Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4186/TM-PC | Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2002 |
Kính gửi: | - Thủ tướng Chính phủ, |
Bộ Thương mại đã nhận được ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc xử lý lô hàng nhập khẩu 10.000 tấn phân Urê (văn bản số 2745/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 5 năm 2002) và văn bản số 484/TH3 ngày 3 tháng 5 năm 2002 của Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp 3 (Centrimex) báo cáo về việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 89 ngày 23 tháng 5 năm 2002" khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp 3 tại Hà Nội"; Công văn số 14443/PTM-PC của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Công văn số 2275-CV/PC 16-Đ4 ngày 08 tháng 10 năm 2002 của Công an thành phố Hà Nội. Về việc này, bộ Thương mại xin có ý báo cáo Chính phủ và các cơ quan liên quan như sau:
Bộ Thương mại cho rằng, trong vụ tranh chấp về hợp đồng số 661/17120 ngày 17 tháng 7 năm 2000 ký giữa Công ty HELM (Đức) và CENTRIMEX, có nhiều bên liên quan tới trách nhiệm đối với sự việc đã xảy ra, đó là Công ty HELM, ngân hàng BHF (Đức), Công ty Vận tải biển nước ngoài, Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam và CENTRIMEX.
Để bảo đảm tính toàn diện và khách quan khi xem xét vụ việc này, Bộ thương mại xin được lưu ý một số sự việc sau đây:
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5524/VPCP-KTTH ngày 18 tháng 12 năm 2000 về biện pháp giải quyết lô hàng nhập khẩu phân bón của CENTRIMEX, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công an và Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã tổ chức cuộc họp ngày 05 tháng 11 năm 2001. Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, Ngành liên quan, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 89/NHNN-PC ngày 06 tháng 02 năm 2001 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc nhất trí với quan điểm của Bộ Tài chính, Bộ Công an và đề nghị với Thủ tướng Chính phủ "Cho phép Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam khởi kiện Ngân hàng BHF về việc ghi nợ tài khoản của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam mở tại Ngân hàng BHF" nhưng cho đến nay Ngân hàng NNo& PTNT Việt Nam vẫn chưa khởi kiện Ngân hàng BHF. Việc Ngân hàng NNo& PTNT Việt Nam ra lệnh giữ bộ chứng từ không chuyển trả cho Công ty HELM thông qua Ngân hàng BHF và ra lệnh thanh toán (nhưng Sở Giao dịch I không thực hiện) là không phù hợp với quy định của Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ. Bởi vậy chủ tàu DEWAN I đã khởi kiện Ngân hàng NNo& PTNT Việt Nam ra lệnh giữ bộ chứng từ không chuyển tra cho Công ty HELM thông qua Ngân hàng BHF và ra lệnh thanh toán (nhưng Sở Giao dịch I không thực hiện) là không phù hợp với quy định của Quy tắc thực hiện thống nhất về tín dụng chứng từ. Bởi vậy chủ tàu DEWAN I đã khởi kiện Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam trước tòa án xin bán đấu giá lô hàng lấy lại chi phí.
- Trước hết, tại Văn bản số 1003/TP-PLQT&HTQT ngày 01 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tư pháp gửi Sở Giao dịch I Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã nêu rõ "Việc Ngân hàng BHF ghi nợ vào tài khoản của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam trong khi tranh chấp liên quan đến việc này chưa được giải quyết là không phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động thương mại. Pháp luật về dân sự và thương mại của Việt Nam cũng quy định việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp đang có tranh chấp chỉ được thực hiện sau khi có quyết định của cơ quan tài phán."
- Về phía CENTRIMEX, Công ty này đã tiến hành khởi kiện Công ty HELM tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam. Ngày 03 tháng 10 năm 2001, tại Uỷ ban Trọng tài xét xử vụ kiện của CENTRIMEX đối với Công ty HELM, Công ty HELM đã ghi nhận những tổn thất của CENTRIMEX và đã chấp nhận trả cho CENTRIMEX 37.000 USD và 1.876 USD tiền án phí.
- CENTRIMEX đã tiến hành khởi kiện Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội để đòi lại 1.157.665.300 đồng tiền ký quỹ mở Thư tín dụng. Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 15/TA tạm đình chỉ vụ án và có Văn bản số 1069 ngày 09 tháng 11 năm 2001 gửi Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội để tham khảo ý kiến về việc vụ án có dấu hiệu hình sự hay không để xét xử.
- Liên quan đến vụ việc này, Bộ Công an đã giao nhiệm vụ cho cục Bảo vệ An ninh Kinh tế (A17) theo dõi và tham gia từ đầu với các cơ quan có liên quan để xử lý. Sau khi được Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội hỏi ý kiến, Cục Bảo vệ An ninh kinh tế đã có văn bản trả lời số 1699/ANKT-P6 ngày 06 tháng 12 năm 2001 nêu rõ "chúng tôi chưa tiến hành bất cứ hoạt động tố tụng nào và chưa có căn cứ chứng minh tội phạm. Đề nghị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành xét xử theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Trong quá trình xem xét, nếu phát hiện tội phạm, kính đề nghị Quý Tòa chuyển cơ quan điều tra".
- Tại Công văn của Bộ Thương mại số 291/TM-PC ngày 20 tháng 12 năm 2001 gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại đã nhất trí với ý kiến của Cục Bảo vệ An ninh kinh tế đề nghị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử theo trình tự và thủ tục xét xử các vụ án kinh tế.
Từ những sự việc nêu trên và căn cứ vào chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Thương mại kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan xem xét, chỉ đạo để vụ việc được tiếp tục xử lý theo trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Công văn số 4186/TM-PC ngày 14/10/2002 của Bộ Thương mại về việc lô hàng nhập khẩu 10.000 tấn phân urê
- Số hiệu: 4186/TM-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 14/10/2002
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Mai Văn Dâu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/10/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra