Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Fcát bàTHỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1976/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2015 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 6743/TTr-BNN-TCTS ngày 19 tháng 8 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
1. Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá dựa trên cơ sở lợi dụng tối đa điều kiện tự nhiên, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống của cộng đồng ngư dân địa phương, chú trọng kết hợp việc xây dựng các cảng cá gắn liền với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.
2. Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển của ngành Thủy sản; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với quy hoạch cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng biển, đảo; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hội nhập quốc tế góp phần thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
3. Đẩy mạnh việc xã hội hóa nhằm huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế; tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế trong đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ở ven biển và các đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tập trung nhiều tàu cá; đáp ứng nhu cầu neo đậu và dịch vụ hậu cần cho tàu cá và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Hình thành những đầu mối giao lưu quan trọng với quốc tế làm động lực phát triển các khu công nghiệp thủy sản, khu kinh tế ven biển, các Trung tâm nghề cá lớn (tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang) gắn với các ngư trường trọng điểm; tạo sức hút, tạo động lực cho ngành thủy sản phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững.
3. Tập trung đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng ở các tỉnh thành phố ven biển, các đảo có tần suất bão cao, đồng thời từng bước nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão hiện có gắn với cảng cá, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ thống khu neo đậu tránh trú bão.
4. Nâng cao năng lực các cảng cá; cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại cảng, đáp ứng tốt nhu cầu hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường và xây dựng nông thôn mới.
III. PHẠM VI QUY HOẠCH
1. Phạm vi quy hoạch: 28 tỉnh, thành phố ven biển có cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ở ven biển và các đảo.
2. Thời gian quy hoạch: Đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
IV. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, số lượng tàu cá và tập quán của ngư dân, hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được phân loại và định hướng tiêu chí xây dựng như sau:
1. Cảng cá loại I, cảng cá loại II: Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Riêng cảng cá loại I đặt tại Trung tâm nghề cá lớn (cảng cá động lực) đáp ứng đủ các tiêu chí quy định tại Phụ lục I (kèm theo Quyết định này).
2. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Gần ngư trường trọng điểm, tập trung tàu cá của nhiều tỉnh;
b) Vùng biển có tần suất bão cao;
c) Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đảm bảo an toàn cho tàu cá neo đậu tránh trú bão;
d) Có khả năng neo đậu được tối thiểu 1.000 tàu cá.
3. Khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh, thành phố đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Gần ngư trường truyền thống của địa phương, đáp ứng thời gian di chuyển nhanh nhất cho tàu cá vào tránh trú bão;
b) Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đảm bảo an toàn cho tàu cá neo đậu tránh trú bão;
c) Đáp ứng nhu cầu neo đậu cho các tàu cá của địa phương.
V. QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẢNG CÁ VÀ KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ ĐẾN NĂM 2020 (Phụ lục II, Phụ lục Illa và Phụ lục Illb kèm theo)
Đến năm 2020, toàn quốc có 125 cảng cá gồm: 35 cảng cá loại I và 90 cảng cá loại II, đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2.250.000 tấn/năm và 146 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (gồm 30 khu cấp vùng, 116 khu cấp tỉnh), đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 98.310 tàu cá.
1. Quy hoạch theo đảo và đất liền
a) Trong đất liền có 98 cảng cá gồm 29 cảng cá loại I, 69 cảng cá loại II, đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2.041.000 tấn/năm và 124 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm 20 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng và 104 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 83.960 tàu cá.
b) Tại các đảo có 27 cảng cá, trong đó có 6 cảng cá loại I, 21 cảng cá loại II, đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 209.000 tấn/năm và 22 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm 10 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng và 12 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 14.350 tàu cá.
2. Quy hoạch theo vùng biển
a) Vùng biển vịnh Bắc Bộ (các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình):
- Cảng cá gồm: 33 cảng (7 cảng ở các đảo); 13 cảng loại I, 20 cảng loại II, đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 401.000 tấn/năm;
- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm: 46 khu (4 khu ở các đảo); 8 khu cấp vùng và 38 khu cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 26.300 tàu cá.
b) Vùng biển miền Trung (các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận):
- Cảng cá gồm: 49 cảng (11 cảng ở các đảo); 13 cảng loại I, 36 cảng loại II, đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 776.000 tấn/năm;
- Khu neo đậu tránh trú bão gồm: 61 khu (9 khu ở các đảo); 15 khu cấp vùng và 46 khu cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 44.960 tàu cá.
c) Vùng biển Đông Nam Bộ (các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau):
- Cảng cá gồm: 30 cảng (2 cảng ở các đảo); 7 cảng loại I, 23 cảng loại II, đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 702.000 tấn/năm;
- Khu neo đậu tránh trú bão gồm: 22 khu (2 khu ở các đảo); 4 khu cấp vùng và 18 khu cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 16.900 tàu cá.
d) Vùng biển Tây Nam Bộ (các tỉnh từ Cà Mau đến Kiên Giang):
- Cảng cá gồm: 13 cảng (7 cảng ở các đảo); 2 cảng loại I, 11 cảng loại II, đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 371.000 tấn/năm;
- Khu neo đậu tránh trú bão gồm: 17 khu (7 khu ở các đảo); 3 khu cấp vùng và 14 khu cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 10.150 tàu cá.
3. Các dự án ưu tiên
Trong giai đoạn 2016 - 2020 ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:
- Các cảng cá loại I trong các Trung tâm nghề cá lớn (cảng cá động lực);
- Các khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng tại các đảo và khu vực miền Trung;
- Các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đang đầu tư xây dựng dở dang.
VI. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Đảm bảo năng lực đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng và nhu cầu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ổn định như quy hoạch đến năm 2020.
- Hoàn thiện hệ thống cảng cá theo hướng công nghiệp, hiện đại trên cơ sở nâng cấp, mở rộng cảng cá hiện có, tập trung vào các hạng mục dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Hoàn thiện hệ thống thông tin đạt trình độ hiện đại để phục vụ công tác quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; kết nối thông tin giữa cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá với tàu cá;
- Gắn kết cảng cá với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong việc quản lý, khai thác để hình thành nên những trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại, đồng bộ;
- Hoàn thiện hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại các đảo, đặc biệt tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
VII. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Cơ chế, chính sách
a) Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
b) Tăng cường và tập trung vốn để đầu tư xây dựng, nhất là các cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng tại các đảo có vị trí quan trọng, gần ngư trường trọng điểm và các cảng cá có khả năng kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; nhanh chóng hình thành hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác thủy sản phát triển và có hiệu quả.
c) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh của cảng cá theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện việc thu phí tại cảng cá, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân quản lý cảng cá có nguồn kinh phí để duy trì hoạt động, sửa chữa, duy tu các công trình của cảng cá.
đ) Chú trọng áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để thu hút vốn đầu tư cảng cá.
e) Đối với các cảng cá loại I, dành quỹ đất thích hợp để xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần tại cảng, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia, từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầng, dịch vụ hậu cần hiện đại.
g) Áp dụng cơ chế chuyển nhượng quyền sử dụng đất các cảng cá nằm trong khu đô thị nhưng phải chuyển đổi mục đích sử dụng, di dời theo quy hoạch.
h) Khuyến khích nhà đầu tư tham gia nạo vét, duy tu cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá không sử dụng ngân sách nhà nước tại những nơi có điều kiện phù hợp.
i) Áp dụng cơ chế cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng cá được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách theo quy định của pháp luật.
2. Về khoa học công nghệ
a) Tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ mới trong xây dựng và bảo trì các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; nâng cao tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa, công nghiệp hóa trong các hoạt động, trước hết là bốc xếp hàng hóa, bảo quản, sơ chế thủy sản... tại cảng cá; ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý, kiểm soát tàu ra vào, neo đậu tránh trú bão.
b) Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật để áp dụng trong xây dựng, quản lý cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các hoạt động của cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Bảo vệ môi trường
a) Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
b) Tăng cường tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho cộng đồng ngư dân tại cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
c) Tập trung thực hiện các giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải.
d) Phân công trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan chức năng trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
4. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư và tài trợ từ nước ngoài. Trong đó:
a) Ngân sách trung ương đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo định mức các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Đối với cảng cá nằm trong Trung tâm nghề cá lớn, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện đầu tư đồng bộ các hạng mục gồm: Cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, kè chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; công trình neo buộc tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu; hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng; hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; hệ thống cấp điện, chiếu sáng; nhà điều hành; nhà phân loại và mua bán thủy sản; hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải.
Nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí theo kế hoạch hàng năm cho Chương trình phát triển kinh tế Thủy sản bền vững.
b) Ngân sách địa phương lồng ghép từ các chương trình, dự án để đầu tư các hạng mục khác của cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; duy tu hàng năm các hạng mục công trình hạ tầng và chi phí bộ máy quản lý sau đầu tư đối với các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
c) Huy động nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ để đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các cảng cá đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
d) Huy động vốn của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các hạng mục công trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nghề cá theo quy hoạch.
5. Tổng nhu cầu vốn đầu tư - phân kỳ đầu tư:
a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2030 khoảng 36.400 tỷ đồng.
b) Phân kỳ đầu tư:
- Giai đoạn 2016 - 2020: 16.800 tỷ đồng.
Tập trung đầu tư xây dựng các cảng cá trong các Trung tâm nghề cá lớn; các khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng tại các đảo và khu vực miền Trung; các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đang đầu tư xây dựng dở dang.
- Giai đoạn 2021 - 2025: 13.000 tỷ đồng
Hoàn chỉnh hạ tầng các cảng cá loại I và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng; đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá còn lại.
- Giai đoạn 2026 - 2030: 6.600 tỷ đồng
Đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại quần đảo Hoàng Sa, các cảng cá còn lại; nâng cấp, mở rộng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá hiện có.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện quy hoạch trong phạm vi cả nước; xây dựng và ban hành tiêu chí lựa chọn vị trí, quy chế quản lý sử dụng các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
b) Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng các cảng cá loại I khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng theo Luật Đầu công.
c) Xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong xây dựng, quản lý, bảo trì đối với các hạng mục công trình cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
d) Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý các cảng cá loại I và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng; xác định danh sách ưu tiên đầu tư các dự án cảng cá loại I và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng trong từng giai đoạn theo Luật Đầu tư công.
đ) Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có trách nhiệm:
a) Quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý các bến cá của địa phương.
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quy hoạch cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng các cảng cá loại II và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh.
d) Bố trí sử dụng đất theo quy hoạch, cân đối bố trí kinh phí quản lý, duy tu các hạng mục công trình.
đ) Tổ chức thực hiện thu phí dịch vụ tại cảng cá. Thí điểm giao quản lý, khai thác cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cho doanh nghiệp, cộng đồng ngư dân địa phương.
e) Tổ chức quản lý, khai thác các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá sau đầu tư.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, cân đối, bố trí vốn đầu tư, vốn sự nghiệp theo kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện quy hoạch này.
4. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quy hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế các Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 và Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
TIÊU CHÍ CẢNG CÁ ĐỘNG LỰC THUỘC TRUNG TÂM NGHỀ CÁ LỚN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
Cảng cá động lực là cảng cá Loại I, được kết nối với hệ thống các hạ tầng kinh tế, xã hội, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Đáp ứng lượng hàng thủy sản qua cảng trên 100.000 tấn/năm, có cầu cảng cho tàu cá công suất đến 2.000CV.
2. Đảm bảo cho trên 1.000 tàu cá, cỡ tàu có công suất lớn nhất đến 600CV có thể neo đậu, tránh trú bão trong vùng nước cảng.
3. Các trang thiết bị chủ yếu, dây chuyền xếp dỡ hàng hóa được cơ giới hóa 100%.
4. Đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (trong đó 100% chất thải được xử lý, nước thải đạt chuẩn B của quy chuẩn nước thải công nghiệp).
5. Diện tích vùng đất cảng trên bờ từ 15ha trở lên.
6. Khu bến cảng bao gồm cầu cảng (cầu cảng chuyên dụng cho đối tượng khai thác, cầu cảng tổng hợp, cầu cảng quốc tế), nhà tập kết, phân loại sản phẩm thủy sản, khu mặt nước, luồng, nhà quản lý, khu dịch vụ cảng, kho chuyên dụng, kho trung chuyển, khu xử lý nước thải, hệ thống cấp điện và chiếu sáng, hệ thống cấp nước ngọt, xăng dầu.
7. Kết nối với các khu chức năng đặc thù thủy sản (chế biến thủy sản, sửa chữa, sản xuất ngư lưới cụ, cơ khí đóng sửa đáp ứng cho tàu thuyền công suất lớn, vật liệu vỏ, thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc, chợ thủy sản đầu mối), các cơ sở chuyên ngành thủy sản (cơ quan kiểm ngư, đăng kiểm tàu cá, cứu hộ, cứu nạn, quản lý chất lượng, đào tạo, nghiên cứu thủy sản).
8. Khuyến khích bố trí kết nối với các khu phi thuế quan, dịch vụ thương mại, tài chính, tín dụng
DANH SÁCH QUY HOẠCH CÁC KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | TỈNH, THÀNH PHỐ/TÊN, ĐỊA CHỈ | QUY MÔ (Số lượng tàu/cỡ tàu) | GHI CHÚ |
I | QUẢNG NINH |
|
|
1 | Cô Tô - Thanh Lân, huyện Cô Tô | 1.200 chiếc/800 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Cô Tô |
2 | Vân Đồn, huyện Vân Đồn | 1.000 chiếc/1.000 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Cái Rồng |
3 | Cửa sông Cái Mắt, huyện Tiên Yên | 500 chiếc/300 CV |
|
4 | Bạch Đằng, thành phố Hạ Long | 800 chiếc/600 CV |
|
5 | Quảng Hà - Phú Hải, huyện Hải Hà | 500 chiếc/200 CV |
|
6 | Hải Xuân - Vĩnh Trung, thành phố Móng Cái | 500 chiếc/200 CV |
|
7 | Tân An, thị xã Quảng Yên | 500 chiếc/300 CV |
|
8 | Cẩm Thủy, thành phố Cẩm Phả | 200 chiếc/200 CV |
|
XI | HẢI PHÒNG |
|
|
9 | Trân Châu, huyện Cát Hải | 1.000 chiếc/600 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Trân Châu |
10 | Cửa sông Văn Úc, huyện Tiên Lãng | 500 chiếc/600 CV |
|
11 | Cửa sông Bạch Đằng, huyện Thủy Nguyên | 1.000 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Bạch Đằng |
12 | Ngọc Hải, quận Đồ Sơn | 800 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Ngọc Hải |
13 | Bạch Long Vỹ, huyện Bạch Long Vỹ | 1.000 chiếc/1.000 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Bạch Long Vỹ |
14 | Quan Chánh, huyện Kiến Thụy | 500 chiếc/400 CV |
|
15 | Đông Xuân, huyện Thủy Nguyên | 500 chiếc/300 CV |
|
16 | Vạn Hương, quận Đồ Sơn | 300 chiếc/300 CV |
|
III | THÁI BÌNH |
|
|
17 | Cửa sông Trà Lý, huyện Thái Thụy | 300 chiếc/300 CV |
|
18 | Cửa Lân, huyện Tiền Hải | 300 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Cửa Lân |
19 | Cửa sông Diêm Hộ, huyện Thái Thụy | 300 chiếc/300 CV |
|
20 | Hồng Tiến, huyện Kiến Xương | 300 chiếc/400 CV |
|
IV | NAM ĐỊNH |
|
|
21 | Cửa Ninh Cơ, huyện Nghĩa Hưng | 600 chiếc/800 CV | Kết hợp cảng cá Quần Vinh |
22 | Cửa Hà Lạn, huyện Giao Thủy | 1.000 chiếc/200 CV | Kết hợp cảng cá Thịnh Lâm |
23 | Thịnh Long, huyện Hải Hậu | 100 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Ninh Cơ |
24 | Cống Doanh Châu, huyện Hải Hậu | 500 chiếc/800 CV | Kết hợp cảng cá Cống Doanh Châu |
V | NINH BÌNH |
|
|
25 | Cửa sông Đáy, huyện Kim Sơn | 500 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Cửa Đáy |
VI | THANH HÓA |
|
|
26 | Lạch Hới, thị xã Sầm Sơn | 1.000 chiếc/600 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Lạch Hới |
27 | Lạch Trường, huyện Hậu Lộc | 700 chiếc/350 CV | Kết hợp cảng cá Hòa Lộc |
28 | Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia | 800 chiếc/400 CV | Kết hợp cảng cá Lạch Bạng |
29 | Kênh Sao La, huyện Nga Sơn | 300 chiếc/200 CV |
|
30 | Cửa Sông Lý, huyện Quảng Xương | 300 chiếc/200 CV |
|
31 | Lạch Trào, huyện Hoằng Hóa | 300 chiếc/200 CV |
|
VII | NGHỆ AN |
|
|
32 | Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu | 1.000 chiếc/1.000 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Lạch Quèn |
33 | Lạch Cờn, thị xã Hoàng Mai | 600 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Quỳnh Phương |
34 | Lạch Vạn, huyện Diễn Châu | 650 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Lạch Vạn |
35 | Lạch Lò, thị xã Cửa Lò | 500 chiếc/400 CV |
|
36 | Lạch Thơi, huyện Quỳnh Lưu | 350 chiếc/500 CV |
|
VIII | HÀ TĨNH |
|
|
37 | Cửa Hội - Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân | 1.200 chiếc/600 CV | Cấp vùng |
38 | Cửa Nhượng, huyện Cẩm Xuyên | 300 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Cửa Nhượng |
39 | Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh | 300 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Cửa Khẩu |
40 | Cửa Sót, huyện Lộc Hà | 300 chiếc/150 CV | Kết hợp cảng cá Thạch Kim |
IX | QUẢNG BÌNH |
|
|
41 | Bắc sông Gianh, thị xã Ba Đồn | 1.000 chiếc/1.000 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá sông Gianh |
42 | Cửa Gianh, huyện Bố Trạch | 450 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá sông Gianh |
43 | Cửa Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới | 600 chiếc/300 CV |
|
44 | Cửa Ròon, huyện Quảng Trạch | 300 chiếc/200 CV |
|
45 | Cửa Lý Hòa, huyện Bố Trạch | 500 chiếc/300 CV |
|
46 | Khu chợ Gộ, huyện Quảng Ninh | 150 ch/90 CV |
|
X | QUẢNG TRỊ |
|
|
47 | Đảo Cồn Cỏ, huyện Cồn Cỏ | 1.000 chiếc/1.000 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Cồn Cỏ |
48 | Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh | 250 chiếc/150 CV | Kết hợp cảng cá Cửa Tùng |
49 | Cửa Việt, huyện Triệu Phong | 350 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Cửa Việt |
50 | Bắc Cửa Việt, huyện Gio Linh | 300 chiếc/1.000 CV | Kết hợp cảng cá Bắc Cửa Việt |
XI | THỪA THIÊN HUẾ |
|
|
51 | Thuận An, huyện Phú Vang | 1.000 chiếc/300 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Thuận An |
52 | Đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc | 420 chiếc/300 CV |
|
53 | Phú Hải, huyện Phú Vang | 500 chiếc/300 CV |
|
54 | Vinh Hiền, huyện Phú Lộc | 300 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá tư Hiền |
XII | ĐÀ NẴNG |
|
|
55 | Thọ Quang, quận Sơn Trà | 1.240 chiếc/600 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Thọ Quang |
XIII | QUẢNG NAM |
|
|
56 | An Hòa, huyện Núi Thành | 1.200 chiếc/300 CV | Cấp vùng. |
57 | Cửa Đại, thành phố Hội An | 800 chiếc/500 CV | Kết hợp cảng cá Cẩm Thanh |
58 | Cù Lao Chàm, thành phố Hội An | 100 chiếc/90 CV |
|
59 | Vụng Hồng Triều, huyện Duy Xuyên | 1.000 chiếc/350 CV | Kết hợp cảng cá Hồng Triều |
60 | Ba xã Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Xuân 1, huyện Núi Thành | 800 chiếc/300 CV |
|
61 | Bình Dương, huyện Thăng Bình | 200 chiếc/300 CV |
|
XIV | QUẢNG NGÃI |
|
|
62 | Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi | 1500 chiếc/800 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Tịnh Hòa |
63 | Đảo Lý Sơn, huyện Lý Sơn | 1000 chiếc/800 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Lý Sơn |
64 | Cổ Lũy, thành phố Quảng Ngãi | 800 chiếc/400 CV | Kết hợp cảng cá Cổ Lũy |
65 | Cửa Mỹ Á, huyện Đức Phổ | 400 chiếc/400 CV | Kết hợp cảng cá Mỹ Á |
66 | Cửa Sa Cần, huyện Bình Sơn | 800 chiếc/400 CV |
|
67 | Cửa Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ | 500 chiếc/400 CV | Kết hợp cảng cá Sa Huỳnh |
68 | Đức Lợi, huyện Mộ Đức | 200 chiếc/400 CV |
|
XV | BÌNH ĐỊNH |
|
|
69 | Tam Quan, huyện Hoài Nhơn | 1.200 chiếc/400 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Tam Quan |
70 | Đầm Đề Gi, huyện Phù Cát | 2.000 chiếc/300 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Đề Gi |
XVI | PHÚ YÊN |
|
|
71 | Vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu | 2.000 chiếc/800 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Dân Phước |
72 | Vũng Rô, huyện Đông Hòa | 1.000 chiếc/600 CV |
|
73 | Đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu | 800 chiếc/500 CV |
|
74 | Đông Tác, thành phố Tuy Hòa | 600 chiếc/1.000 CV | Kết hợp cảng cá Đông Tác |
75 | Lạch xã An Hải - An Ninh Đông, huyện Tuy An | 1.000 chiếc/500 CV |
|
76 | Lạch xã Hòa Hiệp Nam - Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa | 1.000 chiếc/500 CV | Kết hợp Cảng cá Phú Lạc |
77 | Lạch Vạn Củi, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An | 500 chiếc/600 CV | Kết hợp Cảng cá Tiên Châu |
XVII | KHÁNH HÒA |
|
|
78 | Sông Tắc - Hòn Rớ, thành phố Nha Trang | 1.500 chiếc/500 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Hòn Rớ |
79 | Vịnh Cam Ranh, thành phố Cam Ranh | 2.000 chiếc/1.000 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Đá Bạc |
80 | Đảo Đá Tây, huyện Trường Sa | 1.000 chiếc/1.000 CV | Kết hợp cảng cá Đá Tây |
81 | Đầm Môn, huyện Vạn Ninh | 800 chiếc/500 CV | Kết hợp cảng cá Đầm Môn |
82 | Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang | 1.000 chiếc/500 CV | Kết hợp cảng cá Vĩnh Lương |
83 | Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa | 1.000 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Ninh Vân |
84 | Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh | 500 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Đại Lãnh |
85 | Cam Bình, thành phố Cam Ranh | 500 chiếc/500 CV |
|
86 | Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa | 500 chiếc/300 CV |
|
87 | Đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa | 1.000 chiếc/1.000 CV | Kết hợp cảng cá Song Tử Tây |
88 | Đảo Trường Sa lớn, huyện Trường Sa | 100 chiếc/1.000 CV | Kết hợp cảng cá đảo Trường Sa |
89 | Đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa | 100 chiếc/1.000 CV | Kết hợp cảng cá đảo Sinh Tồn |
90 | Đảo Phan Vinh, huyện Trường Sa | 100 chiếc/1.000 CV | Kết hợp cảng cá đảo Phan Vinh |
91 | Đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm | 500 chiếc/300 CV |
|
XVIII | NINH THUẬN |
|
|
92 | Cửa Ninh Chữ, huyện Ninh Hải | 1.000 chiếc/600 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Ninh Chữ |
93 | Cà Ná, huyện Thuận Nam | 1.200 chiếc/1.000 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Cà Ná |
94 | Cửa Sông Cái, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm | 1000 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Đông Hải |
95 | Vịnh Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải | 200 chiếc/300 CV |
|
XIX | BÌNH THUẬN |
|
|
96 | Cửa Phú Hải, thành phố Phan Thiết | 1.200 chiếc/400 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Phú Hải |
97 | Đảo Phú Quý, huyện Phú Quý | 1.000 chiếc/600 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Triều Dương |
98 | Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong | 1.200 chiếc/400 CV | Kết hợp cảng cá Phan Rí Cửa |
99 | Cửa La Gi, thị xã La Gi | 1.600 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá La Gi |
100 | Cửa Liên Hương, huyện Tuy Phong | 300 chiếc/300 CV |
|
101 | Cửa sông Ba Đăng, thị xã La Gi | 400 chiếc/250 CV |
|
102 | Mũi Né, thành phố Phan Thiết | 300 chiếc/600 CV |
|
103 | Chí Công, huyện Tuy Phong | 300 chiếc/300 CV |
|
104 | Tân Thắng (Hồ Lân), huyện Hàm Tân | 200 chiếc/200 CV |
|
105 | Bình Thạnh, huyện Tuy Phong | 200 chiếc/200 CV |
|
106 | Hòa Thắng, huyện Bắc Bình | 200 chiếc/200 CV |
|
107 | Cửa Hà Lãng, huyện Hàm Tân | 200 chiếc/200 CV |
|
XX | BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
108 | Cửa sông Dinh, thành phố Vũng Tàu | 1.200 chiếc/600 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá sông Dinh |
109 | Vịnh Bến Đầm, huyện Côn Đảo | 1.200 chiếc/600 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Bến Đầm |
110 | Sông Cửa Lấp, huyện Long Điền | 1.200 chiếc/300 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá Tân Phước, cảng cá Phước Hiệp |
111 | Lộc An, huyện Đất Đỏ | 1.000 chiếc/200 CV | Kết hợp cảng cá Lộc An |
112 | Bình Châu, huyện Xuyên Mộc | 300 chiếc/90 CV | Kết hợp cảng cá Bến Lội |
XXI | THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
|
|
113 | Sông Đồng Đình, huyện Cần Giờ | 2.000 chiếc/600 CV |
|
XXII | TIỀN GIANG |
|
|
114 | Cửa Soài Rạp, huyện Gò Công Đông | 350 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Vàm Láng |
XXIII | BẾN TRE |
|
|
115 | Cửa Đại, huyện Bình Đại | 1.000 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Bình Đại |
116 | Cửa Cổ Chiên, huyện Thạnh Phú | 1.000 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Thạnh Phú |
117 | Ba Tri, huyện Ba Tri | 1.000 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Ba Tri |
XXIV | TRÀ VINH |
|
|
118 | Cửa Cung Hầu, huyện Cầu Ngang | 500 chiếc/600 CV |
|
119 | Cửa Định An, huyện Trà Cú | 500 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Định An |
XXV | SÓC TRĂNG |
|
|
120 | Kênh Ba, huyện Trần Đề | 1.000 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Trần Đề |
121 | Ngang Rô, huyện Trần Đề | 400 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Trần Đề |
122 | Rạch Tráng, huyện Cù Lao Dung | 400 chiếc/150 CV |
|
XXVI | BẠC LIÊU |
|
|
123 | Cửa Gành Hào, huyện Đông Hải | 800 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Gành Hào |
124 | Cửa Cái Cùng, huyện Đông Hải | 250 chiếc/150 CV |
|
125 | Cửa Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu | 300 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Nhà Mát |
XXVII | CÀ MAU |
|
|
126 | Cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời | 1.000 chiếc/600 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá sông Đốc |
127 | Cửa Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển | 1.000 chiếc/400 CV | Cấp vùng |
128 | Cửa Bồ Đề, huyện Năm Căn | 1.000 chiếc/300 CV |
|
129 | Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân | 600 chiếc/150 CV |
|
130 | Cửa Khánh Hội, huyện U Minh | 700 chiếc/150 CV |
|
131 | Đào Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển | 200 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Hòn Khoai |
132 | Hố Gùi, huyện Đầm Dơi | 300 chiếc/150 CV |
|
133 | Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển | 300 chiếc/150 CV |
|
XXVIII | KIÊN GIANG |
|
|
134 | Đảo Nam Du, huyện Kiên Hải | 1.000 chiếc/600 CV | Cấp vùng, kết hợp cảng cá đảo Nam Du |
135 | Đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải | 1.000 chiếc/600 CV | Cấp vùng. |
136 | Cửa sông Cái Lớn, Cái Bé huyện Châu Thành | 1.000 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Tắc Cậu |
137 | Cửa sông Xẻo Nhàu, huyện An Minh | 400 chiếc/400 CV | Kết hợp cảng cá Xẻo Nhàu |
138 | Cửa Ba Hòn, huyện Kiên Lương | 300 chiếc/300 CV | Kết hợp cảng cá Ba Hòn |
139 | Mương Đào, thị xã Hà Tiên | 500 chiếc/600 CV |
|
140 | Vịnh An Thới, huyện Phú Quốc | 600 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá An Thới |
141 | Mũi Gành Dầu, huyện Phú Quốc | 400 chiếc/450 CV | Kết hợp cảng cá Gành Dầu |
142 | Vũng Trâu Nằm, huyện Phú Quốc | 250 chiếc/300 CV |
|
143 | Rạch Giá, thành phố Rạch Giá | 600 chiếc/600 CV |
|
144 | Cửa sông Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất | 500 chiếc/600 CV | Kết hợp cảng cá Lình Huỳnh |
145 | Cửa Dương Đông, huyện Phú Quốc | 600 chiếc/600 CV |
|
146 | Thổ Châu, huyện Phú Quốc | 400 chiếc/1.000 CV | Kết hợp với cảng cá Thổ Châu |
DANH SÁCH QUY HOẠCH CÁC CẢNG CÁ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | TỈNH, THÀNH PHỐ/TÊN CÔNG TRÌNH | ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG | QUY MÔ NĂNG LỰC (Số lượt ngày/ cỡ tàu lớn nhất) | LƯỢNG THỦY SẢN QUA CẢNG (T/năm) | GHI CHÚ | ||||
A | CẢNG CÁ LOẠI I | ||||||||
I | QUẢNG NINH | ||||||||
1 | Cảng cá Cái Rồng | Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn | 130 lượt/1.000 CV | 17.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
2 | Cảng cá Cô Tô | Thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô | 120 lượt/800 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
II | HẢI PHÒNG |
|
|
|
| ||||
3 | Cảng cá Bạch Đằng | Xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên | 250 lượt/2.000 CV | 100.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Bạch Đằng. | ||||
4 | Vịnh Tùng Vụng, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải |
| |||||||
5 | Cảng cá Bạch Long Vĩ | Huyện Bạch Long Vĩ | 100 lượt/1.000 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
III | THÁI BÌNH |
|
|
|
| ||||
6 | Cảng cá Thụy Tân | Xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy | 120 lượt/400 CV | 15.000 |
| ||||
IV | NAM ĐỊNH |
|
|
|
| ||||
7 | Cảng cá Ninh Cơ | Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu | 120 lượt/800 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
V | THANH HÓA |
|
|
|
| ||||
8 | Cảng cá Lạch Bạng | Xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia | 120 lượt/450 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
9 | Cảng cá Lạch Hới | Xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn | 120 lượt/800 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng | ||||
VI | NGHỆ AN |
|
|
|
| ||||
10 | Cảng cá Cửa Hội | Phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò | 120 lượt/800 CV | 15.000 |
| ||||
11 | Cảng cá Lạch Quèn | Xã Tiến Thủy, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu | 200 lượt/1.000 CV | 20.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
VII | HÀ TĨNH |
|
|
|
| ||||
12 | Cảng cá Cửa Khẩu | Xã Kỳ Ninh, Thị xã Kỳ Anh | 120 lượt/600 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
VIII | QUẢNG BÌNH |
|
|
|
| ||||
13 | Cảng cá sông Gianh | Xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch | 130 lượt/600 CV | 17.000 |
| ||||
IX | QUẢNG TRỊ |
|
|
|
| ||||
14 | Cảng cá Cửa Việt | Xã Triệu An, huyện Triệu Phong | 120 lượt/1.000 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
X | THỪA THIÊN - HUẾ |
|
|
|
| ||||
15 | Cảng cá Thuận An | Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang | 120 lượt/700 CV | 20.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XI | ĐÀ NẴNG |
|
|
|
| ||||
16 | Cảng cá Thọ Quang | Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà | 300 lượt/2.000 CV | 100.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão Thọ Quang. | ||||
XII | QUẢNG NAM |
|
|
|
| ||||
17 | Cảng cá Tam Quang | Xã Tam Quang, huyện Núi Thành | 120 lượt/400 CV | 16.000 |
| ||||
XIII | QUẢNG NGÃI |
|
|
|
| ||||
18 | Cảng cá Lý Sơn | Xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn | 100 lượt/800 CV | 10.000 |
| ||||
19 | Cảng cá Tịnh Hòa | Xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi | 200 lượt/800 CV | 20.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng. | ||||
XIV | BÌNH ĐỊNH |
|
|
|
| ||||
20 | Cảng cá Quy Nhơn | Phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn | 300 lượt/600 CV | 40.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XV | PHÚ YÊN |
|
|
|
| ||||
21 | Cảng cá Đông Tác | Phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa | 120 lượt/1.000 CV | 15.000 | Cảng cá ngừ chuyên dụng, kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XVI | KHÁNH HÒA |
|
|
|
| ||||
22 | Cảng cá Đá Bạc | Phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh | 250 lượt/2.000 CV | 100.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão vịnh Cam Ranh | ||||
23 | Cảng cá Hòn Rớ | Xã Phước Đồng, TP Nha Trang | 150 lượt/500 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
24 | Cảng cá Đá Tây | Đảo Đá Tây, Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa | 100 lượt/1.000 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XVII | NINH THUẬN |
|
|
|
| ||||
25 | Cảng cá Cà Ná | Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam | 120 lượt/1.000 CV | 25.000 |
| ||||
XVIII | BÌNH THUẬN |
|
| 58.000 |
| ||||
26 | Cảng cá Phan Thiết | Phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết | 220 lượt/400 CV |
|
| ||||
XIX | BÀ RỊA – VŨNG TÀU |
|
|
|
| ||||
27 | Cảng cá gò Ông Sầm | Gò Ông Sầm, phường 12, thành phố Vũng Tàu | 300 lượt/2.000 CV | 100.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Dinh. | ||||
28 | Cảng cá Cát Lở | Phường 11, thành phố Vũng Tàu | 180 lượt/1.000 CV | 60.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Dinh. | ||||
XX | TIỀN GIANG |
|
|
|
| ||||
29 | Cảng cá Vàm Láng | Xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông | 120 lượt/400 CV | 25.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XXI | BẾN TRE |
|
|
|
| ||||
30 | Cảng cá Bình Đại | Xã Bình Thắng, huyện Bình Đại | 150 lượt/1.000 CV | 50.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XXII | TRÀ VINH |
|
|
|
| ||||
31 | Cảng cá Định An | Xã Định An, huyện Trà Cú | 120 lượt/800 CV | 25.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XXIII | SÓC TRĂNG |
|
|
|
| ||||
32 | Cảng cá Trần Đề | Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề | 190 lượt/600 CV | 50.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XXIV | BẠC LIÊU |
|
|
|
| ||||
33 | Cảng cá Gành Hào | Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải | 170 lượt/600 CV | 40.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XXV | CÀ MAU |
|
|
|
| ||||
34 | Cảng cá sông Đốc | Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời | 120 lượt/600 CV | 45.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XXVI | KIÊN GIANG |
|
|
|
| ||||
35 | Cảng cá Tắc Cậu | Xã Tây Yên A, huyện An Biên và xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang | 550 lượt/2000 CV | 250.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Cái Lớn, Cái Bé | ||||
B | CẢNG CÁ LOẠI II | ||||||||
I | TỈNH QUẢNG NINH |
|
|
|
| ||||
1 | Cảng cá Hòn Gai | Phường Hà Phong, thành phố Hạ Long | 90 lượt/400 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
II | TP HẢI PHÒNG |
|
|
|
| ||||
2 | Thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | |||||||
3 | Cảng cá Ngọc Hải | Phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn | 70 lượt/450 CV | 9.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
4 | Cảng cá Tây Bạch Long Vĩ | Huyện Bạch Long Vĩ | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 |
| ||||
5 | Cảng cá Hạ Long | Phường Máy Chai, quận Ngô Quyền | 40 lượt/600 CV | 7.000 |
| ||||
III | TỈNH THÁI BÌNH |
|
|
|
| ||||
6 | Cảng cá Cửa Lân | Xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải | 100 Iượt/400 CV | 12.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
7 | Cảng cá Tân Sơn | Xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy | 150 lượt/400 CV | 12.000 |
| ||||
IV | TỈNH NAM ĐỊNH |
|
|
|
| ||||
8 | Cảng cá Quần Vinh | Xã Nghĩa Thắng, xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng | 100 lượt/500 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
9 | Cảng cá Thịnh Lâm | Thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy | 100 lượt/300 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
10 | Cảng cá Cống Doanh Châu | Xã Hải Đông, huyện Hải Hậu | 100 lượt/800 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
V | TỈNH NINH BÌNH |
|
|
|
| ||||
11 | Cảng cá Cửa Đáy | Xã Kim Tân, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn | 50 lượt/450 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
VI | TỈNH THANH HÓA |
|
|
|
| ||||
12 | Cảng cá đảo Hòn Mê | Đảo Hòn Mê, huyện Tĩnh Gia | 50 lượt/450 CV | 7.000 |
| ||||
13 | Cảng cá Hòa Lộc | Xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc | 100 lượt/500 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
VII | TỈNH NGHỆ AN |
|
|
|
| ||||
14 | Cảng cá Lạch Vạn | Xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu | 100 lượt/600 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
15 | Cảng cá Quỳnh Phương | Phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai | 80 lượt/600 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
VIII | TỈNH HÀ TĨNH |
|
|
|
| ||||
16 | Cảng cá Xuân Hội | Xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân | 80 lượt/600 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
17 | Cảng cá Thạch Kim | Xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà | 100 lượt/400 CV | 8.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
18 | Cảng cá Cửa Nhượng | Xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên | 100 lượt/400 CV | 8.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
IX | TỈNH QUẢNG BÌNH |
|
|
|
| ||||
19 | Cảng cá Nhật Lệ | Phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới | 80 lượt/600 CV | 11.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
20 | Cảng cá Ròon | Xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch | 60 lượt/400 CV | 9.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
X | TỈNH QUẢNG TRỊ |
|
|
|
| ||||
21 | Cảng cá Cửa Tùng | Xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh | 80 lượt/500 CV | 8.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
22 | Cảng cá Cồn Cỏ | Đảo Cồn Cỏ, huyện Cồn Cỏ | 100 lượt/1.000 CV | 6.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
23 | Cảng cá Bắc Cửa Việt | Xã Gio Việt, huyện Gio Linh | 60 lượt/1.000 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XI | TỈNH THỪA THIÊN HUẾ |
|
|
|
| ||||
24 | Cảng cá Tư Hiền | Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc | 70 lượt/500 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XII | TỈNH QUẢNG NAM |
|
|
|
| ||||
25 | Cảng cá An Hòa | Xã Tam Giang, huyện Núi Thành | 130 lượt/300 CV | 16.000 |
| ||||
26 | Cảng cá Cẩm Thanh | Xã Cẩm Thanh, TP Hội An | 120 lượt/400 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
27 | Cảng cá đảo Cù Lao Chàm | Xã Tân Hiệp, TP Hội An | 70 lượt/250 CV | 7.500 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
28 | Cảng cá Tam Kỳ | Xã Tam Phú, TP Tam Kỳ | 70 lượt/200 CV | 8.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
29 | Cảng cá Hồng Triều | Xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên | 100 lượt/350 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XIII | TỈNH QUẢNG NGÃI |
|
|
|
| ||||
30 | Cảng cá Sa Huỳnh | Xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ | 100 lượt/500 CV | 12.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
31 | Cảng cá sông Trà Bồng | Xã Bình Đông, huyện Bình Sơn | 100 lượt/400 CV | 10.000 |
| ||||
32 | Cảng cá Sa Kỳ | Xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi | 120 lượt/1.000 CV | 12.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
33 | Cảng cá Cổ Lũy | Xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi | 100 lượt/500 CV | 12.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
34 | Cảng cá Mỹ Á | Xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ | 90 lượt/400 CV | 8.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XIV | TỈNH BÌNH ĐỊNH |
|
|
|
| ||||
35 | Cảng cá Đề Gi | Xã Cát Khánh, huyện Phù Cát | 150 lượt/400 CV | 24.000 | Kết hợp Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng | ||||
36 | Cảng cá đảo Cù Lao Xanh | Xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn | 50 lượt/400 CV | 11.500 |
| ||||
37 | Cảng cá Tam Quan | Xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn | 200 lượt/400 CV | 20.000 | Cảng cá ngừ chuyên dụng, kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng | ||||
XV | TỈNH PHÚ YÊN |
|
|
|
| ||||
38 | Cảng cá Tiên Châu | Xã An Ninh Tây, huyện Tuy An | 60 lượt/600 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
39 | Cảng cá Phú Lạc | Xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa | 80 Iượt/500 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
40 | Cảng cá Dân Phước | Phường Xuân Thành, TX Sông Cầu | 60 lượt/500 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XVI | TỈNH KHÁNH HÒA |
|
|
|
| ||||
41 | Cảng cá Đại Lãnh | Xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh | 90 lượt/500 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
42 | Cảng cá Đầm Môn | Xã Đầm Môn, huyện Vạn Ninh | 90 lượt/500 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
43 | Cảng cá Vĩnh Lương | Phường Vĩnh Lương, TP Nha Trang | 90 lượt/500 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
44 | Cảng cá Ninh Vân | Xã Ninh Vân, TX Ninh Hòa | 100 lượt/500 CV | 11.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
45 | Cảng cá đảo Trường Sa | Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa | 90 lượt/1.000 CV | 5.000 |
| ||||
46 | Cảng cá đảo Song Tử Tây | Xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa | 60 lượt/1.000 CV | 4.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
47 | Cảng cá đảo Nam Yết | Xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 |
| ||||
48 | Cảng cá đảo Sinh Tồn | Xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
49 | Cảng cá đảo Phan Vinh | Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XVII | TỈNH NINH THUẬN |
|
|
|
| ||||
50 | Cảng cá Đông Hải | Phường Đông Hải, TP Phan Rang Tháp Chàm | 100 lượt/600 CV | 12.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
51 | Cảng cá Ninh Chữ | Xã Trí Hải, huyện Ninh Hải | 120 lượt/1.000 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng | ||||
52 | Cảng cá Mỹ Tân | Xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải | 50 lượt/300 CV | 7.000 |
| ||||
XVIII | TỈNH BÌNH THUẬN |
|
|
|
| ||||
53 | Cảng cá La Gi | Phường Phước Lộc, thị xã La Gi | 175 lượt/400 CV | 35.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
54 | Cảng cá Phan Rí Cửa | Thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong | 120 lượt/400 CV | 26.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
55 | Cảng cá Triều Dương | Đảo Phú Quý, huyện Phú Quý | 60 lượt/1.000 CV | 8.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
56 | Cảng cá Phú Hải | Xã Phú Hải, TP. Phan Thiết | 85 lượt/500 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng | ||||
XIX | TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU |
|
|
|
| ||||
57 | Cảng cá bến Đầm | Vịnh bến Đầm, đảo Côn Sơn, huyện Côn Đảo | 120 lượt/500 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
58 | Cảng cá Tân Phước | Xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền | 125 lượt/500 CV | 30.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
59 | Cảng cá Gò Găng | Xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu | 45 lượt/500 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
60 | Cảng cá XNK Côn Đảo | Phường 11, thành phố Vũng Tàu | 45 lượt/500 CV | 8.000 |
| ||||
61 | Cảng cá Phước Hiệp | Xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền | 60 lượt/500 CV | 10.000 |
| ||||
62 | Cảng INCOMAP | Phường 5, thành phố Vũng Tàu | 80 lượt/300 CV | 15.000 |
| ||||
63 | Cảng Bến Đá | Phường 5, thành phố Vũng Tàu | 60 lượt/500 CV | 10.000 |
| ||||
64 | Cảng cá Ao cá Bác Hồ (PASCO) | Phường 5 - 6, thành phố Vũng Tàu | 60 lượt/800 CV | 10.000 |
| ||||
65 | Cảng cá Bến Đình | Phường 5, thành phố Vũng Tàu | 70 lượt/500 CV | 10.000 |
| ||||
66 | Cảng cá Lộc An | Xã Lộc An, huyện Đất Đỏ | 50 lượt/400 CV | 8.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
67 | Cảng cá Bến Lội | Xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc | 70 lượt/90 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
68 | Cảng cá Lò Vôi | Xã Phước Hưng, huyện Long Điền | 40 lượt/500 CV | 7.000 |
| ||||
XX | TP HỒ CHÍ MINH |
|
|
|
| ||||
69 | Cảng cá chợ Bình Điền | Phường 7, quận 8 | 80 Iượt/500 CV | 20.000 |
| ||||
70 | Cảng cá Tổng Cty HS Biển Đông | Phường Tân Thuận Đông, quận 7 | 40 lượt/600 CV | 7.000 |
| ||||
71 | Cảng cá Bình Khánh | Xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ | 50 lượt/400 CV | 15.000 |
| ||||
XXI | TỈNH TIỀN GIANG |
|
|
|
| ||||
72 | Cảng cá Mỹ Tho | Phường 2, thành phố Mỹ Tho | 90 lượt/600 CV | 40.000 |
| ||||
XXII | TỈNH BẾN TRE |
|
|
|
| ||||
73 | Cảng cá Ba Tri | Xã An Thủy, huyện Ba Tri | 120 lượt/600 CV | 30.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
74 | Cảng cá Thạnh Phú | Xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú | 90 lượt/600 CV | 15.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XXIII | TỈNH TRÀ VINH |
|
|
|
| ||||
75 | Cảng cá Láng Chim | Xã Long Hữu, huyện Duyên Hải | 110 lượt/600 CV | 20.000 |
| ||||
76 | Cảng cá Động Cao | Xã Đông Hải, huyện Duyên Hải | 90 lượt/300 CV | 11.000 |
| ||||
XXIV | TỈNH BẠC LIÊU |
|
|
|
| ||||
77 | Cảng cá Nhà Mát | Phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu | 135 lượt/300 CV | 26.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XXV | TỈNH CÀ MAU |
|
|
|
| ||||
78 | Cảng cá Cà Mau | Phường 8, thành phố Cà Mau | 50 lượt/300 CV | 10.000 |
| ||||
79 | Cảng cá Hòn Khoai | Đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển | 40 lượt/400 CV | 10.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
80 | Cảng cá Rạch Gốc | Xã Tân Ân và thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển | 100 lượt/400 CV | 18.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
XXVI | TỈNH KIÊN GIANG |
|
|
|
| ||||
81 | Cảng cá An Thới | Thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc | 85 lượt/600 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
82 | Cảng cá đảo Nam Du | Đảo Nam Du, huyện Kiên Hải | 30 lượt/400 CV | 3.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
83 | Cảng cá đảo Thổ Châu | Xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc | 35 lượt/1000 CV | 5.000 |
| ||||
84 | Cảng cá Bãi Dong | Xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc | 35 lượt/1000 CV | 5.000 |
| ||||
85 | Cảng cá Ba Hòn | Thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương | 50 lượt/400 CV | 14.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
86 | Cảng cá Xẻo Nhào | Xã Tân Thạnh, huyện An Minh | 50 lượt/350 CV | 15.000 |
| ||||
87 | Cảng cá Lình Huỳnh | Xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất | 50 lượt/400 CV | 10.000 |
| ||||
88 | Cảng cá Hòn Ngang | Xã Nam Du, huyện Kiến Hải | 50 lượt/600 CV | 5.000 |
| ||||
89 | Cảng cá Gành Dầu | Xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc | 60 lượt/350 CV | 7.000 | Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão. | ||||
90 | Cảng cá Bãi Chướng | Xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Hải | 50 lượt/300 CV | 5.000 |
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DANH SÁCH CÁC CẢNG CÁ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | TỈNH, THÀNH PHỐ/ TÊN CÔNG TRÌNH | ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG | QUY MÔ NĂNG LỰC (số lượt ngày/cỡ tàu lớn nhất) | LƯỢNG THỦY SẢN QUA CẢNG (T/năm) | GHI CHÚ |
I | THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
|
|
|
|
1 | Cảng cá đảo Hoàng Sa | Huyện Hoàng Sa | 70 lượt/1.000 CV | 5.000 |
|
2 | Cảng cá đảo Đá Bắc | Huyện Hoàng Sa | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 |
|
3 | Cảng cá đảo Tri Tôn | Huyện Hoàng Sa | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 |
|
4 | Cảng cá đảo Bông Bay | Huyện Hoàng Sa | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 |
|
5 | Cảng cá đảo Nam | Huyện Hoàng Sa | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 |
|
II | TỈNH KHÁNH HÒA |
|
|
|
|
6 | Cảng cá đảo An Bang | Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 |
|
7 | Cảng cá đảo Đá Thuyền Chài | Thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 |
|
8 | Cảng cá đảo Sơn Ca | Xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa | 50 lượt/1.000 CV | 3.000 |
|
- 1Decision No. 346/QD-TTg of March 15, 2010, approving the Plan on the network of fishing ports and wharves through 2020, and orientations towards 2030
- 2Decision No. 1349/QD-TTg of August 09, 2011, approving the adjusted master plan on storm-sheltering anchorage zones for fishing ships through 2020, with orientations toward 2030
- 3Decision No. 1349/QD-TTg of August 09, 2011, approving the adjusted master plan on storm-sheltering anchorage zones for fishing ships through 2020, with orientations toward 2030
- 1Decree No.67/2014/ND-CP dated July 07, 2014, several policies on fishery development
- 2Law No. 49/2014/QH13 dated June 18, 2014, on public investment
- 3Decree No. 80/2012/ND-CP of October 08, 2012, on the management of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels
- 4Law No. 17/2003/QH11 of November 26, 2003, on Fisheries.
- 5Law No. 32/2001/QH10 of December 25, 2001 on organization of the Government
Decision No. 1976/QD-TTg dated November 12, 2015, approving the master plan on the system of fishing ports and storm helters for fishing ships through 2020, with orientations toward 2030
- Số hiệu: 1976/QD-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/11/2015
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra