm định đạt yêu cầu |
1 |
| Lần đầu ……………. |
|
Định kỳ …………….. |
| ||
2 |
| Lần đầu ……………. |
|
Định kỳ …………….. |
| ||
………………….. |
| Lần đầu ……………. |
|
|
| Định kỳ …………….. |
|
Tổng số |
| Lần đầu ……………. |
|
Định kỳ …………….. |
|
Đánh giá, kiến nghị, đề xuất:
a) Đánh giá công tác kiểm định.
b) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm định.
c) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hoạt động kiểm định./.
| GIÁM ĐỐC |
MẪU PHIẾU KHAI BÁO SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU KHAI BÁO SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội....
(Ghi tên địa phương nơi sử dụng)
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO
1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
3. Điện thoại: …………….………..4. Fax: …………………………………5. E-mail: ..................
II. NỘI DUNG KHAI BÁO
TT | Tên đối tượng kiểm định | Số lượng | Nơi lắp đặt sử dụng đối tượng kiểm định |
|
|
|
|
(Kèm theo bản phô tô Giấy chứng nhận kết quả kiểm định số: .... do Tổ chức kiểm định.... cấp)
| ….., ngày.... tháng.... năm.... |
BIỂU MẪU VỀ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu 01: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………., ngày ….. tháng ….. năm ……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Kính gửi:……………………………………………..
1. Tên tổ chức/doanh nghiệp đăng ký: …………………………………………………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………Fax: ……………………..Email: …………………………………….
Địa chỉ chi nhánh/ cơ sở huấn luyện khác (nếu có): ………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
3. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (kèm bản sao có chứng thực):
Số: ………………………………………..Ngày tháng năm cấp: …………………………………….
Cơ quan cấp: …………………………………………………………………………………………….
4. Họ và tên người đứng đầu tổ chức/doanh nghiệp: ……………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu: …………………………………………….
5. Đăng ký hoạt động huấn luyện/tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực, công việc chủ yếu sau (có bản thuyết minh điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động kèm theo): …………………………………………
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quy định của pháp luật có liên quan./.
| NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
Mẫu 02: Bản thuyết minh về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………., ngày ….. tháng ….. năm 20………. |
BẢN THUYẾT MINH
Về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện
I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của tổ chức/doanh nghiệp
1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của tổ chức/doanh nghiệp
- Công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của trụ sở chính:
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
- Công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác (nếu có):
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
(kèm theo bản sao các giấy phép xây dựng có chứng thực)
2. Công trình, phòng học sử dụng chung:
- Phòng học được sử dụng chung:
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm, xưởng thực hành:
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
- Công trình phụ trợ (hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá...):
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
3. Các thiết bị huấn luyện sử dụng chung
TT | Tên thiết bị | Số lượng | Năm sản xuất |
1 |
|
|
|
2 …
|
|
|
|
II. Cán bộ quản lý, người huấn luyện cơ hữu
STT | Họ tên | Năm sinh | Trình độ chuyên môn | Số năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động |
II.1 | Cán bộ quản lý | - | - | - |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
II.2 | Người huấn luyện cơ hữu | - | - | - |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
| NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
Ghi chú:
Thực hiện báo cáo chi tiết theo các nội dung ở từng mục.
Mẫu 03: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
(Mặt trước)
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………../(2) ………../GCN |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Chứng nhận: …………………………………(3) ……………………………………………………..
Tên giao dịch: …………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………..Fax: ……………………Email: ………………………………………..
Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015:
Số: …………………………… Ngày tháng năm cấp: …………………………….
Cơ quan cấp: …………………………………………………………………………………………..
Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Phạm vi được phép hoạt động huấn luyện bao gồm:
………………………………………………………………………………………………………….
Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
| …….. , ngày …... tháng …... năm ………
|
(Mặt sau)
GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN
1. Gia hạn lần 1
Số Quyết định gia hạn ………………………………………..
Thời gian gia hạn từ ngày ….. tháng ….. năm …..…..
Đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
| Hà Nội, ngày tháng năm ……… |
2. Gia hạn lần 2
Số Quyết định gia hạn ………………………………………..
Thời gian gia hạn từ ngày ….. tháng ….. năm …..…..
Đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
| Hà Nội, ngày tháng năm ……… |
_______________
(1) Cơ quan được giao quản lý nhà nước về ATVSLĐ thuộc Bộ (nếu được giao)
(2) Năm cấp giấy chứng nhận.
(3) Tên Tổ chức huấn luyện.
Mẫu 04: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
(Mặt trước)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/(1)……./GCN |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Chứng nhận: …………………………………(2) ……………………………………………………..
Tên giao dịch: …………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………..Fax: ……………………Email: ………………………………………..
Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015:
Số: …………………………… Ngày tháng năm cấp: …………………………….
Cơ quan cấp: …………………………………………………………………………………………..
Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Phạm vi được phép hoạt động huấn luyện gồm:
………………………………………………………………………………………………………….
Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
| …….., ngày …... tháng …... năm ………
|
(Mặt sau)
GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN
1. Gia hạn lần 1
Số Quyết định gia hạn ………………………………………..
Thời gian gia hạn từ ngày ….. tháng ….. năm …..…..
Đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
| ………….. , ngày tháng năm ……… |
2. Gia hạn lần 2
Số Quyết định gia hạn ………………………………………..
Thời gian gia hạn từ ngày ….. tháng ….. năm …..…..
Đến ngày ….. tháng ….. năm …..…..
| ……….. , ngày tháng năm ……… |
_______________
(1) Năm cấp giấy chứng nhận.
(2) Tên Tổ chức hoạt động huấn luyện.
Mẫu 05: Báo cáo định kỳ của Tổ chức huấn luyện/doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày ….. tháng ….. năm ………….. |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ NĂM …………….. HOẠT ĐỘNG
HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Kính gửi: ……………………………………………..
1. Tên tổ chức/doanh nghiệp: ………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: . ……………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………… Fax: ………………………Email: …………………………….
Địa chỉ chi nhánh/ cơ sở huấn luyện khác (nếu có): …………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
3. Kết quả hoạt động huấn luyện:
TT | Đối tượng huấn luyện | Số người được huấn luyện | Số người được cấp Giấy chứng nhận | Số người được cấp Thẻ an toàn |
1 | Nhóm 1 |
|
|
|
2 | Nhóm 2 |
|
|
|
3 | Nhóm 3 |
|
|
|
4 | Nhóm 4 |
|
|
|
5 | Nhóm 5 |
|
|
|
6 | Nhóm 6 |
|
|
|
7 | Tổng cộng |
|
|
|
4. Việc duy trì điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ người huấn luyện đáp ứng yêu cầu hoạt động huấn luyện:
……………………………………………………………………………………………………………….
5. Đề xuất, kiến nghị:
……………………………………………………………………………………………………………….
| NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
Kích thước thẻ: 60mm x 90mm
Mặt trước | Mặt sau | |
(1) ……………………………………………. (2) ……………………………………………. THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Số:…………/(3) ………./TATLĐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG Họ và tên: ……………………………………… Sinh ngày: ………/ ………/ ……… Công việc: ……………………………… Đã hoàn thành khóa huấn luyện: …………….. ......................................................................... Từ ngày ..../..../20 .... đến ngày ./.../20 ...
……….., ngày ..../ …./………….
Thẻ có giá trị đến ngày .../ …./……... |
(1) Tên cơ quan chủ quản cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa, cỡ 10)
(2) Tên cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa đậm, cỡ 10).
(3) Năm cấp thẻ an toàn.
Mẫu 07: Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
………. (1) ………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../ |
|
CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN
CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
Chứng nhận: ông/bà ………………………………………………………………………………….
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………
Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu:
Đã hoàn thành khóa huấn luyện chuyên môn về y tế lao động cho người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh(2):
……………………………………………………………………………………………………….
Tổng số: …………….. giờ huấn luyện (bằng chữ ……………………………………….)
Từ ngày …… tháng ……năm 20 ……, đến ngày ……tháng …… năm 20 ……
| Nơi cấp, ngày …… tháng …… năm 20…… |
Ghi chú:
Kích thước Chứng chỉ chứng nhận: 19x27 cm - khổ ngang
(1) Ghi theo đơn vị chủ quản
(2) Ghi tên khóa học
Mẫu 08: Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Mặt ngoài: In màu xanh da trời; kích thước 13x19cm
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1- Xuất trình giấy khi được người có thẩm quyền yêu cầu. 2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào Giấy chứng nhận. 3- Không được cho người khác mượn. 4- Khi thất lạc phải báo ngay cho Tổ chức huấn luyện nơi cấp Giấy chứng nhận. 5- Trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện hết hạn trong vòng 30 ngày, người được cấp phải tham dự huấn luyện định kỳ để được cấp Giấy chứng nhận mới. |
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
|
Trang 4 |
| Trang 1 |
Mặt Trong:
1. Họ và tên: …………………………………............................... 2. Nam Nữ: …………………………………................................. 3. Ngày, tháng, năm sinh: ………………................................... 4. Quốc tịch: ... Số CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu ……… 5. Chức vụ: ………………….. Đối tượng huấn luyện ............... 6. Đơn vị công tác …………………………................................ 7. Đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày … tháng … năm ….. đến ngày … tháng …. năm ……. 8. Kết quả đạt loại: ................................................. 9. Giấy chứng nhận có giá trị 2 năm. Từ ngày ...tháng ...năm ….. đến ngày ...tháng ... năm ………
……. ngày ….. tháng ….. năm …. |
| NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
| ||
Trang 2 |
| Trang 3 |
Mẫu 09: Sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động
SỔ THEO DÕI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
Năm 20………………
I - NHÓM 1
TT | Họ tên | Năm sinh | Công việc | Nơi làm việc | H/ luyện từ ngày … | Kết quả | Số GCN | Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
II - NHÓM 2
TT | Họ tên | Năm sinh | Công việc | Nơi làm việc | H/ luyện từ ngày … | Kết quả | Số GCN | Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
III - NHÓM 5
TT | Họ tên | Năm sinh | Công việc | Nơi làm việc | H/ luyện từ ngày … | Kết quả | Số GCN/CCCN | Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV - NHÓM 6
TT | Họ tên | Năm sinh | Công việc | Nơi làm việc | H/ luyện từ ngày … | Kết quả | Số GCN | Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng | Người vào sổ |
SỔ THEO DÕI CẤP THẺ AN TOÀN
Năm 20 ………..
TT | Họ tên | Năm sinh | Chức vụ | Ngày cấp Thẻ an toàn | Số Thẻ an toàn | Huấn luyện định kỳ ngày ... | Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng | Người vào sổ |
Mẫu 11: Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
SỔ THEO DÕI NGƯỜI THUỘC NHÓM 4 ĐƯỢC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Năm 20…………….
TT | Họ tên | Năm sinh | Công việc | Nơi làm việc | H/ luyện từ ngày ... đến ngày ... | Kết quả huấn luyện | Chữ ký |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng | Người lập danh sách |
BIỂU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu 01: Mẫu Đơn đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /……….. | ………., ngày tháng năm 20….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động
Kính gửi:………………………………………………………………..
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động,
1. Tên tổ chức: …………………………………. (GHI CHỮ IN ĐẬM) ………………………………
2. Người đại diện: ……………………………………….. Chức vụ: ………………………………….
3. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
4. Số điện thoại: ……………………………………… Số fax: ………………………………………..
Địa chỉ E_mail: ……………………………………………….. Web-site: ……………………………..
5. Lĩnh vực đề nghị được công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động:
5.1. Yếu tố vi khí hậu:
- Nhiệt độ:
- Độ ẩm:
- Tốc độ gió:
- Bức xạ nhiệt:
5.2. Yếu tố vật lý:
- Ánh sáng:
- Tiếng ồn theo dải tần
- Rung chuyển theo dải tần
- Vận tốc rung đứng hoặc ngang
- Phóng xạ
- Điện từ trường tần số công nghiệp
- Điện từ trường tần số cao
- Bức xạ tử ngoại
- Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ)
………………………………………………………………………………………………………..
5.3. Yếu tố bụi các loại:
- Bụi toàn phần:
- Bụi hô hấp:
- Bụi thông thường:
- Bụi silic: phân tích hàm lượng silic tự do
- Bụi amiăng:
- Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,... đề nghị ghi rõ)
- Bụi than:
- Bụi talc:
- Bụi bông:
- Các loại bụi khác (ghi rõ)
…………………………………………………………………………………………………………….
5.4. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ theo các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như:
- Thủy ngân:
- Asen:
- Oxit cac bon:
- Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene):
- TNT:
- Nicotin:
- Hóa chất trừ sâu:
- Các hóa chất khác (Ghi rõ)
……………………………………………………………………………………………………………….
5.5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my
Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý:
Đánh giá ec-gô-nô-my:
5.6. Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
- Yếu tố vi sinh vật
- Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm
- Dung môi
- Yếu tố gây ung thư
5.7. Các yếu tố khác (Liệt kê rõ)
- …………………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………………
Hồ sơ công bố năng lực theo quy định được gửi kèm theo.
Tổ chức …………………. cam kết toàn bộ các nội dung đã công bố đủ điều kiện trên đây là hoàn toàn đúng sự thật.
Nơi nhận: | LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ |
Mẫu 02: Mẫu Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… | …….., ngày tháng năm 20….. |
HỒ SƠ CÔNG BỐ ĐỦ ĐIỀU KIỆN
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
A. THÔNG TIN CHUNG
I. Tên tổ chức đề nghị công bố:……………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….. Số Fax: …………………………………
Địa chỉ Email ………………………………………………….. Website ……………………………
II. Cơ quan chủ quản: ………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….. Số Fax: …………………………………
Địa chỉ Email ………………………………………………….. Website ……………………………
III. Lãnh đạo tổ chức: ………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….. Số Fax: …………………………………
Địa chỉ Email: ……………………………………………………………………………………………
IV. Người liên lạc: …………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………….. Số Fax: …………………………………
Địa chỉ Email: ……………………………………………………………………………………………
(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam gửi kèm theo).
B. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC
1. điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất, diện tích làm việc
- Trụ sở làm việc: Có □ Không □
- Tổng diện tích: …………….m2;
+ Khu vực hành chính và tiếp nhận mẫu …………….m2;
+ Phòng xét nghiệm bụi và các yếu tố vật lý …………….m2;
+ Phòng xét nghiệm hóa học và sinh hóa …………….m2;
+ Phòng xét nghiệm các yếu tố vi sinh: …………….m2;
+ Phòng thí nghiệm tâm sinh lý và ec-gô-nô-my …………….m2;
+ Phòng bảo quản thiết bị quan trắc môi trường lao động …………….m2;
(Kèm theo sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị của phòng xét nghiệm).
2. Cán bộ thực hiện quan trắc môi trường lao động
- Danh sách cán bộ thực hiện quan trắc môi trường lao động:
Họ và tên | Năm sinh | Giới tính | Chức vụ (trong tổ chức) | Trình độ chuyên ngành | Số năm công tác trong ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).
3. Danh mục thiết bị (hiện có)
TT | Tên thiết bị | Đặc tính kỹ thuật chính | Mã hiệu | Hãng/nước sản xuất | Ngày nhận | Ngày sử dụng | Tần suất hiệu chuẩn | Nơi hiệu chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- điều kiện phòng bảo quản thiết bị:
+ Nhiệt độ: °C ± °C
+ Độ ẩm: % ± %
+ điều kiện khác:
4. Thông số và các phương pháp đo, phân tích tại hiện trường
TT | Tên thông số | Tên/số hiệu phương pháp sử dụng | Dải đo |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Thông số và các phương pháp phân tích trong phòng xét nghiệm
TT | Tên thông số | Loại mẫu | Tên/số hiệu phương pháp sử dụng | Giới hạn phát hiện/Phạm vi đo | Độ không đảm bảo đo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Các tài liệu kèm theo
- Sổ tay chất lượng
- Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn □
- Các tài liệu liên quan khác: (đề nghị liệt kê) □
- Hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật với đơn vị, tổ chức đã thực hiện công bố đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường lao động. □
(Trường hợp cơ sở chỉ thực hiện được việc lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của 70% các yếu tố quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 33 Nghị định này phải có thêm Hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật với đơn vị, tổ chức đã thực hiện công bố đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường lao động để đảm bảo thực hiện được đầy đủ và có chất lượng các yếu tố cần quan trắc trong môi trường lao động).
7. Phòng xét nghiệm đã được chứng nhận/công nhận trước đây
Có □ Chưa □
(Nếu có, đề nghị photo bản sao có chứng thực các chứng nhận kèm theo)
| LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ |
Mẫu 03: Mẫu Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./………… | ……….., ngày … tháng … năm 20………. |
PHIẾU TIẾP NHẬN
Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động
1. Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở: …………………………………………………………………………………………
3. Số văn bản đề nghị của tổ chức: ……………………………………………………………………
4. Thành phần hồ sơ:
1 | Văn bản đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động |
|
2 | Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam gửi kèm theo |
|
3 | Sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị của phòng xét nghiệm |
|
4 | Danh sách cán bộ thực hiện quan trắc môi trường lao động (có kèm theo bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo) |
|
5 | Danh mục trang thiết bị hiện có |
|
6 | Danh sách thông số và các phương pháp đo, phân tích tại hiện trường |
|
7 | Danh sách thông số và các phương pháp phân tích trong phòng xét nghiệm |
|
8 | Các tài liệu kèm theo |
|
8.1 | Sổ tay chất lượng |
|
8.2 | Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn |
|
8.3 | Các tài liệu liên quan khác (liệt kê) |
|
| - ……………………………………………………………………………………….. |
|
| - ……………………………………………………………………………………….. |
|
9 | Chứng thực, chứng nhận phòng xét nghiệm đã được công nhận (nếu có) |
|
| - ……………………………………………………………………………………….. |
|
| - ……………………………………………………………………………………….. |
|
| NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ |
Mẫu 04: Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
(Được lưu giữ cùng với Hồ sơ vệ sinh lao động)
Ngày tháng năm
Tại: …………………………………………………………………………….
Năm……………
TỈNH, THÀNH PHỐ... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/MTLĐ | …, ngày … tháng … năm … |
Thực hiện Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
(Tên cơ sở tiến hành quan trắc môi trường lao động): ……………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………
Do ông/bà: ………………………………. làm đại diện.
đã tiến hành quan trắc môi trường lao động tại: …………………………………………………….
Ngày ... tháng...năm 20...
Phương pháp:
Đo các chỉ số vi khí hậu, bụi, ánh sáng, hơi độc, phóng xạ, điện từ trường tại các vị trí kỹ thuật theo phương pháp …………………………………………………………………………………….
Thiết bị đo:
+ Đo vi khí hậu bằng máy: …………………………………………………………………………..
+ Đo ánh sáng bằng máy: …………………………………………………………………………..
+ Đo tiếng ồn bằng máy: ……………………………………………………………………………
+ Đo bụi bằng máy: ………………………………………………………………………………….
+ Đo phóng xạ bằng máy: …………………………………………………………………………..
+ Đo điện từ trường bằng …………………………………………………………………………..
+ Đo hơi khí độc bằng: ………………………………………………………………………………
Thực hiện quan trắc các yếu tố có hại đã được người sử dụng lao động ghi trong Hồ sơ vệ sinh lao động bao gồm:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Qua rà soát quy trình công nghệ, nguyên vật liệu và các chất được sử dụng trong quá trình sản xuất, cung cung cấp dịch vụ, đề nghị bổ sung việc quan trắc các yếu tố có hại sau (các yếu tố có hại này đề nghị bổ sung vào Hồ sơ vệ sinh lao động):
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Lý do đề xuất:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Tiêu chuẩn tham chiếu theo các quy định hiện hành và có kết quả đo như sau:
I. CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
Mùa tại thời điểm quan trắc:
Giới hạn cho phép | Nhiệt độ (°C) | Độ ẩm (%) | Tốc độ gió (m/s) | Bức xạ nhiệt | |||||
|
|
|
| ||||||
Số TT | Vị trí quan trắc | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
1. Ánh sáng (Lux)
Giới hạn cho phép |
| ||
| |||
Số TT | Vị trí quan trắc | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
2. Tiếng ồn (dBA) (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
Giới hạn cho phép |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vị trí lao động | Mức âm hoặc mức âm tương đương không quá dBA | Mức âm dB ở các dải ôc-ta với tần số trung bình nhân (Hz) không vượt quá dB | |||||||
63 | 125 | 250 | 500 | 1000 | 2000 | 4000 | 8000 | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu ồn: _______________________________
Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: ______________
3. Rung chuyển (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
Giới hạn cho phép |
|
|
| |
TT | Vị trí lao động | Dải tần rung | Vận tốc rung | |
Rung đứng | Rung ngang | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu rung:__________________________
Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: __________
III. BỤI CÁC LOẠI (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
1. Bụi có chứa silic
Giới hạn cho phép |
|
|
|
|
| |
TT | Vị trí lao động | Hàm lượng silic tự do | Nồng độ bụi toàn phần | Nồng độ bụi hô hấp | ||
Lấy theo ca | Lấy theo thời điểm | Lấy theo ca | Lấy theo thời điểm | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu bụi: ______________________________
Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: _____________
2. Bụi khác (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Giới hạn cho phép |
|
|
|
|
| |
TT | Vị trí lao động | Hàm lượng bụi | Nồng độ bụi toàn phần | Nồng độ bụi hô hấp | ||
Lấy theo ca | Lấy theo thời điểm | Lấy theo ca | Lấy theo thời điểm | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng hợp kết quả quan trắc: Tổng số mẫu bụi: ______________________________
Tổng số mẫu vượt giới hạn cho phép: _____________
IV. HƠI KHÍ ĐỘC (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
Tên hóa chất |
|
|
| ||||
|
|
| |||||
Giới hạn cho phép |
|
|
| ||||
Số TT | Vị trí quan trắc | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
V. YẾU TỐ PHÓNG XẠ, ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
Giới hạn cho phép |
|
| |||
TT | Vị trí lao động | Yếu tố phóng xạ | Yếu tố từ trường | ||
Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
VI. ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP
TT | Vị trí làm việc | Mô tả nội dung công việc | Số lượng người tiếp xúc | Yếu tố tiếp xúc | Bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TÂM SINH LÝ VÀ ÉC-GÔ-NÔ-MY
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
VIII. CÁC YẾU TỐ KHÁC (ghi giá trị thực của mẫu quan trắc được)
Tên yếu tố |
|
|
| ||||
Giới hạn cho phép |
|
|
| ||||
Số TT | Vị trí quan trắc | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt | Số mẫu đạt TC | Số mẫu không đạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
TT | Yếu tố quan trắc | Tổng số mẫu | Số mẫu đạt | Số mẫu không đạt | |||
1 | Nhiệt độ |
|
|
| |||
2 | Độ ẩm |
|
|
| |||
3 | Tốc độ gió |
|
|
| |||
4 | Bức xạ nhiệt |
|
|
| |||
5 | Ánh sáng |
|
|
| |||
6 | Bụi | Silic | Khác | Silic | Khác | Silic | Khác |
| - Bụi toàn phần |
|
|
|
|
|
|
| - Bụi hô hấp |
|
|
|
|
|
|
| - Các loại bụi khác |
|
|
| |||
7 | Ồn |
|
|
| |||
8 | Rung |
|
|
| |||
9 | Hơi khí độc |
|
|
| |||
| - ___________ |
|
|
| |||
| - ___________ |
|
|
| |||
| … |
|
|
| |||
10 | Phóng xạ |
|
|
| |||
11 | Điện từ trường |
|
|
| |||
12 | Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp |
|
|
| |||
| - ___________ |
|
|
| |||
| - ___________ |
|
|
| |||
| … |
|
|
| |||
13 | Đánh giá yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my |
|
|
| |||
| - ___________ |
|
|
| |||
| - ___________ |
|
|
| |||
| … |
|
|
| |||
14 | Các yếu tố khác |
|
|
| |||
| - ___________ |
|
|
| |||
| - ___________ |
|
|
| |||
| … |
|
|
| |||
|
|
|
|
| |||
| Tổng cộng |
|
|
|
KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Giải pháp về biện pháp kỹ thuật
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
2. Giải pháp về biện pháp tổ chức lao động
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
3. Giải pháp về giám sát y tế và sức khỏe
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
4. Các giải pháp về phương tiện bảo hộ lao động cá nhân
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
5. Các giải pháp khác
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
- _________________________________________________________________________
Tại các vị trí quan trắc các yếu tố có hại không đạt giới hạn cho phép (đã được nêu ở trên) đề nghị đơn vị có trách nhiệm xem xét các khuyến nghị để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và giải quyết các chế độ theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn | Lãnh đạo tổ chức quan trắc MTLĐ |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG HUẤN LUYỆN
(Kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
Chương trình khung huấn luyện được xây dựng cho các lớp huấn luyện có quy mô không quá 120 người/lớp huấn luyện phần lý thuyết, không quá 40 người/lớp huấn luyện phần thực hành. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện có quyền tổ chức lớp huấn luyện riêng theo từng nhóm hoặc tổ chức lớp huấn luyện ghép các nhóm có cùng nội dung huấn luyện chung về lý thuyết.
1. Chương trình khung huấn luyện nhóm 1
STT | NỘI DUNG HUẤN LUYỆN | Thời gian huấn luyện (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động | 8 | 8 | 0 | 0 |
1 | Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. | 6 | 6 |
|
|
2 | Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
3 | Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
II | Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động | 7 | 7 | 0 | 0 |
1 | Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
2 | Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. | 4 | 4 |
|
|
3 | Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. | 1 | 1 |
|
|
4 | Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. | 1 | 1 |
|
|
III | Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện | 1 | 1 | 0 |
|
Tổng cộng | 16 | 14 |
|
|
2. Chương trình khung huấn luyện nhóm 2
STT | NỘI DUNG HUẤN LUYỆN | Thời gian huấn luyện (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động | 8 | 8 | 0 | 0 |
1 | Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. | 6 | 6 |
|
|
2 | Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
3 | Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
II | Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động | 28 | 23 | 4 | 1 |
1 | Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
2 | Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. | 4 | 4 |
|
|
3 | Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. | 1 | 1 |
|
|
4 | Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. | 1 | 1 |
|
|
5 | Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động. | 2 | 2 | 0 |
|
6 | Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. | 8 | 4 | 3 | 1 |
7 | Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động. | 4 | 4 |
|
|
8 | Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động. | 4 | 4 |
|
|
9 | Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. | 3 | 2 | 1 |
|
III | Nội dung huấn luyện chuyên ngành | 8 | 6 | 2 |
|
| Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. | 8 | 6 | 2 |
|
IV | Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện | 4 | 2 | 2 |
|
Tổng cộng | 48 | 40 | 1 | 1 |
3. Chương trình khung huấn luyện nhóm 3
STT | NỘI DUNG HUẤN LUYỆN | Thời gian huấn luyện (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động | 8 | 8 | 0 | 0 |
1 | Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. | 6 | 6 |
|
|
2 | Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
3 | Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
II | Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động | 8 | 8 |
|
|
1 | Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. | 4 | 4 |
|
|
2 | Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. | 1 | 1 |
|
|
3 | Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. | 1 | 1 |
|
|
4 | Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. | 1 | 1 |
|
|
5 | Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. | 1 | 1 |
|
|
III | Nội dung huấn luyện chuyên ngành | 6 | 4 | 2 |
|
| Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. | 6 | 4 | 2 |
|
IV | Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện | 2 | 2 |
|
|
Tổng cộng | 24 | 22 | 2 |
|
4. Chương trình khung huấn luyện nhóm 4
STT | NỘI DUNG HUẤN LUYỆN | Thời gian huấn luyện (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động | 8 | 8 |
|
|
1 | Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. | 4 | 4 |
|
|
2 | Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. | 1 | 1 |
|
|
3 | Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. | 1 | 1 |
|
|
4 | Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. | 1 | 1 |
|
|
5 | Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. | 1 | 1 |
|
|
II | Nội dung huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc | 6 | 0 | 6 |
|
1 | Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại, nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn tại nơi làm việc. | 2 |
| 2 |
|
2 | Thực hành quy trình làm việc an toàn; quy trình xử lý sự cố liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao; quy trình thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp. | 2 |
| 2 |
|
3 | Thực hành các phương pháp sơ cứu đơn giản. | 2 |
| 6 |
|
III | Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện | 2 | 2 |
|
|
Tổng cộng | 16 | 10 | 6 |
|
5. Chương trình khung huấn luyện nhóm 5
STT | NỘI DUNG HUẤN LUYỆN | Thời gian huấn luyện (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động | 8 | 8 | 0 | 0 |
1 | Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. | 6 | 6 |
|
|
2 | Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
3 | Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
II | Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động | 7 | 7 | 0 | 0 |
1 | Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. | 1 | 1 |
|
|
2 | Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. | 4 | 4 |
|
|
3 | Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. | 1 | 1 |
|
|
4 | Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. | 1 | 1 |
|
|
III | Nội dung huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động | 29 | 25 | 4 |
|
1 | Các yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc. | 4 | 4 |
|
|
2 | Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và các biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp. | 4 | 4 |
|
|
3 | Tổ chức và kỹ năng sơ cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc. | 8 | 4 | 4 |
|
4 | An toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc. | 4 | 4 |
|
|
5 | Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động. | 2 | 2 |
|
|
6 | Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. | 4 | 4 |
|
|
7 | Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. | 2 | 2 |
|
|
8 | Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện các nhiệm vụ liên quan. | 1 | 1 |
|
|
IV | Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện | 4 | 2 | 2 |
|
Tổng cộng | 48 | 42 | 6 |
|
6. Chương trình khung huấn luyện nhóm 6
STT | NỘI DUNG HUẤN LUYỆN | Thời gian huấn luyện (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||
I | Kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên | 3 | 3 |
|
|
II | Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện | 1 | 1 |
|
|
Tổng cộng | 4 | 4 |
|
|
- 1Circular No. 13/2016/TT-BLDTBXH dated June 16, 2016, on promulgation of the list of occupations bound by strict requirements for occupational safety and hygiene
- 2Circular No. 73/2014/TT-BTC dated May 30, 2014,
- 3Circular No. 27/2013/TT-BLDTBXH of October 18, 2013, providing for occupational safety and hygiene training
- 1Decree No. 45/2013/ND-CP of May 10, 2013,elaborating a number of articles of the labor code on hours of work, hours of rest, occupational safety and occupational hygiene
- 2Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 08, 2018 on amendments to Decrees related to business conditions and administrative procedures under the management of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
- 3Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 08, 2018 on amendments to Decrees related to business conditions and administrative procedures under the management of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
- 1Circular No. 36/2019/TT-BLDTBXH dated December 30, 2019 on promulgating the List of machinery, equipment, materials and substances subject to strict occupational safety and health requirements
- 2Circular No. 31/2018/TT-BLDTBXH dated December 26, 2018 elaborating training in occupational safety and health
- 3Circular No. 19/2017/TT-BLDTBXH dated July 3, 2017, on guidelines for training in occupational safety and hygiene
- 4Circular No. 13/2016/TT-BLDTBXH dated June 16, 2016, on promulgation of the list of occupations bound by strict requirements for occupational safety and hygiene
- 5Law No. 84/2015/QH13 dated June 25, 2015, on occupational safety and hygiene
- 6Circular No. 73/2014/TT-BTC dated May 30, 2014,
- 7Circular No. 27/2013/TT-BLDTBXH of October 18, 2013, providing for occupational safety and hygiene training
- 8Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government