Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỐ 168/2001/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 168/2001/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN, KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001 - 2005 VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh: Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tạo sự phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tiến tới trở thành một trong những vùng kinh tế động lực của cả nước. Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là vùng đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng. Mục tiêu phát triển chủ yếu là:

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đến năm 2005 gấp 2,0 lần so với năm 2000, tăng bình quân khoảng 9%/năm, trong đó công nghiệp tăng 16%/năm, nông lâm nghiệp tăng 7%/năm, dịch vụ tăng 12%/năm; Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa, chuyên môn hóa, có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng, ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP. Đến năm 2005 tỷ trọng của các ngành trên là 22; 25; 53. Trong nông nghiệp tập trung phát triển loại nông sản góp phần thay thế hàng nhập khẩu như: ngô, đậu tương, bông, thuốc lá, bò sữa,... đồng thời tiếp tục phát triển các mặt hàng nông sản có lợi thế xuất khẩu như: cà phê, cao su, tiêu, điều, bột giấy, gỗ, rau, hoa,... theo hướng thâm canh cao, nâng cao chất lượng và hiệu quả góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu, để đến năm 2005 có mức xuất khẩu bình quân đầu người đạt 200 đôla Mỹ/năm.

3. Đến năm 2005 không còn hộ đói, không còn xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 13%; 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cùng xã nơi cư trú.

4. Hầu hết các xã có đường ô tô đến trung tâm xã, có điểm bưu điện văn hóa, về cơ bản, người dân được dùng nước sạch từ giếng, nước máy hoặc bể chứa; 90% số xã có điện.

5. Tất cả các trạm y tế có đủ điều kiện (điện, nước, thiết bị, thuốc, cán bộ y tế) để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

6. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ ở các xã chưa đạt chuẩn. Đến năm 2005 có 30% số xã và tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn - đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở; có 18-20% số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân đã qua đào tạo; mỗi huyện có ít nhất 1 trường nội trú; hầu hết các huyện, thị xã, thị trấn, thành phố có cơ sở dạy nghề ngắn hạn.

7. Giải quyết tốt hơn các vấn để xã hội, nâng cao dân trí và cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân, đặc biệt là đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

8. Thực hiện tốt an ninh chính trị, bảo đảm quốc phòng vững mạnh.

Điều 2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

I. VỀ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP

Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7%, trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, chuyên canh, phù hợp với điều kiện sinh thái từng địa phương, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác gấp hơn 2,0 lần so với năm 2000.

1. Về sản xuất lương thực: Mức sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn, tập trung phát triển ngô lai (nhất là giống ngô cao đạm), sắn cao sản, nhằm phát huy thế mạnh của vùng để giải quyết lương thực cho người và sản xuất thức ăn chăn nuôi và các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu từ sắn.

a) Cây lúa: Tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh và tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa lai trên diện tích lúa hiện có, chỉ mở rộng diện tích lúa nước ở những nơi có điều kiện. Đặc biệt ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để sản xuất lương thực tại chỗ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa.

b) Cây màu: Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh cây màu như: ngô, sắn. Cần hình thành vùng sản xuất ngô, nhất là ngô lai theo hướng tập trung, chuyên canh đến năm 2005 đạt sản lượng khoảng 1,0 triệu tấn/năm. Hình thành vùng sắn tập trung ở nơi có điều kiện, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến từ nguyên liệu sắn.

2. Về cây công nghiệp:

a) Cây cà phê: Không mở thêm diện tích trồng mới, chuyển diện tích cà phê già cỗi, xấu không có khả năng giải quyết nước tưới sang trồng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Chuyển một phần diện tích cà phê vối sang cà phê chè ở nơi có điều kiện. Tập trung thâm canh, cải tạo giống trên diện tích còn lại. Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên rà soát lại diện tích cà phê hiện có, xây dựng cơ chế chính sách, hướng dẫn cụ thể việc giảm, chuyển diện tích cà phê sang trồng cây trồng khác.

Tổng công ty Cà phê Việt Nam, các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2005 hoàn thành việc đầu tư các cơ sở chế biến (thô, tinh), cơ sở sau thu hoạch như sân phơi, sấy,... nhằm nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

b) Cây cao su: Chỉ tiếp tục trồng mới theo quy hoạch của dự án vay vốn AFD trong các công ty cao su quốc doanh và cao su tiểu điền vay vốn dự án WB (dự án đa dạng hóa nông nghiệp), ưu tiên trồng ở vùng biên giới. Tiếp tục đầu tư, thâm canh diện tích hiện có. Đến năm 2005 có khoảng 120.000 ha.

Tổng công ty Cao su Việt Nam, các tỉnh Tây Nguyên phải hoàn thành việc đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến (sơ chế cao su) và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường để sau năm 2010 hình thành ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su.

c) Cây chè: Tập trung thâm canh diện tích chè hiện có, chỉ trồng mới ở những nơi có điều kiện, chủ yếu ở Lâm Đồng. Thay thế dần giống chè hiện có bằng giống chè mới có năng suất và chất lượng phù hợp với thị trường trong nước và ngoài nước. Đến năm 2005 diện tích đạt khoảng 23.000 ha. Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các cơ sở chế biến, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh trên thị trường.

đ) Cây điều: Mục tiêu đến năm 2005 có diện tích khoảng 31.000 ha và sau đó nâng lên khoảng 60.000 ha, trên cơ sở cải tạo vườn điều cũ và mở thêm diện tích mới ở vùng đất thích hợp, trồng điều thâm canh, với giống điều có năng suất cao, chất lượng tốt để đạt sản lượng trên 30.000 tấn nhân/năm. Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nhân hạt điều phù hợp với vùng nguyên liệu tại chỗ, nhằm giải quyết thêm việc làm cho dân.

đ) Cây mía: Tiếp tục mở thêm diện tích trồng mới bảo đảm đủ nguyên liệu mía cho các nhà máy đường hiện có. Thực hiện biện pháp thâm canh, nâng tỷ lệ diện tích trồng giống mía mới có năng suất và tỷ lệ đường cao, mở rộng diện tích mía có tưới ở nơi có công trình thủy lợi.

e) Cây bông: Cần phát triển nhanh cây bông để thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Phát triển bông gắn với việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi như Easuốp thượng, Easuốp hạ, Ia Lâu, Ia Mơ, để hình thành vùng chuyên canh tập trung và được thâm canh cao. Phấn đấu đến năm 2005 đạt khoảng 25.000 ha và sau đó nâng dần lên trên 50.000 ha, sử dụng rộng rãi giống bông lai có năng suất cao, chất lượng xơ tốt, có thu nhập cao trên một đơn vị diện tích.

g) Cây dâu tằm: Tập trung khôi phục lại vùng trồng dâu, nuôi tằm ở Lâm Đồng. Sau năm 2005 về cơ bản đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy ươm tơ, dệt lụa đã đầu tư ở vùng. Giữ diện tích khoảng 5.000 ha, áp dụng các biện pháp tiến bộ để nâng cao năng suất dâu, đạt sản lượng kén tằm khoảng 2.000 tấn.

h) Cây tiêu: Vẫn là cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Tây Nguyên, trong những năm qua phát triển nhanh, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung cao, cần tập trung thâm canh, nâng cao chất lượng số hồ tiêu hiện có.

i) Cây thuốc lá: Trồng ở nơi có điều kiện thuận lợi, với các giống có năng suất và chất lượng cao phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường, vừa bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thuốc lá, vừa có thể xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá.

3. Rau, hoa, quả và các loại cây khác:

a) Về rau, hoa: Chủ yếu trồng ở tỉnh Lâm Đồng, phải hình thành được vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất công nghiệp với công nghệ tiên tiến tạo ra loại rau, hoa cao cấp đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để xuất khẩu (đặc biệt là hoa tươi xuất khẩu) và phục vụ nhu cầu trong nước. Đến năm 2005 đạt khoảng 30.000 ha, trong đó khoảng 500-600 ha trồng hoa.

b) Về cây ăn quả: Phát triển các loại cây ăn quả có thị trường tiêu thụ và phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu và đất đai của vùng.

c) Cây thực phẩm: Phát huy lợi thế của Tây Nguyên để phát triển mạnh cây đậu tương và các loại đậu đỗ khác. Hình thành vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa, gắn với cơ sở chế biến tại chỗ. Đến năm 2005 có khoảng 100.000 ha.

d) Cây dược liệu: Tiếp tục mở rộng diện tích ở Kon Tum, Đà Lạt và những nơi có điều kiện. Bảo vệ vùng cây dược liệu quý ở Kon Tum.

4. Chăn nuôi và thủy sản: Tây Nguyên có nhiều tiềm năng và thế mạnh hơn hẳn các vùng khác của cả nước để phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, nhất là bò thịt, bò sữa. Triển khai các dự án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở Đắc Lắc bảo đảm cung cấp thịt chất lượng cao cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Từng bước phát triển chăn nuôi bò sữa ở các tỉnh gắn với việc đầu tư cơ sở chế biến sữa. Đến năm 2005 đạt khoảng 700 ngàn con bò: trong đó có 5.000 bò sữa. Việc phát triển chăn nuôi ở Tây Nguyên theo hướng phát triển hộ gia đình và trang trại là chính, các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã làm dịch vụ về giống, thú y, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm và chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, nhất là ở các hồ chứa để có thêm sản phẩm cung cấp cho thị trường tại chỗ.

5. Lâm nghiệp: Phát triển mạnh lâm nghiệp ở Tây Nguyên là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nâng độ che phủ lên 65%, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hình thành vùng nguyên liệu chính cho công nghiệp giấy, gỗ ván nhân tạo, chế biến đồ gỗ xuất khẩu và gia dụng, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm.

a) Tiếp tục thực hiện tốt việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng hiện có, bao gồm: rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, có biện pháp nghiêm ngặt bảo vệ rừng tự nhiên.

b) Tập trung trồng rừng kinh tế, hình thành vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến giấy, bột giấy, ván dăm, ván nhân tạo, đồ gỗ gia dụng,...

Phấn đấu đến sau năm 2005 trồng mới ít nhất 200.000 ha với các loại cây trồng như: keo bạch đàn, keo lai, thông, tre,... bảo đảm đủ nguyên liệu cho nhu cầu chế biến các sản phẩm từ gỗ.

Trước mắt, phải bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu cho Nhà máy MDF Gia Lai, Nhà máy Bột giấy ở Kon Tum, Lâm Đồng và ở những nơi khác có điều kiện để hướng tới sản lượng bột giấy và giấy đạt khoảng 1,0 triệu tấn/năm, sản lượng ván nhân tạo các loại khoảng 500.000 m3/năm.

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lai tạo giống theo phương thức mô hom, để phát triển nhanh các loại cây có độ tăng trưởng nhanh (khoảng trên 20-30 m3/ha/năm trở lên), có hiệu quả cao.

c) Phát triển mạnh việc trồng cây lấy gỗ lớn ở những nơi có điều kiện để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng bao gồm cây lấy gỗ lớn mọc nhanh và một số loài gỗ quý hiếm (giáng hương, gõ, sao, dầu,...).

d) Từng bước giao khoán diện tích rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cộng đồng (buôn, bản, làng, xã) quản lý, bảo vệ theo quy ước của cộng đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quý 3 năm 2001 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách quyền hưởng lời, nghĩa vụ khi được giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp để khuyến khích người trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng.

đ) Thực hiện nghiêm ngặt việc khai thác gỗ theo đúng kế hoạch, quy trình quy phạm, khai thác các đặc sản dưới tán rừng, kết hợp với phát triển công nghiệp rừng để tăng giá trị sử dụng tài nguyên rừng. Gắn việc khoanh nuôi bảo vệ rừng với du lịch sinh thái dưới tán rừng. Hướng dẫn việc tiêu dùng đồ gia dụng gia đình, thay việc xây dựng từ gỗ rừng bằng vật liệu khác; khuyến khích việc thay thế sử dụng chất đốt từ gỗ cho sinh hoạt và sản xuất vật liệu bằng nguồn chất đốt khác. Hạn chế tiến tới chấm dứt việc chặt phá rừng làm nương rẫy và săn bắt thú rừng theo quy định của pháp luật. Với rừng tự nhiên không cho phép khai thác được chuyển thành rừng đặc dụng để được bảo vệ nghiêm ngặt.

II.VỀ CÔNG NGHIỆP

Mục tiêu phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên chủ yếu là công nghiệp hóa nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp thủy điện và công nghiệp khai khoáng.

1. Công nghiệp chế biến: Tập trung ưu tiên hoàn thành việc đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở chế biến nông lâm sản theo quy hoạch để sau năm 2005 về cơ bản đầu tư xong cơ sở chế biến nông, lâm sản và công nghệ sau thu hoạch, trước hết là công nghiệp chế biến chè, cà phê, chế biến hoa quả và các ngành chế biến sâu sử dụng nguyên liệu là nông, lâm sản gồm: công nghiệp giấy, sản xuất gỗ, cao su, công nghiệp dệt,...

Trước mắt phải:

Hoàn thành việc xây dựng Nhà máy Bột giấy Kon Tum công suất 130.000 tấn/năm, Nhà máy Bột giấy ở Lâm Đồng công suất 150.000 tấn/năm và một số nhà máy giấy ở tỉnh khác.

Hoàn thành Nhà máy Gỗ ván MDF Gia Lai công suất 54.000 m3/năm đúng tiến độ gắn với vùng gỗ nguyên liệu và tiếp tục phát triển các cơ sở chế biến đồ gỗ trên địa bàn.

Đầu tư mới cơ sở chế biến bông xơ, kéo sợi ở vùng trồng bông tập trung quy mô lớn, từng bước hình thành cơ sở may mặc hoặc gia công may mặc để giải quyết việc làm và tham gia xuất khẩu. Khai thác sử dụng hết công suất các cơ sở ươm tơ, dệt lụa đã đầu tư trên địa bàn để nâng cao số lượng và chất lượng hàng tơ tằm xuất khẩu. Khôi phục lại nghề dệt vải truyền thống trong dân, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc.

Ngành chế biến nông, lâm sản phải trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và được ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại để có sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

2. Công nghiệp thủy điện: Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp thủy điện có thể đạt đến công suất 2.383MW, sản lượng điện đạt 12,7 tỷ KWh/năm, tiềm năng thủy điện nhỏ có thể đạt khoảng 1,5 tỷ KWh/năm.

Hoàn thành các công trình thủy điện: Hàm Thuận Đa Mi để phát điện vào đầu năm 2002, thủy điện Ialy hòa điện tổ máy còn lại vào cuối năm 2001.

Hoàn thành lập dự án khả thi đầu tư các công trình thủy điện thuộc hệ thống sông Đồng Nai (thượng nguồn thuộc tỉnh Lâm Đồng), hệ thống sông Sê San thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum phù hợp với tổng sơ đồ phát triển điện thời kỳ 2001-2010 và có tính đến năm 2020. Cải tạo lưới điện cho 4 thành phố và thị xã, xây đựng thêm đường dây 500 KV thứ 2 Pleiku - Buôn Mê Thuột - Di Linh - Phú Lâm; xây dựng đường điện 110 KV tới các huyện Ma Đrắc, Đắc Min (Đắc Lắc).

Tiếp tục nghiên cứu đầu tư những công trình thủy lợi gắn với thủy điện; ưu tiên đầu tư thủy điện nhỏ ở vùng có điều kiện. Xây dựng xong đường điện đến 142 xã hiện chưa có điện đến trung tâm xã, đến năm 2005 đảm bảo trên 70% số hộ dân cư được dùng điện.

3. Công nghiệp khai khoáng và hóa chất: Trên cơ sở cân nhắc hiệu quả kinh tế và khả năng nguồn vốn, sẽ xây dựng các nhà máy khai thác quặng bauxit và luyện nhôm ở Lâm Đồng và Đắc Lắc. Mở rộng quy mô dự án khai thác các loại khoáng sản thiếc, vàng, đá quý và các loại vật liệu xây dựng tại địa phương. Xây dựng nhà máy chế biến phân hỗn hợp NPK ở Đắc Lắc.

4. Công nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệp: Tổ chức lại sản xuất ngành cơ khí, đổi mới thiết bị đầu tư chiều sâu ở những cơ sở cơ khí hiện có. Trước hết tăng năng lực ngành cơ khí sửa chữa, sản xuất sản phẩm cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp tại chỗ và chế biến nông sản. Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn, nhất là trung tâm cụm xã có điều kiện.

5. Xây dựng các khu công nghiệp: Hoàn thành thủ tục triển khai khu công nghiệp Trà Đa, chuẩn bị điều kiện để xây dựng với quy mô thích hợp khi có nhu cầu các khu công nghiệp: Tâm Thắng, Cư Jút (Đắc Lắc), Chưpah (Gia Lai), Hòa Bình (Kon Tum), Bảo Lộc (Lâm Đồng), v.v...

III.  THƯƠNG MẠI, DU LỊCH, DỊCH VỤ

Phát triển ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng nhằm phát huy lợi thế, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra, với nhịp độ tăng trưởng 12%/năm.

1. Phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại đa dạng, phù hợp với địa bàn Tây Nguyên, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hóa, nhằm tạo động lực cho sản xuất phát triển. Xây dựng các trung tâm thương mại ở đô thị cấp tỉnh và một số huyện trọng điểm. Tổ chức tốt mạng lưới thương mại từ tỉnh, huyện đến xã để lưu thông hàng hóa thông suốt theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về việc triển khai thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc. Đến năm 2005 hoàn thành việc xây dựng các chợ và cửa hàng tại các trung tâm cụm xã.

Đầu tư, xây dựng các cửa khẩu, chợ biên giới và khu kinh tế cửa khẩu để tăng cường các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa với Lào, Cămpuchia.

Hoàn thành việc đầu tư xây dựng một số trung tâm thương mại cửa khẩu trong vùng.

2. Tập trung đầu tư theo chiều sâu các trung tâm du lịch hiện có, lựa chọn đầu tư mới ở những nơi có điều kiện theo các hình thức du lịch phong phú, đa dạng như: sinh thái, văn hóa, lịch sử...

Hình thành các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù của Tây Nguyên, gắn với du lịch ở các tỉnh ven biển miền Trung và Đông Nam Bộ.

IV. VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, Y TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI

1. Về giáo dục, đào tạo: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc phổ thông, từng bước tiếp cận trình độ chuẩn của cả nước. Củng cố thành quả phổ cập tiểu học, tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở cho toàn vùng vào năm 2010.

Đầu tư xây dựng đủ phòng học kiên cố và bán kiên cố cho các cấp học trong đó có khoảng 50% trường học được trang bị các đồ dùng dạy học, thí nghiệm, thư viện, sân chơi và khu thể thao theo chuẩn tối thiểu; 80 - 90% các trường có trang thiết bị đạt chuẩn vào năm 2010. Hoàn thành xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú cho tất cả các huyện, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh.

Phát triển các trường bán trú, các trường nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật ở các tỉnh. Củng cố và phát triển các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo. Tập trung đầu tư tăng cường khả năng và quy mô đào tạo cho Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Tây Nguyên. Mở khoa dự bị đại học dành cho học sinh dân tộc đặt tại Trường Đại học Tây Nguyên.

Nâng cấp Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đắc Lắc thành Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắc Lắc vào năm 2005 và dự kiến thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Gia Lai và Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Kon Tum trong giai đoạn 2006 - 2010. Đầu tư nâng cấp Trường Đào tạo nghề thanh niên dân tộc ở Đắc Lắc, Trường Kỹ thuật Đà Lạt, Lâm Đồng; Nâng cấp, mở rộng 4 trường dạy nghề hiện có, đầu tư xây dựng mới Trường Dạy nghề Kon Tum và 4 trung tâm dạy nghề trọng điểm quận, huyện (mỗi tỉnh 1 trung tâm). Tất cả các huyện, thành phố đều có trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Về y tế: Cải tạo và xây dựng mới các cơ sở y tế, trước hết là xây dựng các bệnh viện khu vực (liên huyện) Đăknông, Ajunpa, Ngọc Hồi, An Khê, Krông pa, v.v... củng cố các trung tâm y tế huyện; duy trì và phát triển phòng khám đa khoa khu vực có hiệu quả. Xây dựng và phát triển trung tâm y tế vùng mà nòng cất là Bệnh viện Buôn Mê Thuột - Đắc Lắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Khoa Y Đại học Tây Nguyên.

Thành lập và xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền tại tỉnh Kon Tum. Tất cả các xã phải có trạm y tế được xây dựng kiên cố cùng với việc bố trí đủ yêu cầu cán bộ chuyên môn để bảo đảm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Có chính sách thích hợp để tăng cường thực hiện việc đưa bác sĩ về xã. Phấn đấu đến năm 2005 đạt 50% số xã có bác sĩ; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, mỗi trạm y tế có từ 3 - 5 cán bộ y tế, trên phạm vi toàn vùng có số bác sĩ trên một vạn dân lên khoảng 4 - 5 người; 100% thôn bản có nhân viên y tế được đào tạo về chuyên môn. Phấn đấu đến năm 2010 thanh toán bệnh dịch hạch trên quy mô toàn vùng. Nâng cấp 4 trung tâm bảo trợ xã hội.

3. Văn hóa, xã hội: Coi trọng đầu tư các công trình phục vụ văn hóa, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở hoạt động thể thao, nhà văn hóa, nhà rông ở các buôn phục vụ các lễ hội, phát huy truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc. Tổ chức giao lưu văn hóa giữa các vùng và trong khu vực, các lễ hội truyền thống của các dân tộc. Bảo tồn, phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tăng cường thể chế văn hóa cơ sở ở các thôn bản thông qua việc thực hiện Quy chế Dân chủ. Phấn đấu đến năm 2005 có 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 50% số làng, bản, xóm, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa quốc gia, từng bước có nhà văn hóa xã, phường; bình quân mỗi người dân có 4 bản sách/năm. Tất cả các xã có điểm bưu điện văn hóa.

Phấn đấu đến năm 2005 có 100% số xã được phủ sóng truyền hình. Đầu tư thêm 1 đài phát sóng FM công suất 5KW của Trung ương tại Đắc Lắc, mỗi tỉnh 1 bộ thiết bị sản xuất các chương trình tiếng dân tộc và 1 máy phát sóng FM công suất từ 2 - 5 KW, các cụm truyền thanh sóng FM; tăng lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc.

Xây dựng đài truyền thanh cho từng xã và cụm xã. Hiện đại hóa trang thiết bị, tăng cường thời lượng phát sóng các chương trình bằng tiếng dân tộc, mỗi huyện có một máy thu phát lại truyền hình với công suất 100-150W, xây dựng ăng ten chảo ở các vùng lõm và cột truyền sóng ở núi Hàm Rồng (Gia Lai), một máy phát sóng VTV1 công suất 2 KW tại thị xã Kon Tum.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

4. Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm:

Xóa đói giảm nghèo là một chương trình bức xúc của Tây Nguyên. Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên phải có kế hoạch tổ chức thực hiện và giải pháp cụ thể về đất đai, giống, vốn và khuyến nông, khuyến lâm cho các hộ đói, nghèo; giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo túng một cách bền vững.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, đến năm 2005 giải quyết việc làm cho 400-420 ngàn lao động (bình quân mỗi năm khoảng 80-85 ngàn, hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm cho khoảng 16 ngàn lao động); phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống khoảng 4%, tỷ lệ sử dụng lao động khu vực nông nghiệp tăng lên khoảng 82%, tạo bước chuyển biến trong cơ cấu, chất lượng lao động và năng suất lao động.

5. Định canh, định cư, di dân phát triển vùng kinh tế mới:

Trước năm 2003 phải định canh định cư và ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc tại chỗ, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới. Thực hiện định canh, định cư cho số đồng bào di cư tự do đang gặp khó khăn, giải quyết ổn định đời sống cho đồng bào kinh tế mới đã đến Tây Nguyên trong những năm qua. Hạn chế và tiến tới chấm dứt việc di dân tự do.

Quy hoạch và chuẩn bị xây dựng dự án tái định cư theo hướng xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội (giao thông, thủy lợi, điện, nước, trường học, trạm y tế,...), đất đai cho sản xuất và đất ở nhằm tiếp nhận thêm dân địa phương và một bộ phận dân ở vùng khác đến lập nghiệp, trong đó có dân tái định cư của một số dự án thủy điện.

Điều 3. Mục tiêu đầu tư các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội thời kỳ 2001 - 2005 như sau:

1. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là giao thông (bao gồm cả đường huyện lộ), thủy lợi, trường học, bệnh viện (đặc biệt là bệnh viện khu vực), những công trình trực tiếp phục vụ, cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn.

- Về giao thông: Hoàn thành đường Hồ Chí Minh theo kế hoạch; nâng cấp các tuyến đường sang Lào, Cămpuchia, các quốc lộ 14, 19, 20, 24, 25, 27 và 28 và các tuyến đường ngang xuống phía Đông. Đầu tư nâng cấp để thông xe toàn tuyến quốc lộ 14C, xây dựng quốc lộ 40 theo tiêu chuẩn cấp 3 miền núi, nối với quốc lộ 18B của Lào. Nâng cấp 32 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 3.030 km. Phấn đấu 80% hệ thống tỉnh lộ được rải mặt thảm nhựa theo tiêu chuẩn cấp 5 miền núi, kiên cố hóa 100% các cầu cống trên toàn tuyến tỉnh lộ. Hoàn thành đường vào 12 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Nghiên cứu đầu tư cải tạo đường hạ cánh, sân đỗ và nhà ga 4 sân bay hiện có trong vùng một cách hợp lý. Chuẩn bị dự án và triển khai xây dựng hệ thống đường sắt nối đường sắt quốc gia vào Đắc Nông (Đắc Lắc) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Về các công trình thủy lợi: ưu tiên các công trình tưới nước đồi cây công nghiệp, cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục đầu tư đồng bộ các công trình nhỏ, công trình đầu mối đến các kênh mương, kiên cố hóa kênh mương, các công trình hồ giữ nước bảo đảm tưới tiêu cho mùa khô. Hoàn thành công trình thủy lợi Easuốp Thượng, công trình thủy lợi Ia Lâu, Ia Mơ để tạo thêm đất sản xuất và chuẩn bị tiếp nhận dân tái định cư ở các địa phương khác.

2. Coi trọng đầu tư các công trình phục vụ văn hóa, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở hoạt động thể thao, nhà văn hóa, nhà rông phục vụ các lễ hội phát huy truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc.

3. Ưu tiên đầu tư các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống nhân dân, trước hết là lĩnh vực tạo giống cây, giống con, công nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản.

4. Phát triển mạng lưới đô thị theo hướng đầu tư xây dựng các đô thị trung tâm vùng như: Buôn Mê Thuột, trung tâm các tỉnh như: Pleiku, Bảo Lộc, Đà Lạt, Kon Tum. Hình thành các đô thị mới trên cơ sở phát triển các khu vực kinh tế đặc thù như: kinh tế cửa khẩu, du lịch, khai khoáng công nghiệp. Phát triển mạng lưới thị trấn tại các trung tâm huyện lỵ và ở những vùng sản xuất hàng hóa. Xây dựng các thị tứ giữ chức năng trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ ở các cụm, điểm dân cư nông thôn. Hình thành chương trình xây dựng các khu dân cư nông thôn.

Nâng cấp hệ thống cấp thoát nước ở các khu đô thị, giải quyết cơ bản nhu cầu nước sạch cho dân cư nông thôn.

5. Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng đồng bộ hóa, số hóa đáp ứng yêu cầu thông tin trong nước và quốc tế.

(Danh mục Đầu tư các công trình cụ thể có phụ lục kèm theo).

Điều 4. Về một số chính sách và giải pháp.

1. Chính sách đất đai:

a) Thực hiện ngay các giải pháp đối với hộ dân tộc thiểu số không có đất và thiếu đất có đất để sản xuất, theo hướng:

Khai hoang mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện;

Điều chỉnh lại đất của các nông, lâm trường;

Nhận giao, khoán đất của các nông, lâm trường;

Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên phải xác định số hộ đồng bào không đất và thiếu đất, có biện pháp giải quyết xong trong năm 2002;

Các địa phương phải tổ chức tốt việc giải quyết đất đai, hướng dẫn sản xuất, cho vay vốn, tiêu thụ nông sản phẩm nhằm giúp cho đồng bào có cuộc sống ổn định, định canh định cư, không du canh du cư, phá rừng, phát nương làm rẫy.

b) Hoàn thành cơ bản việc quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, xã, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở để đồng bào yên tâm sản xuất.

c) Nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật, nhất là đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số. Giải quyết dứt điểm những vụ việc nổi cộm về khiếu kiện tranh chấp đất đai giữa dân với dân, giữa dân với doanh nghiệp và tổ chức của Nhà nước

2- Về đầu tư và tín dụng:

a) Về đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) hỗ trợ đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực hạ tầng phục vụ kinh tế - xã hội sau đây:

- Về giao thông: Phải dành sự ưu tiên thỏa đáng về vốn cho việc phát triển giao thông phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, các xã thuộc Chương trình 135, các thôn, bản thuộc diện vùng III nhưng không ở các xã thuộc Chương trình 135.

- Về thủy lợi: Các công trình thủy lợi vừa và lớn, các công trình tạo nguồn, các công trình cấp nước sinh hoạt cho đô thị, các vùng dân cư tập trung và khu công nghiệp. Kiên cố hóa kênh mương theo Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục, đào tạo, y tế và văn hóa.

- Trồng và chăm sóc rừng theo Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, đào tạo và dạy nghề, Chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS.

- Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và công tác khuyến nông, khuyến lâm, các cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở nhân tạo giống phục vụ sản xuất (bao gồm cả việc nhập khẩu giống).

Từng địa phương có kế hoạch phân bổ và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

b) Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Thực hiện tốt các quy định hiện hành tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về việc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/ QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp; Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Cần ưu tiên thoả đáng nguồn vốn cho các dự án đầu tư ở Tây Nguyên, đặc biệt là các dự án tập trung khai thác lợi thế, tiềm năng của vùng trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp.

c) Vốn tín dụng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm đủ nguồn vốn cho nhu cầu vay vốn trong vùng; tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn, có biện pháp cụ thể cử cán bộ tín dụng trực tiếp hướng dẫn giúp người dân lập thủ tục vay vốn, để đồng bào vay vốn được của ngân hàng. Phối hợp với Hội Nông dân mở rộng hình thức xây dựng tổ vay vốn để giúp nông dân tiếp cận tốt hơn với vốn tín dụng và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả và trả được nợ.

Tăng thêm nguồn vốn cho Ngân hàng phục vụ người nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm ở Tây Nguyên và tập trung cho các hộ nghèo, nhất là hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất, vượt nghèo.

Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện hình thức ký hợp đồng với nông dân tiêu thụ nông sản phẩm và làm dịch vụ vốn, vật tư phục vụ cho sản xuất, trước hết các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dựa vào vùng nguyên liệu của dân để chế biến nông, lâm sản, xây dựng phương thức tổ chức nhất thể hóa sản xuất - chế biến - tiêu thụ trong quá trình phát triển sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường.

d) Khuyến khích các hình thức huy động vốn trong dân, vốn từ các doanh nghiệp để đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các trang trại và hộ gia đình.

3. Chính sách trợ cước trợ giá: Giao Uỷ ban Dân tộc và Miền núi chủ trì cùng các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất đổi mới việc trợ cước trợ giá hiện nay cho phù hợp với điều kiện và tập quán của đồng bào trong cả nước.

Trước mắt, ở các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2001 thực hiện cấp không thu tiền 5,0 kg/người/năm muối iốt; trợ cấp tiền thuốc với mức 20.000 đồng/người/năm cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng III; cấp 4 mét vải/người/năm cho những hộ đói, nghèo (theo chuẩn mực Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), già làng, trưởng bản có khó khăn, gia đình có công với nước bằng loại vải thông thường. Về ánh sáng, đối với nơi chưa có điện lưới thì được cấp dầu hỏa không thu tiền mỗi hộ 5 lít/năm, đối với nơi có điện hỗ trợ giá điện tương đương mức 5 lít dầu hỏa/năm cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số và hộ thuộc diện chính sách.

4. Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ thích hợp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thực sự có khó khăn về nhà ở. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2001. Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có kế hoạch vận động các doanh nghiệp và nhân dân có điều kiện giúp đỡ thêm và có kế hoạch khai thác tận thu gỗ cây rừng tại các lòng hồ thủy điện, thủy lợi để giúp đồng bào làm nhà ở để sau năm 2003 cơ bản giải quyết xong nhà ở cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn và hộ thuộc diện chính sách.

5. Chính sách giáo dục, đào tạo: Từ năm 2002 thực hiện chính sách giáo dục đối với con em là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên:

a) Miễn đóng góp xây dựng trường, học phí, hỗ trợ sách giáo khoa và giấy vở học tập.

b) Biên soạn giáo trình và sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc, thực hiện việc dạy, học tiếng dân tộc tại các cấp học phù hợp đặc thù của vùng. Tiến hành dạy tiếng dân tộc cho giáo viên, y tế, cán bộ công chức nhà nước, cán bộ đoàn thể và cán bộ chính quyền xã không phải là người dân tộc làm việc ở các vùng đồng bào dân tộc.

c) Nhà nước chi phí toàn bộ tiền ăn ở, học tập cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường dân tộc nội trú. Đối với con em thuộc diện học ở trường nội trú nhưng không ở nội trú mà tham dự học ở các trường công lập, bán công thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng nội trú.

d) Thực hiện chính sách tuyển cử và sử dụng con em đồng bào dân tộc đi đào tạo nghề, học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, ưu tiên các đối tượng tự nguyện đi học trở về quê hương nhận công tác. Các cấp chính quyền phải có kế hoạch đào tạo và sử dụng, bố trí người dân tộc tại chỗ có đủ điều kiện vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội ở địa phương. Từng bước tiến tới đại bộ phận cán bộ làm công tác y tế, giáo dục đào tạo ở nông thôn vùng đồng bào dân tộc là người dân tộc thiểu số.

đ) Có chính sách giải quyết nhà ở cho giáo viên đến công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trong vùng.

e) Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật đến Tây Nguyên công tác.

6. Về y tế:

a) Nhà nước bố trí ngân sách thực hiện việc miễn phí toàn bộ tiền khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện cho đồng bào dân tộc thiểu số.

b) Đối với các hộ đói nghèo và nhân dân nói chung ở các xã vùng III không thực hiện việc dùng thẻ bảo hiểm y tế như hiện nay mà thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí; các cơ sở y tế sẽ thực thanh thực chi từ nguồn quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo do các tỉnh thành lập và Sở Y tế quản lý thực hiện.

c) Mở lớp đào tạo bác sĩ cử tuyển hệ chính quy cho đối tượng là người dân tộc ở vùng II, vùng III. Có chế độ phụ cấp phù hợp và thực hiện chính sách nhà ở cho bác sĩ công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trong vùng.

7. Về văn hóa:

a) Tăng cường kinh phí cho việc thực hiện chương trình văn hóa và đưa sách báo xuống tận buôn, xã, làng, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kể cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

b) Tăng thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc trong khu vực, làm báo hình bằng tiếng dân tộc.

c) Hỗ trợ kinh phí để tăng cường các đoàn nghệ thuật, các đội thông tin lưu động, chiếu bóng lưu động đến phục vụ cho đồng bào dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

8. Về chính sách các thành phần kinh tế.

Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế, xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên. Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên sau khi xin ý kiến của Tỉnh ủy, thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh có cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, hỗ trợ đào tạo,... với thủ tục đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư của địa phương và các miền của đất nước.

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước:

- Thực hiện tốt việc sắp xếp đổi mới và phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Đối với các nông, lâm trường trên địa bàn, rà soát lại quỹ đất đai, trước mắt chuyển giao đất chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả cho địa phương để giao cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài. Diện tích đất còn lại phải giao, khoán theo nội dung của Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 và Nghị định số 187/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ. Nông, lâm trường thực sự làm tốt nhiệm vụ dịch vụ giống, vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm. Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với hộ nông dân hoặc hợp tác xã để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất.

Trường hợp đất đai trước đây của dân nhất là đồng bào dân tộc khi vào nông, lâm trường giao cho các nông, lâm trường quản lý, sử dụng, nhưng trong quá trình thực hiện tổ chức sắp xếp lại sản xuất, một bộ phận lao động là công nhân phải nghỉ việc theo chế độ hoặc không còn tham gia lao động ở nông trường nên không có đất để sản xuất, thì nông, lâm trường phải giao cho số lao động này một số diện tích đất hợp lý hoặc giao khoán đất để dân có đất sản xuất, bảo đảm cuộc sống.

- Hỗ trợ vốn lưu động cho những doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ và các quy định hiện hành khác.

- Tiếp tục phát triển loại hình doanh nghiệp nhà nước kết hợp với an ninh quốc phòng, nhất là việc tiếp tục xây dựng và phát huy hiệu quả các khu kinh tế quốc phòng ở địa bàn xung yếu, dọc biên giới để thu hút dân (bao gồm cả đồng bào tại chỗ và nơi khác đến) tham gia sản xuất theo hướng dân nhận đất sản xuất gắn với cụm dân cư, thôn, bản phù hợp với phương hướng sản xuất và nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Ưu tiên việc giao đất và hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào các dân tộc tại địa phương.

b) Đối với hợp tác xã: Thực hiện chuyển đổi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất theo Luật Hợp tác xã, đồng thời từng bước hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã do người dân thực sự tự nguyện tham gia để giúp nhau về dịch vụ kỹ thuật, giống, vật tư, tiêu thụ, chế biến nông sản phẩm, trước hết đối với một số người sản xuất tập trung chuyên canh sản xuất hàng hóa.

c) Đối với kinh tế hộ, kinh tế trang trại, doanh nghiệp dân doanh được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhằm khai thác tiềm năng về vốn, kỹ thuật lao động.

9. Chính sách đối với cán bộ, xây dựng hệ hống chính trị trong sạch vững mạnh đặc biệt là cơ sở:

- Chính sách hỗ trợ thêm ngoài lương và các đãi ngộ khác đối với cán bộ tăng cường cơ sở (huyện, xã, buôn, làng), đối với giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc.

- Chính sách ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ quản lý, lãnh đạo, đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ cơ sở nhất là khu vực nhà nước.

- Nâng mức phụ cấp đối với trưởng buôn, làng, bản và có chế độ đối với già làng.

Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu mức hỗ trợ cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2001.

Điều 5. Tổ chức thực hiện.

1. Các tỉnh Tây Nguyên phải xác định nội dung trong Quyết định này là nhiệm vụ chủ yếu của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương mình và được cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch của từng ngành chuyên môn, từng cấp chính quyền, từng tổ chức đoàn thể để tổ chức thực hiện.

Trước hết, lựa chọn, xác định một số chương trình mục tiêu, trọng điểm, có nội dung cụ thể, có yêu cầu cấp bách để tổ chức chỉ đạo thực hiện trong quý IV năm 2001 và năm 2002 và có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện nội dung của Quyết định này trong các năm tiếp theo và đến năm 2010.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong vùng điều chỉnh, xây dựng quy hoạch, kế hoạch của tỉnh gắn với quy hoạch tổng thể vùng và tổ chức thực hiện chương trình, dự án đề ra.

2. Các Bộ, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình chủ trì cùng với các tỉnh Tây Nguyên, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình theo các mục tiêu và nội dung của Quyết định này.

Trên cơ sở các chương trình, dự án đã được phê duyệt cần phải có kế hoạch cụ thể hàng năm, bắt đầu đầu tư ngay từ năm 2001 và tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện theo mục tiêu chương trình, dự án của Quyết định này.

Mỗi Bộ, ngành có liên quan cần chọn cử cán bộ chuyên môn, kỹ thuật giỏi, am hiểu sâu sắc về Tây Nguyên để theo dõi giúp lãnh đạo Bộ trong việc phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên cũng như các Bộ, ngành có liên quan cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên thực hiện Quyết định này.

Định kỳ hàng quý, hàng năm, trong báo cáo đánh giá kết quả công tác của Bộ, ngành phải có kiểm điểm đánh giá thực hiện chương trình công tác ở Tây Nguyên, phát hiện những khó khăn trở ngại để có biện pháp khắc phục.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan trên cơ sở các chương trình, dự án đã được phê duyệt, bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, cụ thể hóa các chính sách để thực hiện theo mục tiêu đề ra.

4. Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên gồm lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, một số Bộ, ngành có liên quan, một số cán bộ có am hiểu về Tây Nguyên và lãnh đạo Uỷ ban nhân dân 4 tỉnh Tây Nguyên do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó trưởng Ban thường trực.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phan Văn Khải 

(Đã ký)

 

 


DỰ KIẾN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY NGUYÊN
THỜI KỲ 2001-2005
Kèm theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001)

 

Số
TT

Danh mục

Địa điểm xây dựng

Thời gian khởi công hoàn thành

Năng lực thiết kế

Tổng vốn
đầu tư

Đã đầu tư đến 31/12/ 2000

Tổng vốn đầu tư 2001-2005

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

Chia theo nguồn vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách
Nhà nước

Tín dụng
ưu đãi

Nguồn
khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

Tr. đó: NN cấp

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

35500

12000

899

17063

63000

 

I

Công nghiệp

 

 

 

 

 

19224,5

529,5

 

13432,7

5262,3

 

1

Công nghiệp khai thác

 

 

 

 

 

4500

 

 

4500

 

 

 

-Tổ hợp Bô xit nhôm

Lâm Đồng

2002-2005

30 vạn tấn Alunim

7,62 vạn tấn nhôm

7500

 

4500

 

 

4500

 

Vay tín dụng trongnước và vay nước ngoài

 

- Liên doanh sản xuất Alumin

Đắc Lắc

2005

1đến 3 triệu tấn Alumin

13500

 

 

 

 

 

 

 

2

Công nghiệp chế biến

 

 

 

 

 

4452,5

 

 

2401,7

 

 

2.1

Đầu tư qua bộ

 

 

 

 

 

3952,5

 

 

1901,7

2044,3

 

*

Dệt may

 

 

 

 

 

225

 

 

225

 

 

 

- Nhà máy sơ chế bông

Đắc Lắc

2002-2003

2vạn tấn/ năm

25

 

25

 

 

25

 

50% vay tín dụng;lãi suất 3%;50% lãi suất 5,4%

 

- Nhà máy kéo sợi

Đắc Lắc

2002-2003

4vạn cọc sợi/năm

200

 

200

 

 

200

 

 

*

Gỗ và lâm sản

 

 

 

 

 

305,9

6,5

 

299,4

 

 

 

-Nhà máy gỗ MDF

Gia Lai

1999-2002

5,4 vạn m/năm

353,4

47,5

307,9

6,5

 

299,4

 

 

*

Giấy và sản phẩm lâm nghiệp

 

 

 

 

 

3421,6

 

 

1377,3

2044,3

 

 

- Dự án nhà máy bột giáy

Kon Tum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Giai đoạn I

 

2002-2005

13 vạn tấn/ năm

3421,6

 

3421,6

 

 

1377,3

2044,3

Vay tín dụng lãi suất 5,4%, thiết bị vay nước ngoài

*

Công nghiệp hoá chát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhà máy phân bón NPK

Đắc Lắc

2005

10 vạn tấn/năm

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Đầu tư qua địa phương

 

2001-2005

 

 

 

500

 

 

500

 

 

 

- Chế biến nông lâm sản cỡ nhỏ, ngành nghề nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Sản xuất và phân phối điện

 

 

 

 

 

10772

523

 

7031

3218

 

3.1

Thuỷ điện

 

 

 

 

 

8731

 

 

7031

1700

 

a

Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

3061

 

 

3061

 

 

 

- Thuỷ điện Ialy

Gia Lai

1993-2001

720MW

8300

7500

750

 

 

750

 

 

 

- Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi

Lâm Đồng

1996-2001

475MW

6300

4880

1420

 

 

1420

 

 

 

- Phục hồi thuỷ điện Đa Nhim

Lâm Đồng

2001-2003

160MW

890,7

 

890,7

 

 

890,7

 

 

b

Khởi công mới

 

 

 

 

 

5670

 

 

3970

1700

 

 

- Thuỷ điện Đại Ninh

Lâm Đồng

Bình Thuận

2002-2007

300MW

433,64

 

250

 

 

175

75

 

 

- Thuỷ điện Sê San 3

Kon Tum

Gia Lai

2002-2007

273MW

4102

 

1840

 

 

1290

550

 

 

- Thuỷ điện Sê San 4

Kon Tum

Gia Lai

2004-2008

330MW

 

 

650

 

 

455

195

 

 

- Thuỷ điện Bun Kốp - Chư pông Krông (chuẩn bị)

Đắc Lắc

2005-2009

280MW

 

 

150

 

 

105

45

 

 

- Thuỷ điện Thượng Kon Tum (chuẩn bị)

 

2005-2009

220MW

 

 

150

 

 

105

45

 

 

- Thuỷ điện PLây Krông

Kon Tum

2004-2008

120MW

2340

 

1330

 

 

930

400

 

 

- Thuỷ điện Đồng Nai 3+4

Lâm Đồng

2004-2008

510MW

9180

 

1300

 

 

910

390

 

3.2

Lưới điện thành phố và nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cải tạo lưới điện 4 thành phố, thị xã (Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Plây Ku, Kon Tum)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điện đến trung tâm các xã

4 tỉnh

2001-2005

142 xã

523

 

523

523

 

 

 

Vốn khấu hao ngành và vốn ngân sách nhà nước

a

Tỉnh Gia Lai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đường dây 110 KV (Plây Ku - Ayunpa, Đồng Phó - An Khê, Plây Ku - Chư Sê)

 

2000-2003

87 km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trạm 110 KV (Ayunpa, Diên Hồng, An Khê, Chư Sê)

 

2000-2004

116 MVA

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Tỉnh Kon Tum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đường dây 110 KV (Kon Tum - Đắc Tô)

 

2001-2002

45 km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Trạm 110 KV (Mở rộng trạm Kon Tum - Đắc Tô)

 

2000-2002

31 MVA

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Tỉnh Đắc Lắc

 

 

 

722

 

722

 

 

 

722

 

 

+ Đường dây 110 KV (Krông Búc - Buôn Mê Thuột, Krông Búc - Ea Ka, Buôn Mê Thuột - Cư Jút)

 

2000-2002

119 km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Trạm 110 KV (Buôn Mê Thuột, Krông Búc, Cư Jút, Ea Ka)

 

2000-2003

115 MVA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Trạm 220 KV (Mở rộng trạm Krông Búc)

 

2001-2003

63 MVA

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Tỉnh Lâm Đồng

 

 

 

 

 

796

 

 

 

796

 

 

* Đường dây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đường dây 110 KV (Đa Nhim - Đà Lạt, Đà Lạt - Đức Trọng, ĐL - Đà Lạt 2, Đa Nhim - Đà Lạt 2, Đà Lạt 2 - Suối Vàng, Bảo Lộc - Di Linh, Đức Trọng - Phú Hội, Di Linh - Phú Hội)

 

2000-2004

139 km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đường dây 220 KV (Hàm Thuận - Bảo Lộc, Đại Ninh -  Di Linh, Di Linh - Bảo Lâm)

 

2000-2004

220 km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trạm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Trạm 110 KV (Đà Lạt 1+2, Di Linh, Bảo Lộc, Đại Bình, Đức Trọng, Phú Hội, Suối Vàng)

 

2000-2005

365 km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Trạm 220 KV

 

2000-2004

75 MVA

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

 

 

 

 

 

6020,48

3598,85

94

2230,29

191,34

 

1

Trồng mới cây công nghiệp dài ngày

 

 

 

 

 

480

 

 

480

 

 

 

- Trồng mới và chăm sóc cao su (Tổng  công ty Cao su và địa phương) (1)

3 tỉnh

2001-2005

Trồng mới 2,4 vạn hecta

288

 

288

 

 

288

 

 

 

- Trồng mới điều

4 tỉnh

2001-2005

1,0 vạn hecta

25

 

25

 

 

25

 

 

 

- Ca cao

Đắc Lắc

Gia Lai

2001-2005

5000 ha

175

 

175

 

 

175

 

 

2

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

1223,4

495,4

94

728

 

 

2.1

Trồng rừng

 

 

 

 

 

1025,5

297,5

 

 

 

 

 

- Trồng rừng phòng hộ trong chương trình 5 triệu ha rừng

4 tỉnh

2001-2005

10 vạn ha

250

 

250

250

 

 

 

 

 

- Trồng và bảo vệ rừng nguyên liệu giấy

Kon Tum

2001-2010

16,39 vạn ha (trong đó trồng mới 6,4 vạn ha)

2050

40

643,5

47,5

 

596

 

 

 

- Trồng rừng nguyên liệu gỗ (MDF)

Gia Lai

1998-2010

1,7 vạn ha

180

48

132

 

 

132

 

 

2.2

Bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

197,9

197,9

94

 

 

 

 

- Vườn quốc gia Gioóc Đôn

Đắc Lắc

1991-2005

5,8 vạn ha

54,5

10,6

43,9

43,9

 

 

 

 

 

- Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Lâm Đồng

Đồng Nai

1998-2005

7,38 vạn ha

126

32

94

94

34

 

 

ODA Hà Lan

 

- Khu bảo tồn Chu Mo Ray

Kon Tum

2001-2007

 

100

 

60

60

60

 

 

ODA của WB

3

Kinh tế quốc phòng (2)

 

 

 

 

 

2046,24

840,61

 

1014,29

191,34

 

a

- Khu kinh tế quốc phòng: Tổng công ty 15

 

 

 

 

146,95

468,62

95,82

 

299,25

73,54

 

 

+ Khu kinh tế Mo ray

Kon Tum

1996-2006

Trồng 5000 ha cao su, 408 ha cà phê

220,359

14,241

206,11

59,93

 

146,18

 

 

 

+ Khu kinh tế quốc phòng Ia Grai

Gia Lai

1998-2005

Trồng 6000 ha cao su

153,952

45,759

108,19

11,72

 

74,64

21,82

 

 

+ Khu kinh tế quốc phòng Đức Cơ

Gia Lai

1998-2005

Trồng 7000 ha cao su

180,257

65,436

114,81

17,38

 

68,81

28,62

 

 

+ Khu kinh tế quốc phòng 715

Gia Lai

1996-2006

Trồng 2400 ha cao su, 150 ha cà phê

61,039

21,518

39,52

6,79

 

9,62

23,108

 

b

+ Khu kinh tế quốc phòng Tổng công ty 16

Nam Đắc Lắc, Bắc Bình Phước

1998-2006

Trồng 1900 ha cao su, 4000 ha cà phê

1270

34,2

1235,8

546,72

 

604,91

84,161

 

c

Khu kinh tế quốc phòng Ea Suốp

Đắc Lắc

2002

Trồng 10000 ha điều, 3000 bông, khoanh nuôi 7500 rừng

251

 

251

175,17

 

76,55

 

 

d

- Binh đoàn 12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Công ty 53 (Quảng Sơn)

Đắc Lắc

1999-2005

Trồng 1500 ha cà phê, 408 ha lúa, khoanh nuôi 5800 ha rừng

96,033

2,9

93,13

22,9

 

33,587

36,64

 

4

Trạm trại giống cây con

 

 

 

 

 

52,84

52,84

 

 

 

 

 

- Phát triển giống cà phê, chè

Đắc Lắc

2001.00

 

1,88

 

1,88

1,88

 

 

 

 

 

- Phát triển giống ca cao

Đắc Lắc

2000-2001

 

1,503

0,39

1,13

1,13

 

 

 

 

 

- Nâng cấp chất lượng giống dâu

Lâm Đồng

2000-2005

700 ha

9

 

9

9

 

 

 

 

 

- Nâng cấp Trung tâm nghiên cứu Nông Lâm nghiệp

Lâm Đồng

2001-2002

 

5,18

 

5,18

5,18

 

 

 

 

 

- Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung

Đắc Lắc

2003-2005

 

30

 

30

30

 

 

 

 

 

- Hỗ trợ 2 vườn ươm nhân giống cây trồng bằng công nghệ mô hom

 

2002-2005

 

6

0,35

5,65

5,65

 

 

 

 

5

Thuỷ lợi

 

 

 

 

 

2210

2210

 

 

 

 

a

Đầu tư qua Bộ

 

 

 

 

 

1210

1210

 

 

 

 

 

- Công trình chuyển tiếp

 

 

 

 

 

289,5

289,5

 

 

 

 

 

+ Hồ Ayun hạ

Gia Lai

1993-2001

1,35 vạn ha

435

425

10

10

 

 

 

 

 

+ Hồ Ialâu đợt I

Gia Lai

2001.00

1200 ha

16,9

13,9

3

3

 

 

 

 

 

+ Hệ thống Hà Ra

Gia Lai

2001.00

800 ha

20

19

1

1

 

 

 

 

 

+ Hồ Đắk Yên

Kon Tum

1999-2003

1400 ha

44,2

1,3

42,9

42,9

 

 

 

 

 

+ Hồ Đắk Lót

Kon Tum

1999-2002

700 ha

31,3

0,7

30,6

30,6

 

 

 

 

 

+ Hồ Ea Suôp Thượng

Đắc Lắc

1999-2003

8000 ha

179

22

157

157

 

 

 

 

 

+ Sửa chữa hồ Ea Kao

Đắc Lắc

2000-2002

2250 ha

33

10

23

23

 

 

 

 

 

+ Hồ Đắk Blô

Lâm Đồng

1999-2001

960 ha

46,3

24,3

22

22

 

 

 

 

 

- Công trình khởi công mới

 

 

 

 

 

920,5

920,5

 

 

 

 

 

+ Hồ Ea Thun

Gia Lai

2002-2008

5000 ha

400

 

180

180

 

 

 

 

 

+ Hồ Ea Hrin

Gia Lai

2001-2006

2000 ha

120

 

108

108

 

 

 

 

 

+ Hồ Ia Lâu - Ia Mơ

Gia Lai

2003-2008

8000 ha

420

 

150

150

 

 

 

 

 

+ Hồ Đắk Lôi - Đắk Pát

Kon Tum

2002-2006

1000 ha

70

 

60

60

 

 

 

 

 

+ Hệ thống thuỷ lợi Cà Sâm

Kon Tum

2001

150 ha

6,5

 

6,5

6,5

 

 

 

 

 

+ Hệ thống Chư Prông

Gia Lai

2001-2004

800 ha

56

 

56

56

 

 

 

 

 

+ Hồ Suối Lơ

Gia Lai

2003-2005

700 ha

40

 

40

40

 

 

 

 

 

+ Hồ Buôn Jông

Đắc Lắc

2001-2006

1700 ha

53

 

53

53

 

 

 

 

 

+ Hồ Ea Hleo

Đắc Lắc

2002-2005

1000 ha

80

 

80

80

 

 

 

 

 

+ Hồ Ka La

Lâm Đồng

2001-2008

5400 ha

300

 

137

137

 

 

 

 

 

+ Hồ Đắc Lây

Lâm Đồng

2002-2004

800 ha

50

 

50

50

 

 

 

 

b

Đầu tư qua địa phương

4 tỉnh

2001-2005

 

 

 

1000

1000

 

 

 

 

III

Giao thông Bưu điện

 

 

 

 

 

5100,6

4297

 

 

803,6

 

1

Đường bộ

 

 

 

 

 

4000

4000

280

 

803,6

 

 

- Quốc lộ 26

Đắc Lắc

1996-2010

119 km

120

 

20

20

 

 

 

 

 

- Quốc lộ 27 (Lâm Đồng - Đắc Lắc)

 

2001-2010

176 km

270

 

150

150

 

 

 

Vay tín dụng; ngân sách trả sau

 

- Quốc lộ 28 (Đắc Lắc - Lâm Đồng)

 

2001-2005

170 km

300

 

300

300

 

 

 

Vay tín dụng; ngân sách trả sau

 

- Quốc lộ 20( nâng cấp đoạn Lâm Đồng)

Lâm Đồng

2002-2005

170km

370

 

100

100

 

 

 

 

 

- Đường Hồ Chí Minh: đoạn Ngọc Hồi- Buôn Mê Thuột

 

2001-2005

282km

800

 

800

800

 

 

 

 

 

-Đoạn Đaks zôn Ngọc Hồi, Kon Tum

 

2001-2005

82

503

 

363

363

 

 

 

 

 

- Quốc lộ 14C( Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc)

 

2001-2010

248

100

 

85

85

 

 

 

 

 

- Quốc lộ 19

Gia Lai

2002-2010

248

100

 

85

85

 

 

 

 

 

- Quốc lộ 24

Kon Tum

1999-2005

164

200

 

140

140

 

 

 

Vay tín dụng; ngân sách trả sau

 

- Quốc lộ 25

Gia Lai

1999-2010

114

110

 

76

76

 

 

 

 

 

- Quốc lộ 40

Kon Tum

2001-2005

20,5km

60

 

60

60

 

 

 

 

 

- Đường giao thông do địa phương quản lý

4 tỉnh

2001-2005

 

280

 

1073

1073

 

 

 

 

 

- Giao thông nông thôn

4 tỉnh

2001-2005

 

280

 

280

280

280

 

 

Trung ương 20%, địa phương 80%

2

Hàng không

 

 

 

 

 

297

297

 

 

 

 

 

- Sân bay Liên Khương

Lâm Đồng

2002-2005

Đường cất hạ cánh 300, Nhà ga 3000m2

230

 

245

245

 

 

 

 

 

- Kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Buôn Mê Thuột

- Đắc Lắc

2005

Đường cất hạ cánh 2400m, nhà ga 3000m2

30

 

37

37

 

 

 

 

 

- Sân bay Plây Ku

Gia Lai

2001-2005

Xây dựng nhà ga

 

 

15

15

 

 

 

 

3

Bưu điện

 

 

 

 

 

803,6

 

 

 

803,6

 

 

- Điểm bưu điện văn hoá xã (GL 77 điểm, KT 19, ĐL 110, LĐ 43)

 

2001-2005

249 điểm

16,5

 

16,5

 

 

 

16,5

 

 

- Bưu điện cấp tỉnh: cải tạo mở rộng mạng cấp bể cáp, mở rộng hệ thống AXE-10, dự án viễn thông nông thôn 2001

4 tỉnh

2001-2005

 

787,1

 

787,1

 

 

 

787,1

 

IV

Cấp nước và công cộng

 

 

 

 

 

1187,7

1187,7

575

 

 

 

 

- Hệ thống cấp nước Đà Lạt

Lâm Đồng

1997-2001

25.000 m3/ngđ

155

152

3

3

 

 

 

ODA Đan Mạch

 

- Hệ thống cấp nước Buôn Mê Thuột

Đắc Lắc

1999-2001

49.000m3.ngđ

276

221

54,9

54,9

40,9

 

 

ODA Đan Mạch

 

- Hệ thống cấp nước Plây Ku

Gia Lai

1998-2002

15.000m3/ngđ

92

40,2

51,8

51,8

40,5

 

 

Vay ADB

 

- Hệ thống cấp nước thị xã Kon Tum

Kon Tum

2001-2003

12.000m3/ngđ

60

2

58

58

43

 

 

Pháp

 

- Thoát nước thành phố Đà Lạt

Lâm Đồng

2001-2005

 

385

 

385

385

321

 

 

ODA Đan Mạch

 

- Thoát nước thành phố Buôn Mê Thuột

Đắc Lắc

2001-2007

 

249

 

160

160

129,6

 

 

ODA Đan Mạch

 

- Hệ thống cấp nước các thị trấn

4 tỉnh

2001-2005

33.300m3/ngđ

145

 

145

145

 

 

 

 

 

- Nước sạch nông thôn (80% số hộ, tăng 40%)

4 tỉnh

2001-2005

 

 

 

330

110

 

 

220

Ngân sách hỗ trợ 30%

V

Văn hoá thông tin

 

 

 

 

 

400

400

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đài phát sóng FM (TW)

Đắc Lắc

2001-2005

5 KW

3,5

 

3,5

3,5

 

 

 

 

 

- Máy phát sóng ngắn

 

2001-2005

20 KW x 2

11,8

 

11,8

11,8

 

 

 

 

 

- Các đài phát thanh và truyền hình địa phương (HT không dây)

4 tỉnh

2001-2005

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thiết bị cho các vòng lõm TH

4 tỉnh

2001-2005

74 vùng

220

 

220

220

 

 

 

 

 

- Nhà văn hoá tỉnh (Lâm Đồng, Gia Lai)

 

2001-2005

 

15

 

15

15

 

 

 

 

 

- Thư viện tỉnh (Lâm Đồng, Kon Tum)

 

2001-2005

 

7

 

7

7

 

 

 

 

 

- Bảo tàng tổng hợp (Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Lắc0

 

2001-2005

 

15

 

15

15

 

 

 

 

VI

Y tế, xã hội, thể dục thể thao

 

 

 

 

 

600

600

150

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bệnh viện đa khoa Gia Lai

Plây Ku

1998-2001

500 giường

52

26

26

26

 

 

 

 

 

- Bệnh viện đa khoa Kon Tum (giai đoạn II)

Kon Tum

1998-2001

350 giường

2

17

17

 

 

 

 

 

 

- Bệnh viện I Lâm Đồng

Đà Lạt

2002-2005

500 giường

52

 

52

52

 

 

 

 

 

- Bệnh viện II Lâm Đồng

Bảo Lộc

1998-2002

350 giường

19

9

10

10

 

 

 

 

 

- Các bệnh viên khu vực (7 bệnh viện)

4 tỉnh

2002-2005

 

140

 

140

140

 

 

 

 

 

- Nâng cấp một số bệnh viện tuyến huyện (dự kiến của địa phương)

4 tỉnh

2002-2005

 

 

 

115

115

 

 

 

 

 

- Thiết bị 4 bệnh viện thành phố, thị xã

4 tỉnh

2002-2005

 

150

 

150

150

150

 

 

Lâm Đồng, Gia Lai (ODA Tây Ban Nha); Đắc Lắc: WB, Kon Tum (Đức)

VII

Giáo dục Đào tạo

 

 

 

 

 

1045

1000

 

 

45

 

1

Trường Đại học và Cao đẳng

 

 

 

 

 

315

270

 

 

45

 

 

- Trường Đại học Tây Nguyên

Đắc Lắc

2001-2010

7500 SV

307

 

100

95

 

 

5

 

 

- Trường Đại học Đà Lạt

Lâm Đồng

1999-2005

12.500 SV

50

 

25

20

 

 

5

 

 

- Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

Gia Lai

1998-2005

1200 SV

30

5

25

20

 

 

5

 

 

- Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Kon Tum

Kon Tum

1998-2005

1200 SV

30

5

25

20

 

 

5

 

 

- Trường Cao đẳng Sư phạm Lâm Đồng

Lâm Đồng

1998-2005

1200 SV

30

5

25

20

 

 

5

 

 

- Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Nguyên

Đắc Lắc

2002-2005

 

30

 

30

25

 

 

5

 

 

- Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật

Gia Lai

2002-2005

 

30

 

30

25

 

 

5

 

 

- Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật

Kon Tum

2002-2005

 

30

 

30

25

 

 

5

 

2

Trường Dân tộc nội trú

 

 

 

 

 

160

160

 

 

 

 

 

- Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai

Gia Lai

1996-2005

500 học sinh

20

5

15

15

 

 

 

 

 

- Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum

Kon Tum

1996-2005

500 học sinh

20

5

15

15

 

 

 

 

 

- Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng

1996-2005

500 học sinh

20

5

15

15

 

 

 

 

 

- Trường Dân tộc nội trú các huyện của Gia Lai

Gia Lai

2001-2005

2000 học sinh

20

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trường Dân tộc nội trú các huyện của Kon Tum

Kon Tum

2001-2005

2000 học sinh

20

 

20

20

 

 

 

 

 

- Trường Dân tộc nội trú các huyện của Đắc Lắc

Đắc Lắc

2001-2005

2000 học sinh

20

 

20

20

 

 

 

 

 

- Trường Dân tộc nội trú các huyện của tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng

2001-2005

2000 học sinh

20

 

20

20

 

 

 

 

 

- Trường Dân tộc nội trú cụm xã của tỉnh Gia Lai

Gia Lai

2001-2005

500 học sinh

5

 

5

5

 

 

 

 

 

- Trường Dân tộc nội trú cụm xã của tỉnh Đắc Lắc

Đắc Lắc

2001-2005

500 học sinh

5

 

5

5

 

 

 

 

 

- Trường Dân tộc nội trú cụm xã của tỉnh Kon Tum

Kon Tum

2001-2005

500 học sinh

5

 

5

5

 

 

 

 

 

- Trường Dân tộc nội trú cụm xã của tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng

2001-2005

500 học sinh

5

 

5

5

 

 

 

 

3

Trường phổ thông các cấp

4 tỉnh

 

 

 

 

500

500

 

 

 

 

VIII

Du lịch - Dịch vụ

 

 

 

 

 

900

 

 

900

 

 

 

- Đầu tư 3 cửa khẩu: Đức Cơ, Bờ Y, Đắk Bơ

Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc

2001-2008

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay tín dụng và vốn để lại

 

- Các khu du lịch và nghỉ dưỡng

 

2001-2010

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay tín dụng

IX

Các ngành khác (an ninh quốc phòng, QLNN, ứng dụng khoa học)

 

2001-2005

 

 

 

387

387

 

 

 

 

 

- Hạ tầng các đồn biên phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hạ tầng các huyện mới chia tách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- ứng dụng khoa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (1) và (2) là vốn trồng và chăm sóc cao su, xây dựng 11 cơ sở chế biến bao gồm vốn vay tín dụng trong nước, vốn tự có của các Công ty và Tổng công ty Cao su, vốn vay Cộng hoà Pháp (AFD) theo Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 07/5/2001.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Decision no. 168/2001/QD-TTg of October 30, 2001 on the long-term orientation, 2001-2005 five-year plan and fundamental solutions for the socio-economic development of central highlands

  • Số hiệu: 168/2001/QD-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/10/2001
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phan Văn Khải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản