Hệ thống pháp luật
UỶ BAN NHN DN

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 6539/SYT-NVY
V/v: Tăng cường phòng, chống dịch tiêu chảy cấp. 

TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2007

 

Kính gửi:

- Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố;
- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe;
- Phòng Y tế, TTYTDP, Bệnh viện quận-huyện;
- Bệnh viện công lập và ngoài công lập.

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn chuyển mùa và thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều cường, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường nên ngoài việc phòng chống dịch bệnh mùa mưa như Sốt xuất huyết, Sở Y tế đề nghị các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố cần tập trung thực hiện phòng chống các bệnh đường ruột có khả năng gây dịch, đặc biệt là tiêu chảy cấp cụ thể như sau:

1. Cũng cố và tăng cường hiệu quả hệ thống giám sát nhằm phát hiện sớm các ca bệnh đường ruột có khả năng gây thành dịch trên địa bàn.

- Trung tâm Y tế dự phòng thành phố hàng ngày thu thập thông tin dịch tễ các ca bệnh đường ruột có khả năng lây lan thành dịch tại các bệnh viện công và tư trên địa bàn thành phố, thông báo ngay về TTYTDP quận huyện để triển khai công tác phòng chống dịch tại địa phương.

- Các Bệnh viện công và tư khi phát hiện các trường hợp tiêu chảy cấp phải báo ngay về TTYTDP TP và TTYTDP QH để triển khai chống dịch.

- Trung tâm Y tế dự phòng quận- huyện thực hiện điều tra dịch tễ và thực hiện chống dịch tại địa phương, đồng thời tổ chức tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm các trường hợp bệnh đường ruột có khả năng lây lan thành dịch đặc biệt là tiêu chảy cấp tại các khu dân cư, trường học, cơ quan xí nghiệp…

2. Xử lý môi trường, phòng chống dịch tại địa phương.

- TTYTDP QH khi phát hiện có ca bệnh trên địa bàn phải chỉ đạo, hướng dẫn Đội chống dịch phường-xã thực hiện công tác chống dịch tại địa phương.

-  Tổ chức điều tra dịch tễ, tìm nguyên nhân gây bệnh, xác định nguồn lây … tiến hành xử lý nguồn lây.

-  Dùng chloramine khử trùng môi trường, cấp chloramin và hướng dẫn các hộ gia đình có người bệnh vệ sinh nhà cửa, đồ dùng.

-  Các ổ dịch sau khi xử lý phải tiếp tục giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh mới ít nhất 7 ngày.

- TTYTDP QH tăng cường công tác xử lý vệ sinh môi trường những nơi có nguy cơ gây bệnh trên địa bàn trực thuộc.

- Phòng Y tế phối hợp TTYTDP QH và các ngành liên quan tăng cường các hoạt động thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là đối với thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh, ăn chín, uống sôi, hạn chế tối đa việc ăn sống các hải sản; không ăn các loại mắm sống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh; chủ động thông báo đến các cơ sở y tế trên địa bàn khi phát hiện có ca bệnh.

3. Bệnh viện chỉ đạo các bác sĩ điều trị cảnh giác các bệnh đường ruột có khả năng lây thành dịch, tổ chức tập huấn lại cho nhân viên y tế xử lý và điều trị đúng phác đồ nhằm giảm thiểu tử vong và lây lan bệnh trong bệnh viện. Bệnh viện phải thông báo ngay những ca bệnh nguy hiểm đến TTYTDP TP và Sở Y tế (Phòng Nghiệp vụ Y) để triển khai phòng, chống lây nhiễm tại cộng đồng.

4. Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe phối hợp các báo đài trên địa bàn thành phố, mạng lưới truyền thông và giáo dục sức khỏe của thành phố, quận huyện tích cực truyền thông, nâng cao nhận thức về tính nguy hiễm cũng như cách thức phòng chống các bệnh đường ruột cho người dân.

5. Chế độ báo cáo: đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định về thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm nguy hiễm gây dịch theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 6 tháng 12 năm 2002 của Bộ Y tế.

Nhận được công văn này, đề nghị các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện. Nếu gặp khó khăn, vướng mắc trong vấn đề thực hiện, đề nghị liên hệ Phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế, điện thoại 9309981.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Thành Ủy TP.HCM (để b/c);
- TT HĐND TP.HCM (để b/c);
- TT UBND TP.HCM (để b/c);
- Đ/c Nguyễn Thị Thu Hà
 PCT.UBND TP (để b/c);
- Cục Y tế dự phòng VN (để báo cáo);
- UBND 24 QH (để chỉ đạo thực hiện);
- Ban Giám đốc;
- Lưu: Văn phòng.
"PVN,LMH.100”.

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC





Lê Trường Giang

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 6539/SYT-NVY về việc tăng cường phòng, chống dịch tiêu chảy cấp do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 6539/SYT-NVY
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 31/10/2007
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Trường Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản