CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 189-CP | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 189-CP NGÀY 23-12-1994 HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP.
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Phá sản doanh nghiệp ngày 30 tháng 12 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ trưởng Bộ Tài Chính; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
I- VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
1- Các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng Luật Phá sản doanh nghiệp bao gồm:
a) Doanh nghiệp Nhà nước;
b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị xã hội;
c) Doanh nghiệp tư nhận;
d) Công ty trách nhiệm hữu hạn;
đ) Công ty cổ phần;
e) Doanh nghiệp có một phần vốn đầu tư nước ngoài;
g) Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài;
h) Hợp tác xã;
2- Cá nhân, nhóm kinh doanh được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 66-HĐBT ngày 2-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) không thuộc phạm vi áp dụng của Luật Phá sản doanh nghiệp.
II- VỀ CĂN CỨ ĐỂ XEM XÉT DOANH NGHIỆP LÂM VÀOTÌNH TRẠNG PHÁ SẢN
2- Khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản như nói tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết như sau để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn:
a) Có phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm;
b) Có biện pháp xử lý hàng hoá, sản phẩm, vật tư tồn đọng;
c) Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng;
d) Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, giảm, xoá nợ;
đ) Tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay để trang trải các khoản nợ đến hạn và đầu tư đổi mới công nghệ.
3- Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết nói tại Khoản 2 Điều này, mà vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và phải được xử lý theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp, Nghị định này.
a) Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; các doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng tại các địa bàn chiến lược quan trọng;
b) Kinh doanh tài chính, tiền tệ và kinh doanh bảo hiểm;
c) Sản xuất, cung ứng điện;
d) Giao thông, công chính đô thị;
đ) Vận tải đường sắt, vận tải hàng không;
e) Thông tin viễn thông;
g) Quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi;
h) quản lý và xây dựng các vùng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quốc gia trọng điểm.
2- Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, sau khi có thoả thuận bằng văn bản của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, lập và công bố danh mục các doanh nghiệp cụ thể nói tại Khoản 1 Điều này.
2- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, Thủ tướng cơ quan đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp phải xem xét, quyết định các biện pháp cần thiết nhằm phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp.
3- Trong trường hợp các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp vượt quá khả năng của mình thì Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp phải báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các biện pháp hỗ trợ hay không hỗ trợ doanh nghiệp đó.
2- Sau khi Toà án đã thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản thì thủ tục giải quyết phá sản đối với các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng được tiến hành theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp, Nghị định này và các văn bản pháp quy khác liên quan đến việc giải quyết phá sản doanh nghiệp.
IV- VỀ ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP
2- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là:
a) Chủ tịch Hội đồng quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, xã hội có Hội đồng quản lý; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, xã hội không có Hội đồng quản lý;
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn có 12 thành viên trở lên. Trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn không thành lập Hội đồng quản trị thì đại diện theo pháp luật là người được phân công quản lý công ty và được ghi trong Điều lệ của công ty;
c) Chủ nhiệm hợp tác xã đối với các hợp tác xã.
3- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói tại Khoản 2 Điều này có thể uỷ quyền bằng văn bản cho thành viên Hội đồng quản lý, Hội đồng quản trị, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ nhiệm tham gia quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Giấy uỷ quyền phải xác định rõ phạm vi uỷ quyền cho người đại diện.
4- Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, nơi không thành lập Hội đồng quản trị phải trực tiếp tham gia quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp; nếu có lý do chính đáng, thì có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp.
V- VỀ VIỆC THAM GIA CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
2- Đại diện công đoàn doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ trong quá trình tham gia giải quyết phá sản doanh nghiệp theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp và Nghị định này.
1- Doanh nghiệp không trả đủ lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp;
2- Có nghị quyết của công đoàn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
VI- VỀ HỒ SƠ YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
1- Bản sao giấy đòi nợ đến hạn;
2- Các tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp các khoản nợ;
3- Các tài liệu chứng minh tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được, cụ thể là:
a) Đối với các khoản nợ đi vay là các văn bản nhận nợ và các giấy tờ chứng minh số nợ đã đến hạn nhưng chưa được trả cho chủ nợ;
b) Đối với các khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh là các hợp đồng trao đổi, mua bàn hàng hoá, hợp đồng dịch vụ kèm theo hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ và các giấy tờ chứng minh số nợ trên đã đến hạn trả nhưng chưa được thanh toán;
c) Đối với các khoản nợ cho thuê tài sản là các hợp đồng cho thuê, biên bản bàn giao tài sản và các giấy tờ chứng minh số tiền liên quan đến việc thuê tài sản đã đến hạn trả mà doanh nghiệp chưa trả;
d) Đối với các khoản nợ thuế, nợ ngân sách khác là giấy báo nộp thuế và các chứng từ mà theo đó doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp ngân sách Nhà nước;
đ) Đối với các khoản nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc, tiền bảo hiểm xã hội và các lợi ích khác của người lao động là hợp đồng lao đông, thoả ước lao động, bảng chấm công, bản nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ, bản thanh toán tiền lương hoặc tiền công, các chứng từ chi bảo hiểm xã hội và các chứng từ có liên quan đến các lợi ích khác của người lao động;
e) Đối với các khoản nợ khác là bản đối chiếu nợ giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ.
4- Các tài liệu khác nếu thấy cần thiết.
1- Danh sách chủ nợ, trong đó ghi rõ địa chỉ, số nợ phải trả cho từng chủ nợ, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn, nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm;
2- Báo cáo tình hình kinh doanh sáu (6) tháng trước khi mất khả năng thanh toán nợ đến hạn;
3- Báo cáo quyết toán và thuyến trình chi tiết tình hình tài chính hai (2) năm cuối cùng hoặc từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp có thời gian hoạt động chưa đủ hai năm. Báo cáo phải được Cơ quan Kiểm toán xác nhận, đối với doanh nghiệp Nhà nước còn phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
4- Báo cáo về các biện pháp tài chính doanh nghiệp đã áp dụng để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn;
5- Bản tường trình về trách nhiệm của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị, của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp;
6- Bản sao các tài liệu kế toán, gồm sổ tổng hợp; bản kê chi tiết tài sản, vật tư, hàng hoá; sổ theo dõi công nợ, sổ theo dõi tạm ứng và các sổ sách kế toán khác có liên quan theo yêu cầu của Toà án;
7- Các tài liệu khác nếu thấy cần thiết.
1- Tiền mặt, số dư tại các tài khoản tiền gửi (tiền Việt Nam và ngoại tệ), trị giá vàng, bạc, đá quý và trị giá toàn bộ giấy tờ có khả năng thanh toán của doanh nghiệp;
2- Bảng kê chủng loại, số lượng, giá trị theo sổ sách kế toán và dự tính theo giá thị trường các loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho, hàng hoá đang vận chuyển, trong đó ghi rõ giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hoá có khả năng tiêu thụ; vật tư, sản phẩm, hàng hoá được dùng làm vật bảo đảm, thế chấp; trị giá vật tư, sản phẩm, dịch vụ dở dang có khả năng tiêu thụ, thanh toán được.
3- Giá trị tài sản cố định còn lại theo giá hạch toán và dự tính theo giá thị trường, trong đó ghi rõ số tài sản được dùng để bảo đảm, thế chấp; trị giá các công trình xây dựng cơ bản chưa hoàn thành, trong đó ghi rõ số tiền có khả năng thu hồi do bán các công trình đó;
4- Tài sản, tiền vốn tham gia hợp tác, liên doanh, trong đó ghi rõ số vốn có khả năng thu hồi;
5- Danh sách người mắc nợ doanh nghiệp, trong đó ghi rõ địa chỉ, số nợ phải thu của từng người mắc nợ, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn, nợ có khả năng thu hồi;
6- Giá trị về quyền tài sản dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.
VII- VỀ VIỆC THỰC HIỆN HOÀ GIẢI VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LẠI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1- Kiến nghị hoãn nợ, giảm nợ, xoá nợ, mua nợ bảo lãnh nợ và các biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp; cam kết của doanh nghiệp mắc nợ về thời hạn, mức và phương thức thanh toán nợ đến hạn;
2- Các biện pháp tổ chức lại hoạt đồng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các biện pháp tài chính, tổ chức lại bộ máy, sắp xếp lại lao động, cải tiến quản lý, hoàn thiện, đối với công nghệ và các biện pháp cần thiết khác nhằm khắc phục tình trạng mất khả năng thành toán nợ đến hạn của doanh nghiệp. Từng biện pháp phải có thời hạn, kế hoạch thực hiện cụ thể;
3- Phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được lập thành văn bản và có chữ ký của đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài không thành lập Hội đồng quản trị.
1- Thực hiện phương án hoà giải và các biện pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng thời gian và kế hoạch đã được cam kết;
2- Báo cáo dịnh kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Thẩm phán) và chủ nợ về tình hình, kết quả thực hiện phương án hoà giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
3- Đề nghị Toà án tuyên bố phá sản, nếu xét thấy không thể thực hiện được phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
VIII- VỀ VIỆC PHÁ SẢN VÌ LÝ DO BẤT KHẢ KHÁNG
1- Việc phá sản vì lý do bất khả kháng phải được ghi rõ trong quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2- Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng có thể được giữ các chức vụ đó ở các doanh nghiệp khác như quy định tại Điều 50 Luật Phá sản doanh nghiệp.
IX- VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ QUẢN LÝ TÀI SẢN
1- Thành phần Tổ quản lý tài sản gồm:
a) Một cán bộ Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh làm Tổ trưởng, do Chánh toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh phân công;
b) Một chấp hành viên Phòng Thi hành án, do Trưởng Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp cử;
c) Chủ nợ có số nợ nhiều nhất; trong trường hợp có nhiều chủ nợ có số nợ nhiều nhất ngang nhau thì Chánh toà Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh chọn một số chủ nợ cho đến khi hội nghị chủ nợ cử người đại diện cho các chủ nợ;
d) Một đại diện của doanh nghiệp mặc nợ, do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài nơi không thành lập Hội đồng quản trị cử;
đ) Một đại diện công đoàn doanh nghiệp;
e) Một đại diện Sở tài chính, do Giám đốc Sở Tài chính cử;
g) Một đại diện Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, do Giám đốc Ngân hàng đó cử.
2- Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Chánh toà Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh có thể mời thêm một số chuyên gia khác tham gia Tổ quản lý tài sản.
3- Một người có thể được chỉ định cùng một lúc tham gia tối đa ba Tổ quản lý tài sản. Người được chỉ định tham gia Tổ quản lý tài sản có quyền từ chối sự chỉ định đó, nếu có lý do chính đáng.
4- Tổ quản lý tài sản làm việc theo sự điều hành của Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản và chịu sự giám sát của Thẩm phán.
2- Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh là người quyết định cuối cùng về mọi khiếu nại có liên quan đến việc chọn đại diện chủ nợ tham gia Tổ quản lý tài sản.
a) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định nói tại Khoản 2 Điều 18 và Điều 23 của Luật phá sản doanh nghiệp;
b) Kiểm tra, giám sát việc ký kết, thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp;
c) Giám sát, kiểm tra việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
2- Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định buộc doanh nghiệp thực hiện hoặc không được thực hiện một số hành vi nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp.
2- Bảng kê tài sản và bảng cân đối tài sản phải ghi rõ các loại tài sản, nếu tài sản là đồ vật thì phải được ghi rõ tên, tình trạng và được định giá.
3- Danh sách chủ nợ và danh sách người mắc nợ phải bao gồm nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ chủ nợ và người mắc nợ doanh nghiệp;
b) Số nợ của từng chủ nợ và của từng người mắc nợ doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn và nợ chưa đến hạn. Đối với danh sách người mắc nợ doanh nghiệp, còn phải ghi rõ nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi.
2- Sau mười (10) ngày, kể từ ngày niêm yết, Tổ quản lý tài sản có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung danh sách chủ nợ và những người mắc nợ theo quyết định Thẩm phán và khoá sổ các danh sách đó.
1- Lập bảng kê tài sản không đúng tình hình thực tế;
2- Lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ sai sự thật;
3- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc quản lý tài sản của doanh nghiệp;
4- Để thất thoát tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
X- VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ THANH TOÁN TÀI SẢN
1- Thành phần Tổ thanh toán tài sản gồm:
a) Chấp hành viên làm Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản và một cán bộ của Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp do Trưởng phòng Thi hành án cử;
b) Một đại diện Sở Tài chính, do Giám đốc Sở Tài chính cử;
c) Một đại diện Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh do Giám đốc Ngân hàng đó cử;
d) Một đại diện chủ nợ là người đã tham gia Tổ quản lý tài sản, nếu quá nửa số chủ nợ không yêu cầu thay thế;
đ) Một đại diện công đoàn doanh nghiệp;
e) Một đại diện doanh nghiệp bị phá sản do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, nơi không thành lập Hội đồng quản trị cử.
2- Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản có thể mời thêm một số cán bộ tham gia vào các hoạt động có liên quan đến việc thanh toán tài sản.
Điều 29. Khi thành lập Tổ thanh toán tài sản, Trưởng phòng thi hành án có quyền:
1- Yêu cầu các cơ quan có liên quan cử người thay thế, nếu thấy người đã được cử có thể không khách quan hoặc không đủ năng lực thi hành nhiệm vụ. Chậm nhất là năm (5) ngày, kể từ ngày Trưởng phòng thi hành án yêu cầu, các cơ quan có liên quan phải cử người khác thay thế;
2- Giải quyết các yêu cầu của chủ nợ về việc thay đổi đại diện chủ nợ tham gia Tổ thanh toán tài sản, nếu xét thấy yêu cầu của chủ nợ nhằm bảo đảm tính khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tổ thanh toán tài sản;
3- Giám đốc Sở Tư pháp là người quyết định cuối cùng về mọi khiếu nại trong việc thay đổi nhân viên Tổ thanh toán tài sản.
1- Bàn giao toàn bộ và chi tiết từng tài sản của doanh nghiệp phá sản.
2- Lập biên bản bàn giao toàn bộ và chi tiết từng tài sản. Đối với trường hợp tài sản bị hư hỏng, mất mát, phải lập biên bản riêng cho từng trường hợp cụ thể và ghi rõ lý do, trách nhiệm cá nhân về việc hư hỏng, mất mát tài sản. Mọi biên bản bàn giao tài sản phải có chữ ký của Thẩm phán, Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản và Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản.
3- Kể từ ngày nhận xong bàn giao, Tổ thanh toán tài sản có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản và tài liệu, chứng từ có liên quan.
2- Nếu phát hiện được tài sản của doanh nghiệp phá sản bị chiếm giữ bất hợp pháp mà chưa được Tổ quản lý tài sản bàn giao thì Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này; đồng thời phải lập biên bản kiểm kê, xác minh thực trạng và bổ sung vào tài sản của doanh nghiệp phá sản để có biện pháp xử lý chung.
3- Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản có thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản;
4- Việc thu hồi tài sản của doanh nghiệp phá sản quy định tại Điều 45 Luật phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quyết định của Toà án.
a) Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện Sở Tài chính, do Giám đốc Sở Tài chính chỉ định;
c) Đại diện một số cơ quan có liên quan, theo đề nghị của Trưởng phòng thi hành án, do từng cơ quan đó cử;
d) Trưởng phòng thi hành án mời chủ nợ có tài sản bảo đảm, cá nhân hoặc đại diện đơn vị đã mua tài sản của doanh nghiệp phá sản sáu (6) tháng trước khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp tham gia Hội đồng khi định giá các tài sản đó;
đ) Đại diện chủ nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động được quyền tham gia ý kiến vào việc định giá tài sản, nhưng không có quyền biểu quyết.
2- Hội đồng định giá có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Định giá toàn bộ tài sản trước khi bán đấu giá;
b) Định giá tài sản đã là vật bảo đảm các khoản nợ vay, tài sản mà doanh nghiệp đã bán sáu (6) tháng trước khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.
3- Hội đồng định giá quyết định theo đa số; trong trường hợp ý kiến ngang nhau thì bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
2- Việc bán tài sản cấm hoặc hạn chế lưu thông trên thị trường phải tuân theo các quy định có liên quan của Nhà nước.
2- Toàn bộ các khoản tiền thu được của doanh nghiệp phá sản phải được gửi vào tài khoản phá sản doanh nghiệp chậm nhất là sau ba (3) ngày, kể từ ngày thu; nếu gửi chậm phải chịu phạt theo mức lãi suất cho vay cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ để áp dụng trong quan hệ cho vay giữa Ngân hàng thương mại với các tổ chức kinh tế.
2- Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản phải lập phương án thanh toán cụ thể cho từng đợt và báo cáo Trưởng phòng thi hành án quyết định trước khi tổ chức thực hiện.
3- Nếu chủ nợ có tài khoản tại Ngân hàng thì Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản của chủ nợ. Trong trường hợp chủ nợ không có tài khoản tại Ngân hàng thì Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản thông báo cho chủ nợ đến nhận trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Cước phí bưu điện được trừ vào số tiền chủ nợ được nhận.
2- Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày báo cáo thi hành án được niêm yết mà không có chủ nợ nào khiếu nại thì Trưởng phòng thi hành án ra quyết định chấm dứt việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản và kết thúc hoạt động Tổ thanh toán tài sản.
3- Trưởng phòng thi hành án gửi báo cáo thi hành quyết định tuyên bố phá sản và báo cáo kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản cho Toà án đã giải quyết việc phá sản, Cục Quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan đã cấp đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phá sản là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, xã hội, thì các báo cáo trên đây còn phải được gửi cho cơ quan, tổ chức đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp.
1- Cố ý kê biên tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp phá sản hoặc tài sản không thuộc diện kê biên; kê biên sót, kê biên không đúng thủ tục do pháp luật quy định;
2- Thành lập Hội đồng định giá, tổ chức bán đấu giá không đúng thủ tục quy định;
3- Không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo quản tài sản hoặc có những hành vi làm thất thoát, hư hỏng tài sản;
4- Thực hiện phân chia tài sản không đúng với phương án thanh toán đã được Trưởng phòng thi hành án duyệt;
5- Sử dụng trái phép tài sản của doanh nghiệp phá sản;
Lập báo cáo về thực hiện quyết định tuyên bố phá sản không trung thực.
2- Người nào cố tình không chấp hành quyết định của Trưởng phòng thi hành án, của Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản thì tuỳ tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị thi hành kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
1- Chi phí giải quyết phá sản bao gồm:
a) Lệ phí Toà án giải quyết việc phá sản, do Toà án quyết định theo quy định của pháp luật về lệ phí;
b) Chi phí kê biện, vận chuyển, thu hồi, giám định, bảo quản, tổ chức bán đấu giá tài sản; chi phí cho việc triệu tập và tiến hành Hội nghị chủ nợ (không bao gồm chi phí đi lại và ăn ở của các chủ nợ) được thanh toán theo thực chi do Thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ kiện phá sản xét duyệt; chi phí liên quan đến việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản được thanh toán theo thực chi trên cơ sở quyết định của Trưởng phòng thi hành án;
c) Mức thù lao mỗi ngày làm việc cho mỗi thành viên Tổ quản lý tài sản, Tổ thanh toán tài sản, Hội đồng định giá và những người tham gia cưỡng chế thi hành các quyết định của Toà án trong quá trình giải quyết việc phá sản được tính bằng một ngày tiền công tác phí theo quy định của Nhà nước.
2- Lệ phí và các chi phí nói tại khoản 1 Điều này được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp bị phá sản.
Điều 43. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| Võ Văn kiệt (Đã ký) |
Decree no 189-CP of December 23, 1994 guiding the implementation of the law on business bankruptcy promulgated by the Government
- Số hiệu: 189-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/12/1994
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/12/1994
- Ngày hết hiệu lực: 15/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực