Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75-TC/TCT | Hà Nội, ngày 08 tháng 1 năm 1997 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 75 TC/TCT NGÀY 8 THÁNG 1 NĂM 1997 VỀ VIỆC PHÂN LOẠI, XỬ LÝ NỢ THUẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1993 TRỞ VỀ TRƯỚC
Kính gửi: | - UBND các tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5873/KTTH ngày 19/11/1996 về việc xử lý nợ thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1993 về trước, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đối tượng được xoá nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 trở về trước bao gồm:
a. Nợ thuế của đồng bào vùng cao, miền núi, vùng kinh tế mới, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội mà đời sống còn nhiều khó khăn.
b. Nợ thuế của các hộ thuộc các địa phương (huyện, xã) thường xuyên gặp thiên tai nặng trong các năm 1993, 1994, 1995, 1996, đến nay đời sống các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn thuộc diện đói nghèo không có khả năng nộp số thuế còn tồn đọng.
c. Các hộ nộp thuế nông nghiệp trước đây là Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, các nông trường, trạm, trại quốc doanh đã giải thể nay ruộng đất đã chia cho hộ gia đình, hộ gia đình đứng tên trong sổ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Các nông trường, trạm, trại quốc doanh làm ăn thua lỗ liên tục chưa giải thể nay không có khả năng nộp thuế.
d. Nợ thuế của các hộ nông dân nay đã chuyển đi nơi khác làm ăn không có địa chỉ hoặc đã chết; hoặc cá biệt nợ thuế của các hộ nông dân không thuộc đối tượng nói ở khoản a, b điểm 1 Công văn này nhưng đời sống quá khó khăn.
e. Nợ thuế của các đối tượng có nguyên nhân khác không xếp vào 4 đối tượng trên (nếu có).
2. Đối tượng không thuộc diện xoá nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 trở về trước.
a. Các hộ nông dân đã nộp thuế nhưng số thuế bị các tổ chức, cá nhân chiếm dụng, xâm tiêu, tham ô... tiền thuế nay phải truy thu, nộp đủ vào Ngân sách.
b. Các nông trường, trạm, trại quốc doanh, các Hợp tác xã - tập đoàn sản xuất hoặc tổ chức tập thể khác do chây ỳ, chiếm dụng tiền thuế.
c. Hộ nông dân cá thể, hộ xã viên và các đối tượng khác không thuộc các đối tượng quy định tại điểm 1 Công văn này, trực tiếp đứng tên trong sổ thuế và trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước mà cố ý chây ỳ, dây dưa không chịu nộp thuế.
d. Số thuế miễn theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sai đối tượng quy định tại Điểm 1 Quyết định số 66-HĐBT ngày 5/3/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) được cụ thể tại điểm I Thông tư số 18 TC/TNN ngày 17/3/1990 của Bộ Tài chính.
3. Yêu cầu và trình tự tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý nợ thuế:
Để xử lý dứt điểm nợ thuế nông nghiệp không có khả năng thu được từ năm 1993 về trước ở các địa phương và tiếp tục đôn đốc thu nộp số nợ thuế còn phải thu, việc tiến hành phân loại, xử lý nợ thuế phải đảm bảo theo yêu cầu và trình tự như sau:
a. Yêu cầu phân loại, xử lý nợ thuế từ năm 1993 trở về trước:
- Việc phân loại nợ thuế phải đúng với số nợ thuế còn treo nợ trên quyết toán của các năm từ 1993 trở về trước theo các đối tượng thuộc các trường hợp nêu tại điểm 1, 2 công văn này.
- Số nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 về trước phải được kiểm tra chặt chẽ, đúng đối tượng. Việc xét duyệt phải theo trình tự các bước từ cơ sở thôn, ấp đến xã, huyện, tỉnh theo quy định dưới đây.
b. Trình tự các bước xử lý nợ thuế:
Bước 1: ở cấp xã, phường, căn cứ vào sổ thuế, quyết toán kết quả thu thuế hàng năm, thực tế quản lý thu thuế ở xã, phường. Đội thuế xã, phường kiểm tra, xác định số đơn vị, số hộ từng thôn, ấp còn nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 trở về trước và thực hiện phân loại nợ thuế theo hướng dẫn tại điểm 1, 2 công văn này; Căn cứ vào kết quả đã kiểm tra, phân loại nợ thuế có ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường; tổng hợp các đối tượng nợ thuế trình Uỷ ban nhân dân xã xét duyệt. Uỷ ban nhân dân xã căn cứ đề xuất của đội thuế và ý kiến của Hội đồng tư vấn để xét duyệt về tổng số nợ thuế của từng xã, phường đề nghị xử lý kèm theo danh sách số nợ thuế của từng hộ, trình Uỷ ban nhân dân huyện và Chi cụ thuế kiểm tra, xét duyệt (theo mẫu đính kèm công văn này). Bước này triển khai từ khi có hướng dẫn này và phải hoàn thành chậm nhất trước tháng 3 năm 1997.
Bước 2: ở cấp huyện, căn cứ vào sổ thuế, quyết toán kết quả thu thuế hàng năm, thực tế quản lý thu thuế ở địa phương và hồ sơ đề nghị của các xã, phường về nợ thuế nông nghiệp; Chi cục thuế thực hiện kiểm tra, xem xét cụ thể từng trường hợp của xã đề nghị xoá nợ thuế, xét duyệt từng xã sau đó tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế để trình Uỷ ban nhân dân huyện và báo cáo cục thuế tỉnh, thành phố, UBND huyện trình UBND tỉnh, thành phố xét duyệt (theo mẫu đính kèm công văn này).
Bước 3: ở cấp tỉnh, căn cứ vào sổ thuế, quyết toán kết quả thu thuế hàng năm, thực tế thu thuế ở địa phương và hồ sơ đề nghị của các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cục thuế tỉnh kiểm tra, xét duyệt từng huyện; tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và tổng hợp kết quả đã xét duyệt (theo mẫu đính kèm công văn này) lập hồ sơ nợ thuế phân theo loại cây trồng (cây hàng năm, cây lâu năm), phân theo số nợ thuế phải thu, nợ thuế đề nghị xoá (phân tích rõ theo từng trường hợp cụ thể) chia theo từng năm để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét quyết định và báo cáo Tổng cục thuế biết.
Đối với số nợ thuế của các đối tượng thực sự khó khăn không có khả năng nộp, chỉ sau khi đã được kiểm tra chặt chẽ và phân rõ loại đối tượng thuộc các trường hợp theo hướng dẫn nêu tại điểm 1 Công văn này, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định miễn nộp nợ thuế nông nghiệp không có khả năng thu được từ năm 1993 trở về trước theo đề nghị của cục thuế.
Quyết định miễn nộp nợ thuế nông nghiệp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải đúng với số nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 trở về trước theo đúng đối tượng hướng dẫn cụ thể tại điểm 1, Công văn này. Quyết định miễn nộp nợ thuế của các địa phương phải được thực hiện xong trước quý 2/1997. Quyết định được gửi đến từng quận, huyện đồng thời gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp.
Sau khi có quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm thông báo quyết định cho từng xã tổng số nợ thuế được miễn nộp kèm theo danh sách số nợ thuế được miễn nộp của từng hộ; Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm thông báo đến các hộ được miễn nộp nợ thuế đúng với Quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, và công khai danh sách số nợ thuế được miễn nộp cho các hộ tại trụ sở của Uỷ ban nhân xã.
Đối với nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 trở về trước của các đối tượng không thuộc diện xoá nợ nêu tại điểm 2 Công văn này; và nợ thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1994 trở về sau các địa phương tiếp tục theo dõi và có các biện pháp tích cực đôn đốc thu nợ.
4. Tổ chức thực hiện
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo Cục thuế và các ngành chức năng ở địa phương hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc xử lý nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 trở về trước ở từng quận, huyện.
Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm giúp chính quyền các cấp chỉ đạo cơ quan thuế cấp dưới cùng các ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện việc kiểm tra, phân loại, xử lý nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 trở về trước ở địa phương mình, báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp xét duyệt. Cục thuế tỉnh, thành phố kiểm tra, tổng hợp miễn nộp nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 trở về trước, báo cáo Hội đồng tư vấn thuế xem xét trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để hướng dẫn giải quyết.
| Vũ Mộng Giao (Đã ký) |
BIỂU SỐ 1
Phân loại nợ thuế từ năm 1993 trở về trước
Nợ thuế của năm 199...; cây.........
Đơn vị tính.........
S | Tổ chức, | Tổng | Phân loại nợ thuế | ||||||
TT | cá nhân nợ thuế | số nợ | Phải | Đề nghị xóa nợ | |||||
|
| thuế | thu | a | b | c | d | e | Cộng |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
2 3 ... | Hộ Nguyễn văn A Hộ Nguyễn văn B Hợp tác xã C ..................... Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Biểu này được lập cho từng năm, theo từng loại cây trồng (cây hàng năm, cây lâu năm), lập thành 2 bản (1 bản lưu tại xã, 1 bản gửi huyện).
- Nợ thuế đề nghị xoá gồm: Cột 5, 6, 7, 8, 9 theo các mục trong công văn hướng dẫn ứng với các điểm (a, b, c, d, e của mục 1).
- Biểu này dùng cho các đơn vị xã, phường, và cho huyện, đối với những huyện có những tổ chức, cá nhân do huyện trực tiếp quản lý thu thuế.
+ Mỗi tổ chức, cá nhân nợ tuhế được ghi một dòng. Dòng cộng toàn xã ở biểu này để cấp huyện tổng hợp theo biểu 2 của toàn huyện (bao gồm cả dòng cộng của những tổ chức, cá nhân do huyện trực tiếp quản lý thu thuế).
Người lập biểu Ngày tháng năm 199...
(Ký tên) TM. UBND xã
(Ký tên, đóng dấu)
BIỂU SỐ 2
Bảng tổng hợp phân loại nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 trở về trước
(Dùng cho huyện, tỉnh)
S | Phân loại nợ thuế | Cây hàng năm | Cây lâu năm | ||||||||
TT |
| Đơn vị tính | Năm 1993 | Năm 1992 | ... | Cộng | Đơn vị tính | Năm 1993 | Năm 1992 | ... | Cộng |
1 | Các khoản phải thu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Các khoản đề nghị xoá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Nợ thuế của đồng bào vùng cao, miền núi... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b | Nợ thuế ở vùng thường xuyên bị thiên tai nặng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c | Nợ thuế của các NTQD, HTX nay đã giải thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
d | Nợ thuế của các hộ nông dân đã chuyển đi nơi khác hoặc đã chết |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
e | Các nguyên nhân khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Ở cấp tỉnh, Cục thuế kiểm tra, xét duyệt của các huyện, quận và tổng hợp theo biểu này để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Người lập biểu Cục trưởng Cục thuế Ngày tháng năm 199
(Chi cục thuế) TM UBND huyện, quận
Phê duyệt
(trình UBND tỉnh, TP)
Công văn về việc phân loại, xử lý nợ thuế nông nghiệp từ năm 1993 trở về trước
- Số hiệu: 75-TC/TCT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/01/1997
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Vũ Mộng Giao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/01/1997
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra