Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 201/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước,
Nghị định này quy định việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; điều tra cơ bản tài nguyên nước; cấp phép về tài nguyên nước; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; tổ chức lưu vực sông và việc điều phối giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn theo quy định tại Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:
1. Các dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến bao gồm:
b) Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước;
c) Công trình hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông, suối trên một đoạn có chiều dài từ một (01) km trở lên;
d) Công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên;
đ) Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên;
e) Các trường hợp quy định tại Khoản này nếu có yếu tố bí mật quốc gia thì không phải thực hiện việc lấy ý kiến.
2. Thời điểm lấy ý kiến:
a) Trong quá trình lập dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại Điểm a, b, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
b) Trong quá trình thăm dò đối với công trình khai thác nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.
3. Nội dung thông tin cung cấp để tổ chức lấy ý kiến bao gồm:
a) Thuyết minh và thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) kèm theo tờ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án;
b) Kế hoạch triển khai xây dựng công trình;
c) Tiến độ xây dựng công trình;
d) Các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo nước cho các đối tượng sử dụng ở thượng và hạ lưu công trình trong quá trình xây dựng, vận hành công trình, thời gian công trình không vận hành;
đ) Các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
e) Các số liệu, tài liệu khác liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
4. Cơ quan tổ chức lấy ý kiến:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi nguồn nước nội tỉnh chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước nội tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước nội tỉnh quy định tại Điểm a, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi nguồn nước liên tỉnh chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước liên tỉnh quy định tại Điểm a, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi có nguồn nước nội tỉnh bị chuyển nước, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có nguồn nước liên tỉnh bị chuyển nước chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh;
đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi dự kiến bố trí công trình khai thác nước dưới đất, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.
5. Trình tự lấy ý kiến:
a) Chủ dự án gửi các tài liệu, nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường, đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cho chủ dự án;
c) Trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp hoặc đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi cho chủ dự án;
d) Ngoài các nội dung thông tin quy định tại Khoản 3 Điều này, chủ dự án có trách nhiệm cung cấp bổ sung các số liệu, báo cáo, thông tin về dự án nếu các cơ quan quy định tại Khoản 4 Điều này có yêu cầu và trực tiếp báo cáo, thuyết minh, giải trình tại các cuộc họp lấy ý kiến để làm rõ các vấn đề liên quan đến dự án.
6. Chủ dự án có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý. Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình là thành phần của hồ sơ dự án khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và phải được gửi kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
7. Việc lấy ý kiến hoặc thông báo trước khi lập dự án đối với các dự án đầu tư quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án có chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh:
- Chủ dự án gửi văn bản lấy ý kiến kèm theo quy mô, phương án chuyển nước và các thông tin, số liệu, tài liệu liên quan tới Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi nguồn nước nội tỉnh bị chuyển nước và Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các cơ quan, tổ chức có liên quan cho ý kiến về quy mô, phương án chuyển nước đề xuất hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án; tổng hợp ý kiến và gửi cho chủ dự án.
b) Đối với dự án có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng chính thuộc lưu vực sông liên tỉnh:
- Chủ dự án gửi văn bản lấy ý kiến kèm theo quy mô, phương án chuyển nước, phương án xây dựng công trình và các thông tin, số liệu, tài liệu liên quan tới Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi nguồn nước liên tỉnh bị chuyển nước hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi dòng chính chảy qua, tổ chức lưu vực sông và các Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan;
- Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi các tài liệu đến các sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh;
- Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án:
+ Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ dự án;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án tổng hợp ý kiến và trình Ủy ban nhân dân tỉnh để gửi chủ dự án.
c) Đối với dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng nhánh thuộc lưu vực sông liên tỉnh:
Trước khi triển khai lập dự án đầu tư, chủ dự án phải thông báo về quy mô, phương án đề xuất xây dựng công trình cho tổ chức lưu vực sông, Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc lưu vực sông.
d) Trên cơ sở các ý kiến góp ý, chủ dự án hoàn chỉnh phương án xây dựng công trình gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước xem xét, chấp thuận về quy mô, phương án xây dựng công trình trước khi lập dự án đầu tư.
8. Kinh phí tổ chức lấy ý kiến do chủ dự án chi trả.
Việc công khai thông tin về những nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:
1. Chủ dự án quy định tại Điểm a, b, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này phải công bố công khai các thông tin sau đây:
a) Đối với công trình quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này:
- Mục đích khai thác, sử dụng nước;
- Nguồn nước khai thác, sử dụng;
- Vị trí công trình khai thác, sử dụng nước;
- Phương thức khai thác, sử dụng nước;
- Lượng nước khai thác, sử dụng;
- Thời gian khai thác, sử dụng;
- Các đặc tính cơ bản của hồ, đập trong trường hợp xây dựng hồ, đập.
b) Đối với công trình quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này:
- Loại nước thải;
- Nguồn nước tiếp nhận nước thải;
- Vị trí xả nước thải;
- Lưu lượng, phương thức xả nước thải;
- Giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
c) Đối với công trình khai thác nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này:
- Mục đích khai thác, sử dụng nước;
- Vị trí công trình khai thác nước;
- Tầng chứa nước khai thác, độ sâu khai thác;
- Tổng số giếng khai thác;
- Tổng lượng nước khai thác, sử dụng;
- Chế độ khai thác;
- Thời gian khai thác, sử dụng.
2. Việc công khai thông tin được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của Ủy ban nhân dân các huyện và trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các tỉnh quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Nghị định này;
b) Ba mươi (30) ngày làm việc trước khi khởi công và trong suốt quá trình xây dựng công trình, chủ dự án phải niêm yết công khai thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này tại Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã và tại địa điểm nơi xây dựng công trình.
Điều 4. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
1. Thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Chủ tịch Hội đồng; các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, do Chủ tịch Hội đồng phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực của Hội đồng.
3. Giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước có Văn phòng Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do Chủ tịch Hội đồng quy định.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
1. Tổ chức lưu vực sông được tổ chức và hoạt động theo quy định của tổ chức phối hợp liên ngành.
Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc điều hòa, phân phối nguồn nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên một hoặc một số lưu vực sông liên tỉnh.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập các tổ chức lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long (Mê Công), theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập các tổ chức lưu vực sông đối với các lưu vực sông liên tỉnh khác với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài nguyên nước.
ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 6. Trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước
Trách nhiệm thực hiện các nội dung điều tra, đánh giá tài nguyên nước quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Luật tài nguyên nước được quy định như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn và gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Điều 7. Kiểm kê tài nguyên nước
1. Việc kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, định kỳ năm (05) năm một lần, phù hợp với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Trách nhiệm kiểm kê tài nguyên nước:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng đề án, kế hoạch kiểm kê tài nguyên nước trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp, công bố kết quả kiểm kê trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm kê của các lưu vực sông nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện kiểm kê tài nguyên nước.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước.
Điều 8. Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
1. Trách nhiệm điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước:
a) Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra hiện trạng khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Điều 9. Quan trắc tài nguyên nước
1. Mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước bao gồm:
a) Mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương bao gồm các trạm quan trắc lượng mưa; các trạm quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước của các nguồn nước mặt liên quốc gia, liên tỉnh và của các nguồn nước nội tỉnh quan trọng, nước biển ven bờ; các trạm quan trắc mực nước, chất lượng nước của các tầng chứa nước liên tỉnh hoặc có tiềm năng lớn;
b) Mạng lưới trạm quan trắc của địa phương bao gồm các trạm quan trắc lượng mưa; các trạm quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước của các nguồn nước mặt, nước dưới đất trên địa bàn và phải được kết nối với mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Căn cứ quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương; Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng quan trắc tài nguyên nước của địa phương.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, chế độ quan trắc tài nguyên nước quy định tại Điều này.
1. Hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra được xây dựng trên từng lưu vực sông và phải được tích hợp chung thành hệ thống thống nhất trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra trên phạm vi cả nước;
b) Thực hiện việc cảnh báo, dự báo, cung cấp và bảo đảm thông tin, số liệu phục vụ phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về phòng, chống lụt, bão, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ yêu cầu phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra, xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo để phục vụ hoạt động của Bộ, ngành, địa phương.
Điều 11. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
1. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước bao gồm:
a) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
b) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu; tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và việc khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về sử dụng nước của mình và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Điều 12. Báo cáo sử dụng tài nguyên nước
1. Hằng năm, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng nước của mình và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 năm sau để tổng hợp, theo dõi.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo sử dụng tài nguyên nước.
BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 13. Trồng bù diện tích rừng bị mất và đóng góp kinh phí cho bảo vệ, phát triển rừng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định việc trồng bù diện tích rừng bị mất.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ quy định mức đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực hồ chứa và việc tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn.
Điều 14. Thăm dò nước dưới đất
1. Trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất, chủ dự án phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò, trừ các trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin cấp phép.
3. Trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;
b) Bảo đảm phòng, chống sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
c) Trám, lấp giếng hỏng hoặc không sử dụng sau khi kết thúc thăm dò;
d) Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
4. Chủ dự án thăm dò có nghĩa vụ:
a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Khoản 3 Điều này, nếu phát hiện có vi phạm thì phải dừng ngay việc thăm dò;
b) Trường hợp xảy ra sự cố thì phải khắc phục kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Nộp báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ quy định tại Điều 29 của Nghị định này.
Điều 15. Giấy phép tài nguyên nước
1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
2. Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước;
c) Nguồn nước thăm dò, khai thác, nguồn nước tiếp nhận nước thải;
d) Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước, xả nước thải;
e) Thời hạn của giấy phép;
g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các Điểm a, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.
2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;
b) Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
c) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.
3. Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
a) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
c) Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
d) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
Điều 17. Đăng ký khai thác nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này và các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà nằm trong khu vực quy định tại các Điểm b, c, d và Điểm đ Khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.
1. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.
4. Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
5. Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt.
1. Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
b) Quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
c) Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
đ) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước, xả nước thải thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.
2. Trường hợp cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào các quy định sau đây:
a) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, chất lượng của nguồn nước tiếp nhận nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chức năng của nguồn nước;
c) Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
d) Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.
3. Trường hợp cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào các quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 52 của Luật tài nguyên nước.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định này.
Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
3. Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
b) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
c) Đối với trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
4. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.
5. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật tài nguyên nước, điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
b) Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.
Điều 21. Thời hạn của giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;
d) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
1. Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định này và các điều kiện sau đây:
a) Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
b) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
c) Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
2. Đối với trường hợp khác với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
1. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a) Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
b) Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thủy văn thực tế và cấu trúc địa chất thủy văn dự kiến trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
c) Khối lượng hạng mục thăm dò thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê duyệt.
2. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
a) Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
b) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
c) Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước;
d) Khai thác nước gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
đ) Lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian mười hai (12) tháng liên tục mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép;
e) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
a) Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải;
b) Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục;
c) Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước;
d) Do chuyển đổi chức năng nguồn nước;
đ) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Các nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh:
a) Nguồn nước khai thác, sử dụng; nguồn nước tiếp nhận nước thải;
b) Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
c) Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
d) Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong giấy phép xả nước thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầu điều chỉnh hoặc chủ giấy phép đề nghị áp dụng mức quy chuẩn cao hơn.
Trường hợp cần điều chỉnh nội dung quy định tại Khoản này, chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
5. Trường hợp chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh giấy phép thì chủ giấy phép phải lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép theo quy định của Nghị định này; trường hợp cơ quan cấp phép điều chỉnh giấy phép thì cơ quan cấp phép phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước ít nhất chín mươi (90) ngày.
Điều 24. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
b) Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
c) Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
d) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép:
a) Không quá ba (03) tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;
b) Không quá mười hai (12) tháng đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
3. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Khi hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép mà cơ quan cấp phép không có quyết định khác thì chủ giấy phép được tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
1. Việc thu hồi giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy phép;
b) Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; cá nhân là chủ giấy phép bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
c) Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của giấy phép;
d) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
e) Giấy phép đã được cấp nhưng chủ giấy phép không thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
2. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều này, chủ giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau ba (03) năm, kể từ ngày giấy phép bị thu hồi sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc thu hồi giấy phép cũ.
3. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xem xét việc cấp giấy phép mới.
4. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì chủ giấy phép được nhà nước bồi thường thiệt hại, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ giấy phép không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.
2. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
3. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
1. Giấy phép được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý, vận hành công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
2. Thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên;
g) Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;
h) Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 29. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:
1. Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 30. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép;
b) Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép;
c) Bản sao giấy phép đã được cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung đề án, nội dung báo cáo quy định tại Điều này.
Điều 31. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
c) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Bản sao giấy phép đã được cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung báo cáo, nội dung đề án quy định tại Điều này.
Điều 32. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo đề án khai thác nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Bản sao giấy phép đã được cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung báo cáo nội dung đề án quy định tại Điều này.
Điều 33. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
c) Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành thì phải có đề án xả nước thải;
d) Bản sao giấy phép đã được cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung đề án, nội dung báo cáo quy định tại Điều này.
Điều 34. Hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép.
2. Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn quy định tại Điều này.
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):
a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.
2. Thẩm định đề án, báo cáo đối với trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép:
a) Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.
3. Thẩm định hồ sơ đối với trường hợp cấp lại giấy phép:
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện để cấp lại giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do.
4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép:
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Điều 37. Trình tự, thủ tục đình chỉ giấy phép về tài nguyên nước
1. Khi phát hiện chủ giấy phép có các vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
2. Căn cứ vào mức độ vi phạm của chủ giấy phép, mức độ ảnh hưởng của việc đình chỉ giấy phép đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, cơ quan cấp giấy phép quyết định thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
3. Cơ quan cấp giấy phép có thể xem xét rút ngắn thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép khi chủ giấy phép đã khắc phục hậu quả liên quan đến lý do đình chỉ giấy phép và hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước
1. Khi thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện giấy phép, nếu phát hiện các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép; nếu phát hiện các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này, thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét việc thu hồi giấy phép.
2. Đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước chín mươi (90) ngày.
3. Đối với trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét việc thu hồi giấy phép.
Điều 39. Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước
1. Điều kiện của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước:
a) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa công trình khai thác vào hoạt động;
b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ về tài chính quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và đã nộp đủ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định; không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên nước;
c) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn hiệu lực ít nhất là một trăm hai mươi (120) ngày.
2. Điều kiện của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
b) Bảo đảm không làm thay đổi mục đích khai thác, sử dụng nước.
3. Việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật dân sự và có các nội dung chính sau đây:
a) Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng;
b) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng trong việc thực hiện tiếp các công việc, nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân chuyển nhượng chưa hoàn thành tính đến thời điểm chuyển nhượng.
4. Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;
b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;
c) Báo cáo kết quả khai thác tài nguyên nước và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;
d) Bản sao (chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; trường hợp bên nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao (chứng thực) quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.
5. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng:
a) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng nộp hai (02) bộ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và có văn bản nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, quyết định và cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng. Thời hạn của giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc trả lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
6. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật tài nguyên nước bao gồm các trường hợp phải có cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và thuộc các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng nước để phát điện thương mại;
b) Khai thác nước mặt, nước dưới đất, nước biển để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp;
c) Khai thác nước dưới đất với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định mức thu, phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Điều 41. Kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, bảo vệ tài nguyên nước
1. Kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, quản lý, bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 10, Khoản 4 Điều 21, Khoản 5 Điều 27 của Luật tài nguyên nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
MỤC 1. CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN ĐIỀU PHỐI, GIÁM SÁT
Điều 42. Các hoạt động trên lưu vực sông cần điều phối, giám sát
1. Các hoạt động quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm d Khoản 1 Điều 72 của Luật tài nguyên nước.
2. Các hoạt động khác cần được điều phối, giám sát trên lưu vực sông tại Điểm đ Khoản 1 Điều 72 của Luật tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:
a) Các hoạt động cải tạo, khôi phục các dòng sông, bao gồm:
- Khôi phục, bảo tồn các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng nước;
- Phát triển các khu đất ngập nước, vành đai sinh thái ven sông, giải tỏa các vật cản dòng chảy trên sông;
- Bổ sung nước cho các nguồn nước bị cạn kiệt, xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng xử lý nước thải;
- Giảm thiểu nguồn ô nhiễm phân tán ở các khu đô thị và nông thôn; tăng cường các hoạt động phòng, chống sự cố ô nhiễm nguồn nước;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giữ nước để tăng lưu lượng nước trong sông, gia cố bờ sông, nạo vét bồi lắng lòng sông.
b) Các hoạt động cải tạo cảnh quan, phát triển các vùng đất ven sông, ven hồ, bao gồm:
- Phát triển các khu vui chơi giải trí, lễ hội, thể dục, thể thao ven sông;
- Phục hồi và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa và du lịch ven sông.
Điều 43. Nội dung, yêu cầu đối với hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông
1. Nội dung điều phối bao gồm chỉ đạo, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện các quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
3. Yêu cầu đối với hoạt động điều phối:
a) Bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước đáp ứng các yêu cầu cấp nước cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan tham gia điều phối trên phạm vi lưu vực sông; sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí;
c) Tuân theo quy hoạch, kế hoạch trên phạm vi lưu vực;
d) Xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan tham gia.
4. Yêu cầu đối với hoạt động giám sát:
a) Phát hiện được các hiện tượng bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước; cảnh báo, dự báo nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trên phạm vi lưu vực sông;
b) Phát hiện được các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân trong vận hành hồ chứa, liên hồ chứa và trong hoạt động xả nước thải vào nguồn nước trên phạm vi lưu vực sông;
c) Cung cấp thông tin, số liệu phục vụ việc điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra quy định tại Điều 42 của Nghị định này trên phạm vi lưu vực sông;
d) Các yêu cầu khác của công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
MỤC 2. TRÁCH NHIỆM ĐIỀU PHỐI, GIÁM SÁT TRÊN LƯU VỰC SÔNG
Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án để thực hiện các hoạt động cần điều phối, giám sát quy định tại Điều 42 của Nghị định này đối với các lưu vực sông liên tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Chủ trì việc phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh.
5. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điều phối, giám sát đối với lưu vực sông liên tỉnh.
Điều 45. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước; chương trình, kế hoạch cải tạo các dòng sông, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt đối với các lưu vực sông nội tỉnh.
2. Chỉ đạo việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn và phối hợp với các địa phương có chung nguồn nước trong việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước.
5. Chủ trì giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điều phối, giám sát đối với lưu vực sông nội tỉnh.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện các quy định tại Điều 44 của Nghị định này.
Điều 46. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
2. Thông báo kế hoạch nhu cầu sử dụng nước của mình đối với từng nguồn nước trên lưu vực sông cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan.
3. Chỉ đạo việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, chương trình, dự án chuyên ngành liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra để phù hợp với kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, chương trình, kế hoạch cải tạo các dòng sông, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt trên các lưu vực sông và bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu đã được công bố.
5. Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều phối giám sát trên lưu vực sông.
Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép theo quy định của Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 thực hiện theo các quy định tại Điều 77 của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
2. Đối với các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục giải quyết trên nguyên tắc tổ chức, cá nhân phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.
Các Nghị định: số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước; số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 quy định việc cấp phép tài nguyên nước và Điều 2 của Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 và số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Bãi bỏ các quy định của Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản lý, bảo vệ và khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 về quản lý lưu vực sông trái với quy định của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 và Nghị định này.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Decree of Government No. 149/2004/ND-CP of July 27, 2004 on the issuance of permits for water resource exploration, exploitation and use, or for discharge of wastewater into water source
- 2Decree No. 179/1999/ND-CP of December 30, 1999, stipulating the implementation of the law on water resources
- 3Decree No. 112/2008/ND-CP of October 20, 2008, on management, protection and integrated exploitation of resources and environment of hydropower and irrigation reservoirs.
- 4Decree No. 120/2008/ND-CP of December 1, 2008, on river basin management.
- 5Decree No. 38/2011/ND-CP of May 26, 2011, on amendment and supplement to a number of provisions on administrative procedures of the Decree No.181/2004/ND-CP Dated October 29, 2004, the Decree No.149/2004/ND-CP Dated July 27, 2004 and the Decree No.160/2005/ND-CP Dated December 27, 2005
- 6Decree No. 82/2017/ND-CP dated July 17, 2017 providing for calculation method and charge for granting water right
- 7Decree No. 136/2018/ND-CP dated October 05, 2018 amending certain Decrees providing for regulatory requirements for trade and investment in the environment and natural resource sector
- 8Decree No. 136/2018/ND-CP dated October 05, 2018 amending certain Decrees providing for regulatory requirements for trade and investment in the environment and natural resource sector
- 1Circular No. 47/2017/TT-BTNMT dated November 07, 2017 on supervision of extraction and use of water resources
- 2Decree No. 107/2017/ND-CP dated September 15, 2017 amendments and supplements Decree 193/2013/ND-CP elaborating on certain articles of the Law on Cooperatives
- 3Circular No. 56/2014/TT-BTNMT dated September 24, 2014, on capabilities of entities conducting fundamental investigaion of water resources, and providing consulting services in water resources planning and reporting for application for water license
- 4Circular No.27/2014/TT-BTNMT dated May 30, 2014, regulating the registration for groundwater extraction, form of dossier for issue, extension, modification, re-issue of water resource permit
- 5Decree No. 193/2013/ND-CP dated November 21, 2013 elaborating on certain articles of the Law on Cooperatives
- 6Law No. 17/2012/QH13 of June 21, 2012, on water resources
- 7Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Decree No. 201/2013/ND-CP dated November 27, 2013, detailing the implementation a number of articles of the Law on Water Resources
- Số hiệu: 201/2013/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/11/2013
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra