- 1Luật Giáo dục 1998
- 2Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- 3Quyết định 35/2003/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo các Dự án Luật, Pháp lệnh của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI (2002-2007) và năm 2003 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6998/VP | Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2003 |
Kính gửi: | - Các Bộ, ngành có cơ sở giáo dục - đào tạo |
Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 12/2002/QH11 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002 - 2007) và năm 2003, trong đó có việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục (dự kiến thông qua vào năm 2004).
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã có Quyết định số 35/2003/QĐ-Thủ tướng ngày 6 tháng 3 năm 2003 phân công Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Bộ Tư pháp, Khoa học và công nghệ, Lao động - Thương binh và xã hội, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tiến hành xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục theo đúng tiến độ quy định, trình Chính phủ xem xét thông qua để trình Quốc hội.
Để triển khai công việc nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị:
1. Tổng kết tình hình 5 năm thi hành Luật Giáo dục theo kế hoạch (có văn bản đính kèm). Trong đó, cùng với việc đánh giá tình hình thi hành Luật Giáo dục, cần kiểm Điểm việc ban hành và thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục và Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2001; công tác xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện Luật và phổ biến tuyên truyền Luật; thanh tra, kiểm tra, giá sát và sự phối hợp liên ngành ở Trung ương và các địa phương trong việc thi hành Luật.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, đề ra các biện pháp cụ thể để tiếp tục thi hành Luật Giáo dục, đẩy mạnh việc thực hiện các Mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010.
2. Qua việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Luật Giáo dục, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật và các cơ chế chính sách để thực hiện tốt hơn Luật này.
3. Thủ trưởng các đơn vị trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổng kết đúng theo yêu cầu trong Kế hoạch tổng kết 5 năm thi hành Luật Giáo dục và xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục; chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2003 và kinh phí của đơn vị mình, tranh thủ các nguồn hỗ trợ khác.
4. Tạo Điều kiện để các đoàn công tác của Bộ tiến hành khảo sát, chỉ đạo việc tổng kết tại một số địa phương, nhà trường.
5. Hoàn thành việc tổng kết và gửi báo cáo về Thường trực Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục trước ngày 30 tháng 9 năm 2003.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT 5 NĂM THI HÀNH LUẬT GIÁO DỤC VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC
(Kèm theo Công văn số 6998/VP ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Luật Giáo dục ban hành đã được 5 năm. Thực tế triển khai thi hành Luật Giáo dục cũng như sự vận động của thực tiễn cho thấy cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật này.
Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá XI đã đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục vào danh Mục các dự án luật, pháp lệnh thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XI trong nhiệm kỳ 2002 - 2007 và năm 2003.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết trên của Quốc hội, cần tiến hành tổng kết 5 năm thi hành Luật Giáo dục làm cơ sở cho việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
I. MỤC TIÊU
Mục tiêu của Kế hoạch này là xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục. Cụ thể là:
- Đánh giá thực trạng triển khai, thi hành Luật Giáo dục trong 5 năm qua (từ năm 1998 đến năm 2003).
- Phát hiện những quy định cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Giáo dục.
- Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
II. NỘI DUNG
Các Mục tiêu trên được thực hiện qua hai giai đoạn với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Giai đoạn 1: Đánh giá thực trạng triển khai, thi hành Luật Giáo dục nhằm phát hiện những quy định cần sửa đổi, những vấn đề cần bổ sung trong Luật Giáo dục.
1. Đánh giá thực trạng triển khai thi hành Luật Giáo dục
a. Đánh giá kết quả tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục
- Việc quán triệt các Quy định Luật Giáo dục trong thực hiện trách nhiệm của ngành giáo dục - đào tạo, ngành lao động - thương binh và xã hội và các ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng.
- Tác dụng của Luật Giáo dục đối với nhận thức và hành động của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, người học, phụ huynh học sinh, cán bộ các ngành làm nhiệm vụ liên quan đến công tác giáo dục.
b. Đánh giá việc quy định chi Tiết, hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục
- Lập danh Mục các văn bản cần ban hành nhằm quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục; các văn bản đã được ban hành; các văn bản còn chưa được ban hành.
- Rà soát lại nội dung của những văn bản đã ban hành; phân tích tác dụng và hạn chế của các văn bản; phát hiện những nội dung chưa phù hợp với quy định của Luật và tình hình thực tế; chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý giáo dục; chưa tạo Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục.
Đối với các văn bản chưa ban hành được, cần xác định nguyên nhân; phân biệt rõ: (i) nguyên nhân về trách nhiệm và cơ chế phối hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan, (ii) nguyên nhân từ chính các quy định của Luật Giáo dục (chưa phù hợp về nội dung vấn đề, về thẩm quyền ban hành...)
c. Đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật Giáo dục:
Đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục cần gắn với tổng kết những thành tựu phát triển giáo dục trong 5 năm qua, song cần tập trung phân tích những thuận lợi và khó khăn về môi trường pháp lý đối với các hoạt động giáo dục. Cụ thể là:
- Nêu tác dụng tích cực cũng như những hạn chế của các quy định trong việc đáp ứng các yêu cầu giải quyết ba vấn đề cơ bản là: động lực đối với nhà giáo và người học, nguồn lực để đầu tư phát triển và hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục; đồng thời, góp phần thực hiện công bằng, dân chủ và đúng pháp luật trong hoạt động giáo dục đối với tổ chức, cá nhân. Trong đó cần đánh giá tác dụng của Luật Giáo dục đối với:
Việc phát triển và quản lý các bậc học, cấp học, trình độ đào tạo: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (trung học chuyên nghiệp và dạy nghề), giáo dục đại học - sau đại học; các phương thức giáo dục: chính quy và không chính quy. Đặc biệt lưu ý tác dụng của Luật Giáo dục trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX: phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá.
Việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhà giáo, đặc biệt là các nhà giáo công tác ỏ địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và ở các trường chuyên biệt; đồng thời, lưu ý tác dụng của Luật Giáo dục trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất, chuẩn hoá về trình độ, đầy đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu.
Việc giáo dục người học; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người học; đặc biệt là các quy định nhằm tạo Điều kiện học tập cho các đối tượng khó khăn (con em đồng bào dân tộc thiểu số, con thương binh, liệt sĩ và các gia đình được hưởng chính sách xã hội, gia đình nghèo...)
Việc quản lý nhà nước về giáo dục trong đó đặc biệt là việc phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhà trường, và cơ sở giáo dục khác (viện, trung tâm...); các vấn đề về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học, cao đẳng, các vấn đề về đầu tư cho giáo dục; về quan hệ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục; về thanh tra giáo dục và xử lý sai phạm về giáo dục.
Việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực, tham gia phát triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập; việc thực hiện công bằng, dân chủ trong giáo dục.
d. Đánh giá sự phối hợp liên ngành trong việc triển khai thi hành Luật Giáo dục.
- Nêu kết quả, phân tích ưu khuyết Điểm của các Bộ, ngành UBND các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện trách nhiệm triển khai thi hành Luật Giáo dục, nhất là trách nhiệm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi và trách nhiệm của mình nhằm quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục.
- Đánh giá việc phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với các cơ quan giúp việc Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Giáo dục.
2. Phát hiện những quy định cần sửa đổi, những vấn đề cần bổ sung trong Luật Giáo dục
Trên cơ sở của việc đánh giá thực trạng 5 năm thi hành Luật Giáo dục; Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng IX, kết luận của Hội nghị TW6, các nghị quyết, các kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, các văn bản của Quốc hội và Chính phủ, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, kết quả nghiên cứu về phát triển và quản lý giáo dục trong thời gian qua, kết quả nghiên cứu kinh nghiệm phát triển và quản lý giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, làm rõ những quy định cần sửa đổi, những vấn đề cần bổ sung đối với Luật Giáo dục. Cụ thể là:
- Những quy định không khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động giáo dục những quy định gây khó khăn, cản trở việc quản lý và hạn chế sự phát triển giáo dục, những quy định không có tác dụng tích cực, có thể bỏ mà không thể ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục.
- Những vấn đề cần thiết phải có quy định về mặt pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục (nhất là quản lý nhà nước) và tạo Điều kiện phát triển giáo dục; lưu ý yêu cầu giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn giáo dục cũng như dự báo những vấn đề cần giải quyết để tạo thuận lợi cho xu thế phát triển trong tương lai.
Bên cạnh đó, cũng cần phát hiện những quy định chưa rõ ràng, gây ra những cách hiểu khác nhau cần có sự diễn đạt đầy đủ, cụ thể, tránh nhầm lẫn.
Giai đoạn 2: Xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục và các văn bản quy định chi Tiết thi hành Luật
1. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục
a. Việc sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật Giáo dục phải bảo đảm quán triệt đường lối quan Điểm của Đảng; kế thừa truyền thống dân tộc; tiếp thu tinh hoa và hội nhập quốc tế; phát huy thành quả đã đặt được; đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội; giải quyết vấn đề trước mắt, đồng thời tạo Điều kiện phát triển trong tương lai.
b. Giữ nguyên tính chất luật khung tương đối cụ thể nghĩa là: đối với những vấn đề đã được thực tế kiểm nghiệm thì quy định một cách cụ thể, đối với những vấn đề mà cuộc sống đặt ra nhưng chưa được thực tế kiểm nghiệm thì quy định về nguyên tắc và giao cho Chính phủ quy định cụ thể trên cơ sở tổng kết thực tiễn.
c. Về cơ bản giữa nguyên cấu trúc của Luật Giáo dục (chương Mục với thứ tự hiện có). Chỉ sửa chữa, bổ sung một số quy định đang là yêu cầu thật sự bức xúc của thực tiễn quản lý và phát triển giáo dục.
2. Xây dựng danh Mục các quy định cần sửa đổi, bổ sung
Dựa vào kết quả tổng kết 5 năm thi hành Luật Giáo dục và các nguyên tắc sửa đổi, bổ sung nêu trên, xây dựng danh Mục các quy định cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Giáo dục; phân tích nguyên nhân và xác định phương hướng sửa đổi, bổ sung.
3. Xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục
Soạn thảo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục, tổ chức các hội thảo, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để thu thập ý kiến của công luận về dự thảo. Chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ và Quốc hội.
4. Xây dựng các văn bản quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
Đồng thời với việc xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục, tiến hành soạn thảo các văn bản quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành các quy định sửa đổi, bổ sung của Luật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em, Ban khoa giáo Trung ương Đảng, Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội và các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân các cấp có các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc phạm vi Điều chỉnh của Luật Giáo dục tổ chức việc tổng kết, đánh giá 5 năm thi hành Luật Giáo dục và xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc tổng kết 5 năm thi hành Luật Giáo dục và góp ý cho việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục được tiến hành ở tất cả các đơn vị thuộc cơ quan Bộ và trực thuộc Bộ.
3. Các Bộ, ban, ngành khác và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, có trách nhiệm chỉ đạo các trưởng trực thuộc tổng kết, xây dựng báo cáo về tình hình 5 năm thực hiện Luật Giáo dục và góp ý kiến cho việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
4. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp vớia các cơ quan liên quan ở địa phương tiến hành tổng kết, xây dựng báo cáo về tình hình 5 năm thực hiện Luật Giáo dục ở địa phương, tổ chức thu thập ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử các đoàn công tác đến một số tỉnh, thành phố và trường học để kiểm tra, đôn đốc, giúp các đơn vị đánh giá việc thi hành Luật Giáo dục, đồng thời trực tiếp tổ chức lấy kiến một số cơ quan, tổ chức, cá nhân về đánh giá 5 năm thi hành Luật Giáo dục cũng như về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục. Hai Bộ phối hợp tổ chức các hội thảo để thu thập ý kiến về đánh giá 5 năm thi hành Luật Giáo dục cũng như về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
6. Các cơ quan thông tin đại chúng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm mở chuyên Mục nhằm thu thập ý kiến rộng rãi của xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
7. Tổ Thư ký của Ban Soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục có trách nhiệm:
a. Tập hợp báo cáo tổng kết của các bộ, ban, ngành và các địa phương, tiến hành tổng hợp, phân tích, xây dựng bản báo cáo tổng kết và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, hoàn thành trước 30/1/2004.
b. Tổ chức sưu tầm, biên dịch một số đạo luật và bộ luật về giáo dục của một số nước trong khu vực và trên thế giới để làm tài liệu tham khảo cho việc đề xuất sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
c. Tổ chức soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục, Tờ trình, các văn bản quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật.
8. Kinh phí cho hoạt động tổng kết 5 năm thi hành Luật Giáo dục và xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a. Kinh phí tổng kết 5 năm thi hành Luật Giáo dục ở Trung ương, địa phương; nhà trường và cơ sở giáo dục khác lấy từ kinh phí chi thường xuyên của đơn vị đã được cấp cho năm 2003 và kinh phí riêng của các đơn vị (nếu có).
b. Kinh phí xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục và các văn bản quy định chi Tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật được lấy từ kinh phí do Nhà nước cấp và các Khoản tài trợ của các Dự án (nếu cố).
c. Dự án Hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện một số hoạt động về tổng kết 5 năm thi hành Luật Giáo dục và xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
9. Quy trình và tiến độ tổ chức thực hiện:
Giai đoạn 1: Từ tháng 7/2003 đến tháng 12/2003
a. Việc tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Luật Giáo dục sẽ tiến hành từ tháng 7 năm 2003 đến hết tháng 12 năm 2003.
b. Trước 30 tháng 9 năm 2003, đề nghị các bộ, ngành và địa phương hoàn thành báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Luật Giáo dục (có mẫu đính kèm) gửi Ban Soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
c. Tổ thư ký của Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục hoàn thành báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Giáo dục và danh Mục các quy định của Luật Giáo dục dự kiến sửa đổi và bổ sung vào tháng 2/2004.
Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2004 đến tháng 5 năm 2004
a. Xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
b. Tổ chức hội thảo, thu thập ý kiến các nhà quản lý, các nhà khoa học, nhà giáo, công luận... về dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục.
c. Hoàn chỉnh dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục và xây dựng các văn bản quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật trình Chính phủ vào tháng 3 năm 2004.
d. Từ tháng 3 đến tháng 5/2004, tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản trên theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
10. Đầu mối liên hệ:
Mọi thông tin cần trao đổi về việc tổng kết thi hành Luật Giáo dục xin liên hệ với Thường trực Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục: Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục và Đào tạo (49 Đại Cồ Việt - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. ĐT: 04.8681028).
BAN SOẠN THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ CỦA LUẬT GIÁO DỤC
- 1Nghị định 02/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề
- 2Quyết định 1875/QĐ-BNV năm 2017 Kế hoạch tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Công văn 11165/VPCP-NN năm 2019 về kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Giáo dục 1998
- 2Nghị định 02/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề
- 3Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- 4Nghị quyết số 12/2002/QH11 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007) và năm 2003 do Quốc hội ban hành
- 5Quyết định 35/2003/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo các Dự án Luật, Pháp lệnh của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI (2002-2007) và năm 2003 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1875/QĐ-BNV năm 2017 Kế hoạch tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Công văn 11165/VPCP-NN năm 2019 về kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn số 6998/VP ngày 14/08/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổng kết, đánh giá 5 năm thi hành Luật Giáo dục
- Số hiệu: 6998/VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/08/2003
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Minh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/08/2003
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực