Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1088/CSTBLSV | Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 1995 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 1088/CSTBLS
NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 1995 VỀ VIỆC XÉT PHONG TẶNG DANH HIỆU "BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG"
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để tiép tục thực hiện việc lập danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Viện thi đua và khen thưởng Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn vận dụng một số trường hợp dưới đây:
I- GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
1- Bà mẹ tuy có nhiều con nhưng đều đã chết hoặc chết sau người là liệt sỹ thì có được coi là Bà mẹ chỉ có một con mà người con đó là liệt sỹ không?
Về nguyên tắc chỉ xét đối với những bà mẹ có những người con khác nhưng đều đã chết lúc chưa đến tuổi thành niên và trước khi liệt sỹ tham gia cách mạng.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị K có 3 người con trai là:
1. Trần Văn T : Sinh năm 1950
2- Trần Văn M : Sinh năm 1952
3- Trần Văn H : Sinh năm 1954.
Vì hoàn cảnh bệnh tật nên Trần Văn T đã chết năm 1955. Do chiến tranh đến năm 1969 Trần Văn M lại chết do bom đạn. Bà K chỉ còn lại Trần văn H, năm 1972 bà tình nguyện cho anh H nhập ngũ đã hy sinh năm 1973. Trường hợp của bà K tuy sinh hạ được 3 con (một là liệt sỹ) nhưng 2 người con đã chết trước khi H nhập ngũ và hy sinh nên liệt sỹ H được coi là người con độc nhất còn lại của bà K và bà đủ Điều kiện xét đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
2- Mẹ đẻ và mẹ nuôi liệt sỹ:
Trường hợp liệt sỹ con đẻ và con nuôi của hai bà mẹ được pháp luật thừa nhận thì xét giải quyết cho bà mẹ nào đủ Điều kiện tiêu chuẩn (mẹ đẻ mẹ nuôi). Néu cả hai bà mẹ đều đủ Điều kiện thì xét đề nghị đối với một bà mẹ nhưng phải bảo đảm sự nhất trí trong gia đình, họ tộc. Uỷ ban nhân dân các cấp cần hướng dẫn trao đổi với các gia đình và tranh thủ sự đồng tình của quần chúng cơ sở.
Trường hợp mẹ đẻ và mẹ nuôi không có mối quan hệ với nhau hoặc người nuôi và con nuôi đều không rõ thân nhân, nơi ở của mẹ đẻ thì xét cho người mẹ nuôi.
3- Mẹ vợ, mẹ chồng của liệt sỹ:
Việc lập danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"chỉ thực hiện theo mẹ đẻ của liệt sỹ (không khai báo ở mẹ chống hoặc mẹ vợ).
4- Liệt sỹ con của bà mẹ này lại là chồng của bà mẹ khác.
Khi xem xét đề nghị của cơ sở (Xã, Phường) nếu một trong hai bà mẹ đủ Điều kiện theo quy định thì xét đề nghị với liệt sỹ đó. Trường hợp cả hai bà mẹ đủ Điều kiện thì đều được đề nghị xét phong tặng.
Ví dụ: Bà Lê Thị A là liệt sỹ có chồng và một con cũng là liệt sỹ, chồng bà A lại là con trai độc nhất của cụ Nguyễn Thị M trường hợp này cụ M và bà A đều được đề nghị xét phong tặng, truy tặng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
5- Bà mẹ có nhiều con là liệt sỹ được pháp luật thừa nhận nhưng lại mang họ khác nhau.
Nếu đủ Điều kiện thì những bà mẹ này đều được xét đề nghị, khi lập danh sách phải căn cứ vào hồ sơ liệt sỹ đang quản lý, cột ghi chú cần giải trình rõ đối với từng liệt sỹ:
- Con nuôi.
- Con đẻ với người chồng thứ hai...
- Con phải cải họ để hoạt động cách mạng
- Con mang họ mẹ theo phong tục, tập quán, dân tộc, địa phương...
- Chỉ xét đối với những trường hợp tuy tái giá nhưng bà vợ đó vẫn thực sự có trách nhiệm nuôi con của liệt sỹ hoặc phụng dưỡng bố mẹ liệt sỹ, hoặc tuy tái giá nhưng cũng không có con và người chồng sau đã chết.
Ví dụ: Bà Trịnh Thị N có chồng và hai con là liệt sỹ, sau khi chồng hy sinh bà N tái giá với ông B nhưng không có con, 3 năm sau ông mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời. Trong thời gian chung sống với ông B bà N vẫn thờ phụng chồng và nuôi dưỡng những đứa con còn lại của liệt sỹ nên bà N vẫn được xét phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
7- Bà mẹ đã cư trú ở nhiều địa phương:
Trường hợp bà mẹ cư trú ở nhiều địa phương, thì do địa phương bà mẹ có hộ khẩu thường trú và giải quyết trợ cấp tiền tuất (nếu có) nơi ở cuối cùng lập danh sách đề nghị.
8- Những bà mẹ đã qua đời mà không còn thân nhân thờ phụng và quản lý phần mộ.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường chịu trách nhiệm vận động nhân dân tổ chức tu sửa, xây mộ và nhang khói thường xuyên cho Bà mẹ.
- Kinh phí chi cho việc xây mộ được sử dụng một phần Khoản tiền một lần (3 triệu đồng), số dư còn lại được Uỷ ban Nhân dân cơ sở lập sổ tiết kiệm để hàng năm hương khói cho Bà mẹ.
- Những bà mẹ đã qua đời, phần mộ đã được xây cất ổn định lâu dài thì việc di chuyển, xây dựng lại phải được sự thoả thuận của gia đình. Không đặt vấn đề xây dựng các phần mộ Bà mẹ theo mẫu thống nhất.
9- Những Bà mẹ đã qua đời mà thân nhân không thống nhất được việc giao cho người có trách nhiệm chăm sóc phần mộ và hương khói thì giải quyết như hướng dẫn tại Điểm 8 trên đây.
II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1- Thiếu yếu tố xét duỵêt đề nghị:
Những trường hợp đã thực hiện chế độ, quyền lợi gia đình liệt sỹ, nhưng hồ sơ bị thất lạc, Bằng Tổ quốc ghi công chưa được cấp hoặc bị hư hỏng, các địa phương căn cứ danh sách đang quản lý ở các cấp, hoàn chỉnh, bổ sung những yếu tố cần thiết hoặc lập danh sách báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tra cứu, trích lục, cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công trước khi lập danh sách đề nghị xét phong tặng.
2- Việc lập danh sách và thời gian thực hiện:
- Quy định về thủ tục đề nghị tặng hoặc truy tặng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" vẫn thực hiện theo Nghị định số 176/CP ngày 20/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn số 4789/LĐTBXH ngày 11/11/1994 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Riêng danh sách thì lập theo hướng dẫn số 30/TĐKT ngày 14/3/1995 của Viện thi đua và khen thưởng Nhà nước và giử về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội một bản để kiểm tra về Điều kiện, tiêu chuẩn trước khi làm thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ.
- Các tỉnh, Thành phố báo cáo danh sách về Liên Bộ trước ngày 15/4/1995 để làm thủ tục trình Nhà nước quyết định vào dịp 20 năm giải phóng miền Nam.
3- Giải quyết một số trường hợp sai sót đã phong tặng đợt I năm 1994.
Những Bằng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" viết sai họ, tên và các yếu tố khác, địa phương lập danh sách kèm theo Bằng và công văn đề nghị về Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước.
- Trường hợp cấp trùng Bằng: Ngoài Bằng đã cấp cho Bà mẹ, những Bằng cấp trùng chuyển về Viện Thi đua và khen thưởng Nhà nước.
- Những trường hợp phát hiện không dủ tiêu chuẩn đều phải được xác minh, kết luận từ xã phường, giải thích chu đáo đến Bà mẹ và gia đình. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trong quá trình triển khai thực hiện nội dung hướng dẫn nói trên, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các địa phương báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kịp thời xử lý.
| Trịnh Tố Tâm (Đã ký) |
- 1Nghị định 176-CP năm 1994 thi hành Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
- 2Công văn về việc thi hành Nghị định 176/CP
- 3Nghị định 56/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
- 4Công văn 4373/LĐTBXH-KHTC rà soát nhu cầu kinh phí chi trả trợ cấp 1 lần chế độ ưu đãi Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn về việc xét tăng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
- Số hiệu: 1088/CSTBLS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 29/03/1995
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Trịnh Tố Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra