Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4155/TCHQ-KTTT | Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2009 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Ngày 20/4/2009 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tổng cục đã tổ chức tập huấn Thông tư này cho cán bộ chủ chốt trong ngành và đã giải quyết các câu hỏi do Cục Hải quan các địa phương và một số doanh nghiệp nêu liên quan đến các nội dung về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (ghi tại phụ lục kèm theo công văn này), yêu cầu các đơn vị tổ chức quán triệt, thực hiện. Các vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính và sẽ có văn bản trả lời các địa phương sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ.
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện./
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
PHẦN THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
(Kèm theo công văn số 4155/TCHQ-KTTT ngày 13 tháng 7 năm 2009)
Điều | ĐƠN VỊ | NỘI DUNG VƯỚNG MẮC | GIẢI ĐÁP |
Điều 6: Hàng hóa XK, NK thương mại | HQ Gia Lai – Kon Tum HQ Hải phòng Hải quan Lào Cai HQ Điện Biên | 1. Khó xác định hàng hóa XK, NK nhằm mục đích thương mại của tổ chức, cá nhân (không có mã số thuế) quy định tại khoản 8. Bên cạnh đó cần xem xét việc hàng hóa của tổ chức và các cá nhân được đề cập tại khoản 8 Điều 6, nếu không có mã số thuế thì việc nhập dữ liệu trên hệ thống máy tính sẽ không thực hiện được. Kiến nghị: Chuyển khoản 6 Điều 8 của Thông tư về Phần III của Thông tư. | 1. Căn cứ hồ sơ hải quan để xác định việc khai của người khai hải quan. Thực tế hiện nay tất cả các tổ chức cá nhân đều có mã số thuế, do đó cơ quan hải quan vẫn nhập mã số thuế theo quy trình XNK Thương mại. Những trường hợp chưa có mã số thuế thì người khai hải quan có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan (Cục CNTT&TK hải quan) cấp 01 mã số tạm để quản lý, theo dõi việc chấp hành pháp luật về thuế. |
2. Để thực hiện được việc cập nhật dữ liệu vào hệ thống máy tính cần phải có mã số thuế của doanh nghiệp (DN). Đề nghị có hướng dẫn cụ thể. | 2. Mã số thuế của DN đã được hướng dẫn tại điểm 3, phần I Thông tư số 85/2007/TT ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính. | ||
3. Về “hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức (không có mã số thuế, mã số kinh doanh XNK) của cá nhân”. Tại điểm 8, Điều 6 của Thông tư mở tờ khai hải quan loại nào. | 3. Hướng dẫn người khai hải quan sử dụng tờ khai HQ/2002/NK. | ||
Điều 8: Xác nhận trước xuất xứ hàng hóa NK. | HQ Cao Bằng | Xác nhận trước xuất xứ: Theo quy định tại điểm a.1 khoản 1, trên đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ phải mô tả giá FOB của hàng hóa và giá CIF của nguyên liệu. Tuy nhiên, hàng giao theo điều kiện DAF thì không có giá FOB hoặc CIF để khai báo, trong trường hợp này sẽ sử dụng giá nào để khai báo? | Theo Quy chế xuất xứ thực hiện các Hiệp định FTAs, thông tin về trị giá hàng hóa được sử dụng để tính toán hàm lượng xuất xứ của hàng hóa là trị giá FOB, CIF. Đây là 02 điều kiện cơ sở giao hàng thường được sử dụng đối với trường hợp hàng được vận chuyển phổ biến. Trường hợp hàng được vận chuyển bằng đường bộ, thì có thể sử dụng giá DAF. Trong thương mại quốc tế, các nước sử dụng những điều kiện giao hàng nhất định tùy thuộc vào phương tiện vận chuyển và các thỏa thuận với nhau, do vậy, Thông tư chỉ quy định sử dụng giá FOB là trị giá theo điều kiện giao hàng được sử dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế và theo các quy định tại FTA. |
Điều 9: Xem hàng hóa trước khi khai hải quan | HQ Hải Phòng | 1. Cần quy định rõ: Chủ hàng phải thông báo bằng văn bản gửi Chi cục Hải quan để cử công chức giám sát theo quy định. Đồng thời quy định rõ công chức hải quan giám sát việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan là: Công chức bộ phận nào (công chức kiểm tra thực tế hàng hóa hay công chức giám sát)? | 1. Hướng dẫn Doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem hàng trước. Việc phân công công chức hải quan nào giám sát việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan là trách nhiệm của lãnh đạo Chi cục Hải quan. |
| 2. Thông tư chưa đề cập đến trường hợp sau khi xem hàng, hàng hóa không đủ điều kiện niêm phong hải quan thì xử lý thế nào? Đề xuất: Giao DN và chủ kho chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa. | 2. Trường hợp sau khi xem hàng, hàng hóa không đủ điều kiện niêm phong hải quan thì công chức hải quan giám sát lập biên bản chứng nhận giao người giữ hàng tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa. | |
HQ Thừa Thiên Huế | 3. Tại khoản 3 Điều 9 quy định “khi xem trước hàng hóa … có công chức HQ giám sát”. Đề nghị hướng dẫn rõ 1 hay 2 công chức HQ giám sát. | 3. Việc cử 01 hay 02 Công chức giám sát do Lãnh đạo Chi cục HQCK quyết định. | |
HQ Cao Bằng | 4. Đối với CK biên giới đường bộ chưa có hệ thống kho để lưu giữ hàng hóa thì việc thực hiện xem trước hàng hóa khi khai HQ sẽ gặp nhiều khó khăn, vì: không có chủ giữ kho, mà hàng hóa chỉ nằm trong địa bàn quản lý của HQ. | 4. Hàng hóa giao tại cửa khẩu biên giới đường bộ giữa người mua và người bán trong địa bàn quản lý Hải quan thì công chức Hải quan giám sát việc xem trước hàng hóa giữa người mua và người bán. | |
Điều 10: Khai hải quan | HQ Thừa Thiên Huế; HQ Đồng Tháp, HQ Hải Phòng | 1. Tại khoản 1 Điều 10 quy định “Việc khai HQ được thực hiện theo mẫu TKHQ”, vậy thực hiện theo mẫu tờ khai hiện nay hay mẫu mới do Bộ Tài chính quy định. Đề nghị Bộ Tài chính ban hành để đảm bảo an toàn, bảo mật và thống nhất, tránh việc làm giả, không nên thiết kế mẫu giao người khai hải quan tự in ấn và khai báo. Trong khi chờ mẫu tờ khai mới đề nghị TCHQ cho phép vẫn sử dụng tờ khai HQ/2002 do HQ phát hành. | 1. Thực hiện theo công văn số 3640/TCHQ-GSQL ngày 22/6/2009 của Tổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn có liên quan. |
| HQ Thanh Hóa; HQ Hải Phòng | 2. Quy định “… Ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hóa (bản lược khai hàng hóa),…” Nhưng tại điều 11 lại không quy định người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình bản lược khai hàng hóa để cơ quan hải quan từ chối đăng ký tiếp nhận (đối với trường hợp trước 30 ngày hàng hóa đến cửa khẩu) hoặc là xử lý vi phạm (đối với trường hợp sau 30 ngày hàng hóa đến cửa khẩu). Đề nghị Tổng cục bổ sung vào Quy trình thủ tục: yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình và nộp bản sao Thông báo hàng đến của cơ quan vận tải. | 2. Trường hợp nghi ngờ hoặc DN vi phạm thời hạn làm thủ tục HQ, cơ quan HQ có thể yêu cầu DN xuất trình Giấy báo hàng đến hoặc Lệnh giao hàng để kiểm tra. Không yêu cầu DN nộp bản sao Thông báo hàng đến của cơ quan vận tải. |
| HQ Thanh Hóa: | 3. Đối với Chi cục HQ ngoài cửa khẩu, không được cung cấp kịp thời bản lược khai hàng hóa thì xác định như thế nào? Có thể căn cứ thời hạn tàu đến theo Lệnh giao hàng của Hãng tàu được không? | 3. Trường hợp nghi ngờ hoặc DN vi phạm thời hạn làm thủ tục HQ, cơ quan HQ có thể yêu cầu DN xuất trình Giấy báo hàng đến hoặc Lệnh giao hàng để kiểm tra. |
| HQ TP. Hồ Chí Minh; Bình Định; Quảng Nam HQ Hải Phòng | 5. Điểm b Khoản 3 “… cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác định thực tế hàng hóa … chuyển đổi mục đích sử dụng…”. Vậy việc kiểm tra của cơ quan Hải quan sẽ thực hiện ở đâu, tại doanh nghiệp hay yêu cầu doanh nghiệp đưa hàng đến trụ sở cơ quan hải quan để kiểm tra. Nếu kiểm tra tại DN thì trong trường hợp DN nằm ngoài địa bàn quản lý của Chi cục thì Chi cục đó có được phép đến doanh nghiệp để kiểm tra không? | 5. Căn cứ Điều 16 Luật Hải quan, yêu cầu doanh nghiệp đưa hàng hóa đến địa điểm kiểm tra hải quan đã được cơ quan hải quan công nhận để kiểm tra. |
Điều 11: Hồ sơ hải quan | HQ Bình Dương | 1. Tại khoản 1 quy định: Người khai HQ phải nộp hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Điều này gây phiền hà và bộ hồ sơ HQ thêm nhiều chứng từ. | 1. Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1 công văn số 8908/BTC-TCHQ ngày 22/6/2009 của Bộ Tài chính. |
| HQ Hải Phòng | 2. Khoản 2 điểm d: Vận tải đơn hàng nhập khẩu. Vướng mắc: chưa quy định rõ vận đơn do cơ quan nào phát hành (hãng tàu, người chuyên chở hay Fowarder). | 2. Việc phát hành Vận tải đơn do người vận chuyển ký phát được quy định cụ thể tại Điều 86, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005. |
|
| 3. Điểm c khoản 2 có quy định: “Hóa đơn thương mại (trừ hàng hóa nêu tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này): nộp 01 bản chính”. Đề nghị xem lại theo khoản 8 Điều 6, thì những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại có giá trị lớn, đơn lẻ (VD: ô tô, máy móc thiết bị…) vẫn có hóa đơn thương mại, việc nộp hóa đơn thương mại là phù hợp. | 3. Có hóa đơn thì phải nộp kèm hồ sơ hải quan. |
| HQ Lào Cai | 4. Tại điểm e2, khoản 2 yêu cầu khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan phải nộp bản chính Giấy đăng ký kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra đối với hàng hóa NK thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật. Tuy nhiên, chứng từ này có thể được cấp theo từng hợp đồng, mỗi hợp đồng có thể được NK nhiều lần theo nhiều tờ khai tại nhiều Chi cục, mỗi lần NK không thể nộp bản chính. Đề nghị chỉ nộp bản chính khi NK lần đầu, các lần sau nộp bản sao y, cơ quan HQ lập Phiếu theo dõi. | 4. Không chấp nhận, vì các loại giấy này được cấp cho từng lần nhập khẩu, theo từng vận đơn và chỉ có giá trị cho từng lần nhập khẩu. Trường hợp đăng ký tờ khai 01 lần, xuất nhập khẩu nhiều lần thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 40 Thông tư 79/2009/TT-BTC. |
|
| 5. Tại điểm e.6 khoản 2 quy định việc nộp 01 bản gốc C/O. Trường hợp hàng hóa NK qua CK đường bộ, C/O cấp cho cả lô hàng được NK nhiều lần dẫn đến nộp bản gốc C/O không phù hợp cho những lần NK sau. Đề nghị nộp bản sao cho những NK tiếp theo, cơ quan HQ theo dõi trừ lùi. | 5. Theo Quy chế xuất xứ thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTAs), mỗi C/O được cấp cho một lô hàng NK, cho một chuyến vận chuyển. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp cụ thể như hàng nhập khẩu, từ kho ngoại quan và hàng hóa được đăng ký tờ khai 1 lần nhập khẩu nhiều lần thì thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan (công văn số 749/TCHQ-GSQL ngày 31/01/2007; công văn số 1946/TCHQ-GSQL ngày 05/04/2007; công văn số 3485/TCHQ-GSQL ngày 23/07/2008; công văn số 2511/TCHQ-GSQL ngày 08/05/2009). |
| HQ TP. Hồ Chí Minh | 6. Đề nghị trong hồ sơ làm thủ tục hải quan cần có Giấy giới thiệu để xác định nhân thân, ràng buộc trách nhiệm của người làm thủ tục hải quan. | 6. Việc này Tổng cục Hải quan tiếp thu, nghiên cứu xử lý khi sửa đổi, bổ sung Thông tư số 79/2009/TT-BTC |
| HQ Đăk Lăk | 7. Hàng hóa do DN trong khu phi thuế quan nhập vào khu, DN không xuất trình C/O mẫu D (do được miễn thuế NK), nhưng khi xuất vào nội địa thì người NK có được dùng C/O mẫu D này để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt hay không (lúc này người XK và NK thực tế khác so với trên C/O). | 7. Nếu C/O còn thời hạn hiệu lực, thì có thể sử dụng chính C/O cấp lúc đầu (nếu nhập khẩu nguyên lô hàng vào nội địa); nếu chỉ đưa một phần lô hàng vào nội địa, phần còn lại tiếp tục XK đi nước thành viên khác hoặc C/O sắp hết hiệu lực thì xin cấp C/O giáp lưng cho phần thực nhập tại BQL khu CN, KCX. |
| HQ Tây Ninh | 8. Theo khoản d.2, thì C/O có được trừ lùi cho từng lần NK không hay chỉ giải quyết cho hàng hóa ở lần NK đầu tiên? | 8. Nếu có lý do chính đáng, cơ quan Hải quan sẽ xem xét chấp nhận C/O cho phần hàng hóa đó. Đây không phải là C/O được trừ lùi. |
Điều 12: Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan | HQ Quảng Ninh | 1. Tại điểm c.4 Khoản 1 đề nghị cho ví dụ cụ thể về cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc khai bổ sung để có căn cứ thực hiện | 1. Khoản 3, Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 đã giao trách nhiệm cho Chi cục trưởng căn cứ từng vụ việc cụ thể, tình hình thực tế và giải trình của người HQ để chấp nhận nội dung khai bổ sung. |
HQ Bình Dương | 2. Tại mẫu số 2 Phụ lục VI chỉ đề cập đến nội dung khai bổ sung, chưa có việc sửa chữa tờ khai | 2. Tại điểm a khoản 3 Điều 12 đã quy định bộ hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung. Theo đó, việc sửa chữa, hoặc khai bổ sung đều thực hiện trên mẫu số 2. | |
| HQ TP. Hồ Chí Minh HQ Đồng Nai | 3. Đề nghị TCHQ có hướng dẫn cụ thể về việc sửa chữa tờ khai hải quan trước khi quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (tờ khai chưa được đăng ký). Đối với những sai sót nhỏ không liên quan đến thuế và không quy định trong mẫu khai báo bổ sung thì cho phép doanh nghiệp sửa chữa bằng hình thức sửa trực tiếp trên tờ khai, ký tên và đóng dấu correct. | 3. Việc sửa chữa tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và điểm a, khoản 1, Điều 12 Thông tư số 79/2009/TT-BTC, Chi cục trưởng chấp nhận việc sửa chữa tờ khai hải quan trên tờ khai bổ sung. Đối với tờ khai chưa đăng ký với cơ quan hải quan thì hướng dẫn DN khai lại tờ khai khác. |
Điều 14: Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan | HQ Thừa Thiên Huế | 1. Tại khoản 4 quy định “Trong quá trình làm thủ tục hải quan … chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra”. Nhưng hiện nay, Tổng cục quy định không cho chuyển ngược luồng. | 1. Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 7, bước 1, phần I Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng XNK thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009. |
HQ Điện Biên; | 2. Theo TT79 thì việc kiểm tra hồ sơ sẽ được thực hiện trước khi đăng ký tờ khai. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 16 Luật HQ lại quy định là: Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; Kiểm tra hồ sơ hải quan,… | 2. Thực hiện theo Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng XNK thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009. | |
| HQ Bình Dương | 3. Điểm d: Kiểm tra xuất xứ hàng hóa căn cứ vào thực tế hàng hóa … Vướng mắc: Không có căn cứ đối với hồ sơ luồng xanh, vàng để kiểm tra. | 3. Thông tư số 79 quy định việc kiểm tra xuất xứ phải căn cứ vào thực tế hàng hóa và hồ sơ hải quan. Đây là nguyên tắc chung của việc kiểm tra xuất xứ, tùy từng trường hợp sẽ áp dụng hình thức kiểm tra, trình tự kiểm tra sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại quy trình kiểm tra xuất xứ sẽ ban hành sau. |
| HQ Hải Phòng | 4. Tại điểm d.2 khoản 2 quy định việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa trong trường hợp có nghi ngờ. Đề nghị hướng dẫn thêm mức thuế suất tạm áp dụng khi tính thuế đối với trường hợp này, trong thời gian chờ xác minh. | 4. Thực hiện theo quy định tại Thông tư 45/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế suất ưu đãi đặc biệt. Theo đó, trong khi chờ kết quả xác minh, áp dụng thuế suất MFN; nếu không đủ điều kiện áp dụng MFN thì áp dụng thuế suất thông thường. |
Điều 15: Lấy mẫu, lưu mẫu, lưu hình ảnh hàng hóa NK | HQ Bình Dương HQ Quảng Nam | 1. Lấy mẫu sản phẩm gia công xuất khẩu nhằm mục đích gì. | 1. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, nếu có nghi ngờ về định mức hoặc chủng loại nguyên liệu mà không cần thiết phải giữ cả lô hàng lại chờ kiểm tra thì lấy mẫu sản phẩm để tiến hành kiểm tra sau thông quan. |
HQ Long An | 2. Quy định việc bàn giao mẫu tại điểm c khoản 3 Điều 15: Khi bàn giao mẫu phải có Biên bản giao và ký xác nhận. Đề nghị không cần Biên bản bàn giao mẫu mà ghi rõ trên Phiếu lấy mẫu. | 2. Việc bàn giao mẫu đã được ghép vào mục II của phiếu lấy mẫu, cụ thể thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1127/QĐ-TCHQ ngày 03/6/2009 của Tổng cục Hải quan (Mẫu 2-PLM/2009) | |
Điều 16: Giám sát hàng hóa XK, NK, quá cảnh; PTVT XC, NC, quá cảnh | HQ Hải Phòng | 1. Đề nghị TCHQ bổ sung quy trình quy định việc xếp dỡ hàng hóa NK trên phương tiện vận tải nhập cảnh đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan và quy định việc chuyển tải hàng hóa theo Điều 53 Luật Hải quan. Ngoài ra: Do điều kiện địa lý của cảng Hải Phòng phụ thuộc rất nhiều vào mực thủy triều, các phương tiện vận chuyển hàng nhập khẩu có mớn nước lớn trước khi vào cập cảng thường phải neo tại các vùng neo như: Hạ Long, Ninh Tiếp, Bạch Đằng, Lan Hạ để xếp dỡ hàng hóa NK trên phương tiện vận tải nhập cảnh đang trong thời gian chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan sang các phương tiện thủy nội địa, vận chuyển (sang mạn hàng hóa) về cảng Hải Phòng chờ làm tiếp thủ tục hải quan. | 2. Việc giám sát hải quan: Tổng cục Hải quan đang xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ và biện pháp giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo từng loại cửa khẩu. Dự kiến làm trước đối với cửa khẩu quốc tế cảng biển. |
Điều 25: Thông quan hàng hóa | HQ Lào Cai | 2. Đề nghị hướng dẫn việc xác nhận thông quan trên tờ khai hải quan HQ2002/NK đối với trường hợp tạm giải phóng hàng, chờ kết quả giám định theo điểm b khoản 1. | 2. Xác nhận tạm giải phóng hàng, chờ kết quả giám định lên ô 37 tờ khai HQ/2002-NK (xem hướng dẫn tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009). |
HQ Quảng Ninh | 3. Theo quy định tại khoản 1.b: Lãnh đạo Chi cục hải quan chỉ xác nhận hàng hóa “đã làm thủ tục hải quan” lên tờ khai hải quan cơ sở kết luận về chất lượng của cơ quan kiểm tra khi người khai hải quan nộp bổ sung vào hồ sơ hải quan kết luận về chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, đối với trường hợp một tờ khai hải quan có nhiều mặt hàng, trong đó có một số mặt hàng thuộc diện kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan hải quan sẽ ghi “hàng chờ kết quả kiểm tra chất lượng” đối với những mặt hàng này, còn những mặt hàng khác thì thông quan ngay sau khi người khai hải quan hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Như vậy thời điểm đóng dấu xác nhận “đã làm thủ tục hải quan” là thời điểm nào? | 3. Tại đoạn 2, điểm b, khoản 1, Điều 25 đã quy định rõ khi “tiếp nhận kết quả kiểm tra”. Thời điểm đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” sau khi có kết luận về chất lượng hàng hóa của cơ quan kiểm tra. | |
| HQTP. Hồ Chí Minh | 4. Khoản 1b quy định Lãnh đạo Chi cục Hải quan ghi “hàng chờ kết quả kiểm tra chất lượng” lên tờ khai hải quan là quá chi tiết, khó thực hiện cho lãnh đạo chi cục tại cửa khẩu có nhiều tờ khai. Đề nghị được sử dụng dấu có khắc chữ “hàng chờ kết quả kiểm tra chất lượng” để đóng dấu lên tờ khai. Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận. | 4. Đồng ý thực hiện theo đề xuất của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, được sử dụng dấu nghiệp vụ có khắc chữ “Hàng chờ kết quả kiểm tra chất lượng” để đóng lên tờ khai hải quan sau khi Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận. |
| HQTP. Hồ Chí Minh | 5. Trường hợp hàng hóa được thông quan trên cơ sở kết quả giám định thì kết quả giám định này được áp dụng cho các lô hàng của chính loại hàng đó do các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu sau đó tại cùng Chi cục Hải quan. Vậy chứng thư giám định đó có được áp dụng cho lô hàng khác của chính doanh nghiệp đó nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác không? | 5. Yêu cầu thực hiện đúng quy định tại khoản 3 điều 25; không áp dụng đối với Chi cục Hải quan khác. |
Điều 26: Xác nhận thực xuất đối với hàng XK | HQ Quảng Ninh | 1. Căn cứ vào vận đơn nào: Vận đơn đã sếp hàng lên tàu hay vận đơn nhận hàng để xếp? Giấy tờ tương đương vận đơn có được chấp nhận không? vận đơn bản chính, bản copy hay surrendered để xác nhận hàng hóa đã thực xuất khẩu? | 1. Khoản 1 điều 26 đã quy định: căn cứ vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. |
| HQ Bình Dương | 2. Doanh nghiệp có phải nộp những giấy tờ nêu tại điểm 1 trên đây cho cơ quan hải quan để lưu cùng hồ sơ hay không? Ngày thực xuất là ngày ghi trên vận đơn hay ngày phương tiện vận tải xuất cảnh? | 2. DN không phải nộp, chỉ xuất trình cho cơ quan Hải quan vận tải đơn khi xác nhận thực xuất. Khi tiếp nhận hồ sơ, chứng từ doanh nghiệp xuất trình, công chức hải quan được phân công phải thực hiện ngay việc xác nhận thực xuất và trả hồ sơ cho doanh nghiệp chậm nhất 01 giờ kể từ khi nhận đủ hồ sơ, ghi rõ số vận đơn, ngày vận đơn, ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải vào ô 27 tờ khai hải quan xuất khẩu, ký đóng dấu công chức vào ô này. Ngày thực xuất là ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh ghi trên vận đơn. |
| HQ Hải Phòng | 3. Việc xác nhận thực xuất đối với hàng hóa xuất khẩu theo khoản 1 Điều 26: Đề nghị làm rõ “căn cứ vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải (B/L)” có phải là chỉ xác nhận thực xuất khi hàng đã được xếp lên PTVT (tức là khi có bản lược khai hàng hóa) hay không? Nếu phải chờ khi xếp hàng lên PTVT sẽ gây ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu | 3. Việc xác nhận thực xuất là căn cứ vào B/L và Invoice do DN xuất trình, DN chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ xuất trình với cơ quan hải quan. Cơ quan HQ căn cứ vào các chứng từ này để xác nhận thực xuất, không cần chờ đến khi có bản lược khai hàng hóa. |
| HQ Quảng Ngãi | 4. Khoản 1 quy định việc xác nhận thực xuất đối với hàng hóa XK do Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện sẽ dẫn đến chậm trễ do luân chuyển hồ sơ, nhất là hàng gia công, SXXK sẽ không thể nộp hồ sơ thanh khoản đúng hạn. Đề nghị quy định chặt chẽ, cụ thể trách nhiệm của từng Chi cục Hải quan trong trường hợp này. | 4. Việc xác nhận thực xuất nhằm tạo điều kiện cho DN được thực hiện ngay tại cửa khẩu xuất khi DN hoàn thành thủ tục xuất và nhận vận đơn tại cửa khẩu. Trách nhiệm của HQCK xuất là xác nhận ngay khi DN có đề nghị và nộp hồ sơ xác nhận thực xuất nêu tại các điểm 1,2,3 kể trên. |
| HQTP. Hồ Chí Minh | 5. Đề nghị TCHQ hướng dẫn cụ thể việc xác nhận thực xuất đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu bưu điện; cần quy định về thời gian bắt buộc doanh nghiệp chứng thực xuất. | 5. Đối với hàng bưu chính và chuyển phát nhanh, thống nhất thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư 79/2009/TT-BTC. Cụ thể, nếu hàng được làm thủ tục hải quan qua Bưu cục ngoại dịch xuất qua cửa khẩu nào thì Hải quan cửa khẩu đó xác nhận xuất (đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ…) |
| HQ Đồng Nai | 6. Kiến nghị hàng hóa xuất khẩu DN đã thực hạ bãi thì Hải quan cửa khẩu xác nhận thực xuất ngay mà không yêu cầu DN cung cấp vận tải đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải (B/L), hóa đơn thương mại (commercial invoice) để xác nhận hàng hóa đã thực xuất khẩu nhằm giảm chi phí, tránh ách tắc hàng hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. | 6. Vấn đề xác nhận thực xuất đối với hàng xuất khẩu đã được cân nhắc nhiều phương án khi dự thảo Thông tư 79/2009/TT-BTC. Phương án hướng dẫn tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC là khả thi hơn, vì hải quan cửa khẩu xuất thực hiện xác nhận ngay khi DN nộp hồ sơ là tạo thuận lợi cho DN xuất khẩu như điểm 4 kể trên. Quá trình thực hiện sẽ xem xét khi sửa đổi Thông tư số 79/2009/TT-BTC. |
Điều 27: Hủy tờ khai | HQ Quảng Ngãi HQ Điện Biên HQ Cao Bằng HQ Đồng Tháp | 1. Điểm b Khoản 1 quy định về việc hủy tờ khai HQ khi quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký mà DN không xuất trình được hàng hóa XK, NK để cơ quan HQ kiểm tra thực tế. Quy định này không phù hợp với trường hợp như tại Điện Biên, do điều kiện đường quá xa hoặc vì lý do khác, DN không thể xuất trình hàng để HQ kiểm tra theo thời hạn hiệu lực của tờ khai, trong khi HQCK nhập đã giám sát cho hàng vào. | 1. Yêu cầu Hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu kỹ khoản 1, Điều 27 Thông tư số 79/2009/TT-BTC để thực hiện. Trường hợp có lý do bất khả kháng dẫn đến vận chuyển quá 15 ngày thì báo cáo Tổng cục Hải quan cho ý kiến giải quyết từng trường hợp cụ thể. |
|
| 2. Về việc hủy tờ khai: Đối với trường hợp hàng hóa XK (hàng không có thuế XK) đã đăng ký tờ khai XK và hoàn thành thủ tục XK (chưa có xác nhận thực xuất) nhưng vì lý do nào đó mà không thể XK được thì xử lý như thế nào? | 2. Điểm a.1, khoản 1, Điều 27 quy định: “chưa đưa hàng đến cửa khẩu xuất” thì hủy tờ khai; thủ tục hủy theo khoản 2 Điều 27. |
|
| 3. Tại điểm a.1 quy định “Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu mà người khai hải quan chưa đưa hàng đến cửa khẩu xuất”. Đề nghị giải thích khái niệm “CK xuất” là CK xuất cuối cùng hay nơi Chi cục HQ ngoài CK đăng ký làm thủ tục XK chuyển CK. | 3. Cửa khẩu xuất là cửa khẩu nơi hàng hóa xuất khẩu được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. |
Điều 32 Thủ tục HQ NK nguyên liệu, vật tư | HQ Cao Bằng | Tại điểm c.4 khoản 2 quy định đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa XK, NK sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may. | Việc khai báo đơn vị tính phải thống nhất theo danh mục hàng hóa XK, NK và tờ khai nhập khẩu để phục vụ việc thanh khoản. Nếu là đơn vị tính khác thì phải quy đổi. |
Điều 33 Thủ tục đăng ký, điều chỉnh định mức nguyên liệu, vật tư và đăng ký sp XK | HQ Hải Phòng | 1. Điểm b Khoản 3 việc điều chỉnh định mức phải thực hiện trước khi làm thủ tục XK lô sản phẩm có định mức điều chỉnh: Đề nghị hướng dẫn thêm, vì thực tế có nhiều trường hợp sau khi doanh nghiệp xuất khẩu mới phát hiện ra sai sót đề nghị sửa; | 1. Việc điều chỉnh định mức của một sản phẩm được thực hiện trước khi xuất khẩu. Do đó, DN không được điều chỉnh định mức sau khi đã XK sản phẩm. Tuy nhiên, có thể được điều chỉnh giảm mà không được điều chỉnh tăng đối với hàng gia công được hướng dẫn tại công văn số 9003/BTC-TCHQ ngày 24/6/2009 của Bộ Tài chính. |
| 2. Tại khoản 1 quy định: Doanh nghiệp đăng ký… tại một Chi cục Hải quan (nơi doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất), quy định như trên sẽ dẫn đến việc khó quản lý của cơ quan hải quan. Đề nghị nên có hướng dẫn “nơi doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất”. | 2. Việc đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập sản xuất xuất khẩu, DN được lựa chọn một Chi cục HQ nơi thuận tiện nhất. DN tự xác định thế nào là nơi thuận tiện. | |
|
| 3. Tại điểm b Khoản 3 quy định: Trường hợp do thay đổi mẫu mã chủng loại hàng hóa xuất khẩu… thì doanh nghiệp phải khai báo và điều chỉnh lại định mức với cơ quan hải quan chậm nhất 15 ngày trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Quy định này cứng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. | 3. Do trường hợp này DN thay đổi mẫu mã, phát sinh thêm loại nguyên liệu, vật tư nên quy định DN phải khai báo trước 15 ngày để cơ quan HQ có đủ thời gian để kiểm tra định mức nếu có nghi ngờ. |
|
| 4. Tại Khoản 6 quy định: Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì việc đăng ký, điều chỉnh định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Điều này. Theo quy định thì việc khai báo và đăng ký định mức phải được thực hiện trước khi xuất khẩu sản phẩm. Do đó, không thể thực hiện được. Đề xuất: Bỏ cụm từ “đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài”. | 4. Quy định này thể hiện chỉ khi thực xuất khẩu mới đủ điều kiện hoàn thuế, việc đăng kỳ điều chỉnh định mức cần phải đăng ký trước khi xuất khẩu. |
Điều 34 Thủ tục hải quan XK sản phẩm | HQ Hải Phòng | Trường hợp DN đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm theo loại hình SXXK tại Chi cục hải quan khác, không phải là Chi cục đã làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu và đăng ký danh mục, đăng ký định mức sản phẩm thì thủ tục thanh khoản trên máy tính thực hiện như thế nào? | TCHQ ghi nhận và sẽ có hướng dẫn cụ thể. Giao Cục CNTT và TKHQ chủ trì, Vụ Giám sát quản lý và Vụ Kiểm tra thu thuế phối hợp đề xuất. |
Điều 37 thủ tục HQ đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất | HQ Hải Phòng HQ Đồng Tháp HQ An Giang HQ Quảng Bình | 1. Tại điểm 2b: Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan: Đề nghị hướng dẫn rõ giám sát bằng phương pháp gì? | 1. Giám sát bằng biên bản bàn giao giữa khâu tạm nhập với khâu tái xuất. Sử dụng mẫu biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu. Tổng cục Hải quan sẽ hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ giám sát. |
2. Tại điểm c Khoản 1 quy định: Hàng hóa tạm nhập-tái xuất là hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu thì phải lưu giữ trong khu vực cửa nhập khẩu, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụng như đối với hàng chuyển cửa khẩu. Để đảm bảo quản lý về hải quan cũng như quản lý của các cơ quan chuyên ngành, đề nghị đối với hàng nhập khẩu có điều kiện cũng phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu. | 2. Điểm c khoản 1 không áp dụng đối với hàng nhập khẩu có điều kiện. Do vậy, thực hiện theo quy định hiện hành. | ||
|
| 3. Hàng tạm nhập là hàng rời sau đó đóng bao bì tái xuất, việc đóng bao bì theo đúng quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ và được thể hiện rõ trong hợp đồng xuất khẩu thì có được phép làm thủ tục tái xuất hay không? | 3. Được làm thủ tục tái xuất. Quá trình đóng hàng rời vào bao để tái xuất phải chịu sự kiểm tra, giám sát của hải quan. Biện pháp kiểm tra, giám sát do Lãnh đạo Chi cục quyết định; kết quả kiểm tra, giám sát được ghi trên Lệnh hình thức mức độ kiểm tra hải quan và trên tờ khai hải quan theo quy định. |
|
| 4. Điểm b khoản 2 quy định: Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan HQ…” Tuy nhiên, theo điều 13 Nghị định số 154 thì hàng hóa tạm nhập không thuộc loại hàng hóa chịu sự giám sát của hải quan. | 4. Thực hiện theo Điều 12 Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định giám sát đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất. |
|
| 5. Việc giám sát hàng tạm nhập trong một số trường hợp là không thể thực hiện được như: mặt hàng cát xây dựng vận chuyển bằng sà lan, tạm nhập qua một cửa khẩu, nhưng lại tái xuất tại một cửa khẩu khác. Đề nghị hướng dẫn những lô hàng tạm nhập-tái xuất không đảm bảo yêu cầu niêm phong hải quan có được làm thủ tục không. Nếu được thì làm thủ tục như thế nào, trách nhiệm của hải quan cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất trong việc kiểm tra, giám sát lô hàng. | 5. Giám sát bằng biên bản bàn giao như đối với hàng chuyển cửa khẩu. |
Điều 38: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu | HQ Hải Phòng HQ Điện Biên | 1. Tại khoản 2 quy định: … cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đề nghị hướng dẫn rõ thủ tục hải quan, phương pháp giám sát đối với loại hình này. | 1. Giám sát bằng biên bản bàn giao đối với hàng chuyển cửa khẩu. |
| 2. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu đều phải đưa ra khỏi lãnh thổ VN tại cửa khẩu nhập, tức là hàng từ nước thứ 3 chuyển khẩu qua Hải Phòng, tái xuất qua CK Ma Lu Thàng (Lai Châu) đều phải làm thủ tục HQ tại Hải Phòng. | 2. Thủ tục nhập chuyển khẩu tại Hải Phòng thì xuất chuyển khẩu cũng tại Hải Phòng; không được xuất ở cửa khẩu khác. | |
Điều 39: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK để thực hiện Hợp đồng gia công. | HQ Bình Dương | Một số vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài: - Địa điểm làm thủ tục hải quan - Về thời điểm đăng ký định mức xuất khẩu. - Thời hạn hủy hợp đồng gia công không có hoạt động xuất nhập khẩu: - Thủ tục lấy mẫu nguyên vật liệu. - Về việc chuyển nguyên phụ liệu sang hợp đồng gia công khác hoặc chuyển cho đối tác khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công. | Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 3833/TCHQ-GSQL ngày 30/6/2009 về giải đáp vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 116/2008/TT-BTC và công văn số 9003/BTC-TCHQ ngày 24/6/2009. |
Điều 40: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK đăng ký tờ khai một lần | HQ Quảng Bình | Điểm b khoản 5 quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần. Đề nghị hướng dẫn cụ thể hơn về thủ tục kiểm tra đối với loại hình này. | Mỗi tờ khai đăng ký một lần chỉ có một Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Trường hợp đăng ký tờ khai 1 lần, XK, NK nhiều lần thì tùy theo tình hình thực tế hàng hóa của từng lần XK, NK Lãnh đạo Chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra cho phù hợp với từng làn và ghi vào mặt sau phiếu theo dõi hàng hóa NK/XK từng lần ban hành kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-TCHQ ngày 03/6/2009 của Tổng cục Hải quan. |
Điều 41: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ | HQ Đồng Nai | Kiến nghị không bắt buộc doanh nghiệp ghi nội dung địa điểm giao hàng trên hóa đơn GTGT như hướng dẫn tại Thông tư 79/2009/TT-BTC mà chỉ ghi nội dung địa điểm giao hàng trên tờ khai hải quan XNK tại chỗ. | Yêu cầu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC. Tổng cục Hải quan sẽ xem xét khi sửa đổi Thông tư này. |
Điều 43: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển | HQ Hải Phòng | 1. Tại điểm a Khoản 1 quy định: Hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển phải được khai hải quan trên cùng một tờ khai theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định… Tuy nhiên, đến nay Tổng cục Hải quan vẫn chưa ban hành mẫu tờ khai này. | 1. Mẫu tờ khai trung chuyển đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-TCHQ ngày 03/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. |
HQ Hải Phòng | 2. Đề nghị hướng dẫn cụ thể đối với thuật ngữ khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam | 2. Khu vực trung chuyển container được giải thích tại điểm 2.b, khoản 2, mục I Thông tư liên tịch số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT ngày 17/02/2004. | |
Điều 44: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa, PTVT ra vào khu phi thuế quan | HQ Hà Tĩnh | 1. Tại khoản 1: “Hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan”. Tại khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo có cư dân cư trú, nếu phải khai báo, làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa do cư dân mua từ nội địa mang vào khu kinh tế cửa khẩu để tiêu dùng hoặc hàng hóa có xuất xứ thuần túy trong khu kinh tế cư dân đưa vào nội địa để tiêu dùng thì gây ách tắc và phiền hà cho người dân. | 1. Thủ tục hải quan quy định tại Điều 44 không áp dụng đối với hàng hóa do cư dân cư trú trong khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo đưa vào, đưa ra khu kinh tế cửa khẩu này. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa của cư dân trong khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 45/2008/TT-BTC ngày 05/6/2008 của Bộ Tài chính. |
|
| 2. Theo khoản 5: Đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa thì doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định. Tại Khu KTCK Cầu Treo phát sinh trường hợp doanh nghiệp trong Khu KTCK Cầu Treo nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Khu KTCK, sau đó trực tiếp mang hàng vào nội địa để tiêu thụ, doanh nghiệp này có được làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa không? việc khai trên tờ khai thực hiện như thế nào? | 2. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan và nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Khu KTCK Cầu Treo hoạt động theo quy chế khu phi thuế quan do đó phải thực hiện theo đúng quy định. Theo đó, khi đưa hàng từ Khu KTCK Cầu Treo vào nội địa, doanh nghiệp trong Khu KTCK Cầu Treo là người xuất khẩu, không làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa được, doanh nghiệp trong Khu KTCK Cầu Treo phải ký hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng đại lý bán hàng với doanh nghiệp nội địa. |
|
| 3. Tại khoản 8 quy định giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra, đi qua khu phi thuế quan. Đề nghị Tổng cục Hải quan quy định thêm và hướng dẫn chi tiết hơn về cách thức, phương pháp giám sát, niêm phong (nếu có) đối với các trường hợp hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan đi qua Khu KTCK Cầu Treo vào nội địa hoặc tạm lưu kho tại Khu KTCK Cầu Treo trước khi đưa vào nội địa. | 3. Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài đi qua khu phi thuế quan vào nội địa đã được quy định tại điểm b, điểm c, khoản 8, Điều 44 Thông tư số 79/2009/TT-BTC; việc giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu tạm thời lưu kho tại Khu KTCK Cầu Treo trước khi đưa vào nội địa đã được hướng dẫn tại điểm 1.a công văn số 3775/TCHQ-GSQL ngày 26/6/2009; phương thức giám sát đã được quy định tại khoản 1, Điều 26 Luật Hải quan. |
|
| 4. Tại khoản 9 quy định về thủ tục hải quan và giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể về việc làm thủ tục hải quan, theo dõi, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải ra vào khu phi thuế qua cổng B khu KTCK Cầu Treo. | 4. Việc làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua Khu KTCK Cầu Treo thực hiện tại cổng A (cửa khẩu quốc tế Cầu Treo); tại cổng B chỉ thực hiện việc giám sát hải quan, không làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải này. |
|
| 5. Hàng hóa của các doanh nghiệp trong khu KTCK Cầu Treo xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài qua cửa khẩu Cầu Treo (cổng A) được làm thủ tục đăng ký tờ khai tại Hải quan cổng A hay hải quan cổng B (bộ phận trực tiếp quản lý khu kinh tế). Trường hợp mở tờ khai xuất khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo hoặc nhập khẩu vào khu kinh tế (qua cổng A) có phải thực hiện như hàng chuyển cửa khẩu không? | 5. Khu KTCK Cầu Treo do Chi cục Hải quan cửa khẩu Cầu Treo quản lý, việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong Khu KTCK Cầu Treo tại Hải quan cổng A hay Hải quan cổng B do Chi cục Hải quan cửa khẩu Cầu Treo tổ chức thực hiện cụ thể theo quy định đối với từng loại hình XNK, đảm bảo thuận tiện cho doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan và phù hợp với yêu cầu giám sát quản lý của Hải quan. Hàng hóa vận chuyển trong nội bộ một khu phi thuế quan thì không phải làm thủ tục chuyển cửa khẩu. |
| HQ Quảng Trị | 6. Việc thu thuế phần vượt tiêu chuẩn theo khoản 7: Theo cách 1: HQ cổng B chỉ thu được nếu hàng qua cổng B. Nếu đi qua đường biên là không thu được. Theo cách 2: Ủy nhiệm cho DN thu: Đối tượng mua hàng miễn thuế trong Khu TMĐB Lao Bảo gồm: khách du lịch và cư dân, hiện tại chưa có quy định tiêu chuẩn, định lượng mua hàng miễn thuế của cư dân sống trong khu KT-TMĐB Lao Bảo. | 6. Để thực hiện có hiệu quả việc thu thuế tại cổng B đối với hàng hóa mua tại cửa hàng, siêu thị trong Khu KT-TMĐB Lao Bảo đưa vào nội địa, Hải quan Quảng Trị phải phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu tại địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hàng hóa thẩm lậu qua đường biên 2 bên cổng B. Việc ủy nhiệm cho doanh nghiệp thu thuế quy định tại tiết d.2, điểm d, khoản 7, Điều 44 áp dụng cho hàng hóa do khách tham quan du lịch vào khu phi thuế quan mua đưa vào nội địa. Tại khoản 7, Điều 44 quy định 02 cách thu thuế đối với hàng hóa do khách tham quan du lịch mua tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa; Hải quan Quảng Trị căn cứ vào tình hình thực tế tại Khu TMĐB Lao Bảo để lựa chọn cách thu thuế cho phù hợp. Việc thu thuế đối với hàng hóa do cư dân cư trú trong Khu TMĐB Lao Bảo mua đưa vào nội địa thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 74/2005/TT-BTC. |
|
| 7. Khoản 10 về việc báo cáo thanh khoản: Tại Khu TMĐB Lao Bảo, việc báo cáo thanh khoản chỉ là hình thức, không phục vụ cho mục đích quản lý thuế và cơ quan HQ cũng không có cơ sở, căn cứ để quản lý hàng NK vào Khu TMĐB Lao Bảo. Đề nghị thủ tục hải quan áp dụng tại Khu TMĐB Lao Bảo thực hiện theo Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg và Thông tư số 74/2005/TT-BTC. | 7. Vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3340/TCHQ-GSQL ngày 09/6/2009 trả lời Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. |
| HQ Gia Lai – Kon Tum | 8. Khu phi thuế quan chưa thể xây dựng hàng rào cho toàn bộ khu mà chỉ đầu tư xây dựng trước một phần khu phi thuế quan trong khu vực đầu tư, nếu khu vực đầu tư đáp ứng được điều kiện để hoạt động theo quy định hiện nay thì có được phép hoạt động theo quy chế khu phi thuế quan không? | 8. Nếu khu vực đã đầu tư xây dựng của khu phi thuế quan (cụ thể là Khu thương mại và công nghiệp thuộc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y) đáp ứng đủ điều kiện áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thì hàng hóa ra, vào khu vực này được áp dụng chính sách thuế và thủ tục hải quan đối với khu phi thuế quan. |
Điều 45: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK của DNCX | HQ Hải Phòng HQ Bình Dương HQ Bình Phước HQ Đồng Nai | 1. Tại điểm c, khoản 2: Đề nghị có hướng dẫn về việc luân chuyển nguyên liệu vật tư, hàng hóa của một (01) DNCX có nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau nằm trong các khu công nghiệp, khu kinh tế khác nhau. | 1. Tại điểm c khoản 1 Điều 45 quy định: Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX thì không phải làm thủ tục hải quan. |
2. Điểm b.2, khoản 4 quy định về thủ tục thanh khoản nguyên vật liệu của DNCX, đề xuất: |
| ||
| 2.1. Thời hạn phải nộp hồ sơ thanh khoản của DNCX theo loại hình SXXK chậm nhất vào ngày 30 của tháng đầu quý sau. | 2.1. Về thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản đối với loại hình SXXK yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng hướng dẫn tại điểm b.2, khoản 4, Điều 45, Thông tư số 79/2009/TT-BTC. | |
|
| 2.2. Bổ sung “Phiếu tiếp nhận hồ sơ thanh khoản” vào hồ sơ thanh khoản hàng quý của DNCX để làm cơ sở xử lý nếu doanh nghiệp vi phạm thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản. | 2.2. Sử dụng “Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan” ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009, không cần thiết phải bổ sung thêm “Phiếu tiếp nhận hồ sơ thanh khoản”… |
|
| 2.3. Bổ sung hướng dẫn đối với trường hợp vật tư tiêu hao, vật tư đóng gói như Pallet, dầu bôi trơn, chất tẩy rửa… không tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất sản phẩm XK mà DNCX không xây dựng được định mức (hiện nay đang thực hiện theo công văn số 6594/TCHQ-GSQL ngày 22/11/2007 của TCHQ). | 2.3. Về hướng dẫn đối với trường hợp vật tư tiêu hao không tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước mắt vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 6594/TCHQ-GSQL ngày 22/11/2007 củc TCHQ. |
|
| 3. Đề nghị có hướng dẫn cụ thể để phân biệt giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. | 3. Điều 21, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định: DNCX được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư, do vậy, căn cứ để xác định doanh nghiệp thuộc loại hình DNCX là Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp. |
|
| 4. Theo khoản 1e, Điều 45 quy định về giám sát DN chế xuất: Hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan. Do DNCX không nằm tập trung trong khu chế xuất, nên việc quy định giám sát như Thông tư rất khó thực hiện. Đề nghị: Thực hiện như trước đây, cơ quan Hải quan không thực hiện giám sát trực tiếp đối với DNCX nằm ngoài Khu chế xuất. Cơ quan Hải quan quản lý hàng hóa XNK của DNCX trên cơ sở xuất, nhập, tồn và áp dụng các biện pháp kiểm soát, kiểm tra sau thông quan khi cần thiết. | 4. Việc này giao cho Cục trưởng Cục Hải quan căn cứ tình hình cụ thể để xem xét quyết định việc giám sát, không bắt buộc. |
|
| 5. DN nội địa xuất hàng cho DN khu chế suất thì mở tờ khai theo loại hình nào? Tờ khai tại chỗ hay tờ khai kinh doanh? | 5. Tại điểm d, khoản 3 Điều 45 Thông tư số 79/2009/TT-BTC đã hướng dẫn cụ thể thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu từ nội địa vào DNCX thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. |
|
| 6. Điểm c.1 và tiết d, khoản 3 Điều 45 quy định thủ tục hải quan đối với việc mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thương mại. Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị đối với hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa làm thủ tục hải quan theo các bước và sử dụng tờ khai của loại hình XNK tại chỗ như trước đây đã quy định tại công văn số 6690/TCHQ-GSQL ngày 28/11/2007. | 6. Yêu cầu thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC |
Điều 47: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom hàng lẻ | HQ Hải Phòng HQ Bình Dương | 1. Thủ tục hải quan đối với việc vận chuyển hàng hóa đưa vào, đưa ra kho CFS: Đề nghị TCHQ quy định thêm trường hợp hàng hóa đưa vào, đưa ra kho CFS do cùng một Chi cục Hải quan quản lý; | 1. Vấn đề này được hướng dẫn trong Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu |
| 2. Đề nghị có hướng dẫn sự phân biệt giữa kho CFS ngoài cửa khẩu với các kho hàng cảng (chứa hàng lẻ) trong cửa khẩu và đề nghị TCHQ ban hành thêm quy trình hàng hóa gửi kho CFS, quy định quản lý hải quan đối với các địa điểm kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu (Vì địa điểm kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu thường bao gồm kho CFS và bãi chứa hàng). | 2. Tổng cục đang tiến hành rà soát đối với địa điểm kiểm tra hàng hóa, trạm thu gom hàng lẻ (CFS) và sẽ có hướng dẫn cụ thể sau | |
|
| 3. Việc đóng ghép chung cont chưa được quy định tại TT79 đề nghị Doanh nghiệp được đóng ghép cont xuất khẩu theo hướng nếu cùng một Chi cục thì giao Chi cục trưởng QĐ, nếu do hai Chi cục trở lên thuộc một Cục HQ thì do Cục trưởng QĐ, nếu do hai Cục HQ trở lên thì đóng hàng tại cửa khẩu xuất hoặc tại kho CFS | 3. Khoản 2 đã hướng dẫn cụ thể hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan hoặc hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện tại kho CFS. |
Điều 48: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị TN-TX TX-TN để phục vụ thi công công trình... | HQ Bình Phước | Doanh nghiệp đăng ký tờ khai tạm xuất phương tiện vận tải phục vụ dự án, sau khi thực hiện xong Doanh nghiệp làm thủ tục tạm xuất có văn bản đề nghị tặng phương tiện vận tải này cho đối tác. | Thực hiện theo hướng dẫn tại điều 48 như hàng xuất nhập khẩu thương mại và có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu. Thanh khoản tờ khai phương tiện vận tải này trên tờ khai tạm xuất và Doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo quy định. |
Điều 49 Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp TN-TX, TX-TN khác | HQ Khánh Hòa | 1. Theo quy định tại điểm a.2 khoản 1, thì đại lý hãng tàu có được phép khai báo và làm thủ tục tại Chi cục HQ cảng có tàu biển nước ngoài sửa chữa hay phải làm thủ tục tại CK nhập hàng. | 1. Đại lý hãng tàu làm thủ tục nhập hàng tại cửa khẩu nhập, vì lô hàng NK không nhằm mục đích thương mại. |
HQ Lào Cai | 2. Về loại hình tạm nhập hàng hóa dự hội triển lãm. Khi DN (cá nhân) nước ngoài tham dự hội chợ triển lãm tại VN trực tiếp khai hải quan cho hàng hóa NK thì không có mã số thuế để nhập vào máy cơ quan HQ không thể theo dõi và thanh khoản tờ khai. | 2. Doanh nghiệp (cá nhân) nước ngoài tham dự Hội chợ triển lãm tại Việt Nam không được phép nhập khẩu trực tiếp hàng hóa mà phải làm thủ tục nhập khẩu thông qua đơn vị tổ chức hội chợ. | |
|
| 3. Đối với giấy mời tham dự hội chợ, triển lãm: DN không xuất trình được giấy mời trực tiếp tham gia hội chợ triển lãm của ban tổ chức hội chợ triển lãm đối với DN tham dự hội chợ mà chỉ xuất trình được giấy mời của các cơ quan khác như Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến thương mại hoặc DN chuyên tổ chức hội chợ triển lãm. Như vậy các giấy mời trên có được coi là giấy tờ hợp lệ không. | 3. Các giấy mời của Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến thương mại được coi là giấy tờ hợp lệ. |
|
| 4. Đối với quy định hồ sơ hải quan phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức hội chợ triển lãm: khi tham gia hội chợ triển lãm doanh nghiệp không xuất trình được quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì xử lý như thế nào? | 4. Quy định này là cơ sở để thực hiện chính sách đối với hàng hóa triển lãm. Do vậy, phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không có thì làm thủ tục hải quan như hàng hóa XNK bình thường. |
| HQTP. Hồ Chí Minh | 5. Đề nghị TCHQ có hướng dẫn cụ thể thủ tục hải quan đối với linh kiện, phụ tùng để sửa chữa theo Hợp đồng chế độ hậu mãi (qua cửa khẩu bưu điện) | 5. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đều phải thực hiện theo quy định thống nhất trong phạm vi cả nước, không phân biệt qua cửa khẩu bưu điện hay cửa khẩu khác; |
|
| 6. Hồ sơ Hải quan đối với hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập dự hội chợ triển lãm không có hợp đồng thương mại thì làm thủ tục như thế nào? Vì hàng hóa dự hội chợ triển lãm không có hợp đồng thương mại. | 6. Không yêu cầu nộp hợp đồng thương mại. |
Điều 50: Thủ tục hải quan đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng | Cục Hải quan Cần Thơ | Tại điểm b khoản 2 Điều 50: Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được thực hiện thủ tục không | Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu cũng được làm thủ tục nếu thuận tiện cho doanh nghiệp. |
Điều 51 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã XK nhưng bị trả lại | HQ Hải Phòng | 1. Nếu nhập sản phẩm gia công để tái chế sau đó xin tiêu hủy hoặc tiêu thụ nội địa thì giải quyết như thế nào. | 1. Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, c, khoản 1, Điều 51. |
HQ Khánh Hòa | 2. Về hồ sơ đối với hàng hóa đã XK nhưng tái NK trả lại có quy định: Văn bản của nước ngoài thông báo hàng bị trả lại: nộp 01 bản chính. Trên thực tế các DN hay giao dịch bằng email, vậy bản email có được chấp nhận là bản chính không? | 2. Bản email không phải là bản chính. Cơ quan Hải quan có thể chấp nhận bản email để làm thủ tục hải quan nhưng Doanh nghiệp phải xuất trình bản chính theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP về việc nợ một số chứng từ khi làm thủ tục hải quan. | |
| HQ Cần Thơ | 3. Tại điểm a.4, khoản 4, Điều 51 và khoản 2, Điều 119 quy định về việc nộp bản thông báo của phía nước ngoài chưa thống nhất: Dẫn đến khi hồ sơ hoàn tất thủ tục hải quan sẽ có 1 bản chính và 1 bản sao văn bản của bên nước ngoài thông báo trả hàng, đề nghị đã nộp bản chính thì không phải nộp bản sao khi nộp hồ sơ hoàn thuế. | 3. Điều 51 hướng dẫn về bộ hồ sơ khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 119 hướng dẫn về bộ hồ sơ hoàn thuế nếu thời điểm hoàn thuế thực hiện cùng lúc với thời điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì không yêu cầu phải nộp thêm bản sao. |
Điều 52 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã NK nhưng phải TX trả lại cho khách hàng nước ngoài, TX sang nước thứ 3, hoặc TX vào khu PTQ | HQ Đồng Tháp | TTHQ đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại cho khách hàng nước ngoài, tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan. Đề nghị giải thích: Trường hợp DN nhập kinh doanh, sau đó xuất kinh doanh sang nước thứ ba. Vì đối với trường hợp này thì bản chất là hàng kinh doanh TNTX, nếu quy định nơi làm thủ tục xuất sang nước thứ ba tại CK nhập thì rất khó khăn cho DN. | Nếu HQ Đồng Tháp khẳng định bản chất là hàng kinh doanh TNTX thì nội dung kiến nghị không áp dụng quy định tại Điều 52. |
Điều 55: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan | HQ các tỉnh Cần Thơ, Bình Dương; BR Vũng Tàu; Hải Phòng, Thanh Hóa; Hải Phòng, Quảng Ninh. | 1. Điểm b mục 4: Thủ tục HQ đối với hàng từ kho ngoại quan vào nội địa: Đề nghị hướng dẫn bộ hồ sơ nhập khẩu có phải nộp bộ chứng từ đã làm thủ tục nhập KNQ không? | 1. Bộ hồ sơ nhập khẩu vào nội địa phải kèm tờ khai nhập kho ngoại quan (bản sao y bản chính) để chứng minh nguồn gốc cũng như địa điểm đang lưu giữ, bảo quản hàng hóa. |
2. Về thủ tục hàng đưa ra, đưa vào kho ngoại quan tại khoản 1 quy định “Hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan trong khu công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất lân cận”. - Theo HQ Bình Dương, căn cứ điều 18 NĐ154 thì hàng hóa gửi kho ngoại quan được phép chuyển CK. Đề nghị thực hiện theo NĐ154. - Theo HQ Hải Phòng, căn cứ điều 25 NĐ154 thì hàng hóa đưa vào kho ngoại quan bao gồm “hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu”. - HQ Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại: Nghị định số 154/2005/NĐ-CP nghĩa là không hạn chế phạm vi hoạt động của KNQ trong khu công nghiệp, nhằm tránh ách tắc hàng hóa, giảm chi phí và phục vụ thuận lợi cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. | 2. Hàng hóa gửi kho ngoại quan tại các khu công nghiệp và lân cận đã được hướng dẫn, giải thích tại công văn số 8909/BTC-TCHQ ngày 22/6/2009 của Bộ Tài chính. | ||
|
| 3. Hải quan Thanh Hóa đề nghị giải thích: Cụm từ “hoạt động” được hiểu là sản xuất, lắp ráp hay cả kinh doanh thương mại. Hàng hóa gửi KNQ là hàng hóa được quy định tại điều 25 NĐ 154 hay có quy định riêng. Cụm từ “lân cận” được hiểu là gần về khoảng cách hay “lân cận” thuộc cùng địa bàn quản lý của Cục HQ. | 3. Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN là các hoạt động quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Các khu công nghiệp lân cận xem hướng dẫn tại công văn số 8908/BTC-TCHQ dẫn trên. |
|
| 4. Tại điểm d khoản 8 quy định: “Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày kết thúc xuất kho hết lượng hàng hóa nhập kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan phải làm thủ tục thanh khoản hàng hóa nhập, xuất kho của tờ khai hàng hóa nhập/xuất kho ngoại quan với Hải quan kho ngoại quan”. Như vậy đối với hàng hóa nhập kho ngoại quan rời xuất chuyển cửa khẩu đến Hải quan các tỉnh, Thành phố khác, nếu trong 15 ngày hàng hóa chưa thực xuất ra khỏi cửa khẩu xuất thì việc thanh khoản hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu kho ngoại quan được tiến hành như thế nào? | 4. Việc quy định thời hạn thanh khoản tờ khai nhập, xuất KNQ nhằm tránh tình trạng tồn đọng, chây ỳ không chịu thanh khoản tờ khai sau khi hàng đã đưa ra hết khỏi KNQ. Việc quy định 15 ngày là đủ khoảng thời gian để DN làm thủ tục đưa hàng hóa ra khỏi KNQ và làm thủ tục xuất tại cửa khẩu xuất. Điều này cũng đòi hỏi DN phải chủ động trong việc làm thủ tục xuất. Trường hợp DN chậm làm thủ tục thanh khoản thì lập xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính, sau đó mới xác nhận thanh khoản. Trường hợp bất khả kháng thì báo cáo Tổng cục xử lý riêng |
Điều 57 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK chuyển cửa khẩu | HQ Bình Dương, Hà Nội, Đăk Lăk; HQ Cần Thơ | 1. Điểm c, khoản 6: Đề nghị thực hiện như Thông tư số 112/2005/TT-BTC, cụ thể chỉ hàng hóa phải kiểm tra thực tế mới làm thủ tục chuyển cửa khẩu về địa điểm kiểm tra thực tế. Đối với trường hợp miễn kiểm tra thì quyết định thông quan hàng hóa ngay sau khi đăng ký tờ khai tại CCHQ NCK. | 1. Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 10 công văn số 8908/BTC-TCHQ ngày 22/6/2009 của Bộ Tài chính và theo quy trình chuyển cửa khẩu hiện hành. |
HQ Hà Nội | 2. Cho phép một số Chi cục đáp ứng các điều kiện cho việc làm thủ tục hải quan, đảm bảo nguyên tắc quản lý hải quan bao gồm Chi cục HQ Gia Thụy, Bắc Hà Nội, Đầu tư gia công được thực hiện chuyển cửa khẩu đối với mặt hàng tiêu dùng. | 2. Việc chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu phải thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Khi sửa Nghị định này sẽ xem xét. | |
| HQ Bà Rịa – Vũng Tàu | 3. Khoản 2: Đề nghị hướng dẫn rõ quy định lựa chọn là lựa chọn 01 Chi cục hay được phép chọn nhiều Chi cục HQ để làm thủ tục CCK. | 3-11: Các vướng mắc ghi nhận tại điểm 3-11 phần này sẽ được xử lý trong Quy trình chuyển cửa khẩu |
| HQ Hải Phòng | 4. Trường hợp HQ cửa khẩu nhập tiến hành thủ tục chuyển cửa khẩu nhưng phát hiện lô hàng không đủ điều kiện niêm phong thì thực hiện thủ tục như thế nào? |
|
| HQ Hải Phòng | 5. Trường hợp hàng XK được miễn kiểm tra thực tế, sau khi làm thủ tục xong, chuyển lực lượng chống buôn lậu của đơn vị 01 phiếu đăng ký làm thủ tục hải quan đối với hàng XK chuyển cửa khẩu. Nếu đơn vị HQ không có lực lượng chống buôn lậu chuyên trách thì chuyển cho lực lượng nào? |
|
| HQ Quảng Ninh | 6. Khoản 3: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK chuyển cửa khẩu có quy định: Hàng hóa là thiết bị văn phòng của doanh nghiệp như bàn, ghế, tủ, văn phòng phẩm được đóng chung container với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu được thủ tục chuyển cửa khẩu. Quy định này có thể tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng. |
|
| HQ Đăk Lăk | 7. Khoản 4: Hàng NK không đáp ứng điều kiện niêm phong thì Chi cục HQ CK kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của CCHQ NCK tuy nhiên CCHQ NCK không thể biết được hàng có đáp ứng điều kiện niêm phong hay không. Đề nghị bỏ đoạn “Theo đề nghị của CCHQ NCK bằng thông báo cho CCHQ NCK biết”. |
|
| HQ Tây Ninh | 8. Khoản 8: Đề nghị có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp hàng XK CCK vì lý do nào đó chỉ xuất được một phần tại một cửa khẩu sau đó chuyển cửa khẩu khác xuất tiếp hoặc không xuất được. |
|
| HQ Khánh Hòa | 9. Khoản 5c: Hàng hóa NK có được chuyển về KNQ tại Khu CN hay không? |
|
| HQ Hà Nội | 10. Khoản 6: Đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế, không đóng dấu thông quan ngay khi quyết định trên lệnh hình thức mà phải đợi hàng về địa điểm kiểm tra tập trung mới ký đóng dấu thông quan. Khoản 2: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn các CCHQ thuận lợi nhất để làm thủ tục HQ vì vậy không nhất thiết Cục trưởng HQ lựa chọn và giao nhiệm vụ cho HQ phù hợp. |
|
|
| 11. Đề nghị bỏ quy định tại điểm c khoản 5 Điều 57 về chuyển CK hàng hóa từ ICD về KNQ tại ICD. Vì với quy định này, KNQ tại ICD sẽ không thực hiện được chức năng của KNQ (vì không có hàng về kho). Không nên phân biệt KNQ tại ICD với KNQ khác. |
|
|
| 12. Do khoảng cách giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu (cảng Dung Quất) và Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (khu kinh tế Dung Quất) thuộc Cục HQ Quảng Ngãi cách nhau xa (khoảng 50km), việc làm thủ tục chuyển cửa khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, tăng chi phí cho Doanh nghiệp. Trường hợp này, Cục HQ Quảng Ngãi có thể quyết định giao việc làm thủ tục chuyển cửa khẩu của các Doanh nghiệp tại khu kinh tế Dung Quất cho Chi cụ Hải quan cửa khẩu cảng Dung Quất thực hiện được không? | 12. Việc làm thủ tục chuyển cửa khẩu hàng hóa từ cửa khẩu nhập về Chi cục Hải quan cửa khẩu khác để làm thủ tục Hải quan chỉ áp dụng đối với Cục Hải quan tỉnh, thành phố không có Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Việc áp dụng đối với Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính. |
Điều 58 Điều kiện thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu | HQ Huế HQ Hải Phòng | 1. Tổng cục Hải quan có công văn số 5268/TCHQ-GSQL ngày 02/11/2006 thông báo ý kiến của Bộ Tài chính về chủ trương, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu địa chỉ số 331 An Dương Vương, Thủy An, TP Huế do cty XNK tỉnh TT Huế làm chủ đầu tư về khu công nghiệp Phú Bài do Cty xây lắp Huế làm chủ đầu tư, đến nay đã xây lắp xong địa điểm tại khu công nghiệp Phú Bài và đề nghị hải quan Huế hướng dẫn làm thủ tục di chuyển. | 1. Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3861/TCHQ-GSQL ngày 01/7/2009 hướng dẫn Cục Hải quan Thừa Thiên Huế thực hiện. |
| 2. Đối với địa điểm kiểm tra là chân công trình, kho của công trình, nơi sản xuất, đề nghị Tổng cục xem xét theo hướng Cục trưởng Cục HQ chỉ ra quyết định công nhận địa điểm kiểm tra trong trường hợp có khối lượng hàng hóa thường xuyên phải làm thủ tục XNK, còn các trường hợp nhỏ lẻ, không thường xuyên Cục trưởng HQ tỉnh, tp quyết định kiểm tra tại chân công trình, nơi sản xuất đối với từng trường hợp trên cơ sở văn bản đề nghị của DN. | 2. Việc quyết định công nhận địa điểm kiểm tra tại chân công trình, nhà máy, nơi sản xuất thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố. | |
|
| 3. ICD và địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu được thành lập khi có tình trạng ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu. Vậy cơ quan nào xác định có tình trạng ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu? | 3. Theo quy định khi thành lập ICD phải có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu phải có văn bản của UBND tỉnh, thành phố đề nghị thành lập để giải quyết ách tắc hàng hóa XNK tại cảng biển quốc tế. Như vậy các cơ quan này sẽ chủ trì xác định sự ách tắc hàng hóa. |
|
| 4. Phải có hệ thống máy tính nối mạng với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan nhưng đến nay chưa có phần mềm quản lý của cơ quan Hải quan để kết nối thì xử lý thế nào? | 4. TCHQ ghi nhận sẽ giao cho Cục CNTT&TK Hải quan và Hải quan địa phương nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý. |
|
| 5. Không cần máy soi nhưng vẫn phải bố trí địa điểm để trang bị máy soi để làm gì? | 5. Tổng cục đang chỉ đạo tiến hành hiện đại hóa công tác kiểm tra, giám sát hải quan, trong đó có trang bị máy soi. Do đó, tại các cửa khẩu, địa điểm kiểm tra phải bố trí khu vực này để chờ lắp đặt máy soi là cần thiết. (Thông tư số 112/2005/TT-BTC trước đây quy định cứng tiêu chí điều kiện phải có máy soi không phù hợp với trường hợp doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng địa điểm kiểm tra hải quan, vì trang bị và sử dụng máy soi là việc của hải quan). |
|
| 6. Theo Thông tư mới thì địa điểm kiểm tra tập trung không bao gồm trạm thu gom hàng lẻ ở nội địa. Như vậy xử lý đối với các địa điểm kiểm tra tập trung đã được thành lập theo Thông tư cũ như thế nào, có phải tách địa điểm kiểm tra tập trung và kho CFS riêng không? | 6. Tổng cục đang tiến hành rà soát đối với địa điểm kiểm tra hàng hóa, trạm thu gom hàng lẻ (CFS) và sẽ có hướng dẫn cụ thể sau. |
|
| 7. Đề nghị bổ sung: Quy định thủ tục áp dụng đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra ICD và địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu; Thủ tục thành lập kho bãi chuyên dùng chứa hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu, hàng đông lạnh. | 7. Vấn đề này sẽ được hướng dẫn cụ thể trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Việc thành lập kho bãi chuyên dùng chứa hàng hóa XK, NK sẽ được xem xét khi sửa Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. |
Điều 62 Điều kiện thành lập địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa XNK ở nội địa | HQ Quảng Bình, Vũng Tàu, Thanh Hóa | Đề nghị Tổng cục hướng dẫn rõ “Hàng hóa XNK có yêu cầu riêng về bảo quản, đóng gói, vệ sinh, công nghệ, an toàn”. Giả sử trường hợp doanh nghiệp đã được công nhận địa điểm kiểm tra tại nhà máy, nơi sản xuất và có hàng hóa xuất khẩu siêu trường, siêu trọng (như gỗ cây) nhưng hàng hóa này không phải là sản phẩm được sản xuất, gia công từ nhà máy thì có được kiểm tra tại nhà máy nên doanh nghiệp bố trí được các phương tiện kiểm tra, sắp xếp. | Doanh nghiệp và hải quan nơi làm thủ tục chịu trách nhiệm xác định hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt. Mặt hàng gỗ tròn nhập khẩu (không phải là hàng hóa yêu cầu riêng về bảo quản, đóng gói, vệ sinh, công nghệ, an toàn) do vậy không được đưa về nhà máy để kiểm tra hàng hóa, phải thực hiện kiểm tra thực tế tại cửa khẩu |
Điều 65 Thủ tục thành lập kho ngoại quan | HQ Quảng Ninh | Tại khoản 1 quy định “…Trước khi đưa kho vào hoạt động, chủ KNQ phải có hệ thống máy vi tính và hệ thống camera giám sát kho nối mạng với Chi cục HQ quản lý kho ngoại quan …”. Tuy nhiên, quy định trên chưa nêu rõ: Việc xây dựng phần mềm do Hải quan hay Doanh nghiệp thực hiện; Việc nối mạng với văn phòng Hải quan tại kho ngoại quan hay với Chi cục Hải quan. | Việc xây dựng phần mềm quản lý hàng hóa đưa vào đưa ra kho ngoại quan do Doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan Hải quan và nối mạng với Văn phòng Hải quan tại kho ngoại quan |
Điều 66 Chấm dứt hoạt động kho ngoại quan | HQ Quảng Ninh | Tại khoản 4 có quy định một trong các trường hợp chấm dứt hoạt động kho ngoại quan là: “Những kho ngoại quan đã được thành lập, trong vòng sáu tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, chủ kho không khắc phục để đáp ứng đủ điều kiện và yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều 65 Thông tư này”. Nếu triển khai sẽ rất khó khả thi: Do quy hoạch trước đây nay không thể mở rộng được; nếu không được tiếp tục hoạt động sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Chủ kho ngoại quan chỉ có hệ thống máy vi tính và hệ thống camera giám sát kho nối với bộ phận hải quan quản lý kho ngoại quan (không thể nối với Chi cục Hải quan quản lý kho). | Quy định tại khoản 4 đòi hỏi các chủ kho ngoại quan phải nâng cao, cải tiến hơn nữa chất lượng, điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật của kho ngoại quan đã thành lập, tránh tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, kinh doanh theo thời vụ, không đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan. Việc kết nối mạng máy tính và camera được hiểu là kết nối với máy tại Văn phòng hải quan quản lý kho ngoại quan. |
Điều 74 đến Điều 81 | HQ An Giang | Vướng mắc về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh quy định từ điều 74 đến điều 81 Thông tư 79 không đề cập đến thủ tục hải quan đối với PTVT tạm xuất-tái nhập, tạm nhập-tái xuất là tàu thuyền qua cửa khẩu biên giới đường sông vì mục đích thương mại (vận chuyển hàng hóa XK, NK). Vậy khi làm thủ tục cho các loại phương tiện vận tải này áp dụng quy định nào để thực hiện. | Tiếp thu, sẽ có hướng dẫn sau. Trước mắt vẫn thực hiện như hiện hành. |
Điều 79: Thủ tục hải quan đối với ôtô xuất cảnh, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới | HQ các tỉnh: Đồng Tháp, Điện Biên, GL-KT, Kiên Giang, Đăk Lăk | 1. Hồ sơ yêu cầu phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Vậy cơ quan có thẩm quyền nào cấp giấy phép, thời gian cho phép là bao nhiêu ngày, gia hạn bao nhiêu ngày? | 1. Phương tiện vận tải đường bộ qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước ký kết Hiệp định với Việt Nam đều phải có giấy phép vận tải đường bộ (gọi tắt là giấy phép), cụ thể: - Cơ quan cấp giấy phép cho phương tiện vận tải của Việt Nam theo quy định của các Hiệp định là Bộ Giao thông vận tải. - Đối với tuyến biên giới CPC: PTVT của Việt Nam xuất cảnh do Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép vận tải và ngược lại PTVT nhập cảnh của Campuchia do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia là Tổng cục vận tải Campuchia cấp giấy phép vận tải. (Thông tư số 10/2006/TT-BGTVT ngày 01/11/2006 của Bộ GTVT). - Đối với tuyến biên giới TQ: PTVT thương mại của Việt Nam nhập cảnh vào Trung Quốc do Ty giao thông tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (TQ) cấp giấy phép vận tải và ngược lại PTVT thương mại của Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam do các Sở GTVT các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu cấp giấy phép vận tải. - Đối với tuyến biên giới Lào: – Phía CHXHCNVN là Bộ GTVT và cơ quan được Bộ GTVT ủy quyền – Phía CHĐCN Lào là Bộ GTVT, Bưu điện và Xây dựng và cơ quan được Bộ GTVT-BĐ-XD ủy quyền” (TT số 17/2005/TT-BGTVT ngày 22/12/2005 của Bộ GTVT). - Thời gian lưu trú ở nước đến không quá 30 ngày, mỗi lần gia hạn không quá 10 ngày. (xem công văn số 7327/TCHQ-GSQL ngày 22/12/2006 của Tổng cục Hải quan). |
|
| 2. Cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp giấy phép cho phương tiện ô tô của nước thứ 3 (không phải nước có ký kết hiệp định vận tải với Việt Nam). VD: xe ô tô của 1 hành khách du lịch quốc tịch Pháp được nước này cấp giấy phép xuất cảnh sang nước khác; tuy nhiên khi đến Việt Nam thì cơ quan Hải quan có cho phép PTVT của hành khách này nhập cảnh hay không? | 2. Các Hiệp định vận tải đường bộ ký kết với các nước láng giềng lại không đề cập gì đến phương tiện vận tải của nước thứ 3 vào Việt Nam. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải chỉ cấp phép cho phương tiện vận tải của Việt Nam tạm xuất tái nhập, các trường hợp khác Chính phủ chưa quy định cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Do đó, PTVT của nước thứ 3 vào Việt Nam phải xin phép Chính phủ |
|
| 3. Kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ GTVT sớm có hướng dẫn cấp phép cho PTVT phi thương mại Việt Nam, Campuchia | 3. Tổng cục Hải quan đã có các công văn số 5324/TCHQ-GSQL ngày 06/11/2006, số 930/TCHQ-GSQL ngày 05/03/2008 và số 6133/TCHQ-GSQL ngày 27/11/2008 gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị sớm có hướng dẫn việc cấp giấy phép cho phương tiện vận tải phi thương mại. Tuy nhiên, đến nay Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa có hướng dẫn về việc cấp giấy phép đối với phương tiện vận tải phi thương mại; Lý do: Ngày 05/5/2009 Hai Bên mới chính thức cho 150 xe thương mại; còn xe phi thương mại phía CPC chưa đồng ý cấp giấy phép. |
Điều 80 Thủ tục hải quan đối với PTVT khác TN-TX, TX-TN | HQ Đồng Tháp | Quy định sử dụng tờ khai PTVT.ĐB tạm xuất-tái nhập đối với thuyền, xuồng có gắn máy hoặc không gắn máy; ca nô là không phù hợp; lý do đây là PTVT đường thủy. Đề nghị thiết kế tờ khai riêng cho loại PTVT đường thủy. TT79 quy định thủ tục hải quan đối với phương tiện tàu biển và phương tiện khác (như: mô tô, thuyền, xuồng,…TNTX, TXTN), nhưng Thông tư chưa quy định thủ tục hải quan đối với “tàu sông” (như: sà lan, tàu sông tư hành,…có trọng tải dưới 1.500 tấn). Đây là phương tiện phổ biến hoạt động trên sông Tiền sang CPC qua cửa khẩu Thường Phước (ĐT) và Vĩnh Xương (AG) | Tiếp thu và sẽ có hướng dẫn riêng |
Điều 81 Quy định riêng cho các PTVT của cá nhân, tổ chức ở KV biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới | HQ Đăk Lăk HQ Lạng Sơn, HQ Điện Biên | 1. Thời hạn tạm nhập, tạm xuất phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới có bị giới hạn về thời gian không? (nếu chỉ 1 ngày, sẽ khó khăn đối với các cửa khẩu đường bộ có điều kiện kém thuận lợi về giao thông , địa bàn biên giới rộng, tình hình chính trị nhậy cảm). Đề nghị cho phép lưu tại biên giới Việt Nam không quá 30 ngày như Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam – Campuchia. | 1. Đối tượng PTVT này HQ quản lý đơn giản: không giấy phép, không phải khai tờ khai, theo dõi bằng sổ; do đó, nếu kéo dài thời gian HQ sẽ không quản lý được. Căn cứ NĐ 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 và NĐ 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 để xử phạt. |
| 2. Nếu xe Trung Quốc vào Việt Nam và xe ô tô Việt Nam sang Trung Quốc, vì lý do nào đó mà bị nhỡ không giao được hàng ngay mà quá 2 ngày thì xử lý như thế nào? - Xe ô tô của VN và nước ngoài ở khu vực biên giới đi giao hàng và nhận hàng, trường hợp vượt quá 2 ngày thì xử lý như thế nào? | 2. Trường hợp HQ Lạng Sơn và HQ Điện Biên hỏi: xử phạt theo khoản 2e Điều 8 Nghị định 18 về PTVT của tổ chức cá nhân ở khu vực biên giới không xuất nhập cảnh đúng thời hạn quy định, phạt tiền từ 1 đến 5 triệu đồng. | |
Điều 85 Khai hải quan đối với tàu biển XC, NC, QC, chuyển cảng. | HQ Hải Phòng | Trước đây, Bộ Tài chính đã ban hành QĐ số 57/QĐ-BTC ngày 16/4/2003 quy định về thủ tục hải quan đối với tầu biểu XC, NC, quá cảnh, chuyển cảng và kiểm soát, giám sát HQ tại các cảng biển và cảng chuyên dùng. Tại QĐ 1582/QĐ-TCHQ ngày 29/8/2006 của TCHQ chỉ quy định một số công việc giám sát hải quan đối với tầu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và hàng hóa ra vào cảng. Đề nghị TCHQ ban hành Quy trình kiểm tra, giám sát HQ tại các cảng biển và cảng chuyên dùng để các Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng thống nhất thực hiện. | Tiếp thu xử lý khi sửa đổi quy trình cảng biển tại Quyết định số 1582/QĐ-TCHQ và có văn bản hướng dẫn riêng về giám sát hải quan. |
PHỤ LỤC II
PHẦN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THUẾ
(Kèm theo công văn số 4155/TCHQ-KTTT ngày 13 tháng 07 năm 2009)
STT | VẤN ĐỀ HẢI QUAN ĐỊA PHƯƠNG NÊU | Ý KIẾN TRẢ LỜI |
1 | KHAI THUẾ |
|
1 | Vướng mắc về khai hải quan đối với hàng hóa có thời hạn nộp thuế của các sắc thuế khác nhau (Khoản 1 Điều 10): Đề nghị quy định: Một mặt hàng nhập khẩu có thời hạn nộp của các sắc thuế khác nhau thì thực hiện cùng 1 tờ khai và lập 2 chứng từ ghi số thuế phải thu cho từng sắc thuế để tiện cho việc theo dõi cưỡng chế thuế. Ví dụ: theo Quyết định 80/2007/QĐ-BTC ngày 02/10/2007 của Bộ Tài chính về việc tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phân bón thuốc trừ sâu, hóa chất cơ bản, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thì: Mặt hàng Vỏ sò (thức ăn chăn nuôi) phân nhóm 0508 có thời hạn nộp thuế GTGT là 90 ngày, trong khi thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 30 ngày. (Cục Hải quan Quảng Ninh, Hải Phòng) | - Theo hướng dẫn tại Thông tư 79 thì hàng hóa nhập khẩu theo các loại hình khác nhau có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng hoặc từng thời hạn nộp thuế tương ứng. Mục đích của quy định này là để thuận tiện trong quản lý theo dõi nợ thuế. - Đồng ý với đề xuất của HQ Quảng Ninh, nếu 1 mặt hàng có 2 thời hạn nộp thuế khác nhau thì lập 2 chứng từ ghi số thuế phải thu cho từng sắc thuế để làm cơ sở theo dõi, quản lý. |
2 | Tại Khoản 3b, Điều 10 quy định cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác định thực tế hàng hóa do người nộp thuế thông báo dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng. Kiến nghị: Tổng cục Hải quan bổ sung vào quy trình thủ tục Hải quan theo hướng sau khi kiểm tra xác định thực tế hàng hóa chuyển đổi mục đích sử dụng, cơ quan Hải quan phải lập biên bản chứng nhận để ghi nhận thực tế hàng hóa. (Cục Hải quan Đồng Nai) | Khi kiểm tra, xác định thực tế hàng hóa, đương nhiên cơ quan HQ phải lập biên bản chứng nhận để ghi nhận thực tế hàng hóa. |
3 | Tiết b, khoản 3, Điều 10 quy định “người nộp thuế chỉ được chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra, xác định thực tế hàng hóa”. Để thực hiện triệt để công tác này là rất khó khăn do hàng hóa đã đưa vào sử dụng tại nhiều địa điểm khác nhau trong lãnh thổ, bên cạnh đó phần lớn hàng hóa này là thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất với kích thước lớn. (Cục Hải quan Hải Phòng) | Đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại tiết b, khoản 3, Điều 10 Thông tư 79/2009/TT-BTC. |
4 | Khoản 3 Điều 10 quy định trường hợp DN thay đổi mục đích sử dụng hàng nhập khẩu thì DN kê khai theo Mẫu 01 Phụ lục VI ban hành kèm theo thông tư, vậy sau khi Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ kết toán kết quả kiểm tra vào phần nào của Mẫu truy thu thuế? Trường hợp không phải ghi kết quả kiểm tra vào mẫu truy thu thì ghi kết quả kiểm tra như thế nào? (Cục Hải quan Hải Phòng) | Theo Thông tư 79/2009/TT-BTC không có mẫu truy thu thuế. Việc kê khai của doanh nghiệp và kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với trường hợp khai thay đổi mục đích sử dụng thực hiện theo mẫu số 01 Phụ lục VI Thông tư 79/2009/TT-BTC. |
5 | Khoản 3, điều 10 quy định: đối với hàng hóa đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc đã được miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT nhưng thay đổi mục đích sử dụng hoặc được phép thay đổi mục đích sử dụng (đối với trường hợp phải có sự cho phép thay đổi mục đích sử dụng của cơ quan có thẩm quyền). Như vậy, thẩm quyền quyết định thay đổi mục đích sử dụng thuộc cấp Cục hay cấp Chi cục (Thông tư 59 quy định thẩm quyền thuộc cấp Cục). Đề nghị giao thẩm quyền cho cấp Chi cục vì trên thực tế nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý thuế quan trọng hơn cũng được giao cho cấp Chi cục, hơn nữa phân cấp như vậy thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. (Cục Hải quan Khánh Hòa) | Cơ quan Hải quan không có thẩm quyền quyết định việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa. Người khai hải quan tự quyết định, trừ một số trường hợp phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.
|
6 | Tại điểm c.9 khoản 2 Điều 11 có quy định: giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu Đề nghị: hướng dẫn đối với nội dung này chỉ nộp một lần đầu khi làm thủ tục, không nộp theo từng tờ khai hải quan. (Cục Hải quan Đăk Lăk) | Trường hợp doanh nghiệp chỉ làm thủ tục hải quan ở 1 nơi thì có thể thực hiện như đề xuất nhưng hồ sơ hải quan phải sao chụp kèm theo giấy phép này hoặc ghi chép trên bộ hồ sơ hải quan là giấy phép này được lưu giữ tại bộ hồ sơ hải quan nào để tra cứu khi cần thiết. Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục hải quan ở nhiều nơi thì phải thực hiện như hướng dẫn tại điểm c.9 khoản 2 Điều 11. |
7 | Khoản 4 Điều 12 quy định việc xử lý hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung hồ sơ hải quan. Trường hợp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan tự phát hiện sai sót trong việc khai báo dẫn đến việc sai lệch số thuế phải nộp và khai bổ sung thuế theo quy định. Tại Điều 12 chưa có hướng dẫn việc cơ quan hải quan ra Chứng từ ghi số thuế phải thu lần 2 với số thuế phát sinh tăng hay ra quyết định ấn định với số thuế này. Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan thì tính phạt chậm nộp thuế như thế nào? (Cục HQ Hải Phòng) | - Chứng từ ghi số thuế phải thu khi khai bổ sung là Văn bản khai bổ sung (Mẫu số 02 Phụ lục VI) do người khai hải quan, người nộp thuế khai. - Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan thì thời hạn tính phạt chậm nộp thuế được tính từ ngày doanh nghiệp nhận hàng đến ngày thực nộp thuế. |
8 | Tại điểm c.4 Khoản 1 Điều 12 quy định về sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan, đề nghị cho ví dụ cụ thể về cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc khai bổ sung để có căn cứ thực hiện. (Cục Hải quan Quảng Ninh) | Cơ sở, điều kiện để kiểm tra xác định tính trung thực, chính xác, hợp pháp của việc khai bổ sung là vẫn còn hàng hóa hoặc có đầy đủ chứng từ, sổ sách kế toán để cơ quan hải quan có cơ sở kiểm tra xác định tính chính xác trong việc khai bổ sung của người khai hải quan. |
9 | Tại Điều 27 có quy định về việc hủy tờ khai hải quan, đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn đối với trường hợp người khai hải quan đăng ký tờ khai nhập khẩu hàng tiêu dùng và phải nộp thuế ngay, nếu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai NK mà người khai hải quan vẫn chưa nhận được hàng thì người khai hải quan phải xin hủy tờ khai này và đăng ký tờ khai mới. Như vậy, trường hợp này số tiền thuế GTGT mà người nộp thuế đã nộp cho tờ khai cũ (đã bị hủy) có được chuyển qua cho tờ khai mới không hay người nộp thuế phải nộp thuế GTGT cho tờ khai mới và cơ quan Hải quan xác nhận cho người nộp thuế về số tiền thuế đã nộp cho tờ khai cũ để cơ quan nội địa hoàn cho người nộp thuế. (Cục Hải quan Đăk Lăk) | Số thuế GTGT đã nộp không được chuyển qua cho tờ khai mới. Trong trường hợp này, người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế về số thuế GTGT đã nộp để được hoàn lại hoặc khấu trừ theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng. |
II | THỜI HẠN NỘP THUẾ |
|
1 | - Tại điểm d, khoản 3 Điều 37 Thông tư 79/2009/TT-BTC quy định “Trường hợp hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hàng xem xét, giải quyết cho doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa và thanh khoản trên cơ sở tờ khai tạm nhập, không đăng ký tờ khai mới mà chỉ khai và nộp thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này”. Theo điểm b.3, khoản 2 Điều 18 Thông tư 79/2009/TT-BTC quy định “Trường hợp nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng tái xuất nguyên liệu, vật tư hoặc chuyển sang tiêu thụ nội địa hoặc không xuất khẩu sản phẩm; nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tạm nhập – tái xuất nhưng chuyển sang tiêu thụ nội địa; thì tính lại thời hạn nộp thuế như hàng tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng) hoặc thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày đối với các trường hợp khác và phạt chậm nộp (nếu có). Tuy nhiên, đoạn cuối mục II, Phần A, Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, quy định “Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định nếu thay đổi mục đích sử dụng… Thời điểm tính thuế GTGT từ thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng” và chưa quy định thời hạn nộp thuế GTGT được tính thời điểm nào? Như vậy, theo quy định trên thì đối với hàng hóa TNTX chuyển tiêu thụ nội địa, ngoài việc tính lại thời hạn nộp thuế nhập khẩu, phạt chậm nộp thuế thì có tính lại thời hạn nộp thuế GTGT không? Nếu tính lại thì có tính phạt chậm nộp thuế GTGT không? Đề xuất: Đối với hàng hóa TNTX mà chuyển sang tiêu thụ nội địa thì không tính lại thời hạn nộp thuế GTGT. Thời hạn nộp thuế GTGT thực hiện theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 18 Thông tư 79/2009/TT-BTC. (Cục Hải quan Quảng Ninh) | Vấn đề này đã được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư 79/2009/TT-BTC. Vì vậy, có tính lại thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 79/2009/TT-BTC và có tính phạt chậm nộp thuế GTGT. |
2 | Tiết b.4 khoản 2 Điều 18 quy định điều kiện xác định hàng NK trực tiếp phục vụ sản xuất của DN có nêu “hàng hóa NK phải phù hợp…, nhu cầu sử dụng sản xuất về số lượng…”. Đề nghị: hướng dẫn căn cứ để xác định nhu cầu về số lượng nguyên liệu để đưa vào sản xuất là gì? (Cục HQ Hải Phòng) - Khoản 4.4, điểm 2 Điều 18 về hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công Thương công bố nhưng làm vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng cho sản xuất của doanh nghiệp. Đề nghị: Cần làm rõ điểm “hàng hóa NK phải phù hợp với …nhu cầu sử dụng để sản xuất về số lượng, chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp” thì cơ quan hải quan có phải yêu cầu doanh nghiệp đăng ký trước hàng năm về số lượng, chủng loại sản phẩm hay không, vì nếu không đăng ký trước thì không thể biết được sự phù hợp với nhu cầu. Theo quan điểm của HQ Bình Dương thì doanh nghiệp NK loại hình sản xuất tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng tiêu dùng thì cần đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục ngay từ đầu năm. (Cục HQ Bình Dương) | Việc xác định hàng hóa phù hợp với nhu cầu để sản xuất về số lượng căn cứ vào khai báo của doanh nghiệp (doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật). Trường hợp cơ quan HQ kiểm tra sau thông quan phát hiện DN nhập khẩu nhiều hơn nhu cầu sử dụng để bán tiêu dùng nội địa, lợi dụng thời gian ân hạn nộp thuế sẽ bị xử lý theo đúng quy định. Tùy theo từng trường hợp có thể đăng ký theo năm hoặc đăng ký theo từng giai đoạn. Cục Hải quan địa phương tự giải quyết theo thẩm quyền. |
3 | Điểm b.4. Mục 2, Điều 18 quy định: Trường hợp NK hàng hóa thuộc danh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công Thương công bố nhưng là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày, DN muốn được áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày đối với hàng hóa này thì phải đăng ký trước với cơ quan hải quan tương tự như cách đăng ký đối với nguyên liệu SXXK. Đề nghị: Theo hướng dẫn tại Điều 32 thì bảng đăng ký Danh mục NVL có một số tiêu chí không phù hợp với yêu cầu quản lý của loại hình này như: Mã nguyên liệu, vật tư, nguyên liệu chính. Đề nghị thiết kế lại mẫu bảng đăng ký này cho phù hợp. - Đề nghị sửa đổi quy định: “Sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp” thành “xuất trình 01 bản sao” tại Điểm a.5, khoản 1, điều 117. | Tổng cục ghi nhận để thiết kế mẫu bảng đăng ký như đề nghị. Trước mắt, các địa phương có thể nghiên cứu sử dụng tạm mẫu đăng ký nguyên liệu nhập khẩu SXXK và bỏ đi các tiêu chí không phù hợp hoặc thêm vào các tiêu chí cần thiết. |
4 | Đề nghị hướng dẫn hạch toán đối với trường hợp thu hộ thuế các đơn vị HQ khác. | - Đối với thu hộ bằng tiền mặt tại cơ quan Hải quan thì hạch toán theo hướng dẫn tại điểm 6 mục II Thông tư số 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007. - Đối với thu hộ qua Kho bạc (do người nộp thuế nộp không đúng trình tự thanh toán) thì thực hiện theo Điều 22, 24, 130 Thông tư số 79 và hạch toán theo báo nợ, báo cáo của Kho bạc Nhà nước. |
III | BẢO LÃNH SỐ TIỀN THUẾ PHẢI NỘP, ĐỊA ĐIỂM HÌNH THỨC NỘP THUẾ |
|
1 | Điểm c2 khoản 3 điều 19: Trường hợp số tiền thuế bảo lãnh nhỏ hơn tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan thực hiện thông quan số hàng hóa tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh. Như vậy số hàng hóa còn lại sẽ quản lý như thế nào, trên tờ khai ghi chép ra sao? (Cục Hải quan Gia Lai) | Số hàng hóa còn lại sẽ quản lý như hàng phải nộp thuế trước khi nhận hàng nhưng chưa nộp thuế nên chưa được thông quan. Trên tờ khai hải quan ghi rõ số lượng hàng hóa đã thông quan và số lượng hàng hóa chưa thông quan. |
2 | - Điểm c2 khoản 3 điều 19 quy định: “Trường hợp số tiền thuế bảo lãnh nhỏ hơn tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan thực hiện thông quan số hàng hóa tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh. .. - Vướng mắc: trong trường hợp hàng hóa là hàng xá, hàng rời, hàng khí hóa lỏng thì việc thông quan hàng hóa tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh là rất khó thực hiện, phức tạp và kéo dài thời gian thông quan hàng hóa. (Cục Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu) | Tổng cục ghi nhận để báo cáo Bộ, trước mắt thực hiện theo quy định tại điểm c.2 khoản 3 Điều 19 và hướng dẫn tại các nội dung có liên quan tại phụ lục này.
|
3 | Khoản 4 điều 19 quy định: cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện bảo lãnh và tại mẫu 3 (đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung) chưa quy định rõ Lãnh đạo chi cục hay công chức. Đề nghị hướng dẫn thống nhất thực hiện. (Cục Hải quan Cao Bằng) | Chi cục tự quy định và thực hiện trong đơn vị mình. |
4 | 4.1. Khoản 5 Điều 20 quy định: việc thường xuyên phải chuyển số tiền tạm thu quá 135 ngày vào NSNN gây rất nhiều khó khăn cho DN, HQ, Kho bạc trong quá trình hoàn thuế, chuyển tiền thuế do hồ sơ thanh khoản hàng SXXK thường xuyên trong quá trình thanh khoản. 4.2. Các trường hợp Doanh nghiệp hoạt động XNK chưa đủ 365 ngày (không được ân hạn thuế 275 ngày) làm thủ tục NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK thì quy định cơ quan hải quan tính và thông báo cho DN nộp ngay vào tài khoản NSNN vì: DN phải nộp thuế ngay trước khi giải phóng hàng. Với thời hạn 135 ngày DN không đủ thời hạn để sản xuất, xuất khẩu sản phẩm và lập hồ sơ thanh khoản thuế với cơ quan hải quan. Sau 135 ngày kể từ ngày nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp hồ sơ thanh khoản thì làm thủ tục chuyển vào NSNN. 5.3. Đề nghị hướng dẫn hạch toán thu khoản đảm bảo về giá theo NĐ40/2007/NĐ-CP và vướng mắc về chậm chứng từ thanh toán trong quá trình thanh khoản SXXK. (Cục Hải quan Hải Phòng) | 4.1 4.2. Đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 5 Điều 20 Thông tư 79. 4.3. Vấn đề hạch toán thu khoản đảm bảo về giá theo của Nghị định 40/2007/NĐ-CP, Tổng cục đã có hướng dẫn tại công văn số 6180/TCHQ-KTTT ngày 01/12/2008, đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện. |
5 | Tại khoản 4, Điều 20 quy định việc thu hộ tiền thuế, chi cục hải quan nơi thu hộ tiền thuế có trách nhiệm fax biên lai thu thuế cho chi cục hải quan nơi DN nợ thuế để chi cục hải quan nơi DN nợ thuế có văn bản nhờ thu hộ, tuy nhiên Thông tư chưa quy định rõ thời gian chi cục hải quan nơi DN nợ thuế có văn bản trả lời. TCHQ cần có hướng dẫn cụ thể thêm về thời gian Chi cục Hải quan nơi DN nợ thuế có văn bản nhờ thu gửi chi cục hải quan nơi thu hộ tiền thuế để đảm bảo thời gian cho cơ quan hải quan thực hiện chuyển tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào tài khoản tiền gửi của kho bạc theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Thông tư 79/2009/TT-BTC. (Cục Hải quan Long An) | Thời gian phải trả lời văn bản đề nghị thực hiện theo thời gian trả lời công văn đến. |
IV | THỨ TỰ THANH TOÁN TIỀN THUẾ |
|
1 | Tại điểm b khoản 2 phụ lục II quy định “Mỗi lần nộp tối thiểu bằng 20% số tiền nợ thuế quá hạn nhưng không dưới 200 triệu đồng/lần nộp”. Vậy trường hợp DN gặp khó khăn có số tiền nợ không lớn (dưới 200 triệu đồng) thì có được xử lý không? (Cục Hải quan Lạng Sơn) | Trường hợp này không được xử lý |
V | ẤN ĐỊNH THUẾ |
|
1 | Theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý Thuế thì ấn định thuế đối với hàng hóa XNK gồm 4 trường hợp. 04 trường hợp này chưa bao gồm tất cả các trường hợp thiếu nghĩa vụ thuế của DN phát hiện trong KTSTQ. Các trường hợp DN nộp thiếu thuế phát hiện trong quá trình KTSTQ như: sử dụng hàng miễn thuế sai mục đích; DN nhập SXXK hoặc gia công xuất bán nguyên phụ liệu vào nội địa; người nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế; đối chiếu với Điều 39 Luật Quản lý Thuế, Điều 25, 26, 27 Nghị định 85/2007/NĐ-CP, Điều 148, Điều 163 Thông tư 79/2009/TT-BTC các trường hợp này không nằm trong quy định về ấn định. Như vậy đơn vị phải ban hành QĐ nào khi xử lý (QĐ ấn định hay truy thu)? (Cục HQ Hải Phòng) | - Các trường hợp đơn vị nêu đã được quy định tại các Điều: 39, 77, 112, 113 Luật quản lý thuế và đã được hướng dẫn tại các Điều: 10, 18, 23 Thông tư 79/2009/TT-BTC, vì: Sử dụng sai mục đích hàng hóa nhập khẩu SXXK hoặc gia công xuất bán nguyên liệu vào nội địa mà không khai báo trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng là gian lận trốn thuế. Người nộp thuế hoặc cơ quan hải quan nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế mà người nộp thuế không tự khai bổ sung thì bị ấn định thuế. - Các trường hợp này phải ban hành quyết định ấn định thuế. |
2 | Mẫu 05 về QĐ ấn định thuế đối với hàng hóa XNK, chưa đủ tiêu chí, không đủ dung lượng để nhập các thông tin cần thiết trong trường hợp phải ấn định thuế theo kết luận KTSTQ. Đề xuất: 2.1. Lực lượng KTSTQ được sử dụng mẫu riêng cho phù hợp, do phải ấn định (truy thu theo Thông tư 59) đối với nhiều TK, vậy việc diễn giải đã được thể hiện chi tiết tại bảng kê kèm theo, phần QĐ chỉ nên giữ lại mục “số tiền thuế nộp thiếu phải bổ sung” và bỏ toàn bộ Điều 4. 2.2. Trường hợp giữ nguyên Điều 4 đề nghị sửa dòng chữ “số tiền thuế đã khai của toàn bộ lô hàng” thành “Số tiền thuế đã khai (hoặc đã nộp) của toàn bộ lô hàng”. (Cục HQ Hải Phòng) | 2.1. Vướng mắc này chỉ là vấn đề kỹ thuật trình bày văn bản (nếu có bảng diễn giải kèm theo thì nêu rõ trong nội dung quyết định). 2.2. Không cần thiết phải sửa như đề xuất, vì việc có ấn định thuế và xác định số tiền thuế ấn định là căn cứ vào số tiền thuế đã khai không căn cứ vào số thuế đã nộp. |
VI | XỬ LÝ TIỀN THUẾ, TIỀN PHẠT NỘP THỪA |
|
1 | Tại Điều 24 Thông tư 79 về xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa có dẫn chiếu NĐ 85/2005/NĐ-CP, dẫn chiếu này chưa đúng phải là NĐ 85/2007/NĐ-CP. Đề nghị: đính chính dẫn chiếu. (Cục HQ Hải Phòng) | Tổng cục Hải quan ghi nhận và đã báo cáo Bộ để có văn bản đính chính thành NĐ 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ. |
2 | Trường hợp sau ngày 4/6/2009 khi KTSTQ phát hiện “người nộp thuế có số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp” theo khoản 1 Điều 22 NĐ 85/2007/NĐ-CP thuộc các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu mở sau ngày 1/7/2007 thì có được xử lý đối với số tiền thuế nộp thừa (đã quá 365 ngày kể từ ngày phát hiện theo điểm 11 mục I phần E Thông tư 59) Đề nghị có hướng dẫn cụ thể. (Cục HQ Hải Phòng) | Vì tờ khai mở sau ngày 1/7/2007 và cơ quan KTSTQ phát hiện vi phạm sau ngày 4/6/2009, do đó việc xử lý số thuế nộp thừa áp dụng theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP và Thông tư số 79/2009/TT-BTC. |
3 | 3.1. Thông tư 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính chỉ có mẫu C6-HQ: Quyết định hoàn thuế. Vậy Quyết định xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa có dùng chung mẫu C6-HQ không? 3.2. Quy định việc hoàn, bù trừ phải ra quyết định hoàn, giấy đề nghị hoàn trả không phù hợp với điểm 6.2 mục I, Phần B Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008. 3.3. Trường hợp cơ quan hải quan đã bù trừ một phần tiền thuế có các sắc thuế tại cùng địa bàn thu ngân sách (mẫu C11-HQ Thông tư 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính) thì trong giấy đề nghị hoàn thuế gửi kho bạc nhà nước ghi rõ số tiền còn lại của QĐ hoàn đề nghị được hoàn. Tuy nhiên mẫu C1-04/NS: lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính) không có phần nào thể hiện số tiền còn lại của QĐ hoàn đề nghị được hoàn, chỉ có cột số tiền đã nộp và số tiền được quyết định hoàn. Còn nếu sử dụng mẫu C1-05/NS: lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính) thì khấu trừ này. (Cục Hải quan Hải Phòng) | 3.1. Trong khi chờ Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể, tạm thời Quyết định xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa sẽ dùng theo mẫu C6-HQ ban hành kèm theo Thông tư 121/2007/TT-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính. 3.2. Tổng cục đã có công văn số 3011/TCHQ-KTTT ngày 26/05/2009 xử lý vấn đề trên. 3.3. Về mẫu biểu Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính, trong khi chờ Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể, các đơn vị tạm thời thêm các cột, mục có liên quan, lập thêm ghi chú để diễn đạt sự vụ cụ thể. |
VII | CĂN CỨ TÍNH THUẾ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ |
|
1 | Tại điểm c, khoản 1 điều 97 quy định căn cứ để xác định thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng để xác định thuế suất và tỷ giá. Trong khi trị giá tính thuế NK thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 40/2008/TT-BTC: Trị giá tính thuế NK được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa theo thời gian sử dụng và lưu lại tại VN được tính từ thời điểm NK theo tờ khai hải quan đến thời điểm tính lại thuế. Như vậy, thời điểm tính lại thuế ở đây có được xem là thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng không, nếu ngược lại thời điểm xác định trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá sẽ không trùng nhau. | Thời điểm tính lại thuế là thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa, do đó thời điểm xác định trị giá, thuế suất sẽ trùng nhau. |
VIII | MIỄN THUẾ |
|
1 | 1.1. Khoản 21a, Điều 100 quy định: hàng hóa nhập khẩu của các đối tượng miễn thuế… nếu đáp ứng điều kiện miễn thuế từ 2 khoản trở lên thì người nộp thuế được lựa chọn áp dụng quy định miễn thuế tại khoản có mức miễn thuế cao nhất. Như vậy, đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực khách sạn đã được giải quyết miễn thuế máy móc, thiết bị tạo TSCĐ (theo khoản 6-Điều 16 Nghị định 149/2005/NĐ-CP), đồng thời miễn thuế trang thiết bị lần đầu (theo khoản 10- Điều 16 Nghị định 149/2005/NĐ-CP) trước ngày Thông tư 79 có hiệu lực thi hành thì xử lý như thế nào. (Cục Hải quan Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng, Kiên Giang) 5.2. Đề nghị giải thích rõ hơn về chính sách thuế đối với các dự án ưu đãi đầu tư, trong trường hợp “DN được hưởng nhiều mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất”. TCHQ đã có văn bản chỉ đạo Hải quan các địa phương kiểm tra các dự án thuộc lĩnh vực sân golf, khu vui chơi giải trí không thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, tại văn bản này của TCHQ không đề cập đến địa bàn ưu đãi đầu tư. Như vậy, nếu các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực trên đầu tư vào các địa bàn được khuyến khích đầu tư có được ưu đãi về thuế không? (Cục Hải quan Khánh Hòa) | 1.1. Tổng cục ghi nhận để báo cáo Bộ. 1.2. Quy định này được hiểu là giả sử 01 dự án có đăng ký nhập khẩu máy móc, thiết bị để tạo TSCĐ vừa thuộc lĩnh vực cơ sở khám chữa bệnh theo khoản 11 Điều 100 Thông tư 79 nhưng cũng vừa thỏa mãn điều kiện đầu tư vào địa bàn đặc biệt khó khăn theo khoản 7 Điều 100 Thông tư 79, thì doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai khoản 7 hoặc khoản 11 Điều 100. - Nếu một dự án đầu tư vào lĩnh vực sân golf, không thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định tại NĐ 108 nhưng thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư thì vẫn được miễn thuế nhập khẩu để tạo TSCĐ. |
2 | Theo quy định tại điểm a1, khoản 2, Điều 102 Thông tư 79/2009/TT-BTC thì: “người nộp thuế phải tự tính, khai số tiền thuế được miễn cho từng mặt hàng, tờ khai hải quan như đối với trường hợp phải nộp thuế…”. Trường hợp hàng NK tạo TSCĐ được ưu đãi miễn thuế, có xuất xứ từ nước được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, vì đây là trường hợp NK theo loại hình nhập đầu tư miễn thuế nên hồ sơ NK không có C/O. Vì vậy, DN sẽ tính thuế theo mức thuế suất ưu đãi. Điều này dẫn đến số thuế được miễn sẽ không phù hợp với thực tế. Trong thực tế, lô hàng NK tạo TSCĐ này phải nộp thuế thì DN sẽ xuất trình C/O và áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Đề nghị TCHQ hướng dẫn cách tính số thuế được miễn. (Cục Hải quan Quảng Ngãi) | Việc xác định số tiền thuế được miễn tương tự như xác định số tiền thuế phải nộp. Do đó, nếu khi làm thủ tục NK doanh nghiệp không xuất trình được C/O ưu đãi đặc biệt thì phải kê khai, tính thuế NK theo thuế NK ưu đãi, số tiền thuế được miễn là số tiền thuế tính theo mức thuế suất ưu đãi. |
3 | Theo Nghị định 149/2005/NĐ-CP và Thông tư 79 không quy định điều kiện và cách xác định trị giá TSCĐ của dự án đầu tư, trước đó TCHQ đã có công văn số 4023/TCHQ-KTTT ngày 31/8/2006 hướng dẫn nếu TSCĐ được miễn thuế phải đáp ứng 4 điều kiện theo quy định tại Quyết định 206/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Đồng thời TCHQ tiếp tục có văn bản số 5416/TCHQ-KTTT ngày 21/9/2007, 6671/TCHQ-KTTT ngày 27/11/2007 với nội dung DN tự khai báo và tự chịu trách nhiệm. Như vậy, nội dung công văn 5416/TCHQ-KTTT, 6671/TCHQ-KTTT còn chưa thống nhất. Nay TT 79 có hiệu lực thì các công văn 4023/TCHQ-KTTT, 5416/TCHQ-KTTT, 6671/TCHQ-KTTT có còn tiếp tục thực hiện hay không? Nếu còn thì thực hiện theo văn bản nào? Đề xuất: DN tự khai báo, tự chịu trách nhiệm; trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện sẽ xử lý vi phạm và truy thu thuế theo quy định. (Cục Hải quan Quảng Ngãi) | Đồng ý đề xuất này |
4 | Theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 101 Thông tư 79: danh mục hàng hóa XK, NK miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng 01 lần cho cả dự án hoặc từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu Giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các tài liệu kỹ thuật của dự án… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc từng hạng mục công trình). Trường hợp trong Giấy phép đầu tư, Luận chứng kinh tế kỹ thuật không ghi theo từng giai đoạn, từng hạng mục nhưng do các điều kiện khác nhau như thiếu vốn, hoặc gặp các khó khăn khác… DN chưa đủ điều kiện để mua sắm và đăng ký 01 lần và đề nghị đăng ký theo từng lần NK thì có được đăng ký không? Đề xuất: Để tạo điều kiện cho DN NK máy móc, thiết bị phục vụ dự án, đề nghị cho đăng ký theo từng lần NK. (Cục Hải quan Quảng Ngãi, HQ Nghệ An) | Đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 101. |
5 | Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm nhập khẩu phục vụ cho việc đóng tàu của cơ sở đóng tàu tuy không nằm trong Danh mục nguyên vật liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu trong nước đã sản xuất được nhưng nằm trong Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được thì có được miễn thuế không? (Cục HQ Hải Phòng) | Trường hợp này không được miễn thuế. |
6 | - Về địa điểm đăng ký nơi đăng ký Danh mục hàng miễn thuế theo khoản 2 điều 101 Thông tư 79/2009/TT-BTC là Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thành lập Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư không thành lập Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công thì cơ quan hải quan đăng ký danh mục là Cục Hải quan tỉnh, thành phố và không được ủy quyền. Vấn đề này nhằm mục đích quản lý danh mục thống nhất để kiểm tra, không bị rời rạc. Vậy Cục HQ Tây Ninh chỉ có 1 Chi cục HQ ngoài cửa khẩu là Chi cục HQ Khu công nghiệp Trảng Bàng do đó ủy quyền cho 1 Chi cục này thực hiện đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế vẫn đảm bảo tính thống nhất và chi cục cũng dễ dàng kiểm tra danh mục đảm bảo thuận tiện cho doanh nghiệp về mặt thời gian và doanh nghiệp không phải đi lại để đăng ký danh mục. Hiện nay chi cục HQ Trảng Bàng chủ yếu đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nếu chuyển việc đăng ký danh mục về Cục Hải quan Tây Ninh sẽ gây khó khăn cho DN. Do đó, đề nghị Tổng cục xem xét việc cho phép ủy quyền trong trường hợp này. (Cục Hải quan Tây Ninh) - Tại Điểm 2: Nơi đăng ký danh mục: đề nghị giao cho Chi cục Hải quan nơi có dự án đầu tư hoặc nơi chủ đầu tư có trụ sở thuộc địa bàn quản lý của Chi cục (như đang thực hiện). Lý do: Không những tạo thuận lợi cho chủ đầu tư trong quá trình làm thủ tục mà Chi cục HQ cấp Đăng ký danh mục thực hiện chức năng giám sát, quản lý và quyết toán khi dự án kết thúc. Nếu giao cho Chi cục HQ quản lý hàng Đầu tư đăng ký theo dõi sẽ gây khó cho DN đầu tư có địa điểm ở xa (ở các tỉnh khác) và Chi cục quản lý hàng đầu tư không có điều kiện quản lý bằng các Chi cục quản lý trực tiếp. (Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Bình Dương) - Đối với nơi thực hiện dự án đầu tư chỉ có Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thì doanh nghiệp đăng ký dự án ở Cục Hải quan tỉnh/thành phố hay tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công trực thuộc Cục? Đề xuất thực hiện tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu đóng trên địa bàn nơi có dự án đầu tư đang thực hiện. (Cục Hải quan Hải Phòng) Đề xuất: Cần hướng dẫn “trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi DN thực hiện dự án đầu tư không thành lập chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công thì cơ quan hải quan đăng ký Danh mục là Cục Hải quan tỉnh, thành phố; tùy theo tình hình thực tế Cục trưởng có thể xem xét ủy quyền cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý dự án đầu tư thực hiện đăng ký danh mục”. (Cục Hải quan Đăk Lăk) - Tại khoản 2, Điều 101 quy định nơi đăng ký danh mục là “Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công hoặc cục hải quan tỉnh, thành phố nơi DN thực hiện dự án đầu tư đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thành lập chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công. Trường hợp cục hải quan tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp thực hiện dự án không thành lập chi cục quản lý hàng đầu tư gia công thì cơ quan hải quan đăng ký danh mục là cục Hải quan tỉnh thành phố để đăng ký danh mục thiết bị tạo tài sản cố định trong khi khoảng cách từ các DN đến các địa điểm này rất xa (có nơi hàng 100km như các DN ở Hưng Yên về HQ đầu tư gia công tại Hải Phòng, DN ở Hà Nam về Cục Hải quan Thanh Hóa,…) việc đăng ký không diễn ra trong chốc lát, mà mất khoảng 2 đến 3 ngày. Bình quân các DN phải đi ít nhất 2 lần cho 01 lần đăng ký, nếu có sửa đổi sau khi đã đăng ký, thì việc đi lại sẽ tăng lên. Mặt khác cách hiểu của cán bộ tiếp nhận tờ khai tại chi cục hải quan quản lý DN lại khác với các nơi khác do vậy việc sửa đổi danh mục đã duyệt là điều khó tránh khỏi. Việc đăng ký tại Chi cục Hải quan quản lý đầu tư như trước ngày 04/6/2009 là rất chặt chẽ và thuận lợi cho doanh nghiệp. (Cty TNHH tiếp vận Thăng Long); (Cục Hải quan Hải Phòng). - Theo quy định của Thông tư 79 thì doanh nghiệp phải đăng ký danh mục miễn thuế tại Chi cục quản lý hàng đầu tư-gia công. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư đã đăng ký một phần trước khi Thông tư 79 có hiệu lực, để thuận lợi cho theo dõi, kiểm tra, đề nghị cho phép các dự án tiếp tục đăng ký tại chi cục hải quan trước đây; doanh nghiệp thực hiện báo cáo, kiểm tra, quyết toán theo Thông tư 79 tại chi cục hải quan trước đây đã đăng ký.” (Cục HQ Hà Nội) | Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo Bộ theo hướng giao cho Cục Hải quan đăng ký Danh mục và không được ủy quyền cho các Chi Cục. |
7 | Theo quy định tại điểm 1, khoản 3 Điều 101 Thông tư 79/2009 thì đối với các dự án đầu tư được cấp trước ngày 01/1/2006 nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp danh mục hàng hóa miễn thuế thì DN phải xuất trình bản chính và nộp bản sao văn bản xác nhận chưa cấp Danh mục của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi quy trình kèm theo Quyết định 2424/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 của TCHQ có hiệu lực, Cục Hải quan Thanh Hóa đã yêu cầu Cty Xi măng Nghi Sơn xuất trình và nộp chứng từ này, DN có văn bản xin xác nhận thì Bộ Công Thương lại có văn bản số 0424/BCT-KH ngày 15/12/2008 trả lời là việc miễn thuế, xét miễn thuế thực hiện theo quy định của Nghị định 149/2005/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Công Thương không có trách nhiệm cấp hay xác nhận danh mục miễn thuế cho DN. Trường hợp này đăng ký hay không đăng ký danh mục? Đề xuất: Trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, DN có cam kết, tự kê khai chịu trách nhiệm. (Cục Hải quan Thanh Hóa) | Thông tư quy định doanh nghiệp phải cung cấp giấy xác nhận này là để tránh lợi dụng do trước đó đã được miễn thuế, nay lại được miễn thuế tiếp. Vì vậy, đề nghị thực hiện theo đúng quy định. |
8 | Theo khoản 2, Điều 102 thì các chi cục hải quan địa phương yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai thuế nhập khẩu cho dù mặt hàng đó đã đăng ký danh mục miễn thuế và tính thuế GTGT trên cả phần thuế NK được miễn. Vậy cách tính như thế là đúng hay sai? Trước khi có Thông tư 79, Doanh nghiệp chỉ phải tính thuế GTGT trên trị giá hàng hóa (không bao gồm thuế nhập khẩu) Đề nghị: Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan hướng dẫn rõ điều này. (Cty TNHH tiếp vận Thăng Long) | - Theo quy định tại Điều 63 Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế phải tự xác định số tiền thuế được miễn. Do đó, khi khai thuế phải khai số tiền thuế được miễn. - Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải nộp thuế GTGT thì giá tính thuế GTGT là giá không bao gồm thuế nhập khẩu, quy định này là không thay đổi so với Thông tư số 59 do đó yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng quy định, tránh xảy ra vấn đề như doanh nghiệp nêu. |
9 | - Việc sử dụng thường xuyên 500 – 5000 lao động được tính như thế nào? Trong thời gian bao lâu? VD1: Trong 03-05 năm đầu DN sử dụng 500-5000 lao động nhưng thời gian sau thì không đủ. VD2: Một số DN hoạt động có tính thời vụ, thì có thể trong 01 năm có hai đến ba tháng không sử dụng đủ 500 lao động (ngành may, sản xuất giầy, sản xuất gỗ…) Đề nghị: hướng dẫn việc kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. (Cục Hải quan Quảng Nam) | Tổng cục ghi nhận để trao đổi với Bộ KHĐT. Trong thời gian chưa có hướng dẫn khác, thì trong cả quá trình hoạt động doanh nghiệp phải có sử dụng thường xuyên 500 – 5000 lao động (không phân biệt lao động thời vụ hay lao động cố định), mới được mới giải quyết miễn thuế. |
10 | Theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 3, Điều 102 hướng dẫn: Danh mục hàng hóa XK, NK miễn thuế và phiếu trừ lùi được cấp một lần cho cả dự án hoặc từng giai đoạn thực hiện dự án. Nếu thực hiện cấp trước phiếu trừ lùi đối với danh mục nhiều chủng loại hàng hóa thì sẽ rất khó cho công chức Hải quan ghi nội dung và xác nhận trừ lùi có nhiều tiêu chí, khó ghi đầy đủ được nội dung các tiêu chí. Có thể sử dụng cách khác được không? Đề xuất: Có thể để Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục Hải quan lập phiếu trừ lùi và gửi về nơi cấp danh mục 1 bản sao để theo dõi. (Cục Hải quan Nghệ An) | Quy định này thực hiện từ khi thực hiện Thông tư 113/2005/TT-BTC, Thông tư 59/2007/TT-BTC và việc cấp phiếu theo dõi trừ lùi cùng với khi đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế là cần thiết cho công tác quản lý theo dõi hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, do đó đề nghị thực hiện theo đúng hướng dẫn tại TT79. |
11 | 11.1. Đối với trường hợp đã đăng ký danh mục hàng hóa NK tạo TSCĐ (DN đang thực hiện NK hàng hóa theo Danh mục đã đăng ký) trước khi Thông tư 79 có hiệu lực thì có thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng/lần không? (Cục Hải quan Cao Bằng) 11.2. Khoản 1 Điều 103 quy định: “định kỳ 6 tháng 1 lần …. DN có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện XNK, sử dụng hàng hóa miễn thuế”. Như vậy, thời điểm để DN báo cáo là lúc nào? Có thể quy định vào tháng 6, tháng 12 hàng năm được không? Nếu quá hạn mà không báo cáo thì có thể lập biên bản vi phạm để xử lý không? (Cục Hải quan Quảng Ngãi) | 11.1. Có phải báo cáo định kỳ 6 tháng/lần 11.2. Thông tư không quy định cố định vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm, vì: nếu quy định cố định như đề xuất thì lượng báo cáo dồn về nơi đăng ký sẽ nhiều vào một tháng, không xử lý kịp thời. Đơn vị có thể lấy tờ khai nhập khẩu đầu tiên để làm mốc xác định thời gian 6 tháng/lần phải báo cáo. |
12 | Theo điều 103 Thông tư 79 về quyết toán Danh mục miễn thuế, Cục HQ Quảng Ngãi hiện không có tài khoản thu thuế (tài khoản thu thuế chỉ có ở các chi cục và Đội kiểm soát). Tuy nhiên khi quyết toán danh mục hàng miễn thuế thường sẽ phát sinh số thuế phải thu. Vậy, Cục Hải quan phải thu thuế và nộp vào tài khoản nào? Có phải lập thêm một số tài khoản ở cấp Cục? (Cục Hải quan Quảng Ngãi) | Nếu có phát sinh số thuế phải thu như trình bày thì nộp vào tài khoản của Chi cục nơi đăng ký tờ khai. |
13 | Tại điểm c, khoản 3, Điều 103 Thông tư 79 quy định về thủ tục quyết toán Danh mục hàng hóa NK miễn thuế “cơ quan Hải quan đăng ký Danh mục có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương kiểm tra việc NK, sử dụng hàng hóa”. Đề nghị hướng dẫn rõ hơn: việc kiểm tra trên thực hiện như thế nào? Thực tế không kiểm tra được đối với toàn bộ hàng hóa đề nghị quyết toán. | Tùy theo từng trường hợp có thể kiểm tra trên sổ sách chứng từ doanh nghiệp khai báo nhưng nếu kết quả kiểm tra còn nghi ngờ thì kiểm tra thêm các báo cáo kế toán khác hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa của hàng hóa đề nghị quyết toán để xác định chính xác việc sử dụng hàng hóa đã được miễn thuế. |
14 | Về thực hiện quyết toán việc xuất, nhập khẩu, sử dụng hàng hóa miễn thuế: Tại điểm c, Khoản 3, Điều 103, Mục 3, Phần V Thông tư 79/2009/TT-BTC quy định “…nơi đăng ký Danh mục có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương kiểm tra việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa và quyết toán việc sử dụng số nguyên vật liệu được miễn thuế nhập khẩu đưa vào sản xuất của doanh nghiệp và thu thuế, xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định về báo cáo quyết toán và/hoặc sử dụng không đúng mục đích hàng hóa được miễn thuế”. Đề xuất: Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể trong quy trình nghiệp vụ theo hướng giao việc thực hiện quyết toán việc xuất, nhập khẩu, sử dụng hàng hóa miễn thuế theo Danh mục miễn thuế đã đăng ký cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan. | Tổng cục ghi nhận để xây dựng quy trình phù hợp. |
IX | GIẢM THUẾ |
|
1 | Hàng miễn kiểm tra thực tế nhưng có kết quả giám định sau khi đã thông quan xác định bị tổn thất thì được giảm thuế không? (Cục Hải quan Hải Phòng) | Trường hợp này không được giảm thuế vì cơ quan Hải quan không có điều kiện để kiểm tra, xác định tính chính xác của mức độ tổn thất hàng hóa và việc khai giảm thuế. |
X | HOÀN THUẾ |
|
1 | Điểm a.5, khoản 1, điều 117 quy định hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu ra nước ngoài, đã nộp thuế NK thì trong bộ hồ sơ có Hợp đồng NK, Hợp đồng ủy thác XK, NK nếu là hình thức XK, NK ủy thác (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp) để đối chiếu khi thanh khoản, hoàn thuế. Quy định này gây khó khăn cho cơ quan HQ trong quá trình thực hiện, vì hợp đồng NK được lưu trữ theo tờ khai NK và theo thứ tự chung của toàn Chi cục, nên việc tập hợp hết tất cả các hợp đồng có liên quan để sao y phục vụ cho việc hoàn thuế là rất khó thực hiện (chưa kể sẽ phải sao y nhiều lần đối với trường hợp một tờ khai nhập hoàn thuế nhiều lần). | Quy định này nhằm giảm thủ tục, hồ sơ tạo thuận lợi cho DN, do đó trước mắt đề nghị thực hiện theo đúng quy định. Tổng cục Hải quan ghi nhận báo cáo Bộ. |
2 | Trường hợp chứng từ phải nộp đối với hồ sơ thanh khoản tại điểm a2, a4 khoản 1 Điều 117 yêu cầu công ty phải nộp bản chính tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu là khó thực hiện vì tờ khai nhập khẩu bản chính công ty có thể thanh khoản nhiều lần. Đề nghị sửa đổi lại là yêu cầu công ty nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính. (Cục Hải quan Long An) | Đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại Điều 117 về việc nộp tờ khai gốc khi thanh khoản, hoàn thế. Việc hoàn trả DN tờ khai gốc sau khi đã đóng dấu hoàn thuế đã được quy định rõ tại Điều 129 |
3 | - Tại điểm d khoản 6 Điều 127, quy định hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau nhưng nợ chứng từ thanh toán: yêu cầu cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp để kiểm tra và có kết luận trong vòng 15 ngày đối với hồ sơ hoàn thuế là rất khó thực hiện. Đề xuất: nếu tại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế (không thu thuế), DN chưa xuất trình được chứng từ thanh toán do chưa đến thời hạn thanh toán, DN có cam kết nộp chứng từ thanh toán trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán, DN có công văn đề nghị chưa xét hoàn thuế ngay khi chưa có chứng từ thanh toán thì được phép thực hiện xét hoàn thuế khi DN nộp chứng từ thanh toán; chỉ phối hợp kiểm tra với cơ quan thuế quản lý DN để giải quyết hồ sơ trong vòng 15 ngày nếu DN có đề nghị hoàn thuế trong vòng 15 ngày. (Cục Hải quan Long An, Bình Dương) - Tại điểm c khoản 2 Điều 131 có quy định: Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế doanh nghiệp chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng do thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng xuất khẩu dài hơn bốn mươi lăm ngày hết thời hạn nộp thuế, thì thời hạn phải nộp hồ sơ thanh khoản hoàn thuế, không thu thuế vẫn thực hiện theo đúng thời hạn hướng dẫn tại khoản 1, điểm a và b khoản 2 Điều 131 nhưng doanh nghiệp phải có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d khoản 6 Điều 127 Thông tư này. (Cục Hải quan Đăk Lăk) | Nội dung này đã được hướng dẫn tại điểm 13 công văn số 8908/BTC-TCHQ ngày 22/6/2009 của Bộ Tài chính. |
4 | Theo quy định tại Điều 128 thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định việc thanh khoản hoàn thuế, không thu thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 127. Đề nghị: giao cho các Chi cục HQ cửa khẩu trực thuộc được mở tài khoản tạm thu tại Kho bạc Nhà nước cấp Huyện, Thị xã, TP thuộc tỉnh để thuận tiện cho việc theo dõi thu nộp tiền thuế từ TK tạm thu và thực hiện hoàn thuế theo quy định. (Cục HQ Quảng Ninh) | Điều 13 của Luật Hải quan quy định Chi cục là một cấp trong tổ chức hải quan. Do vậy Chi cục hải quan có quyền mở tài khoản tạm thu tại Kho bạc thuận tiện nhất (Kho bạc quản lý TK ngân sách). |
5 | Theo Điều 128 thì thẩm quyền ra QĐ hoàn thuế, không thu thuế đối với một số trường hợp thuộc Chi Cục trưởng nơi đăng ký tờ khai (trước đây thuộc Cục Hải quan), hiện nay chưa có mẫu QĐ hoàn thuế, không thu thuế phù hợp với việc thay đổi thẩm quyền này. Đề xuất: Trong khi chờ hướng dẫn đề nghị cho áp dụng mẫu các QĐ hoàn thuế, không thu thuế như trước nhưng chỉnh sửa một số nội dung về thẩm quyền ký QĐ cho phù hợp. (Cục HQ Quảng Ninh) | Đồng ý với đề xuất. |
6 | Tại khoản 2 Điều 129 quy định việc lập bảng kê theo dõi mỗi lần hoàn thuế (không thu thuế)… Bảng kê này do Cục Hải quan tự lập hay thực hiện theo mẫu TCHQ quy định thống nhất. (Cục Hải quan Bình Định) | Do Cục Hải quan địa phương tự lập, Tổng cục không thiết kế mẫu. |
7 | Tại điểm c.2 khoản 5 Điều 112 quy định: Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức sau đây: Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn (tương ứng với sản phẩm thực tế xuất khẩu) = (Trị giá sản phẩm xuất khẩu/Tổng trị giá các sản phẩm thu được) x Tổng số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu. Trong đó: Tổng giá trị của các sản phẩm thu được, được xác định là tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu và doanh số bán của các sản phẩm (kể cả phế liệu, phế phẩm thu hồi và không bao gồm thuế GTGT đầu ra) để tiêu thụ nội địa. Theo quy định trên, DN chỉ được hoàn số thuế phần nguyên liệu tương đương với phần sản phẩm xuất khẩu, phần nguyên liệu tiêu thụ nội địa (kể cả phế liệu, phế phẩm thu hồi và không bao gồm thuế GTGT đầu ra) phải chịu thuế. Tuy nhiên, tại điểm c.3 khoản 5 quy định: Đối với phần phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, thì xử lý như sau: Phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không phải chịu thuế nhập khẩu. Trường hợp còn giá trị thương mại, người nộp thuế bán, tiêu thụ phần phế liệu, phế phẩm này trên thị trường thì cũng không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai nộp các loại thuế khác như thuế GTGT, thuế thu nhập DN theo đúng quy định; Như vậy, quy định tại điểm c2 và điểm c.3 chưa phù hợp? đề nghị hướng dẫn rõ hơn. (Cục Hải quan Khánh Hòa) | Điểm c2, khoản 5 Điều 112 không mâu thuẫn với điểm c3, khoản 5 Điều 112, vì: Điểm c2 khoản 5 Điều 112 là quy định về công thức xác định số tiền thuế NK của NVL SXXK được hoàn, do đó khi xác định thuế NK được hoàn phải tính chung cho tổng các sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất hàng XK. Điểm c3, khoản 5 Điều 112 là quy định về việc xử lý không thu thuế NK đối với phần phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao sản xuất hàng hóa XK. |
8 | Đề nghị hướng dẫn đối với trường hợp nếu hết thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế không thực hiện việc kê khai thuế GTGT (nếu có) thì cơ quan hải quan phải làm gì và theo dõi nợ trên hệ thống KT559 như thế nào? (Vì hàng nhập khẩu sản xuất xuất khẩu là đối tượng không chịu thuế GTGT nên tại thời điểm đăng ký tờ khai trên hệ thống KT559 không phát sinh thuế) (Cục Hải quan Đăk Lăk) | Cơ quan Hải quan phải đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp đến thanh khoản, nộp thuế. Tổng cục HQ ghi nhận để nâng cấp hệ thống KT559 phù hợp với quy định hiện hành. Trong thời gian chưa nâng cấp hệ thống KT559 đề nghị các đơn vị theo dõi thủ công. |
9 | Tại điểm b, khoản 2 Điều 131 có quy định: Nếu người nộp thuế không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cơ quan Hải quan kiểm tra, thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT theo quy định. - Hiện nay chưa có quy định cụ thể doanh nghiệp phải kê khai vào loại ấn chỉ nào. Đề nghị quy định việc kê khai nộp thuế theo ấn chỉ kê khai bổ sung. (Cục Hải quan Đăk Lăk) | Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện kê khai nộp thuế GTGT trong trường hợp này như trường hợp khai bổ sung và sử dụng mẫu ấn chỉ khai bổ sung kèm theo Thông tư 79. |
10 | Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu vì lý do nào đó phải nhập trở lại thì trị giá tính thuế GTGT như thế nào trong trường hợp không thu thuế NK, trị giá tính thuế GTGT gồm cả thuế nhập khẩu hay chỉ là trị giá tính thuế hàng nhập khẩu? (Cục Hải quan Bình Phước) | Trị giá để tính thuế GTGT trong trường hợp được miễn thuế NK hoặc không thu thuế NK là trị giá tính thuế không bao gồm số tiền thuế NK được miễn, không thu. |
11 | Đối với trường hợp hàng hóa tạm nhập tái xuất chuyển đổi mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa (doanh nghiệp chưa thực hiện nộp thuế) trước khi Thông tư 79 có hiệu lực thì thực hiện như thế nào. (Cục Hải quan Cao Bằng) | Thực hiện kê khai nộp thuế theo hướng dẫn tại Thông tư 79. |
12 | Hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất hoặc hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập thì trên tờ khai có phải ghi rõ hàng tái xuất thuộc tờ khai nào hoặc tái nhập thuộc tờ khai nào không? (Cục Hải quan Hải Phòng) | Có. Vấn đề này đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 119 và Điều 120 Thông tư 79. Đề nghị địa phương nghiên cứu thực hiện. |
13 | Về thủ tục hoàn thuế nhập khẩu và TTĐB đối với trường hợp nhập khẩu được chấp nhận giảm giá sau khi hoàn tất việc nhập khẩu theo hợp đồng. Thông tư 79/2009/TT-BTC chưa quy định hoàn thuế đối với các trường hợp này. Đề xuất: thực hiện theo trình tự tại Điều 130 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009. (Cục Hải quan Quảng Ninh) | Đề nghị thực hiện theo hướng dẫn về xử lý tiền thuế nộp thừa tại Điều 24 và Điều 130 Thông tư số 79. |
XI | HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ |
|
1 | Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong các trường hợp xuất cảnh, cơ quan Hải quan không biết người nợ thuế xuất cảnh khi nào để thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh biết để dừng việc xuất cảnh của người xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế. Để thực hiện Điều 134 thì các trường hợp cá nhân nợ thuế đều phải thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh biết? (Cục Hải quan Hải Phòng) | Cơ quan hải quan không biết người nợ thuế xuất cảnh khi nào nhưng biết được doanh nghiệp nợ thuế khi nào. Do vậy, khi một doanh nghiệp có nợ thuế thì cơ quan hải quan phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc nợ thuế của chủ doanh nghiệp cho cơ quan công an biết để dừng việc xuất cảnh của chủ doanh nghiệp theo đúng quy định. |
XII | VẤN ĐỀ KHÁC |
|
1 | Cục Hải quan tỉnh/thành phố có được ủy quyền cho Chi cục thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của cấp Cục không? (Cục Hải quan Hải Phòng) | Có được ủy quyền, trừ những nội dung Thông tư hướng dẫn không được ủy quyền thì phải thực hiện theo Thông tư. Việc ủy quyền phải thực hiện theo đúng các quy định về ủy quyền. |
2 | Trường hợp DN chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa nếu cơ quan hải quan chấp nhận làm thủ tục chuyển mục đích hàng hóa phải tiến hành tính lại thuế lượng hàng chuyển mục đích, thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày DN làm thủ tục NK và tính phạt chậm nộp thuế từ ngày thứ 31. Khi nhập số liệu vào chương trình (KT559), hệ thống sẽ xác định DN thuộc diện quá hạn nộp thuế hoặc DN đã từng nợ thuế quá hạn 90 ngày (trường hợp chuyển loại hình ở thời điểm sau 120 ngày, tính từ ngày làm thủ tục NK), mặc dù tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng, DN thuộc diện chấp hành tốt pháp luật. | Vì chuyển loại hình và khai báo nộp thuế sau 120 ngày nên doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai đối với số nguyên liệu chuyển đổi mục đích sử dụng là đúng quy định. |
3 | Tại Điều 3 Thông tư 79 quy định chủ hàng chấp hành tốt pháp luật HQ phải đáp ứng được một trong các điều kiện là thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Vậy cần phải có xác nhận của cơ quan thuế nơi quản lý DN khi làm thủ tục hay không? (Cục HQ Hải Phòng) | Tiêu chí này đã được quy định tại điểm 2.1 Phần A Thông tư số 12/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005, không phải là nội dung mới, do đó các đơn vị thực hiện tiêu chí này như trước đây, không phải có xác nhận của cơ quan thuế. |
4 | Tại Điểm c.2.2, Khoản 6, Điều 23, quy định trường hợp không xác định được thời điểm tính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế cho hàng hóa cùng loại chuyển đổi mục đích sử dụng thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình tính theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và thời điểm ấn định thuế. Kiến nghị: Tổng cục Hải quan có hướng dẫn tính số tiền thuế trung bình. Trước mắt Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị tính theo hướng lấy giá trung bình cộng (số lượng x đơn giá) của hàng hóa thuộc các tờ khai hải quan trong khoảng thời gian ấn định thuế làm đơn giá tính thuế. (Cục HQ Đồng Nai) | Để giải quyết câu hỏi Cục HQ Đồng Nai nêu, Tổng cục đưa ra ví dụ sau: Một DN nhập khẩu nguyên liệu SXXK hoặc gia công trong 3 năm liền từ năm 2006 đến năm 2008. Trong khoảng thời gian đó mức thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu giảm từ 30% xuống 25%, 20%, 15%; trị giá từ 160USD/cuộn xuống 155USD/cuộn sau lại tăng lên 165USD/cuộn; tỷ giá từ 16.000đ/USD lên 17.000đ/USD, 18.000đ/USD. Do không xác định được thời điểm thay đổi mục đích sử dụng của số nguyên liệu nhập khẩu trên, căn cứ điểm c.2.2 khoản 6 Điều 23 đã quy định cách tính thuế đối với trường hợp này được tính là: SL vải x Thuế suất trung bình x Giá trung bình x Tỷ giá trung bình. |
5 | QĐ hoàn thuế, không thu thuế đối với các tờ khai hàng hóa XNK đăng ký trước ngày TT 79 có hiệu lực thì căn cứ pháp lý, thẩm quyền ký QĐ này áp dụng theo TT 59 hay TT 79. Đề xuất: căn cứ pháp lý, thẩm quyền ký QĐ trong trường hợp này là TT 59 và các văn bản có liên quan, không áp dụng theo TT79. (Cục HQ Quảng Ninh) | Đồng ý với đề xuất |
| Một số vấn đề vướng mắc khác các đơn vị báo cáo | Tổng cục Hải quan đang báo cáo Bộ sẽ có công văn hướng dẫn các đơn vị thực hiện trong thời gian sớm nhất |
Công văn số 4155/TCHQ-KTTT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư 79/2009/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 4155/TCHQ-KTTT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/07/2009
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Ngọc Túc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra