Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3419/LĐTBXH-TCDN
về việc báo cáo tình hình thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2001

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 3119/LĐTBXH-TCDX NGÀY 5 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ VIỆC BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG XÃ HỘI HOÁ
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC DẠY NGHỀ

Kính gửi

 - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 889/CP-KG ngày 28/9/2001 về việc thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương khẩn trương sơ kết việc thực hiện các chủ trương, chính sách về xã hội hoá trong lĩnh vực hoạt động đào tạo nghề.

Nội dung báo cáo sơ kết đề nghị tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

- Đánh giá về nhận thức của các cấp lãnh đạo, của nhân dân về chính sách xã hội hoá trong dạy nghề;

- Sự chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện;

- Cơ chế chính sách;

- Đánh giá kết quả (nêu điểm được, chưa được, nguyên nhân, về chính sách đầu tư, chính sách sử dụng đất, chính sách tài chính, cơ chế quản lý...).

- Về chi tiêu tài chính theo phạm vi trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành, địa phương cần đánh giá kết quả cụ thể:

+ Đầu tư của Ngân sách Nhà nước cho dạy nghề;

+ Nguồn thu của người học nghề;

+ Nguồn đầu tư của nước ngoài;

+ Các nguồn khác;

Đề nghị các Bộ ngành địa phương gửi báo cáo sơ kết về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/11/2001 để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình Chính phủ.

 

Nguyễn Lương Trào

(Đã ký)