HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 233-HĐBT | Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 1990 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 1987;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
QUY CHẾ
LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành theo Nghị định số 233-HĐBT ngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng)
Quy chế này áp dụng cho cả người lao động là người nước ngoài, trừ phi các văn bản pháp luật liên quan có quy định khác.
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- "Giám đốc xí nghiệp" là người đứng đầu bộ máy quản lý và điều hành xí nghiệp; Giám đốc xí nghiệp (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) thay mặt xí nghiệp là một bên ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.
2- "Đại diện lao động" là Chủ tịch hoặc người được uỷ quyền của Ban chấp hành công đoàn thuộc hệ thống Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; hoặc là người được tập thể lao động trong xí nghiệp cử ra thay mặt cho họ, khi trong xí nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.
3- "Thoả ước lao động tập thể" là sự thoả thuận qua thương lượng tập thể được ký kết giữa một bên là đại diện lao động trong xí nghiệp với một bên là Giám đốc xí nghiệp (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) nhằm điều chỉnh những điều kiện chung có liên quan đến việc sử dụng lao động và mối quan hệ lao động trong xí nghiệp.
4- "Hợp đồng lao động" là sự thoả thuận được ký kết giữa người lao động với Giám đốc xí nghiệp (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) về việc làm có trả công, mà hai bên cam kết với nhau về điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
5- "Hợp đồng lao động với thời hạn xác định" là hợp đồng có một thời hạn cụ thể được ấn định trước trong hợp đồng.
6 "Hợp đồng lao động với thời hạn không xác định" là hợp đồng không ấn định thời hạn trước trong hợp đồng và có thể kết thúc ở bất kỳ thời điểm nào theo quy định của pháp luật.
Xí nghiệp được tuyển công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên vào làm việc theo các phương thức sau:
1- Tuyển chọn trong số những người được cơ quan lao động địa phương giới thiêu theo tiêu chuẩn, yêu cầu của xí nghiệp.
2- Uỷ thác cho một Công ty cung ứng lao động hoặc công ty dịch vụ đầu tư tuyển theo tiêu chuẩn yêu cầu của xí nghiệp.
3- Nếu những người được cơ quan lao động địa phương giới thiệu hoặc được cơ quan uỷ thác tuyển người không đáp ứng yêu cầu, xí nghiệp có quyền thông báo rộng rãi để tuyển và được tuyển, cả những người cư trú ở các địa phương khác, và báo cho cơ quan lao động địa phương biết.
Nếu kế hoạch đào tạo có tác dụng cho cả địa phương thì có thể được sự cộng tác và phối hợp của các nhà chức trách địa phương.
Hợp đồng lao động được ký kết theo một mẫu thống nhất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hành.
Hợp đồng lao động được ký kết theo một trong những loại sau đây:
1- Hợp đồng lao động với thời hạn không xác định;
2- Hợp đồng lao động với thời hạn xác định;
3- Hợp đồng lao động theo một công việc nhất định, theo mùa vụ.
Hợp đồng lao động với thời hạn xác định khi hết hạn hợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc không bên nào tỏ ý muốn chấm dứt, thì trở thành hợp đồng với thời hạn không xác định.
Hợp đồng lao động làm thành hai bản, mỗi bên ký kết giữ một bản.
Hai bên có thể thoả thuận ký hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc cũng phải bao gồm những nội dung chủ yếu như quy định ở điều 9, tiền lương ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Trong thời gian thử việc mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Cuối thời gian thử việc, xí nghiệp phải thông báo cho người lao động biết kết quả; nếu hết thời gian thử việc xí nghiệp không thông báo và người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hợp đồng lao động coi như đã ký kết.
2- Trường hợp đột xuất, khẩn cấp do những nguyên nhân bất khả kháng, không thể tiếp tục công việc theo như hợp đồng lao động, xí nghiệp có thể điều động người lao động sang làm việc khác hoặc nơi làm việc khác trong thời gian tối đa không quá 60 ngày. Khi điều động quá 60 ngày hoặc sang địa phương khác thì phải được sự đồng ý của người lao động và điều kiện do hai bên thoả thuận; nếu người lao động không đồng ý thì được hưởng chế độ tạm ngừng việc theo điều 44, khoản 2.
Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt khi có một trong những trường hợp sau đây:
1- Hợp đồng lao động hết hạn hoặc công việc thoả thuận theo hợp đồng đã hoàn thành.
2- Hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
3- Giấy phép đầu tư hết hạn hoặc bị huỷ, xí nghiệp bị buộc ngừng hoạt động, bị giải thể, bị thanh lý.
4- Người lao động bị kết án tù giam trên 6 tháng hoặc bị một hình phạt của Toà án buộc người đó không tiếp tục được công việc đang làm.
5- Người lao động chết.
Đối với những loại hợp đồng lao động khác, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt khi có một trong những trường hợp sau:
1- Xí nghiệp không bố trí đúng công việc đã ghi trong hợp đồng lao động, trừ các trường hợp đã nêu ở điều 13.
2- Xí nghiệp cố ý trả chậm, trả thiếu tiền lương và các khoản phụ cấp.
3- Xí nghiệp ngược đãi người lao động.
4- Do sức khoẻ hoàn cảnh gia đình thật sự có khó khăn, người lao động không thể tiếp tục thực hiện được hợp đồng lao động.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm 1 phải báo trước theo quy định ở điều 18.
Trong trường hợp người lao động phải thi hành những nghĩa vụ do luật định, được bầu hoặc được cử vào một chức trách nhất định, thì việc tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận. Đối với những người bị cơ quan bảo vệ pháp luật tạm giam thì có thể tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động tuỳ theo thời gian tạm giam.
Xí nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi có một trong những trường hợp sau:
1- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc được giao theo hợp đồng.
2- Người lao động có hành vi trộm cắp, biển thủ hoặc những hành vi vi phạm pháp luật khác làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của xí nghiệp hoặc vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động, nội quy xí nghiệp.
3- Người lao động mất khả năng lao động do ốm đau hoặc tổn thương trong lao động đã điều trị tới 6 tháng mà triển vọng chưa thể khôi phục lại được.
4- Xí nghiệp bị thiệt hại nặng do thiên tai, hoả hoạn, hoặc những nguyên nhân rủi ro do khách quan buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc phải ngừng hoạt động.
5- Xí nghiệp phải giảm chỗ làm việc do áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới, thay đổi cơ cấu sản xuất.
Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp trên (trừ khoản 2) xí nghiệp phải báo trước theo quy định của điều 18; phải tham khảo ý kiến của đại diện lao động trong xí nghiệp; khi chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm 4, 5 xí nghiệp phải báo trước cho cơ quan lao động địa phương.
Thời hạn báo trước nói trong các điều 15, 16 là:
Đối với hợp đồng lao động với thời hạn không xác định, ít nhất 60 ngày và đối với hợp đồng có thời hạn xác định, ít nhất 30 ngày.
Đối với hợp đồng lao động theo công việc nhất định, theo mùa, vụ, ít nhất 1 ngày.
Mỗi bên có thể rút ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước. Hết thời hạn báo trước mà bên kia không trả lời, hợp đồng lao động coi như chấm dứt.
Giám đốc xí nghiệp được quyền áp dụng một trong những hình thức xử phạt sau đây đối với những người vi phạm nội quy kỷ luật lao động tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm:
- Khiển trách bằng miệng.
- Cắt một phần hoặc toàn bộ tiền thưởng.
- Chuyển làm công việc khác hoặc chức vụ khác hưởng lương thấp hơn trong thời hạn tới 3 tháng.
- Sa thải (chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 2, điều 16).
Thoả ước lao động tập thể có thể bao gồm những nội dung chủ yếu như: tiền lương áp dụng cho mỗi loại nghề nghiệp trong xí nghiệp, điều kiện làm việc, bảo hộ lao động; bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể, và các nội dung khác do hai bên thoả thuận.
Thoả ước lao động tập thể làm thành ba bản, mỗi bên ký kết giữ một bản, một bản gửi cơ quan lao động địa phương để đăng ký.
Khi thoả ước lao động tập thể hết hạn, nếu không bên nào có yêu cầu ký thoả ước mới, thoả ước đó tiếp tục có hiệu lực cho một thời hạn mới.
THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI
1- Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày, 48 giờ trong 1 tuần.
2- Thời giờ làm việc hàng ngày phải được giảm bớt ít nhất 1 giờ cho: người làm công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm; phụ nữ có thai từ tháng thứ bảy, phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; người chưa đủ 18 tuổi.
3- Thời giờ làm việc ban đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ.
4- Mỗi ca làm việc, người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút.
1- Khắc phục hậu quả của thiên tai, rủi ro hoặc để ngăn ngừa tai nạn đe doạ xảy ra.
2- Công việc khẩn cấp vì lý do di chuyển địa điểm xí nghiệp.
3- Bù lại thời gian bị tổn thất trước đó do xí nghiệp phải ngừng hoạt động vì lý do bất khả kháng.
Tổng số thời gian làm việc thêm giờ không được quá 150 giờ trong 1 năm.
Trường hợp do tính chất công việc không thể sắp xếp cho người lao động nghỉ như trên, xí nghiệp phải bố trí ngày nghỉ bù vào tuần tiếp ngay sau đó.
Đối với một số nghề và công việc có điều kiện làm việc đặc biệt, có thể làm việc theo chế độ ca kéo dài so với bình thường, nhưng phải có chế độ nghỉ bù thích đáng được ghi trong thoả ước lao động tập thể.
Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào các ngày lễ sau:
- Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1).
- Tết nguyên đán: 3 ngày (ngày cuối năm âm lịch cũ và 2 ngày đầu năm âm lịch mới).
- Ngày quốc tế lao động: 1 ngày rưỡi (chiều 30-4 và 1-5).
- Ngày quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2 ngày (ngày 2 và 3 tháng 9).
1- Hàng năm, người lao động được nghỉ ít nhất 18 ngày làm việc hưởng nguyên lương.
2- Các trường hợp dưới đây được nghỉ thêm ít nhất 5 ngày làm việc hưởng nguyên lương:
- Người làm việc tại xí nghiệp được 10 năm trở lên.
- Người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh, khí hậu xấu.
- Người làm công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.
- Người chưa đủ 18 tuổi.
- Thời gian nghỉ hưởng lương, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động quy định ở điều 18.
- Thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ.
- Thời gian nghỉ về việc riêng được Giám đốc xí nghiệp cho phép.
- Thời gian nghỉ ốm, nghỉ theo sự đồng ý của xí nghiệp.
Nếu tới lúc hợp đồng lao động bị chấm dứt, người lao động đã làm việc được đủ 6 tháng thì được thanh toán bằng tiền cho số ngày nghỉ hàng năm, tính tỷ lệ theo thời gian đã làm việc.
Trường hợp vì lý do thai sản, sau khi đã nghỉ hết thời hạn nêu trên mà sản phụ vẫn chưa thể đi làm việc được và có giấy y tế xác nhận, xí nghiệp có thể cho nghỉ thêm, nhưng không quá 12 tuần. Quyền lợi của sản phụ trong những ngày nghỉ thêm này được giải quyết theo chế độ trợ cấp ốm đau quy định ở điều 46.
2- Phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày ít nhất 1 giờ để chăm sóc con, điều 31 theo khoản 2.
Nếu được xí nghiệp đồng ý, người lao động có thể nghỉ về những việc riêng khác không hưởng lương trong khoảng thời gian do hai bên thoả thuận.
TIỀN LƯƠNG - TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
Người lao động làm đêm được trả thêm một khoản ít nhất bằng 50% tiền lương làm việc ban ngày.
Người làm việc thêm giờ được trả thêm một khoản ít nhất bằng 50% tiền lương làm việc trong giờ bình thường; làm việc vào ngày lễ, ngày nghỉ, nếu không nghỉ bù vào ngày khác thì được trả thêm ít nhất bằng 100% tiền lương ngày làm việc bình thường.
2- Trường hợp phải tạm ngừng làm việc không do lỗi của người lao động, xí nghiệp phải trợ cấp bằng 50% mức lương cấp bậc hoặc chức vụ.
1- 2% nộp cho cơ quan lao động địa phương để chi chế độ trợ cấp thất nghiệp.
2- 8% nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội lập tại xí nghiệp do đại diện của xí nghiệp và đại diện lao động cùng quản lý, để chi cho các chế độ bảo hiểm xã hội như:
- Trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (gồm trợ cấp những ngày nghỉ và phí y tế).
- Trợ cấp thai sản.
- Tiền chôn cất (người đang trong thời kỳ làm việc bị chết).
- Trợ cấp bảo hiểm tuổi già.
- Trợ cấp mất sức lao động vĩnh viễn do bệnh tật, do bệnh nghề nghiệp, do tai nạn lao động hoặc tai nạn rủi ro.
- Tiền chôn cất (người đang hưởng bảo hiểm tuổi gia hoặc hưởng trợ cấp mất sức lao động vĩnh viễn bị chết), và chế độ tuất cho thân nhân người chết.
AN TOÀN LAO ĐỘNG - BẢO VỆ SỨC KHOẺ
Việc sản xuất, kinh doanh chỉ được tiến hành sau khi xí nghiệp đã hoàn chỉnh các quy trình kỹ thuật an toàn, bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, bảo vệ môi sinh, môi trường lao động, xử lý chất thải trong và ngoài xí nghiệp và trình cơ quan lao động địa phương.
Nếu tai nạn lao động xảy ra do lỗi của xí nghiệp, xí nghiệp có trách nhiệm bồi thường cho người bị tai nạn lao động hoặc cho thân nhân của người bị chết vì tai nạn lao động đó theo chế độ do Nhà nước Việt Nam quy định.
Không sử dụng phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người chưa đủ chưa đủ 18 tuổi làm đêm hoặc làm thêm giờ.
Danh mục những nghề và công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố.
Người lao động có trách nhiệm thi hành đúng các chỉ dẫn và biện pháp an toàn và vệ sinh lao động. Trong khi đang làm việc, nếu thấy rõ có nguy cơ hiển nhiên và nghiêm trọng cho tính mạng hoặc sức khoẻ của mình, người lao động có quyền rời khỏi nơi làm việc và báo cáo ngay cho người phụ trách trực tiếp.
- Vào bất kỳ nơi làm việc nào thuộc phạm vi kiểm soát của mình để tiến hành kiểm tra.
- Xét hỏi những người có liên quan, yêu cầu Giám đốc xuất trình sổ sách, tài liệu liên quan về lao động để xem xét, ghi chép, lấy mẫu vật.
- Yêu cầu Giám đốc xí nghiệp niêm yết các thông báo cần thiết về pháp luật lao động.
- Yêu cầu Giám đốc xí nghiệp thi hành ngay các biện pháp cần thiết, kể cả việc tạm ngừng vận hành máy móc, để loại trừ nguy cơ đe doạ sức khoẻ và tính mạng của người lao động, hoặc tiến hành các sửa chữa cần thiết trong thời gian nhất định để bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh và an toàn lao động.
Việc xử phạt những vi phạm về thanh tra và kiểm tra phải tiến hành theo pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính của Việt Nam.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Trường hợp không thể thoả thuận được, hai bên có thể lựa chọn một trong các hình thức hoà giải và trọng tài sau:
- Hội đồng hoà giải với số đại diện ngang nhau của hai bên và do cơ quan lao động địa phương làm trung gian.
- Hội đồng trọng tài do cơ quan lao động địa phương lập và chủ trì hoặc một người trọng tài do hai bên thoả thuận lựa chọn.
- Người trọng tài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đến.
Hình thức hoà giải và trọng tài do hai bên thoả thuận phải được ghi vào thoả ước lao động tập thể.
Nếu hoà giải không thành và trọng tài không có hiệu quả, mỗi bên có thể đưa vụ tranh chấp ra Toà án nhân dân xét xử.
Trình tự xem xét khiếu nại, hoà giải và trọng tài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Decree No. 233-HDBT of June 22, 1990, on labour for enterprises with foreign owned capital
- Số hiệu: 233-HDBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/06/1990
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/06/1990
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định