Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 681/BGDĐT-KTKĐCLGD
V/v Hướng dẫn về công tác đề thi tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học năm 2009

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2009

 

Kính gửi:

- Các đại học, học viện;
- Các trường đại học, cao đẳng.

 

Thực hiện Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng (gọi chung là trường) về công tác đề thi tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học như sau:

I. Đợt thi tháng 3 và tháng 4 năm 2009

Các trường chủ động triển khai công tác tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học, kể cả việc tổ chức ra đề thi.

II. Đợt thi tháng 10 và tháng 11 năm 2009

Các trường sử dụng đề thi các môn văn hóa: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Tiếng Anh do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cung cấp:

1. Lịch thi

Lịch thi cho cả hệ đại học và cao đẳng hai đợt tháng 10 và tháng 11 năm 2009 được quy định như sau:

Ngày

Buổi

Môn thi

Khối A

Khối B

Khối C

Khối D

Ngày 15

Sáng

Từ 8h00

Làm thủ tục dự thi, thu lệ phí dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh.

Ngày 16

Sáng

Vật lí

Sinh học

Ngữ văn

Ngữ văn

 

Chiều

Toán

Toán

Lịch sử

Toán

Ngày 17

Sáng

Hoá học

Hoá học

Địa lí

Tiếng Anh

 

Chiều

Dự trữ

2. Thời gian làm bài và thời gian biểu các môn thi

a) Thời gian làm bài thi:

- Thời gian làm bài môn thi tự luận là 180 phút và đối với các môn thi trắc nghiệm là 90 phút;

- Thời gian làm bài thi các môn năng khiếu, nghệ thuật do hiệu trưởng các trường quy định và thông báo công khai trước mỗi đợt thi 2 tháng.

b) Thời gian biểu môn thi tự luận:

Thời gian

Nhiệm vụ

Buổi sáng

Buổi chiều

6h30 - 6h50

13h30 - 13h50

Cán bộ coi thi (CBCT) đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.

6h50 - 7h05

13h50 - 14h05

Một CBCT đi nhận đề thi tại điểm thi.

7h05 - 7h15

14h05 - 14h15

Bóc túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh.

7h15 - 10h15

14h15 - 17h15

Thí sinh làm bài thi.

10h00

17h00

CBCT nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.

10h15

17h15

CBCT thu bài thi.

c) Thời gian biểu các môn thi trắc nghiệm:

Thời gian

Nhiệm vụ

Buổi sáng

Buổi chiều

6h30 - 7h00

13g30 - 14h00

Phát túi đề thi cho CBCT 1; phát túi phiếu TLTN và túi tài liệu cho CBCT 2; cả 2 CBCT về ngay phòng thi, ghi số báo danh lên bàn thí sinh và ký tên vào phiếu TLTN.

7h00 - 7h15

 

14h00 - 14h15

Gọi thí sinh vào phòng thi; phát phiếu TLTN; hướng dẫn thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN.

7h15 - 7h30

14h15 – 14h30

Kiểm tra niêm phong túi đề thi; mở túi đề thi và phát đề thi cho thí sinh; sau khi phát đề xong, cho thí sinh kiểm tra đề và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN.

7h30

14h30

Bắt đầu giờ làm bài (90 phút).

7h45

14h45

Thu đề thi và phiếu TLTN còn dư tại phòng thi giao cho Ban thư ký.

8h45

15h45

CBCT nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.

9h00

16h00

Hết giờ làm bài thi trắc nghiệm.

Thu phiếu TLTN và đề thi bàn giao cho Ban thư ký. Tổ chức kiểm lại đề thi và lập biên bản tiêu hủy.

3. Hình thức thi, cấu trúc đề thi và nội dung đề thi

a) Hình thức thi:

- Thi theo hình thức tự luận: Môn Ngữ văn;

- Thi theo hình thức trắc nghiệm: Các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh.

b) Cấu trúc đề thi: Phụ lục II kèm theo.

c) Nội dung đề thi:

- Đáp ứng yêu cầu kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là lớp 12 THPT;

- Đề thi được ra theo chương trình, sách giáo khoa chuẩn và nâng cao hiện hành.

4. Nhiệm vụ của các trường

a) Phổ biến cấu trúc đề thi và tập huấn nghiệp vụ thi:

- Phổ biến rộng rãi cấu trúc đề thi cho cán bộ, giảng viên và thí sinh;

- Tổ chức phổ biến quy chế và tập huấn về nghiệp vụ thi cho toàn thể cán bộ tham gia công tác tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học, đặc biệt là nghiệp vụ thi trắc nghiệm. Về cơ bản, tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học áp dụng như kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy; chỉ khác là khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, cán bộ coi thi phải thu lại toàn bộ đề thi trắc nghiệm trước khi cho thí sinh ra ngoài phòng thi để bàn giao cho cán bộ phụ trách điểm thi, lập biên bản hủy.

b) Đăng ký nhận đề thi:

Các trường gửi đăng ký nhận đề thi (theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo) về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) chậm nhất trước mỗi đợt thi 01 tháng.

c) Nhận đề thi:

- Chậm nhất là 10 ngày, trước ngày thi môn đầu tiên của kỳ thi, Ban đề thi của trường nhận đề thi (đĩa CD đề thi gốc đã mã hóa) và hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm, phiếu chấm (đĩa CD đã mã hóa) tại các địa điểm và thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Khi nhận đề thi, phải có đủ thành phần theo quy định của quy chế tuyển sinh và các điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn, bí mật của đề thi.

d) Tổ chức in sao và phân phối đề thi:

- Các trường tự tổ chức in sao hoặc một số trường lân cận chủ động liên hệ, phối hợp với nhau để tổ chức in sao;

- Tổ chức in sao đề thi theo đúng số lượng, niêm phong túi đề thi theo phòng thi tới từng địa điểm thi; tổ chức phân phối đề thi đảm bảo tuyệt đối an toàn tới từng địa điểm thi, theo đúng quy định bảo mật.

5. Kinh phí đề thi và phương thức thanh toán

Các trường thanh toán kinh phí đề thi cho Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục theo từng bộ đề thi đối với từng môn thi. Phương thức thanh toán, số kinh phí cần trả cho mỗi môn thi sẽ được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thông báo sau.

Nhận được Công văn này, các trường khẩn trương triển khai thực hiện để đảm bảo tiến độ và chất lượng của các đợt thi. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc đề xuất cần liên hệ ngay với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục theo địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; e.mail: cucktkd@moet.edu.vn; fax (04) 39747107; điện thoại 0904488299 (TS. Lê Mỹ Phong, Phó Trưởng phòng Tổng hợp)./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- BT. Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ (để thực hiện);
- Website Bộ;
- Lưu: VT, Cục KTKĐCLGD. 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Bành Tiến Long

 

PHỤ LỤC I:

MẪU ĐĂNG KÝ NHẬN ĐỀ THI

(Kèm theo Công văn số: 681/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 06/02/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)


ĐƠN VỊ……………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: /…………..
V/v Đăng ký nhận đề thi tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học

…………………, ngày tháng năm 2009

 

Kính gửi: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục

Đơn vị:…………………………………….. đăng ký với quý Cục:

Đợt thi: tháng …… năm 2009

1. Thi tuyển sinh trình độ: Đại học           Cao đẳng 

2. Khối thi và môn thi:

- Khối:………….; môn:……………………………..

- Khối:………….; môn:……………………………..

Về kinh phí nhận đề thi, Đơn vị sẽ thanh toán đầy đủ theo thông báo của quý Cục.

Trân trọng./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,….    

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)



 

PHỤ LỤC II:

CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC

(Áp dụng từ kỳ thi tháng 10 năm 2009)

(Kèm theo Công văn số: 681/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 06/02/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

* Thời gian làm bài: môn trắc nghiệm: 90 phút; môn tự luận (Ngữ văn): 180 phút (không kể thời gian giao đề)

I. MÔN TOÁN (đề thi trắc nghiệm, số câu cho mỗi thí sinh: 50 câu)

TT

Nội dung

Số câu

 

I. Phần chung cho tất cả thí sinh [40 câu, từ câu 01 đến 40]:

 

1

Đạo hàm và ứng dụng của đạo hàm

6

 

Tập xác định

 

Đạo hàm

Tính đơn điệu

Cực trị. Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất

2

Lượng giác

4

 

Các công thức lượng giác

 

Phương trình lượng giác 

3

Phương trình, bất đẳng thức, bất phương trình, hệ phương trình, hệ bất phương trình

6

 

Phương trình, bất phương trình

 

Hệ phương trình, hệ bất phương trình

Tam thức bậc hai

Bất đẳng thức 

4

Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng

3

 

Nguyên hàm 

 

Ứng dụng của tích phân

5

Phương pháp tọa độ trong không gian

8

 

Tọa độ của điểm và vectơ

 

Mặt phẳng 

Đường thẳng 

Mặt cầu

Vị trí tương đối 

6

Đại số tổ hợp

3

 

Quy tắc cộng, quy tắc nhân

 

Hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp

Công thức nhị thức Niutơn

7

Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

4

 

Tọa độ của điểm và của vectơ 

 

Đường thẳng  

Đường tròn 

8

Hàm số mũ và lôgarit

3

 

Các tính chất của hàm số mũ và lôgarit

 

Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, hệ bất phương trình mũ và lôgarit

9

Khối đa diện và khối tròn xoay

3

 

Khối chóp, khối lăng trụ

 

Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu

 

II. Phần riêng: [10 câu]

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (Phần A hoặc B)

 

 

A. Theo chương trình Chuẩn [10 câu, từ câu 41 đến 50]:

10

1

Tiệm cận

 

2

Tính chất đồ thị

3

Tương giao đồ thị

4

Tích phân

5

Elip

6

Công thức khoảng cách

7

Số phức

 

B. Theo chương trình Nâng cao [10 câu, từ câu 51 đến 60]:

10

1

Tiệm cận

 

2

Tính chất đồ thị

3

Tương giao đồ thị

4

Tích phân

5

Elip, hypebol, parabol

6

Công thức khoảng cách

7

Số phức

 

II. MÔN VẬT LÍ (đề thi trắc nghiệm, số câu cho mỗi thí sinh: 50 câu)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH [40 câu]

Chủ đề

Nội dung

Số câu

Dao động cơ

- Dao động điều hoà

- Con lắc lò xo

- Con lắc đơn

- Năng lượng của con lắc lò xo và con lắc đơn

- Dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức

- Hiện tượng cộng hưởng

- Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen

- Thực hành: Chu kì dao động của con lắc đơn

7

Sóng cơ

- Đại cương về sóng, sự truyền sóng

- Sóng âm

- Giao thoa sóng

- Phản xạ sóng. Sóng dừng

4

Dòng điện xoay chiều

- Đại cương về dòng điện xoay chiều

- Đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có R, L, C và R, L, C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện

- Công suất dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất.

- Máy biến áp.Truyền tải điện năng

- Máy phát điện xoay chiều

- Động cơ không đồng bộ ba pha

- Thực hành: Khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp

9

Dao động và sóng điện từ

- Dao động điện từ. Mạch dao động LC

- Điện từ trường

- Sóng điện từ

- Truyền thông (thông tin liên lạc) bằng sóng điện từ

4

Sóng ánh sáng

- Tán sắc ánh sáng

- Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng

- Bước sóng và màu sắc ánh sáng

- Các loại quang phổ

- Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X

- Thang sóng điện từ

- Thực hành: Xác định bước sóng ánh sáng

5

Lượng tử ánh sáng

- Hiện tượng quang điện ngoài. Định luật về giới hạn quang điện

- Thuyết lượng tử ánh sáng. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng

- Hiện tượng quang điện trong

- Quang điện trở. Pin quang điện

- Hiện tượng quang phát quang

- Sơ lược về laze

- Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô

6

Hạt nhân nguyên tử

- Cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Khối lượng hạt nhân. Độ hụt khối. Lực hạt nhân

- Năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng

- Hệ thức giữa khối lượng và năng lượng

- Phóng xạ

- Phản ứng hạt nhân

- Phản ứng phân hạch

- Phản ứng nhiệt hạch

5

Từ vi mô đến vĩ mô

- Các hạt sơ cấp

- Hệ Mặt Trời. Các sao và thiên hà

Tổng

40

 

PHẦN RIÊNG [10 câu]

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)

A. Theo chương trình Chuẩn [10 câu]

Chủ đề

Số câu

Dao động cơ

6

Sóng cơ và sóng âm

Dòng điện xoay chiều

Dao động và sóng điện từ

Sóng ánh sáng

4

Lượng tử ánh sáng

Hạt nhân nguyên tử

Từ vi mô đến vĩ mô

Tổng

10

B. Theo chương trình Nâng cao [10 câu]

Chủ đề

Số câu

Động lực học vật rắn

4

Dao động cơ

6

Sóng cơ

Dao động và sóng điện từ

Dòng điện xoay chiều

Sóng ánh sáng

Lượng tử ánh sáng

Sơ lược về thuyết tương đối hẹp

Hạt nhân nguyên tử

Từ vi mô đến vĩ mô

Tổng

10

 

III. MÔN HÓA HỌC (Số câu cho mỗi thí sinh: 50 câu)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH [40 câu]

Nội dung

Số câu

Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học

2

Phản ứng oxi hóa khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học

2

Sự điện li

2

Phi kim (cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, halogen)

2

Đại cương về kim loại

2

Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt

5

Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông

6

Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon

2

Dẫn xuất halogen, ancol, phenol

2

Anđehit, xeton, axit cacboxylic

2

Este, lipit

2

Amin, amino axit và protein

3

Cacbohiđrat

1

Polime và vật liệu polime

1

Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông

6

PHẦN RIÊNG [10 câu]

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)

A. Theo chương trình Chuẩn [10 câu]

Nội dung

Số câu

Tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li

1

Anđehit, xeton, axit cacboxylic

2

Dãy thế điện cực chuẩn

1

Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thiếc

2

Phân biệt một số chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

1

Dẫn xuất halogen, ancol, phenol

1

Amin, amino axit và protein

1

Cacbohiđrat

1

B. Theo chương trình Nâng cao [10 câu]

Nội dung

Số câu

Tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li

1

Anđehit, xeton, axit cacboxylic

2

Dãy thế điện cực chuẩn

1

Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thiếc

2

Phân biệt một số chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

1

Dẫn xuất halogen, ancol, phenol

1

Amin, amino axit và protein

1

Cacbohiđrat

1

 

IV. MÔN SINH HỌC (đề thi trắc nghiệm, số câu cho mỗi thí sinh: 50 câu)

Phần

Nội dung cơ bản

Số câu chung

Phần riêng

Chuẩn

Nâng cao

Di truyền học

Cơ chế di truyền và biến dị

8

2

2

Tính quy luật của hiện tượng di truyền

8

2

2

Di truyền học quần thể

3

0

0

Ứng dụng di truyền học

3

1

1

Di truyền học người

2

1

1

Tổng số

24

6

6

Tiến hoá

Bằng chứng tiến hoá

1

2

0

Cơ chế tiến hoá

5

2

Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất

2

0

0

Tổng số

8

2

2

Sinh thái học

Sinh thái học cá thể

1

0

0

Sinh thái học quần thể

2

1

0

Quần xã sinh vật

2

0

1

Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường

3

1

1

Tổng số

8

2

2

Tổng số câu cả ba phần

40

10

10

 

V. MÔN VĂN (đề thi tự luận)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam.

– Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân 

Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng      

Chí Phèo – Nam Cao

Nam Cao         

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) –Nguyễn Huy Tưởng

Vội vàng – Xuân Diệu   

Xuân Diệu        

Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử    

Tràng giang – Huy Cận 

Chiều tối – Hồ Chí Minh

Từ ấy - Tố Hữu

Một thời đại trong thi ca (trích) – Hoài Thanh và Hoài Chân         

Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX          

Tuyên ngôn Độc lập Hồ Chí Minh          

Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh    

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng

Việt Bắc (trích) Tố Hữu 

Tố Hữu

Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm   

Sóng – Xuân Quỳnh     

Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo       

Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân    

Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Vợ nhặt – Kim Lân        

Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài           

Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành         

Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi         

Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu        

Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.     

Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ).

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b).

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm).

Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân 

Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng      

Chí Phèo – Nam Cao    

Đời thừa – Nam Cao     

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng 

Vội vàng – Xuân Diệu   

Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử    

Tràng giang – Huy Cận 

Tương tư - Nguyễn Bính           

Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh   

Chiều tối – Hồ Chí Minh

Lai Tân – Hồ Chí Minh   

Từ ấy - Tố Hữu 

Một thời đại trong thi ca (trích) – Hoài Thanh và Hoài Chân         

Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh        

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng

Tây Tiến – Quang Dũng

Việt Bắc (trích) - Tố Hữu           

Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm   

Sóng – Xuân Quỳnh     

Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo       

Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân       

Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường  

Vợ nhặt – Kim Lân        

Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài           

Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành         

Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi         

Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu        

Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.     

Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).

Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân 

Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng      

Chí Phèo – Nam Cao    

Đời thừa – Nam Cao     

Nam Cao         

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng 

Vội vàng – Xuân Diệu   

Xuân Diệu        

Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử    

Tràng giang – Huy Cận 

Tương tư - Nguyễn Bính           

Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh   

Chiều tối – Hồ Chí Minh

Lai Tân – Hồ Chí Minh   

Từ ấy - Tố Hữu 

Một thời đại trong thi ca (trích) – Hoài Thanh và Hoài Chân         

Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh        

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh  

Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng

Tây Tiến – Quang Dũng

Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên           

Việt Bắc (trích) - Tố Hữu           

Tố Hữu

Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm   

Sóng – Xuân Quỳnh     

Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo       

Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân       

Nguyễn Tuân    

Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường  

Vợ nhặt – Kim Lân        

Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài           

Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành         

Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi         

Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu        

Một người Hà Nội - Nguyễn Khải           

Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.     

VI. MÔN LỊCH SỬ (đề thi trắc nghiệm, số câu cho mỗi thí sinh: 60 câu)

Nội dung

Số câu

Phần chung cho tất cả thí sinh:

50

I. Lịch sử thế giới từ năm 1917 đến 1945 (những nội dung có liên quan đến Lịch sử Việt Nam ở lớp 12)

2

1. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

(vận dụng kiến thức)

 

2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và hậu quả của nó.

3. Đại hội II và Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản.

4. Mặt trận nhân dân Pháp.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

II. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000

15

1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)

 

2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)

3. Các nước Đông Bắc Á

4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

6. Nước Mĩ

7. Tây Âu

8. Nhật Bản

9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

10. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

III. Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất

3

1. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914).

(vận dụng kiến thức)

2. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).

3. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

IV. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

30

1. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

 

2. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

3. Phong trào cách mạng 1930-1935

4. Phong trào dân chủ 1936-1939

5. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

6. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

7. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

8. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)

9. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

10. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

11. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

12. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975).

13. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975.

14. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)

15. Đất nước trên đường đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)

Phần riêng:

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (Phần A hoặc B)

10

A. Theo chương trình chuẩn

 

I. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000

3

1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)

 

 

 

 

 

 

 

2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)

3. Các nước Đông Bắc Á

4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

6. Nước Mĩ

7. Tây Âu

8. Nhật Bản

9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

10. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

II. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

7

1. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

3. Phong trào cách mạng 1930-1935

4. Phong trào dân chủ 1936-1939

5. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

6. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

7. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).

8. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)

9. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

10. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

11. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

12. Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari năm 1973 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam.

13. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975).

14. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975.

15. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)

16. Đất nước trên đường đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)

17. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000.

B. Theo chương trình nâng cao

10

I. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000

3

1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)

 

 

 

 

 

 

 

2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)

3. Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên

4. Các nước Đông Nam Á

5. Ấn Độ và khu vực Trung Đông

6. Các nước châu Phi và Mĩ La-tinh

7. Nước Mĩ

8. Tây Âu

9. Nhật Bản

10. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

11. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

12. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

II. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

7

1. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

3. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

4. Phong trào cách mạng 1930-1935

5. Phong trào dân chủ 1936-1939

6. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945

7. Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

8. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

9. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).

10. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)

11. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

12. Miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế-xã hội, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm gìn giữ hòa bình (1954-1960)

13. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1961-1965)

14. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968).

15. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ (1969-1973).

16. Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari năm 1973 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam.

17. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975).

18. Việt Nam trong năm đầu sau Đại thắng mùa Xuân 1975.

19. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)

20. Việt Nam trên đường đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)

21. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000.

 

VII. MÔN ĐỊA LÍ (đề thi trắc nghiệm, số câu cho mỗi thí sinh: 60 câu)

Nội dung

Số câu

Ghi chú

A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

50

 

I. Lí thuyết (35 câu)

 

 

- Địa lí tự nhiên Việt Nam

8

 

+ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

+ Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.

+ Đất nước nhiều đồi núi.

+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Thiên nhiên phân hoá đa dạng.

+ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

+ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

 

 

- Địa lí dân cư Việt Nam

3

 

+ Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

+ Lao động và việc làm

+ Đô thị hoá

 

 

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế Việt Nam

12

 

+ Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp)

+ Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp)

+ Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch)

 

 

- Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam

12

 

+ Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

+ Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

+ Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.

+ Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

+ Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

+ Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

+ Các vùng kinh tế trọng điểm

 

 

2. Kĩ năng (15 câu)

 

 

- Bảng số liệu

10

Có thể sử dụng 1 bảng số liệu, 1 biểu đồ để hỏi cho nhiều câu

- Biểu đồ

- Bản đồ

5

Có thể sử dụng 1 bản đồ/lược đồ/sơ đồ để hỏi cho nhiều câu

B. PHẦN RIÊNG

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (Phần 1 hoặc 2 )

10

 

1. Theo chương trình Chuẩn (10 câu)

Nội dung nằm trong chương trình Chuẩn, đã nêu ở trên

10

 

2. Theo chương trình Nâng cao (10 câu)

Chủ yếu là những nội dung chỉ có trong chương trình Nâng cao:

- Địa lí tự nhiên Việt Nam (tương quan nhiệt ẩm, phần nâng cao về phân hoá tự nhiên, phần nâng cao về vấn đề bảo vệ tự nhiên, phần thực hành về sự suy giảm tài nguyên rừng;

- Địa lí dân cư Việt Nam (chất lượng cuộc sống)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế Việt Nam (tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước, vốn đất và sử dụng vốn đất, phần nâng cao về công, nông nghiệp)

- Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam (so sánh ngành thuỷ sản Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, vấn đề lương thực - thực phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long)

10

Có thể có không quá 3 câu với nội dung chung giữa chương trình Chuẩn và chương trình Nâng cao

TỔNG SỐ

60

 

 

VIII. MÔN TIẾNG ANH (đề thi trắc nghiệm, số câu cho mỗi thí sinh: 80 câu)

TT

Nội dung

Số câu

Ghi chú

1

Ngữ pháp: cấp độ từ

35

 

1.1. Giới từ

6

1.2. Danh từ

6

1.3. Động từ (thời, thể, thức, tính động từ, trạng động từ)

6

1.4. Tính từ

4

1.5. Đại từ

6

1.6. Số từ

2

1.7. Liên từ

5

2

Ngữ pháp: cấp độ câu

15

 

2.1. Kết thúc câu

5

2.2. Viết câu đồng nghĩa

5

2.3. Viết câu dựa vào từ gợi ý

5

3

Ý nghĩa từ vựng

5

 

4

Xác định lỗi sai

5

 

4.1. Biến đổi hình thái từ (danh từ, tính từ, đại từ)

1

4.2. Động từ (thời, thể, thức, tính động từ, trạng động từ)

1

4.3. Liên từ

1

4.4. Giới từ

1

4.5. Ý nghĩa từ vựng

1

5

Tình huống giao tiếp

5

 

6

Văn bản điền khuyết (từ/cụm từ)

10

Văn bản khoảng 150-200 từ

6.1. Giới từ

2

6.2. Ý nghĩa từ vựng

2

6.3. Động từ (thời, thể, thức, tính động từ, trạng động từ)

2

6.4. Liên từ

2

6.5. Tính từ/ đại từ

2

7

Văn bản đọc hiểu (trả lời câu hỏi/ kết thúc câu)

5

Văn bản khoảng 150-200 từ

Tổng cộng

80

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 681/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn về công tác đề thi tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học năm 2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 681/BGDĐT-KTKĐCLGD
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 06/02/2009
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Bành Tiến Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/02/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản