Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 612/BTP-PBGDPL | Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2008 |
Kính gửi: | - Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Căn cứ phương hướng và nhiệm vụ năm 2008 của ngành Tư pháp, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ quan tư pháp các cấp; Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2008 như sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân
1.1. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp các biện pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sâu rộng Chỉ thị số 32-CT/TW và Thông báo Kết luận số 74-TB/TW ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; quán triệt nội dung Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhất là những nội dung có liên quan đến hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên của các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương.
1.2. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp và chủ động thực hiện thường xuyên chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Thông báo Kết luận số 74-TB/TW để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới.
2. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX)
2.1. Tham mưu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chủ trương và biện pháp đã được nêu trong Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP , đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch này có hiệu quả trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình.
2.2. Chú trọng sử dụng, khai thác và vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở; sử dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để phục vụ có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kết hợp, lồng ghép giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong từng vụ việc cụ thể. Huy động sức mạnh và lợi thế sẵn có của các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
2.3. Chú trọng phát hiện, tổng kết thực tiễn và nhân rộng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật của bộ, ngành, đoàn thể, địa phương giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 và Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2008
3.1. Trên cơ sở Chương trình Phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chương trình công tác của bộ, ngành, địa phương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương có trách nhiệm chủ động tham mưu xây dựng và ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 và Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2008 của bộ, ngành, đoàn thể, địa phương mình.
3.2. Tập trung chỉ đạo tuyên truyền các văn bản pháp luật mới được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành ban hành; các văn bản pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý đất đai, tài nguyên môi trường; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
3.3. Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương được giao chủ trì các Đề án trong Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 cần chủ động tham mưu cho bộ, ngành, đoàn thể mình phối hợp với Bộ Tư pháp sớm xây dựng nội dung Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có kế hoạch tổ chức thực hiện.
4. Thực hiện đúng tiến độ Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 (Chương trình 212) và Đề án 4 "Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn" trong Chương trình 212
4.1. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong nội dung Chương trình 212 và Đề án 4 – Chương trình 212: tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật qua các hoạt động tư pháp được tiến hành ở xã, phường, thị trấn; hoàn thiện một bước căn bản cơ chế phối hợp giữa cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở cơ sở; biên soạn các tài liệu phục vụ nâng cao năng lực phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ các cơ quan tư pháp.
4.2. Tổ chức sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Chương trình 212 từ năm 2005 đến năm 2007, đồng thời xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai Chương trình trong giai đoạn 2 từ năm 2008 đến năm 2010. Các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương được giao chủ trì thực hiện các Đề án trong Chương trình 212 cần tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện giai đoạn 1 của Đề án về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 30 tháng 6 năm 2008.
5. Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở ngày 25 tháng 12 năm 1998 và 10 năm thực hiện Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tiến hành thu thập, tổng hợp số liệu, chuẩn bị báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Pháp lệnh Hòa giải ở cơ sở và 10 năm thực hiện Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gửi về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 30 tháng 8 năm 2008; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo việc tổng kết từ cơ sở 10 năm công tác hòa giải ở cơ sở và công tác quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật trong phạm vi địa phương mình trước ngày 30 tháng 8 năm 2008.
6. Tiến hành các hoạt động phục vụ việc xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương chủ động tổ chức khảo sát, tổng kết thực tiễn hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương, bộ, ngành, đoàn thể mình; tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền và Bộ Tư pháp những giải pháp cơ bản về tăng cường thể chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ việc soạn thảo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (Chương trình chuẩn bị).
7. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp
7.1. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương tham mưu tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao vị trí, vai trò của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp mình theo hướng bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả.
7.2. Bên cạnh việc kiện toàn tổ chức Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, cần có những giải pháp tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trên đây là hướng dẫn các nhiệm vụ chủ yếu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2008. Đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương triển khai thực hiện và báo cáo kết quả định kỳ 06 tháng, cuối năm về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) để tổng hợp báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 530/QĐ-BGTVT về kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2008 của Bộ Giao thông Vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 2Công văn 1869/BTP-PBGDPL báo cáo sơ kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Quyết định 1067/1998/QĐ-TTg phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 Ủy ban Bí thư trung ương đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 530/QĐ-BGTVT về kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2008 của Bộ Giao thông Vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 4Công văn 1869/BTP-PBGDPL báo cáo sơ kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
Công văn số 612/BTP-PBGDPL về việc hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2008 do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 612/BTP-PBGDPL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/03/2008
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Đinh Trung Tụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra