Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2112/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 165/TTr-NHNN ngày 05 tháng 11 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT các Vụ: TH, NC, QHQT, PL;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).KN

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Văn Ninh

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2112/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng một cơ chế phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố có hiệu quả ở Việt Nam;

- Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế về việc xây dựng cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố (AML/CFT) của Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG);

- Tham gia chương trình phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia;

- Bảo vệ tốt nhất lợi ích của quốc gia, tổ chức và cá nhân cũng như góp phần chống tội phạm và tham nhũng; tăng cường sự ổn định của các tổ chức tài chính, kích thích tăng trưởng kinh tế;

- Khẳng định lập trường và cam kết chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố nhằm phấn đấu vì nền hòa bình, ổn định, phát triển và hội nhập; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đáp ứng được các quy định của pháp luật Việt Nam và tình hình thực tiễn trong nước;

- Đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (40 Khuyến nghị mới của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF));

- Đáp ứng được các yêu cầu của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia, công nhận;

- Chuẩn bị sẵn sàng cho vòng đánh giá đa phương về cơ chế phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố lần thứ hai của APG đối với Việt Nam diễn ra vào năm 2017.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

STT

Nội dung hành động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

I

Xác định các rủi ro và phát triển các chính sách và hợp tác trong nước

1

Định kỳ 5 năm tiến hành đánh giá rủi ro quốc gia của Việt Nam về rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.

- Bộ Công an chủ trì đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ khủng bố.

- Bộ Quốc phòng chủ trì đánh giá rủi ro quốc, gia về tài trợ phổ biến vũ khí.

Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ

Thực hiện từ năm 2015 đến 2020

Xây dựng cơ chế tập trung xử lý các thông tin liên quan đến rủi ro quốc gia trong các lĩnh vực.

- NHNN chủ trì, trình Chính phủ ban hành cơ chế phối hợp cung cấp thông tin về đánh giá rủi ro về rửa tiền.

- Bộ Công an chủ trì, trình Chính phủ ban hành cơ chế phối hợp cung cấp thông tin về đánh giá rủi ro về tài trợ khủng bố.

- Bộ Quốc phòng chủ trì, trình Chính phủ ban hành cơ chế phối hợp cung cấp thông tin về đánh giá rủi ro về tài trợ phổ biến vũ khí.

Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ.

Phân bổ nguồn lực và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro theo phương thức tiếp cận trên cơ sở rủi ro; hướng dẫn đối tượng báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí trong lĩnh vực hoạt động của mình.

NHNN, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ.

Các Bộ, ngành có liên quan triển khai và hướng dẫn triển khai đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí trong lĩnh vực Bộ, ngành mình quản lý.

 

 

2

Kiện toàn, duy trì và tổ chức hoạt động có hiệu quả của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền (Ban Chỉ đạo).

Ban Chỉ đạo

Các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo

Thường xuyên

Xây dựng, vận hành cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí kịp thời, hiệu quả.

NHNN

Các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo

II

Rửa tiền và tịch thu tài sản

1

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250) và tội rửa tiền (Điều 251) trong lần sửa đổi Bộ luật Hình sự vào năm 2015 phù hợp với các Công ước và chuẩn mực quốc tế có liên quan.

Bộ Tư pháp

Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Viện KSNDTC), Tòa án nhân dân tối cao (Tòa án NDTC), NHNN, Bộ Quốc phòng

Tháng 12/2015

2

Tiến hành điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền theo Điều 250, 251 của Bộ luật Hình sự.

Bộ Công an
Viện KSNDTC
Tòa án NDTC

Bộ Tư pháp

Liên tục

Xây dựng và ban hành các hướng dẫn liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Bộ Công an
Viện KSNDTC
Tòa án NDTC

Bộ Tư pháp

Tháng 12/2016

3

Nghiên cứu, trình, báo cáo Chính phủ, Quốc hội về việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.

Bộ Tư pháp

Bộ Công an, Viện KSNDTC, Tòa án NDTC, NHNN

Tháng 12/2015

4

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan về việc tịch thu các khoản thu, lợi nhuận từ tài sản phạm tội.

Viện KSNDTC

Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án NDTC

Tháng 12/2017

5

Nghiên cứu về khả năng tịch thu dân sự không thông qua xét xử, buộc kẻ phạm tội phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản và đề xuất sửa đổi quy định trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.

Bộ Tư pháp
Bộ Công an

Viện KSNDTC, Tòa án NDTC

Từ 2015- 2020

6

Đưa nội dung xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền, tài trợ cho khủng bố vào Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực.

NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Tư pháp

Tháng 12/2017

7

Nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ, Quốc hội quy định và chế tài đối với tội tài trợ phổ biến vũ khí.

Bộ Tư pháp

Các Bộ, ngành có liên quan

Tháng 12/2015

III

Tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí

1

Xây dựng, ban hành văn bản thiết lập quy trình quản lý, xử lý tài sản phạm tội và tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Bộ Công an

Viện KSNDTC, Tòa án NDTC, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Ngoại giao

Tháng 12/2016

2

Nghiên cứu chỉnh sửa các quy định của Luật phòng, chống khủng bố (để bao gồm các hành vi khủng bố được quy định trong các công ước quốc tế và nghị định thư kèm theo).

Bộ Công an

Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, viện KSNDTC, Tòa án NDTC, NHNN

Tháng 12/2020

3

Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết của Liên hợp quốc về khủng bố, tài trợ khủng bố liên quan đến quy trình nhận dạng, chỉ định, phong tỏa, đưa vào, đưa ra khỏi danh sách, giải tỏa tài sản và tiếp nhận tài sản bị phong tỏa của các cá nhân, tổ chức.

Ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 122/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 10 năm 2013 về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Bộ Công an

Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, NHNN, Viện KSNDTC, Tòa án NDTC

Tháng 5/2017

4

Nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành văn bản xử lý các vấn đề liên quan đến phổ biến vũ khí theo yêu cầu của các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Bộ Quốc phòng

Bộ Công an, Bộ Ngoại giao

Tháng 5/2017

5

Xây dựng văn bản, hướng dẫn các tổ chức phi lợi nhuận (NPO) thực hiện các quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí.

- Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn đối với các tổ chức phi lợi nhuận trong nước;

- Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chịu trách nhiệm hướng dẫn đối với các tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài.

NHNN và các Bộ, ngành liên quan phối hợp theo chức năng và nhiệm vụ được giao

Tháng 12/2015

IV

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho khu vực tài chính và phi tài chính được chỉ định

1

Nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa Luật phòng, chống rửa tiền đối với các quy định về nhận dạng, cập nhật thông tin khách hàng; đánh giá rủi ro khách hàng; tiết lộ bí mật thông tin; thỏa thuận pháp lý; người có ảnh hưởng chính trị (bao gồm cả cá nhân có ảnh hưởng chính trị trong nước)... phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

NHNN

Các Bộ, ngành (Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng)

Tháng 12/2018

2

Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền hoặc giá trị thực hiện các quy định về phòng, chống rửa tiền

NHNN

Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng 6/2015

3

Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định liên quan đến chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố khi áp dụng sản phẩm công nghệ mới hoặc sản phẩm cũ nhưng áp dụng công nghệ mới.

- NHNN
- Bộ Tài chính

Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Khoa học và Công nghệ

Tháng 12/2015

4

Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật, thông tin khách hàng tăng cường đối với các khách hàng có giao dịch từ các quốc gia chịu sự cảnh báo của FATF.

NHNN

Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực mình quản lý

Tháng 12/2016

V

Tăng cường tính minh bạch và sự sẵn có của các thông tin về quyền sở hữu hưởng lợi của các pháp nhân và thỏa thuận pháp lý

1

Xây dựng hệ thống thông tin, cập nhật và chia sẻ, cung cấp các thông tin liên quan đến tình trạng pháp lý của pháp nhân.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương.

Tháng 12/2015

VI

Thiết lập quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ: các cơ quan điều tra, thực thi pháp luật và giám sát) và các biện pháp tổ chức khác

1

Thực hiện thanh tra các đối tượng báo cáo được xác định có rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố cao (qua đánh giá rủi ro) ít nhất một năm một lần.

NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành khác quản lý đối tượng báo cáo.

Thanh tra Chính phủ

Thực hiện từ năm 2015

2

Đưa nội dung liên quan đến thanh tra về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố vào định hướng chương trình thanh tra hàng năm cho toàn ngành.

Thanh tra Chính phủ

NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Công an

Hàng năm

3

Tăng cường năng lực cho Cơ quan phòng, chống rửa tiền thông qua: Bổ sung nhân sự, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để tiếp nhận báo cáo giao dịch tiền mặt và chuyển tiền điện tử theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền từ tất cả các đối tượng báo cáo và kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành có liên quan.

NHNN

Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan

Tháng 10/2015

4

Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Cơ quan phòng, chống rửa tiền để đảm bảo vai trò là trung tâm quốc gia về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Bổ sung chức năng tiếp nhận, phân tích và chuyển giao thông tin liên quan đến tài trợ khủng bố cho Cơ quan phòng, chống rửa tiền.

NHNN

Bộ Nội vụ, Bộ Công an

Tháng 12/2018

5

Thực hiện kết nối thông tin khai báo, chuyển tiền qua biên giới từ Tổng cục Hải quan đến Cơ quan phòng, chống rửa tiền.

NHNN

Bộ Tài chính

Tháng 12/2017

6

Xây dựng quy chế trao đổi thông tin giữa Cơ quan phòng, chống rửa tiền với các cơ quan thực thi pháp luật.

NHNN

Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng.

Tháng 12/2016

7

Tổ chức đào tạo về công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

NHNN

Các Bộ, ngành có liên quan

Liên tục

VII

Hỗ trợ hợp tác quốc tế

1

Xây dựng Kế hoạch thực hiện các Công ước quốc tế có liên quan.

- Bộ Công an chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Công ước Vienna, Palermo và Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ khủng bố năm 1999.

- Thanh tra Chính phủ chủ trì kế hoạch thực hiện Công ước Merida.

Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành khác

Tháng 12/2020

2

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật tương trợ tư pháp nhằm cung cấp phạm vi hỗ trợ pháp lý đa phương trong việc điều tra, truy tố, xét xử có liên quan đến rửa tiền, tội phạm nguồn gắn với rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Bộ Tư pháp

Viện KSNDTC, Bộ Công an Tòa án NDTC

Tháng 12/2016

3

Ký kết các Biên bản ghi nhớ phối hợp, trao đổi thông tin với nước ngoài về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

NHNN

Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Viện KSNDTC, Tòa án NDTC, Bộ Tư pháp.

Tháng 6/2015

4

Xây dựng Báo cáo quốc gia về các vấn đề phòng, chống khủng bố theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao

Các Bộ, ngành có liên quan

Theo yêu cầu của Ủy ban chống khủng bố của Liên hợp quốc

5

Chuẩn bị thực hiện quy trình đánh giá đa phương của APG lần thứ hai đối với Việt Nam vào năm 2017

NHNN

Các Bộ, ngành có liên quan

2015-2018

VIII

Nội dung khác

 

 

 

1

Tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng báo cáo, các đối tượng khác về công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Bộ Thông tin và Truyền thông

NHNN, các Bộ, ngành có liên quan

Thường xuyên

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Kinh phí

Các Bộ, ngành có liên quan chủ động lập dự toán chi phí thực hiện các công việc được giao và đưa vào dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của đơn vị.

2. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo về các nhiệm vụ được giao;

- Đầu mối, phối hợp với các đơn vị, Bộ, ngành có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch;

- Đôn đốc các Bộ, ngành có liên quan triển khai các nội dung của Kế hoạch; định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch.

3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan

- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo về các nhiệm vụ được giao;

- Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai những nội dung có liên quan của Kế hoạch, trước 20 tháng 01 hàng năm thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Decision No. 2112/QD-TTg dated November 25, 2014

  • Số hiệu: 2112/QD-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/11/2014
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Vũ Văn Ninh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản