TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1935/QĐ-TLĐ | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP THU, PHÂN PHỐI NGUỒN THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công đoàn; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
VỀ PHÂN CẤP THU, PHÂN PHỐI NGUỒN THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1935/QĐ-TLĐ ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)
Quy định này quy định phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn.
Đối tượng áp dụng là các cấp công đoàn theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, bao gồm:
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn;
- Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác (sau đây gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở)
- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương).
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc phân cấp thu và phân phối nguồn thu tài chính công đoàn
1. Nguyên tắc phân cấp thu tài chính công đoàn.
Phân cấp thu tài chính công đoàn nhằm tạo động lực thúc đẩy khai thác nguồn thu, không làm ảnh hưởng đến tính chủ động trong sử dụng nguồn thu tài chính công đoàn phục vụ hoạt động của các cấp công đoàn. Đơn vị được phân cấp thu phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Nguyên tắc phân phối nguồn thu tài chính công đoàn
a) Nguồn thu để phân phối là kinh phí và đoàn phí công đoàn. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn phải đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện chủ động cho các cấp công đoàn trong việc khai thác và sử dụng nguồn thu tài chính công đoàn.
b) Định mức chi để giao dự toán cho LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương đối với các đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn cao hơn định mức chi của đơn vị tự cân đối; định mức chi của đơn vị tự cân đối cao hơn định mức chi của đơn vị được cấp hỗ trợ.
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Điều 4. Phân cấp thu kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng cho tổ chức công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất thu và phân cấp cho các cấp công đoàn như sau:
1. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách địa phương đảm bảo toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên:
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện; thông báo cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để phối hợp thu.
2. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách nhà nước trung ương đảm bảo toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên:
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương được phân cấp quản lý tài chính các công đoàn cơ sở này trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu, đồng thời thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện; thông báo cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để phối hợp thu.
3. Đối với tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có công đoàn cơ sở: Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu; phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu (hoặc có thể phân cấp cho công đoàn cơ sở thuộc doanh nghiệp nhà nước thu) và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện. Các trường hợp khác báo cáo xin ý kiến Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên (nơi Doanh nghiệp đóng trụ sở) thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện.
Điều 5. Phân cấp thu đoàn phí công đoàn, thu khác.
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn số 1803/HD-TLĐ ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Tổng Liên đoàn, phân cấp cho công đoàn cơ sở thu.
2. Nguồn thu khác theo khoản 4 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 phân cấp thu cho đơn vị có phát sinh nguồn thu này.
PHÂN PHỐI NGUỒN THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Điều 6. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở.
1. Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.
2. Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên và cấp kinh phí cho công đoàn cấp dưới
- Đối với công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn phải nộp lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 35% tổng số thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyết toán nộp theo số thu quyết toán.
- Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng, được sử dụng 65% tổng số thu để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết chuyển thành tích lũy và trả lại cho công đoàn cơ sở sau khi công đoàn cơ sở của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập.
- Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở hành chính sự nghiệp và công đoàn cơ sở doanh nghiệp không được phân cấp thu kinh phí công đoàn: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn của đơn vị có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí công đoàn đã thu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho công đoàn cơ sở (khi cấp được bù trừ với 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp công đoàn cấp trên).
Điều 7. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cấp trên cơ sở.
Công đoàn các cấp trên được sử dụng 35% tổng số thu kinh phí công đoàn, 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Nguồn thu khác của đơn vị nào thì đơn vị đó được sử dụng.
1. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương theo quy định.
2. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Tổng Liên đoàn với LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương
a) Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có số thu kinh phí và đoàn phí về cấp trên chênh lệch trên 10% so với số chi của đơn vị (bao gồm công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, phải nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.
Số kinh phí nộp về Tổng liên đoàn = (Tổng hợp toàn bộ số thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn của đơn vị) x mức nộp.
Mức nộp như sau:
Bậc | Số thu | Mức nộp (%) |
1 | Từ 450 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng | 5 |
2 | Từ 400 tỷ đồng đến dưới 450 tỷ đồng | 4,5 |
3 | Từ 350 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng | 4 |
4 | Từ 300 tỷ đồng đến dưới 350 tỷ đồng | 3,5 |
5 | Từ 250 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng | 3 |
6 | Từ 200 tỷ đồng đến dưới 250 tỷ đồng | 2,5 |
7 | Từ 150 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng | 2 |
8 | Từ 100 tỷ đồng đến dưới 150 tỷ đồng | 1,5 |
9 | Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng | 1 |
10 | Dưới 50 tỷ đồng | 0,5 |
Đối với đơn vị có tổng số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn từ 500 tỷ đồng, nếu số thu tăng thêm 50 tỷ đồng, mức nộp về Tổng Liên đoàn tăng thêm 0,5%.
Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số thu quyết toán.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, điều chỉnh mức nộp đối với các đơn vị không thực hiện được mức nộp theo quy định trên khi giao dự toán hàng năm.
b) Đơn vị tự cân đối thu, chi
Các đơn vị có số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn về cấp trên cân đối thu, chi hoặc chênh lệch từ 10% trở xuống so với số chi (bao gồm cả công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm được cân đối thu, chi.
c) Đơn vị được cấp hỗ trợ
- Các đơn vị có số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn về cấp trên không cân đối được thu, chi tính theo định mức cán bộ công đoàn chuyên trách, định mức chi, hệ số điều chỉnh đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa do Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, được cấp hỗ trợ phần chênh lệch. Trường hợp số cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên cơ sở tính theo định mức và hệ số điều chỉnh nêu trên cao hơn số cán bộ công đoàn chuyên trách do Tổng Liên đoàn thông báo thì lấy số cán bộ công đoàn chuyên trách Tổng Liên đoàn thông báo làm căn cứ tính hỗ trợ.
- Kinh phí hỗ trợ tối đa không cao hơn số chênh lệch giữa tổng số kinh phí và đoàn phí công đoàn cấp trên được sử dụng với tổng số kinh phí tính theo biên chế Tổng Liên đoàn giao x định mức chi do Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm.
Đối với các đơn vị không cân đối được thu, chi phải hỗ trợ ngoài quy định trên, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
d) Sử dụng số thu của Tổng Liên đoàn.
Số thu của Tổng Liên đoàn được sử dụng để chi cho Cơ quan Tổng Liên đoàn, chi của các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; cấp hỗ trợ cho các đơn vị theo quy định trên; dự phòng của Tổng Liên đoàn và hỗ trợ khác cho các đơn vị theo quyết định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Điều 8. Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn
Bộ Tài chính Tổng Liên đoàn có trách nhiệm tham mưu cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định nguyên tắc xây dựng dự toán, chỉ tiêu thu, nộp, định mức chi, định mức cán bộ công đoàn chuyên trách làm cơ sở giao dự toán hàng năm.
Điều 9. Trách nhiệm của LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương
1. Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thu kinh phí công đoàn của đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động.
2. Căn cứ quy định này, LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương ban hành Quy định phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính của công đoàn cấp mình và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Hàng năm ban hành quy định về nguyên tắc xây dựng dự toán, định mức chi, chỉ tiêu thu, nộp, cấp hỗ trợ làm cơ sở giao dự toán cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
3. Ban hành quy định về chế độ, định mức chi cho hoạt động công đoàn và hoạt động bảo vệ, chăm lo cho người lao động, quản lý, thanh quyết toán thu, chi nguồn kinh phí công đoàn đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.
4. Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương phối hợp với Cơ quan Tài chính, Thuế, Thanh tra cùng cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra việc đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Kiến nghị xử phạt hành chính hoặc khởi kiện đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra, Ban Tài chính công đoàn các cấp
Ủy ban Kiểm tra, Ban Tài chính công đoàn các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, kiểm tra việc quản lý, phân phối, sử dụng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- 1Decision No. 170/QD-TLD of January 09, 2013, issuing temporary provisions on collection, decentralized collection, use and management of income source of trade union dues
- 2Decision No. 170/QD-TLD of January 09, 2013, issuing temporary provisions on collection, decentralized collection, use and management of income source of trade union dues
- 1Decision No. 269/QD-TLD dated March 07, 2014, on promulgation of regulation on financial management of trade unions
- 2Instruction No. 1803/HD-TLD of November 29, 2013, on contribution to the trade union dues
- 3Decree No. 191/2013/ND-CP of November 21, 2013, detailing on trade-union finance
- 4Law No. 12/2012/QH13 of June 20, 2012, on trade union
Decision No. 1935/QD-TLD dated November 29, 2013, on issuing decentralized collection and distribution of financial revenue of trade union
- Số hiệu: 1935/QD-TLD
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/2013
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Đặng Ngọc Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2014
- Ngày hết hiệu lực: 07/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực