Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4479 TC/TCNH | Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2003 |
Kính gửi: Giám đốc Sở Tài chính Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thi hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Tài chính đã có công văn số 2426/TC-TCNH ngày 18/3/2003 đề nghị Sở Tài chính Vật giá các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành tại địa phương để kiểm tra, đánh giá vốn và tài sản của các Khoản nợ của các đơn vị đã cho các đối tượng chính sách vay ưu đãi nay thuộc đối tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Tuy nhiên, việc thành lập Tổ công tác liên ngành và triển khai công việc thời gian qua tại các địa phương còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thời gian bàn giao các chương trình cho vay chính sách sang Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Để việc bàn giao các chương trình cho vay chính sách sang Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành trước ngày 30/6/2003 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Tài chính Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số công việc sau:
1. Khẩn trương phối hợp với chinh nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và một số cơ quan khác trên địa bàn trình lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Tổ công tác liên ngành để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá vốn tài sản của các Khoản nợ của các đơn vị đã cho các đối tượng chính sách vay ưu đãi nay thuộc đối tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Tổ chức triển khai việc bàn giao vốn, tài sản và các Khoản nợ giữa các đơn vị liên quan với chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) theo nội dung hướng dẫn cụ thể sau:
2.1. Các chương trình bàn giao cho NHCSXH được kiểm tra gồm:
- Cho vay hộ nghèo do Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện trước đây.
- Cho vay sinh viên do Ngân hàng Công thương thực hiện trước đây.
- Cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nước thực hiện trước đây.
2.2. Nội dung và nguyên tắc kiểm tra.
a. Việc kiểm kê, đối chiếu đánh giá vốn, tài sản và các Khoản nợ cho vay thuộc từng chương trình do các đơn vị cho vay chính sách trước đây và NHCSXH thực hiện. Nội dung bàn giao là toàn bộ nguồn vốn, tài sản và các Khoản nợ của từng chương trình được bàn giao cụ thể:
- Tổng nguồn vốn, trong đó: Vốn Ngân sách nhà nước; Vốn tự huy động; Vốn nhận ủy thác; Quĩ dự phòng và các quỹ khác theo chế độ; Vốn khác.
- Tổng tài sản bàn giao, trong đó: Công cụ lao động, Vốn bằng tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD; Dư nợ cho vay (nợ cho vay trong hạn, nợ quá hạn thông thường, nợ đã được giãn, nợ đã được gia hạn nợ).
- Tài sản thất thoát, trong đó: Tài sản cố định; Công cụ lao động; Dư nợ cho vay bị thất thoát. Tài sản bị thất thoát được chia ra theo các nguyên nhân sau:
+ Đối với số vốn, tài sản và các Khoản nợ cho vay bị thất thoát do nguyên nhân chủ quan thì cần xác định qui trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, tổ chức gây thất thoát để xử lý theo pháp luật, cá nhân, tổ chức gây thất thoát phải có trách nhiệm bồi hoàn. Số thất thoát còn lại sau khi cá nhân, tổ chức gây thất thoát bồi hoàn theo pháp luật được sử dụng quĩ dự phòng rủi ro của từng chương trình để bù đắp.
+ Đối với số vốn, tài sản và các Khoản nợ cho vay bị thất thoát do nguyên nhân khách quan phải là những Khoản tổn thất thực sự không thu hồi được (người vay bị chết, mất tích hoặc không có khả năng trả nợ có thể xem xét cho xoá nợ) do các nguyên nhân khách quan và có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của các cơ quan chức năng nêu tại Điểm “c” dưới đây.
b. Tổ công tác liên ngành của địa phương có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận số tài sản bị thất thoát (Tài sản cố định: Công cụ lao động; Dư nợ cho vay bị thất thoát), làm rõ nguyên nhân do chủ quan hay khách quan, đề xuất biện pháp xử lý để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
c. Những tổn thất về vốn, tài sản do nguyên nhân khách quan được xem xét, xử lý thực hiện theo các văn bản hiện hành của các cơ quan Nhà nước, cụ thể như sau:
c.1. Đối với những chương trình cho vay hộ nghèo:
- Người vay bị chết, bị mất tích không có người thừa kế, hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho người vay.
- Hồ sơ pháp lý trong trường hợp này là:
Giấy xác nhận người vay bị chết, bị mất tích theo quy định của Luật dân sự
Giấy xác nhận của chính quyền địa phương (cấp xã, phường) về người thừa kế không có khả năng trả nợ theo quy định của pháp luật.
Khế ước cho vay (bản sao có công chứng)
c.2. Đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên: Các rủi ro do nguyên nhân khách quan mà người vay không trả được nợ cho Ngân hàng là những trường hợp quy định tại Mục 5 phần II Thông tư số 97/1998/TT-BTC ngày 11/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Quĩ tín dụng đào tạo.
c.3. Đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm: Rủi ro do nguyên nhân khách quan mà người vay không trả được nợ quy định tại Tiết c Điểm 2 Mục II Thông tư liên tịch số 08/1999/TTLT ngày 15/3/1999 và Thông tư liên tịch số 16/2000/TTLT ngày 5/7/2000 của liên Bộ Tài chính- Lao động-Thương binh và Xã hội -Kế hoạch và Đầu tư.
3. Về Tổ chức thực hiện:
- Đề nghị các Sở Tài chính Vật giá và Tổ công tác liên ngành tại địa phương đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện bàn giao các chương trình trên cho NHCSXH xong trước ngày 30/6/2003.
- Số liệu bàn giao là số liệu thực tế theo biên bản bàn giao tại thời Điểm bàn giao.
- Trong tháng 5, 6/2003, Tổ công tác liên ngành tại địa phương tiến hành kiểm tra, xác nhận số tài sản bị thất thoát của từng chương trình để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các Ngân hàng và Tổ chức tài chính) trước ngày 15/7/2003.
- Đoàn công tác liên ngành của Trung ương là đại diện của các Bộ ngành liên quan tiến hành phúc tra kết quả kiểm tra của Tổ công tác liên ngành tại địa phương về số tài sản bị thất thoát của các chương trình bàn giao sang NHCSXH. Trong tháng 5, 6/2003 Đoàn công tác liên ngành của Trung ương về làm việc với các địa phương, thời gian cụ thể được thông báo như sau:
- Đề nghị Sở Tài chính Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi ngay quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành tại địa phương về Bộ Tài chính (Vụ tài chính các Ngân hàng và Tổ chức tài chính) để theo dõi và đôn đốc công việc.
- Trong quá trình triển khai nếu gặp vướng mắc, đề nghị các Sở Tài chính Vật giá phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết./.
| KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1Thông tư 97/1998/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với quỹ tín dụng đào tạo do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư liên tịch 08/1999/TT-LTBLĐTBXH-BTC-BKHĐT về việc giải quyết các dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm bị rủi ro do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành
- 3Thông tư liên tịch 16/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT sửa đổi Thông tư 08/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT về giải quyết các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm (Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm) bị rủi ro do Bộ Lao động thương binh và xã hội - Bộ tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Quyết định 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 11/2003/TT-BTC hướng dẫn việc bàn giao nhiệm vụ cho vay giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT từ Kho bạc nhà nước sang Ngân hàng chính sách xã hội do Bộ Tài Chính ban hành
Công văn số 4479 TC/TCNH ngày 02/05/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bàn giao
- Số hiệu: 4479TC/TCNH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 02/05/2003
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Thị Băng Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/05/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra