Hệ thống pháp luật

BỘ THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số 4387 TM/CSTNTN
Thị trường trong nước Tháng 9 và 9 tháng 2003

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2003

 

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Ngày 24 tháng 9 năm 2003, Tổ điều hành thị trường trong nước dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ đã họp đánh giá tình hình thị trường trong nước tháng 9 và 9 tháng năm 2003; đồng thời dự báo tình hình thị trường quý IV/2003 đối với các mặt hàng trọng yếu; Bộ Thương mại xin báo cáo nội dung cụ thể như sau:

I. NHẬN ĐỊNH CHUNG

Do thời tiết diễn biến thất thường, mưa lớn diễn ra tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ, gây ngập úng tại một số địa bàn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân; tại các tỉnh ĐBSCL năm nay nước lũ về muộn hơn mọi năm, nên vụ Hè Thu không bị ảnh hưởng do lũ. Thị trường và lưu thông hàng hoá sôi động hơn, hàng hoá phong phú, đa dạng đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm tăng ở một số nhóm hàng vào các ngày lễ, tết như: Quốc khánh 2/9; rằm Trung thư; khai giảng năm học mới... sức mua xã hội tăng đáng kể. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 9 năm 2003 ước đạt 26.434 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng 8 năm 2003. Giá cả hàng hoá trên thị trường không có biến động lớn, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 9 năm 2003 so với tháng 8 năm 2003 bắt đầu tăng 0,1%, trong đó nhóm dược phẩm - y tế có mắc tăng cao nhất là 2,7%; nhóm giáo dục tăng 2%; các nhóm khác có mức tăng từ 0,1 - 0,2%; trừ có nhóm thực phẩm và văn hoá thể thao giảm 0,1 - 0,2%; 2 nhóm: thực phẩm và phương tiện đi lại ổn định; giá vàng tăng 2,9%; giá đô la Mỹ tăng 0,1%.

Nhìn tổng quát thị trường 9 tháng đầu năm 2003 cho thấy, nền kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện gặp không ít khó khăn; diễn biến của thời tiết năm nay tuy gây tổn thất thấp hơn mọi năm, song cũng tác động không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhân dân (hạn hán kéo dài trên diện rộng, mưa lớn xảy ra tại một số tỉnh gây ngập úng), chiến tranh Irắc, dịch SARS... Chiến tranh Irắc xảy ra đã làm cho cung - cầu, giá cả thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá cả nhiều loại hàng hoá, vật tư và sản phẩm thép, phân bón, hoá chất, thuốc chữa bệnh...), đã tác động tới giá bán trong nước. Bắt đầu từ 1/7/2003 nhiều mặt hàng nhập khẩu giảm thuế theo tiến trình hội nhập. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng trở lên gay gắt, các rào cản thương mại giữa các nước ngày càng gia tăng... nhưng cung - cầu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu trong nước vẫn được đảm bảo, đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống của dân cư. Thu nhập của người nông dân tiếp tục được cải thiện, do giá nông sản được duy trì ở mức cao. Ước tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 9 tháng đầu năm 2003 đạt 227.281 tỉ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ 2003; ước tính cả năm 2003 đạt khoảng 305.596 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2002. Giá cả hàng hoá trên thị trường trong 9 tháng đầu năm (đặc biệt trong những ngày lễ, tết), nhìn chung không có biến động giá trên phạm vi rộng, tuy nhiên một số mặt hàng do tác động của các yếu tố nên có mức tăng, giảm khác nhau.

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2003 do có 5 tháng chỉ số giá giảm (T3: - 0,6%; T5: - 0,1%; T6: - 0,3%; T7: - 0,3%; T8: - 0,1%) và chỉ có 3 tháng chỉ số gia tăng (T1: + 0,9%; T2: + 2,2%; T9: - 0,1%); 1 tháng chỉ số giá ổn định (T4), nên chỉ số giá dùng 9 tháng năm 2003 chỉ tăng có 1,8% (9 tháng năm 2002 tăng 3,1%), trong đó lương thực giảm 2,3%; thực phẩm tăng 2% (9 tháng năm 2002: LT: - 0,3%; TP: + 9%). Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ 9 tháng năm 2002: LT: - 0,3%; TP: 9%). Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ 9 tháng đầu năm: vàng tăng 13,2%; đô la Mỹ tăng 1%. Theo quy luật hàng năm, chỉ số giá tiêu dùng sẽ bắt đầu tăng vào những tháng cuối năm, do sức mua xã hội tăng, khả năng tháng 10 chỉ số giá tiếp tục tăng, nhưng mức tăng không cao.

II. MỘT SỐ MẶT HÀNG TRỌNG YẾU

1. Lương thực

- Theo Bộ Nông nghiệp, đến ngày 15 tháng 9, các tỉnh phía Nam đã thu hoạch được 1,7 triệu ha lúa Hè Thu với năng suất tương đối khá (chiếm gần 80% diện tích gieo cấy) và đang tập trung gieo cấy vụ Mùa. Các tỉnh miền Bắc đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch lúa Mùa sớm và triển khai sản xuất cây vụ Đông. Mưa lớn gây ngập úng tại một số tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; trong đó Thái Bình có diện tích ngập úng lớn nhất là 64.000 ha, chiếm hơn 70% diện tích gieo cấy...

- Ước 9 tháng năm 2003 đã xuất khẩu được 3,28 triệu tấn gạo. Năm nay thị trường xuất khẩu gạo được cải thiện đã hỗ trợ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng tăng: gạo 5% tấm từ 177 USD/tấn (đầu năm) tăng lên 185 - 186 USD/Tấn (15/9), loại 25% tấm tăng trừ 162 USD/T (đầu năm) tăng lên 168 USD (15/9). Do giá gạo xuất khẩu tăng đã tác động tới giá lương thực trong nước luôn ở mức có lợi cho người nông dân.

- Tại các tỉnh Phía Bắc do ảnh hưởng của mưa lớn nên giá thóc gạo bắt đầu từ giữa tháng 9 tăng từ 100 - 150đ/kg, các tỉnh phổ biến ở mức: thóc tẻ từ 1.900 - 2.200 đ/kg, gạo tẻ thường từ 2.950 - 3.400 đ/kg.

- Các tỉnh Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ giá lúa ổn định từ 1.700 - 1.900 đ/kg; gạo tẻ thường 2.800 - 3.300 đ/kg. Thời gian tới khả năng giá lương thực sẽ nhích lên, do ảnh hưởng của mưa bão.

- Các tỉnh ĐBSCL lúa Hè Thu cơ bản đã thu hoạch xong, sản lượng lúa Hè Thu năm nay nhìn chung không bị ảnh hưởng, do lũ năm nay về muộn, nên nông dân có xu hướng hạn chế bán ra, trong khi nhu cầu xuất khẩu gạo sang Trung Đông và Châu Á tăng là nhân tố nâng đỡ giá xuất khẩu gạo và giá lương thực trong nước tiếp tục xu hướng vững giá, một vài tỉnh ĐBSCL giá lúa, gạo tăng từ 50-100 đ/kg, phổ biến ở mức: lúc Hè Thu từ 1.650 đ/kg - 1.700 đ/kg; lúa Đông xuân từ 2.000 - 2.050 đ/kg; gạo tẻ thường từ 2.600 - 3.000 đ/kg. Dự báo giá lương thực tiếp tục nhích lên, do nguồn cung giảm, trong khi nhu cầu xuất khẩu gạo tăng vững.

2. Phân bón:

Do có nhiều thông tin khác nhau về cung cầu và giá cả phân ure cho vụ Đông Xuân năm 2003/2004, ngày 18 tháng 9 năm 2003 Tổ điều hành thị trường trong nước đã có cuộc họp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính; Bộ Công nghiệp; Hiệp hội phân bón Việt Nam và Tám doanh nghiệp nhập khẩu phân urê lớn trong cả nước; sau đó Tổ đã có văn bản số 4340 TM/CSTNTN ngày 23 tháng 9 năm 2003 báo cáo Thủ tướng Chính phủ với một số nội dung cụ thể như sau:

- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Vụ Đông Xuân 2003/2004 cả nước cần 1,1, triệu tấn urê, trong đó:

+ Miền Bắc: 360.000 tấn

+ Miền Trung: 150.000 tấn

+ Miền Nam: 600.000 tấn

và Bộ Nông nghiệp tính Cân đối cung - cầu Urê cho vụ Đông Xuân 2003/2004:

+ Số phần tồn kho vụ Mùa chuyển sang: 150.000 tấn

+ Số phân đã ký hợp đồng và mở L/C: 300.000 tấn

+ Số phân dự kiến nhập khẩu từ tháng

10/2003 đến 2/2004: 860.000 tấn

Tổng cộng: 1.310.000 tấn

Các doanh nghiệp nhập khẩu lớn đều thống nhất khả năng cung ứng đủ và khẳng định sẽ không thiếu Urê cho vụ Đông Xuân 2003/2004.

- Nhu cầu tiêu dùng phân Urê từ nay đến cuối năm có đặc điểm khác với các năm trước là:

. Lượng tiêu dùng có thể cao hơn do lũ ở ĐBSCL về chậm và thời gian lũ ngắn hơn, hoặc không có lũ nên lượng phù sa ít, nhu cầu cần phân cao hơn (ước lượng Urê cần khoảng 500.000 - 600.000 tấn).

. Nếu lũ ở ĐBSCL không về thì thời gian xạ lúa ĐX sẽ lớn hơn (khoảng cuối tháng 10) nên cần được cung ứng phân Urê bón lót sớm hơn.

. Sau ngập úng ở miền Bắc thì khả năng làm hoa màu vụ Đông cũng có thể sớm hơn nên cần cung ứng phân bón sớm hơn.

- Thực tế theo các số liệu của các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lớn thì đến này (25/9/2003) đã ký được hợp đồng nhập khẩu khoảng 500.000 tấn Urê và hàng đã về khoảng trên 150.000 tấn; đến cuối tháng 9 và tháng 10, tháng 11/2003 hàng sẽ về hết số lượng trên. Như vậy, cộng với lượng tồn kho (khoảng 150.000 tấn) và tiến độ sản xuất trong nước (khoảng 50.000 tấn Urê và đáp ứng đủ các loại phân khác) cũng như thực hiện kế hoạch nhập khẩu tiếp, có thể khẳng định đủ nguồn phân bón cho Vụ Đông Xuân từ nay đến hết năm 2003 và gối đầu 2004. Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp để hàng về dúng tiến độ; Đồng thời tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường chống đầu cơ nâng giá, chỉ đạo các đơn vị nhập khẩu urê điều chuyển từ miền Bắc, miền Trung vào ĐBSCL trướng tháng 11 năm 2003.

- Về giá phân bón Urê: Hiện nay giá phân urê nhập khẩu của các doanh nghiệp khoảng 150 - 160 USD/tấn, đây cũng là mức giá đã ký hợp đồng và mở L/C. Từ đó giá bán buôn Urê đóng bao trong nước vẫn ở mức giá 2.650 - 2.680 đ/kg (giao tại cảng), nên giá bán lẻ phổ biến ở mức 2.800 - 2.900 đ/kg (vài nơi xa ở mức 3.000 đ/kg).

Tuy nhiên, do nguồn phân urê chủ yếu được nhập khẩu và nhập từ Đông Bắc Trung quốc do vận tải gặp khó khăn và khả năng đột biến của giá thị trường thế giới là rất khó lường, cần được theo dõi thường xuyên để chủ động trong việc ký hợp đồng nhập khẩu. Cuối tháng 9 năm 2003 giá phân bón trên thị trường thế giới có chiều hướng tăng: tại Trung Đông urê giao tháng 10/2003 lên mức 165 USD/FOB, hiện Trung quốc đang chào giá bán từ 160 - 164 USD/T nhưng chưa doanh nghiệp Việt Nam nào ký hợp đồng nhập khẩu theo giá đó.

Tổ đã có văn bản báo cáo và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề:

- Phân bón là vật tư chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, nên để hỗ trợ trực tiếp cho nông dân đề nghị thảm thuế VAT từ 5% như hiện nay xuống 0%. Trước mắt trong khi chờ đợi, đề nghị Bộ Tài chính cho phép giãn thời gian nộp thuế VAT đối với phân bón nhập khẩu từ 30 ngày lên 60 ngày để các doanh nghiệp có điều kiện chủ động trong việc cung ứng phân bón.

- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng Quy chế điều hành kinh doanh phân bón 2004 - 2005.

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm nay do giá thế giới tăng từ 125 - 130 USD/Tấn urê (cuối năm 2002) tăng lên 150 - 160 USD/Tấn urê (có thời điểm tăng lên 172 USD/Tấn urê) đã tác động tới gia phân bón trong nước tăng từ 2.300 - 2.500 đ/kg Urê (đầu năm) tăng lên 2.750 - 3.000 đ/kg Urê (cùng thời điểm này năm 002 ở mức 2.200 - 2.4000 đ/kg Urê). Tuy nhiên, với mức giá thóc như hiện nay thì giá phân bón chưa phải là cao( tỷ giá giữa thóc và Urê thường là 2 thóc = 1 urê).

3. Xăng dầu

- Giá xăng dầu thế giới: So với tháng 8 năm 2003, giá thế giới tháng 9 đã giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức cao, cụ thể:

Đơn vị tính: USD/thùng, Fo USD/tấn

 Mặt hàng B/Quân T8 B/Q 20 ngày T9

Xăng 92 35,95 31,50

Napta 29,67 28,04

Dầu hoả 33,58 29,51

Diesel 0,5%S 32,33 31,62

- Với mức thuế nhập khẩu hiện đang áp dụng (xăng 10%, Do: 10%, mazut: 0%, dầu hoả: 15%) và tính theo giá thế giới bình quân 20 ngày đầu tháng 9/2003 thì kinh doanh Xăng 92 lãi 422 đ/lít, Diezel lỗ 243 đ/lít. Dầu hoả lỗ 76 đ/lít, mazut lãi 35 đ/kg.

- Mặc dầu giá xăng dầu thể giới ở mức cao nhưng các doanh nghiệp đầu mỗi vẫn bảo đảm tiến độ nhập khẩu được giao. Theo báo cáo sơ bộ của các doanh nghiệp đầu mối, ước nhập khẩu 9 tháng được 7,343 triệu tấn, đạt khoảng 70% kế hoạch được giao, do đó thị trường nội địa vẫn giữ ổn định cả về nguồn và giá bán.

- Ngày 15 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định số 187/QĐ-TTg về Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu, Bộ Thương mại đang chủ động dụ thảo các văn bản hướng dẫn Quyết định để từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 thực hiện cơ chế mới được đồng bộ. Trong dài hạn giá xăng dầu trên thị trường thế giới còn diễn biến phức tạp, khả năng tiếp tục vững giá, do Tổ chức các nước sản xuất OPEC chưa có chủ trương tăng sản lượng khai thác dầu mỏ để giảm giá; tình hình chính trị ở Trung Đông vẫn chưa ổn định; nguy cơ khủng bố đang chiều hướng gia tăng ở nhiều nơi, cùng với nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng trong thời gian tới.

- Giá gas: Tuy Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí, nhà cung cấp chiếm 60% thị phần gas tại Việt Nam ngừng sản xuất 4/9 - 14/s để thực hiện bảo dưỡng, nhưng giá gas trên thị trường nhìn chung tương đối ổn định, một vài nơi chỉ tăng nhẹ do các doanh nghiệp đã có kế hoạch dự trữ gas, nguồn cung ứng đảm bảo. Hiện giá gas tại Hà Nội dao động trên dưới 122.000 đ/bình (13 kg).

4. Sắt thép

- Tháng 9 ước sản xuất thép cán của Tổng Công ty Thép và Liên doanh được 150.000 tấn, tiêu thụ ước đạt 150.000 tấn, cao hơn tháng trước nguyên nhân do mùa xây dựng đã bắt đầu. Toàn xã hội tháng 9 ước tiêu thụ trên 210.000 tấn thép xây dựng, luỹ kế chín tháng toàn xã hội ước tiêu thụ 1.715.000 tấn thép xây dựng. Thị trường thép nhìn chung vãn kém sôi động bán ra giảm so với cùng kỳ năm trước.

- Giá thép trên thị trường trong tháng nhìn chung ổn định, từ một vài nơi giảm từ 50 - 100 đ/kg, các tỉnh phổ biến ở mức: thép phi 6 Liên doanh từ 5.700 - 6.000 đ/kg. Giá bán thép xây dựng trong nước của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Thép hiện nay nhìn chung không tăng so với thời điểm giữa tháng 8 năm 2003, cụ thể giá bán buôn thép xây dựng hiện hành (chưa có VAT và đã trừ chiết khấu):

  Phía Bắc Miền Trung Phía Nam

* Thép cây: 5.424 đ/kg(-48) 5.180 đ/kg 5.250 đ/kg

* Thép cuộn 5.280 5.208 (+60) 5.300

- Giá nhập khẩu thép tấm, lá tăng nhẹ so với cuối tháng 8/2003 từ 5 - 10 USD/tấn. Tuy nhiên, giá bán trong nước lại giảm từ 100 - 200 đ/kg tại các khu vực (tại thời điểm 19/9/2003) từ 100 - 200 đ/kg tại các khu vực.

- Dự kiến trong những tháng cuối năm, tình hình tiêu thụ có thể khá hơn do đã hết mùa mưa, nhu cầu xây dựng tăng lên. Giá cả dự báo không biến động nhiều. Nhưng do hiện nay lượng thép tồn kho cả nước lên tới 230.000 tấn và các doanh nghiệp, hiện vẫn bán theo mức giá thấp hơn giá thành nên cần điều chỉnh kế hoạch sản xuất để giảm mức tồn kho (Hiệp hội Thép đã họp với các doanh nghiệp phía Bắc để bàn về giải pháp này).

- Từ ngày 1 tháng 9 năm 2003 phụ thu 4% đối với thép tấm nhập khẩu được bãi bỏ, như vậy giá thép tấm nhập khẩu có thể giảm 150 - 200đ/kg. Ngược lại các lọi thép cuộn cán nóng dày 3mm trở lên sẽ phải chịu thuế nhập khẩu 5% (trước đây không chịu thuế nhập khẩu), do vậy giá nội địa mặt hàng này có thể tăng 200 - 250 đ/kg. Điều này cũng sẽ làm tăng giá thành của các đơn vị sản xuất ống thép.

- Ước sản lượng thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam cả năm 2003 khoảng 853.000 tấn, tăng 13,6% so với 2002. Các Liên doanh đạt 933.000 tấn, tương đương năm 2002. Các Doanh nghiệp khác khoảng 1 triệu tấn, tăng 100%. Như vậy, tổng lượng thép sản xuất trong nước năm 2003 ước khoảng ,786 triệu tấn. Ước nhập khẩu năm 2003 khoảng 2,3 triệu tấn phôi và 2,5 triệu tấn thép thành phẩm. Ước tiêu thụ thép cả nước năm 2003 Khoảng 5,3 triệu tấn và dự kiến nhu cầu tiêu thụ thép năm 2004 khoảng 6 triệu tấn.

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2003 do gia phôi thép nhập khẩu tăng từ 245 USD/Tấn lên 275 - 278 USD/tấn (có thời điểm tăng lên mức 285 - 300USD/Tấn) đã tác động tới giá thép trên thị trường trong nước tăng từ 4.900 - 5.300 đ/kg lên 5.700 - 6.000 đ/kg thép XD phi 6. Tuy giá bán thép tăng nhưng do vẫn thấp hơn giá thành (chủ yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất bằng 100% phôi nhập) nên nhiều doanh nghiệp bị lỗ và do giá cao nên tiêu thụ khó khăn (theo Hiệp hội thép VN trong số 20 Công ty sản xuất thép thì có 8 Công ty đã phải bán sản phẩm dưới giá thành).

5. Xi măng

- Đang mùa mưa bão, như cầu tiêu thụ xi măng nhìn chung chưa tăng, giá xi măng trên thị trường khá ổn định trong phạm vi cả nước: xi măng PC 30 từ 750 - 780 đ/kg (phía Bắc) và 780 - 920đ/kg (phía Nam).

- Ước sản lượng sản xuất xi măng tháng 9/2003 đạt 1,680 triệu tấn (trong đó TCTy xi măng là 772.000 tấn, các Công ty liên doanh là 498.000 tấn), ước 9 tháng /2003 đạt 6,837 triệu tấn (trong đó TCTy xi măng là 7,857 triệu tấn; các Công ty Liên doanh là 5,009 triệu tấn). Ước tiêu thụ xi măng tháng 9 năm 2003 đạt 1,715 triệu tấn. Ước tiêu thụ 9 tháng/2004 tại 6,710 triệu tấn 9trong đó Tổng Công ty là 7,779 triệu tấn; các Công ty Liên doanh là 4, 946 triệu tấn). Dự kiến nhu cầu tiêu thụ Quý IV/2003 đạt 6 - 6,3 triệu tấn.

- Hiện có hiện tượng phát triển các trạm nghiền xi măng địa phương không đảm bảo chất lượng gây ô nhiễm môi trường, cần được chấn chỉnh.

- Thời gian tới nhu cầu xây dựng sẽ tăng cao (đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc), nhưng nguồn cung ứng trên thị trường tiếp tục tăng, giá xi măng sẽ không có biến động).

- Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu các tỉnh Biên giới phía Bắc kiểm tra, báo cáo tình hình xi măng nhập lậu từ Trung Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa có hiện tượng nhập lậu xi măng từ TQ sang.

6. Mía đường

- Vụ mía đường 2003/2004, hiện nay đã có 4 nhà máy tại ĐBSCL đi vào sản xuất, lượng mía ép đạt 60.000 tấn, sản xuất được 3.800 tấn đường. Lượng đường tiêu thụ tháng 9/2003 khoảng 90.000 tấn. Tồn kho cuối tháng 9 năm 2003 khoảng 15 - 20.000 tấn đường. Tháng 10 sẽ cho thêm 2 nhà máy nữa đi vào sản xuất nên đủ nguồn cung ứng cho tiêu dùng tháng 10/2003.

- Trên thị trường giá đường nhìn chung ổn định, trừ một vài tỉnh ĐBSCL giá đường tăng: Cần Thơ; Đồng Tháp đường kết tinh loại 1 tăng 200 đ/kg lên mức 5.000 đ/kg, đường RE các tỉnh phố biến ở mức từ 4.800 - 5.500 đ/kg.

7. Muối

- Tổng Công ty Muối đã chỉ đạo các thành viên tích cực tiêu thụ muối cho diêm dân, 9 tháng đầu năm, lượng muối Tổng Công ty mua vào ước đạt 237.700 tấn muối, bằng 59% KH; lượng muối bán ra ước đạt 196.000 tấn, bằng 55% KH (ước cả năm mua vào 300.000 tấn, bán ra 280.000 tấn).

- Theo Tổng Công ty Muối: Ước sản lượng sản xuất cả nước 9 tháng năm 2003 đạt 696.158 tấn muối (cả năm khoảng 750.000 tấn); nhập khẩu 9 tháng 80.000 tấn (cả năm khoảng 100.000 tấn). Tiêu thụ cả nước năm 2003 đạt khoảng 750.000 tấn, trong đó cho tiêu dùng dân cư 450.000 tấn, cho công nghiệp 200.000 tấn và dự trữ lưu thông 100.000 tấn.

- Nếu năm 2002 giá mua muối tăng giảm mạnh (đầu năm ở mức cao như miền Bắc 740 đ/kg, miền Trung 750 đ/kg, miền Nam 440đ/kg và thấp ở cuối năm như miền Bắc 400 đ/kg, miền Trung 440 đ/kg, miền năm 265 đ/kg) thì năm 2003, giá mua muối trên thị trường lại luôn ổn định ở mức thấp: miền Bắc 380 đ/kg, miền Trung 260 đ/kg; miền Nam 300 đ/kg.

8. Thuốc chữa bệnh

Nhìn chung thị trường thuốc tân dược những ngày cuối tháng 8 và 20 ngày đầu tháng 9 năm 2003 có biến động mạnh về giá cả. Cụ thể:

- Đối với thuốc nội: Giá thuốc trong nước sản xuất nhìn chung không biến động nhiều.

- Đối với thuốc nhập khẩu: Giá có xu hướng tăng, chủ yếu là thuốc nhập của Mỹ. Pháp. Cụ thể, qua thống kê khoảng gần 100 mặt hàng thuốc tăng giá cho thấy:

+ Loại thuốc tăng 5% so với giá cũ (như Diprospan inj, Mikrrolismi lớn, nhỏ...), Các loại biệt dược điều trị viêm gan, tiểu đường như Glucopluze, Diamicron cũng tăng nhẹ từ 1.000 - 2.000 đ/vỉ...

+ Loại thuốc giá tăng trung bình từ 10 - 35% (điển hình như thuốc Tergynan trước có 46.000 đồng/hộp 10 viên nay lên 60.000 đồng/hộp, thuốc chích giảm đau Dectaneyl trước 34.000 đ/lọ thì nay tăng lên 50.000 đ/lọ, thuốc Novalgin cũng tăng từ 3.000 - 4.000 đ/hộp và một số loại thuốc kháng sinh...).

Trong thời điểm này việc tăng giá chủ yếu do phản ứng của thị trường trước chủ trương niêm yết giá thuốc từ ngày 1 tháng 10 năm 2003 vì nếu niêm yết giá thấp thì sản phẩm sẽ gặp trở ngại trong vấn đề lưu thông, không đến được thị trường trong cả nước. Theo ý kiến của một số doanh nghiệp dược trong nước cho biết, giá nguyên liệu thuốc hiện nay đang tiếp tục giảm, chẳng hạn giá nguyên liệu vitamin C đã giảm từ 15 USD/kg xuống còn 3 - 6 USD/kg, Bộ Khoa học và Công nghệ, Paracetamol... đều giảm. Nhưng để thuốc lưu thông được đến cả nước theo tinh thần thông tư 08 của Liên Bộ, và dự phòng các biến động tăng giá nhập nên bắt buộc phải niêm yết giá bán cao. Dự báo giá thuốc trong tháng 10 sẽ còn tăng (Đặc biệt là thuốc nhập ngoại).

- Ngày 15 tháng 8 năm 2003, Hiệp hội sản xuất và kinh doanh Dược Việt Nam đã có công văn số 182/HHD-VP yêu cầu “... Các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất cần nghiên cứu quy định giá bán lẻ thống nhất trên toàn quốc và sản xuất cần nghiên cứu quy định giá bán lẻ thống nhất trên toàn quốc cho từng sản phẩm theo quy định tại Khoản a, Điểm 3, Chương 2 của Thông tư, lưu ý phải đảm bảo cho sản phẩm được lưu hành thông suốt trên thị trường toàn quốc nhưng không làm giá bán lẻ dược phẩm tăng cao đột biến”.

Tháng 9/2003, nhóm dược phẩm - y tế có mức tăng giá cao nhất là 2,7% (nhóm dược phẩm - y tế từ đầu năm đến nay là nhóm hàng có chỉ số giá tăng liên tục - trừ tháng 6/2003 - cụ thể: tháng 1 tăng 0,7%; tháng 2 tăng 0,5%; tháng 3 tăng 8,1%; tháng 4 tăng 2,6%; tháng 5 tăng 1,3%; tháng 7 tăng 0,4%; tháng 8 tăng 0,3% và tháng 9 tăng 2,7%. Tổ điều hành thị trường trong nước Đề nghị Bộ Y tế báo cáo cụ thể tình hình tăng giá Thuốc hiện nay và các giải pháp nhằm bình ổn ngay giá thuốc, bảo đảm nhu cầu thuốc chữa bệnh với mức giá hợp lý cho người bệnh để Tổ làm tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

9. Giấy

- Từ đầu tháng 7 năm 2003: Công ty Giấy Bãi Bằng - đơn vị lớn nhất của Tổng Công ty Giấy Việt Nam - tạm ngừng sản xuất để đầu tư nâng cấp nên lượng giấy sản xuất trong tháng 9 năm 2003 của TCT thấp hơn so với các tháng trước, đạt khoảng 13.219 tấn giấy các loại (riêng giấy in, giấy viết khoảng 7.080 tấn).

- Do đã bước vào năm học mới nên giấy sản xuất trong nước tiêu thụ tốt, lượng tồn kho của TCT giảm xuống chỉ còn 24.000 tấn (tính đến 15/9) trong đó chủ yếu tồn ở khâu lưu thông.

- Hiện nay giá giấy thế giới đang ở mức cao (khoảng 680 - 700 USD/T) nên lượng nhập tháng 9 năm 2003 chỉ khoảng 30.000 tấn (trong đó giấy in, viết chỉ 1.500 tấn, giấy in báo 1.800 tấn).

- Giá cả thị trường giấy tháng 9 năm 2003 có xu hướng tăng nhẹ, một phần do Công ty Giấy Bãi Bằng ngừng sản xuất, một phần do giá thế giới cao. Để đáp ứng đủ nhu cầu giấy in (đặc biệt là giấy in báo), giấy viết cho thị trường. TCT Giấy đã phân công cho các đơn vị Tân Mai, Đồng Nai, Việt Trì, Bình An, Vạn điểm tăng cường sản xuất để bù đắp sự thiếu hụt, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất.

- Ước 9 tháng sản xuất giấy trong nước đạt 457.000 tấn, nhập khẩu khoảng 330.000 tấn giấy các loại nhập khoảng 47.000 tấn bột giấy, xuất khoảng 60.000 tấn giấy các loại.

III. VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA TỔ.

1. Trong tháng tổ đã làm việc với Bộ Công nghiệp về cân đối cung cầu và thị trường các mặt hàng thép, giấy, phân bón; với Bộ Xây dựng về mặt hàng Xi măng. Theo kế hoạch Tổ đề nghị các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế bố trí lịch làm việc để Tổ làm việc tiếp các mặt hàng Lương thực, Mía đường, Phân bón, Muối và thuốc chữa bệnh - Trong tháng 10/2003 Tổ phải hoàn chỉnh Tờ trình Chính phủ về “Cân đối cung - cầu và thị trường các mặt hàng trọng yếu năm 2004”.

2. Trước tình hình thị trường phân bón có nhiều thông tin khác nhau. Tổ đã họp với các bộ ngành và 8 doanh nghiệp nhập khẩu lớn để đánh giá chính xác tình hình. Tổ đã có văn bản báo cáo Chính phủ.

3. Trước tình hình Giá thuốc chữa bệnh tăng cao, Tổ đề nghị Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các ngành liên quan mời Hiệp hội Dược, các Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc lớn họp bàn tìm giải pháp khắc phục ngay cuối tháng 9 năm 2003 để có Tờ trình báo cáo Chính phủ cụ thể.

4. Các thành viên của Tổ và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đều cho rằng thị trường, giá cả các mặt hàng trọng yếu rất nhạy cảm nên đề nghị Chính phủ có ý kiến chỉ đạo kịp thời việc đưa các thông tin về vấn đề này cần thận trọng hơn, tránh gây các dư luận không tốt, ảnh hưởng xuất tới hiệu quả kinh doanh của nền kinh tế và đời sống nhân dân.

Kính trình Thủ tướng Chính phủ.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Phan Thế Ruệ

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 4387 TM/CSTNTN ngày 25/09/2003 của Bộ Thương mại về việc thị trường trong nước tháng 9 và 9 tháng 2003

  • Số hiệu: 4387TM/CSTNTN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 25/09/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Thương mại
  • Người ký: Phan Thế Ruệ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/09/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản