Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN   
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 3833/TCHQ-GSQL
V/v giải đáp vướng mắc Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2009

 

Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố

Ngày 04/12/2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 116/2008/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực thực hiện từ 08/01/2009.

Qua một thời gian triển khai thực hiện theo phản ánh của một số doanh nghiệp và Cục Hải quan địa phương thì có một số vướng mắc cần được hướng dẫn cụ thể. Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo công văn này bảng tổng hợp giải đáp các vướng mắc liên quan đến nội dung Thông tư số 116/2008/TT-BTC dẫn trên, yêu cầu các đơn vị Hải quan tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện và phổ biến rộng rãi để các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý biết, phối hợp thực hiện.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các đơn vị kịp thời phản ánh những vướng mắc phát sinh về Tổng cục Hải quan (Vụ Giám sát quản lý) để được hướng dẫn cụ thể.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Tài chính;
+ Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
+ Vụ Chính sách thuế, Vụ Pc (để phối hợp);
- Phòng TM&CN Việt Nam (để phối hợp);
- Vụ KTTH, Vụ Pháp chế, Cục KTSTQ, Cục CNTT&TK HQ (để phối hợp);
- Trang Website;
- Lưu: VT, GSQL (5b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

BẢNG TỔNG HỢP

GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG DẪN TẠI THÔNG TƯ SỐ 116/2008/TT-BTC NGÀY 04/12/2008 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo công văn số 3833/TCHQ-GSQL ngày 30 tháng 6 năm 2009)

VƯỚNG MẮC

XỬ LÝ VƯỚNG MẮC

1. Thời điểm áp dụng Thông tư số 116/2008/TT-BTC:

Đối với các hợp đồng gia công đăng ký trước thời điểm Thông tư 116/2008/TT-BTC có hiệu lực thì khi thực hiện thanh khoản có thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 116/2008/TT-BTC hay vẫn thực hiện theo Quyết định 69/2004/QĐ-BTC (Hải quan: Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng).

1. Đối với hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công đăng ký trước thời điểm Thông tư số 116/2008/TT-BTC có hiệu lực nhưng chưa đến hạn thanh khoản, thủ tục hải quan liên quan đến việc thực hiện hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công diễn ra tại thời điểm Thông tư số 116/2008/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì việc thanh khoản thực hiện theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC

2. Khái niệm vật tư gia công tại điểm 4, khoản I, mục I:

Khái niệm này chưa cụ thể, thống nhất với hướng dẫn tại Thông tư 59/2007/TT-BTC và Luật thuế GTGT. Do vậy, đề nghị hướng dẫn bổ sung vật tư gia công nhập khẩu để áp dụng thống nhất với quy định về thuế GTGT, thuế nhập khẩu (Hải quan Hà Nội).

2. Khái niệm vật tư gia công nêu tại Thông tư số 116/2008/TT-BTC đã cụ thể, rõ ràng, do vậy không cần hướng dẫn thêm. Đối với vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế GTGT theo quy định tại Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 129/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về thuế GTGT.

3. Hình thức hợp đồng gia công hướng dẫn tại điểm 1, khoản II, mục I:

 

3.1. Cần quy định rõ các hình thức khác của hợp đồng gia công là gì (Hải quan TP.HCM).

3.1. Nội dung này hướng dẫn theo quy định tại Luật Thương mại và Điều 30 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ.

3.2. Nếu quá trình sản xuất sản phẩm gia công, doanh nghiệp không thể hoàn chỉnh sản phẩm trong vòng 01 năm, hai bên ký phụ lục gia hạn hợp đồng thì hải quan có được phép cho gia hạn? Doanh nghiệp có phải thực hiện thanh khoản hợp đồng và chuyển nguyên phụ liệu dư thừa phụ lục tiếp theo? (Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu).

3.2. Điểm 3.1, khoản II, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC hướng dẫn: Mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công đều phải thể hiện bằng phụ lục hợp đồng và đăng ký các phụ lục này với cơ quan Hải quan trước hoặc cùng thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên của phụ lục hợp đồng đó.

Thông tư số 116/2008/TT-BTC không hướng dẫn cơ quan Hải quan được phép gia hạn thời hạn hiệu lực hợp đồng gia công. Nếu doanh nghiệp không thể hoàn chỉnh sản phẩm trong vòng 01 năm, thì doanh nghiệp phải thanh khoản xong phụ lục hợp đồng gia công này và chuyển nguyên phụ liệu dư thừa sang phụ lục hợp đồng gia công tiếp theo.

4. Địa điểm làm thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại khoản III, mục I:

 

4.1. Đối với doanh nghiệp chế xuất (DNCX): Đề nghị đối với doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 6690/TCHQ-GSQL ngày 28/11/2007 tức là doanh nghiệp nội địa được đăng ký hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX (Hải quan Đồng Nai)

4.1. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công của DNCX thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 45 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4.2. Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng gia công với nước ngoài, sau khi nhập khẩu nguyên liệu thì chuyển toàn bộ cho đối tác VN khác gia công lại (02 doanh nghiệp này khác địa bàn) thì hợp đồng gia công sẽ đăng ký tại Chi cục HQ nào? (Hải quan Bình Dương).

4.2. Doanh nghiệp có thể đăng ký tại 01 trong 02 nơi: Tại Hải quan nơi doanh nghiệp nhận gia công với nước ngoài có cơ sở sản xuất hoặc tại Hải quan nơi doanh nghiệp nhận gia công lại toàn bộ có cơ sở sản xuất theo hướng dẫn tại điểm 1, khoản III, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC.

4.3. Nếu một doanh nghiệp nhận gia công không có cơ sở sản xuất tại TP.HCM nhưng thuê doanh nghiệp khác gia công lại có cơ sở sản xuất tại TP.HCM thì có được đăng ký hợp đồng gia công tại Cục Hải quan TP.HCM không?

4.3. Trường hợp doanh nghiệp nhận gia công lại có cơ sở sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh thì được đăng ký hợp đồng gia công tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh theo hướng dẫn tại điểm 1, khoản III, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC

5. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan hướng dẫn tại điểm 2, khoản IV, mục I:

 

5.1. Đề nghị xây dựng bộ tiêu chí quản lý rủi ro cho từng loại hợp đồng gia công để có cơ sở phân loại, thanh khoản đối với từng hợp đồng gia công, đồng thời tin học hóa vấn đề này (như việc phân luồng tờ khai) để việc phân loại hợp đồng gia công được minh bạch, hạn chế rủi ro cho công chức hải quan (Hải quan Hải Phòng)

5.1. Việc phân loại doanh nghiệp để thanh khoản dựa trên hệ thống quản lý rủi ro hiện hành tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh khoản. Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể nội dung này tại quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài và theo yêu cầu quản lý rủi ro từng giai đoạn.

5.2. Đề nghị bổ sung tiêu chí quản lý rủi ro cho từng hợp đồng gia công để có cơ sở phân loại doanh nghiệp (như phân luồng) vì hiện tại trong hệ thống quản lý rủi ro chưa cập nhật hết thông tin về doanh nghiệp (Hải quan Bình Dương)

5.2. Nội dung này được hướng dẫn tại quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài.

6. Kiểm tra cơ sở sản xuất hướng dẫn tại điểm 2.4 khoản I, mục II:

 

6.1. Về kiểm tra năng lực sản xuất, năng lực quản lý và các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo thực hiện hợp đồng gia công: Đề nghị hướng dẫn rõ thế nào là không đủ năng lực sản xuất, năng lực thực hiện hợp đồng gia công (Hải quan: Đồng Nai, Bình Dương).

6.1. Nội dung kiểm tra năng lực sản xuất, năng lực quản lý và các vấn đề liên quan được hướng dẫn cụ thể tại quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài và theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ hải quan từng giai đoạn.

6.2. Về cơ sở gia công của các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình có cơ sở sản xuất nhỏ đề nghị vẫn được thực hiện hợp đồng gia công cho nước ngoài (cơ sở may Dương Minh Tâm)

6.2. Thông tư số 116/2008/TT-BTC dẫn trên không có phân biệt cơ sở sản xuất gia công lớn hay nhỏ. Đối với cơ sở sản xuất gia công của hộ kinh doanh cá thể hoặc hộ gia đình nếu đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công thì được đăng ký thực hiện hợp đồng gia công theo quy định.

7. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức hướng dẫn tại khoản II, mục II:

 

7.1. Điểm 4.3a, khoản II, mục II hướng dẫn về thời điểm kiểm tra định mức “sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký định mức với cơ quan Hải quan” là chưa đủ cơ sở để kiểm tra định mức vì thời điểm đăng ký định mức cùng thời điểm đăng ký hợp đồng gia công hoặc thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu lô hàng nguyên liệu vật tư đầu tiên (Hải quan: Hà Nội, Đồng Nai).

7.1. Theo hướng dẫn tại điểm 4.3, khoản II, mục II, Thông tư số 116/2008/TT-BTC thì có 05 thời điểm để Hải quan thực hiện kiểm tra định mức. Do vậy, lãnh đạo Chi cục quyết định lựa chọn thời điểm kiểm tra định mức thích hợp.

7.2. Đề nghị thống nhất bảng điều chỉnh định mức (Hải quan Hải Phòng)

7.2. Khi có điều chỉnh định mức thì doanh nghiệp sử dụng Bảng đăng ký định mức từng mã hàng (mẫu 03/ĐKĐM-GC-Phụ lục I) được thay tên “Bảng đăng ký định mức từng mã hàng” thành “Bảng điều chỉnh định mức từng mã hàng”. Tại phần giới thiệu các thông số (cuối mẫu 03) bổ sung thêm mã phụ của mã hàng có định mức điều chỉnh sau khi đã thống nhất với doanh nghiệp.

7.3. Trường hợp định mức thực tế thấp hơn hoặc cao hơn định mức doanh nghiệp đã thỏa thuận trong hợp đồng gia công thì doanh nghiệp có phải ký kết phụ lục hợp đồng gia công hay không (Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu).

7.3. Theo hướng dẫn tại điểm 3.1, khoản II, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC, thì mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công đều phải thể hiện bằng phụ lục hợp đồng và đăng ký các phụ lục này với cơ quan Hải quan trước hoặc cùng thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên của phụ lục hợp đồng đó.

Theo đó, nếu định mức thực tế có thay đổi so với định mức thỏa thuận trong hợp đồng gia công thì doanh nghiệp phải đăng ký định mức điều chỉnh theo phụ lục hợp đồng bổ sung.

8. Thủ tục cung ứng NPL gia công hướng dẫn tại khoản IV: Đối với NPL tự cung ứng bằng cách nhập khẩu từ nước ngoài doanh nghiệp đăng ký tờ khai theo loại hình NK kinh doanh có được không (Hải quan Bình Dương).

8. Đối với nguyên phụ liệu tự cung ứng bằng cách nhập khẩu từ nước ngoài đề nghị doanh nghiệp phải đăng ký theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng dẫn tại điểm 2.3, khoản IV, mục II Thông tư 116/2008/TT-BTC.

9. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công theo hướng dẫn tại điểm 3.1, điểm 3.2, khoản V, mục II:

Đề nghị làm rõ:

 

9.1 Khái niệm máy móc thiết bị thuê, mượn trực tiếp phục vụ gia công và không trực tiếp phục vụ gia công để làm cơ sở phân biệt, áp dụng thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu theo quy định (Hải quan Hà Nội).

9.1. Theo hướng dẫn tại điểm 9, khoản I, mục I Thông tư số 116/2008/TT-BTC thì “Máy móc, thiết bị, dụng cụ gia công” là những máy móc, thiết bị, dụng cụ nằm trong dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm gia công. Do người thuê gia công cho người nhận gia công thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công. Ngoài ra, có thể căn cứ vào luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc quy trình sản xuất sản phẩm gia công để xác định máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ gia công hoặc không trực tiếp phục vụ gia công.

9.2. Thuế nhập khẩu đối với phụ tùng, linh kiện nhập khẩu để thay thế, sửa chữa cho máy móc, thiết bị thuê mượn theo các trường hợp trên (Hải quan Hà Nội).

9.2. Chính sách thuế áp dụng đối với phụ tùng, linh kiện nhập khẩu để thay thế, sửa chữa thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính.

10. Thủ tục hải quan đối với hàng mẫu gia công hướng dẫn tại khoản VI, mục II:

 

Hàng hóa nhập khẩu để làm mẫu gia công thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, có nghĩa là đăng ký tờ khai theo loại hình phi mậu dịch. Doanh nghiệp mở tờ khai phi mậu dịch tại Chi cục Hải quan nào (Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu)

10. Do hàng mẫu không có giá trị thanh toán và không đưa vào thanh khoản, nên tờ khai xuất/nhập khẩu hàng mẫu được đăng ký theo loại hình phi mậu dịch và thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất/nhập.

11. Trường hợp HĐGC hết hiệu lực nhưng còn sản phẩm gia công chưa xuất hết hướng dẫn tại điểm 1.4, khoản VII, mục II:

 

Đề nghị hướng dẫn bổ sung: Doanh nghiệp phải có văn bản thỏa thuận (hoặc phụ lục) về xuất khẩu số lượng sản phẩm gia công này để làm cơ sở giải quyết phát sinh trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu các lô hàng (Hải quan Hà Nội)

11. Tại điểm 1.4, khoản VII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC đã hướng dẫn doanh nghiệp phải có văn bản cam kết với Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công về việc xuất khẩu số sản phẩm này trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng gia công. Do vậy, không cần yêu cầu doanh nghiệp phải ký bổ sung phụ lục hợp đồng. Văn bản cam kết là cơ sở để giải quyết các vướng mắc phát sinh (nếu có).

12. Thủ tục giao nhận sản phẩm hoặc nguyên phụ liệu gia công chuyển tiếp hướng dẫn tại khoản X:

 

12.1. Đề nghị quy định rõ phiếu xuất kho phải theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp không được tự thiết kế nếu không được phép của cơ quan thuế địa phương. Trường hợp giao nhận nguyên phụ liệu gia công chuyển tiếp từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác cùng đối tác nhận gia công thì không phải xuất trình phiếu xuất kho (Hải quan Bình Dương).

12.1. Phiếu nhập/xuất kho thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Trường hợp giao nhận nguyên phụ liệu gia công chuyển tiếp từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác cùng đối tác nhận gia công thì không phải xuất trình phiếu xuất kho.

12.2. Trường hợp doanh nghiệp xin chuyển lần đầu nguyên phụ liệu từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác trong quá trình gia công có được chấp nhận không (Hải quan Đồng Nai)

12.2. Nếu nguyên phụ liệu không thuộc trường hợp không được chuyển nguyên liệu, vật tư sang hợp đồng gia công khác hướng dẫn tại điểm 6.2.3d, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC thì doanh nghiệp được phép chuyển sang hợp đồng gia công khác.

12.3. Nếu doanh nghiệp chuyển toàn bộ 01 loại nguyên phụ liệu trong nhiều loại nguyên phụ liệu sang hợp đồng gia công khác hoặc doanh nghiệp khác có được không (Hải quan TP.HCM).

12.3. Việc chuyển nguyên phụ liệu gia công chỉ có thể xảy ra khi thuê gia công lại, gia công chuyển tiếp hoặc chuyển sang hợp đồng gia công khác khi thanh khoản hợp đồng gia công. Do vậy, doanh nghiệp phải có giải trình cụ thể lý do chuyển nguyên phụ liệu, cơ quan Hải quan kiểm tra xem, xét xử lý cụ thể đối với từng trường hợp.

13. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đối với sản phẩm gia công hướng dẫn tại khoản VIII, mục II:

 

Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, doanh nghiệp phải khai báo nguyên liệu, vật tư tự cung ứng, vì không khai báo thì trên máy vi tính sẽ báo âm nguyên liệu khi thanh khoản (Hải quan Hải Phòng)

13. Về nguyên tắc, trong mọi trường hợp khi xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp phải kê khai phần nguyên phụ liệu tự cung ứng. Do vậy, cần hướng dẫn doanh nghiệp khai nguyên phụ liệu tự cung ứng khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm và nhập máy số liệu nguyên phụ liệu tự cung ứng; chỉ yêu cầu doanh nghiệp khai một lần khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công.

14. Đối với trường hợp thuê gia công lại hướng dẫn tại khoản IX, mục II:

 

14.1. Đối với doanh nghiệp thuê gia công lại toàn bộ thì cơ sở sản xuất của bên nhận gia công lại toàn bộ có được chấp nhận không (Hải quan Hải Phòng)

14.1. Đối với trường hợp thuê gia công lại toàn bộ thì cơ sở sản xuất của bên nhận gia công lại vẫn được chấp nhận và cơ quan hải quan vẫn tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất khi cần thiết.

14.2. Các chứng từ kế toán liên quan đến phiếu xuất, nhập kho nguyên liệu, sản phẩm phục vụ công tác kiểm tra của Hải quan là chứng từ của doanh nghiệp nào (Hải quan Hải phòng)

14.2. Về các chứng từ kế toán: Nếu bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu đưa vào kho của chính doanh nghiệp sau đó mới chuyển cho bên nhận gia công lại thì phiếu nhập kho, xuất kho nguyên liệu khi cơ quan Hải quan kiểm tra là của bên nhận gia công. Trường hợp nguyên liệu được đưa trực tiếp vào kho của bên nhận gia công lại thì phiếu xuất kho, nhập kho nguyên liệu, sản phẩm khi cơ quan Hải quan kiểm tra là chứng từ của bên nhận gia công lại (kèm hợp đồng gia công lại).

15. Thủ tục thanh khoản hướng dẫn tại khoản XII, mục II:

 

15.1. Đối với các hợp đồng gia công đăng ký trước ngày Thông tư số 116/2008/TT-BTC có hiệu lực thì không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình chứng từ thanh toán (Hải quan Lạng Sơn).

15.1. Đối với các hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đăng ký trước ngày Thông tư số 116/2008/TT-BTC có hiệu lực, nhưng thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm thực hiện vào thời điểm Thông tư số 116/2008/TT-BTC có hiệu lực thì doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ thanh toán tiền công khi làm thủ tục thanh khoản.

15.2. Đề nghị hướng dẫn rõ nếu doanh nghiệp không xuất trình chứng từ thanh toán tiền công gia công khi nộp hồ sơ thanh khoản thì hồ sơ thanh khoản có đầy đủ, hợp lệ để thực hiện thanh khoản.

15.2. Theo hướng dẫn tại điểm 1.3, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xem xét gia hạn thời hạn nộp chứng từ thanh toán cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp được gia hạn thì thực hiện thanh khoản bình thường.

Nên yêu cầu doanh nghiệp xuất trình chứng từ thanh toán khi kiểm tra sau thông quan (Hải quan TP.HCM).

Việc yêu cầu doanh nghiệp nộp chứng từ thanh toán là một trong các căn cứ để xác định việc thực hiện hợp đồng gia công giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công và để cơ quan Hải quan kiểm tra chứng từ này khi thanh khoản hợp đồng gia công hoặc khi kiểm tra sau thông quan.

15.3. Về thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hướng dẫn tại điểm 2: Hướng dẫn chậm nhất 45 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng gia công hết hiệu lực doanh nghiệp phải nộp đủ hồ sơ thanh khoản. Nhưng tại điểm 5.1.c (xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản) lại hướng dẫn 90 ngày kể từ ngày quá thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản. Vậy 90 ngày này có được hiểu là 90 ngày làm việc không? Trên chương trình theo dõi nợ quá hạn trên máy thì thời hạn hiệu lực hợp đồng là 90 ngày (ngày hành chính) máy đã báo không được đăng ký tờ khai, vậy có mâu thuẫn với Thông tư số 116/2008/TT-BTC không?

Đề nghị sửa “ngày làm việc” thành ngày hành chính (30 ngày/tháng) như trên hệ thống dữ liệu quản lý hàng gia công hiện nay. Vì nếu quy định là ngày làm việc thì thời gian theo dõi và xử lý hợp đồng gia công sẽ kéo dài, dẫn tới tồn đọng; gây khó khăn cho cơ quan Hải quan do trên hệ thống dữ liệu chương trình quản lý hàng gia công sử dụng là ngày hành chính (Hải quan TP.HCM).

15.3. Theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Luật qủan lý thuế thì thời hạn khai thuế chậm nhất ngày thứ bốn mươi lăm kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng … doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản, thời hạn phân loại, đối chiếu, xử lý quá hạn thời hạn thanh khoản, thời hạn phân loại, đối chiếu, xử lý quá hạn thời hạn hướng dẫn tại điểm 2, 3, 4, 5 khoản XII, mục II, Thông tư số 116/2008/TT-BTC là ngày làm việc. Trên hệ thống việc theo dõi thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản chỉ là tham số của chương trình. Tổng cục Hải quan (Cục CNTT) hoàn toàn có thể thay đổi được theo yêu cầu của các văn bản hướng dẫn.

15.4. Về thời hạn xử lý nguyên phụ liệu dư thừa hướng dẫn tại điểm 3.1:

Đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan trong thời hạn 15 ngày cơ quan hải quan xác nhận thanh khoản cho doanh nghiệp là không phù hợp vì doanh nghiệp được phép giải quyết nguyên phụ liệu dư thừa trong thời hạn 30 ngày. Đề nghị có hướng dẫn (Hải quan Bình Dương)

15.4. Tại điểm 3, điểm 4 khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC đã hướng dẫn rõ:

- Đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan Hải quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành việc thanh khoản; Sau đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được xác nhận thanh khoản doanh nghiệp làm thủ tục để giải quyết nguyên phụ liệu dư thừa theo quy định.

- Đối với doanh nghiệp khác (không được coi là chấp hành tốt pháp luật hải quan): Cơ quan Hải quan kiểm tra xác nhận thanh khoản trong thời gian 30 ngày; Sau đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan xác nhận thanh khoản, doanh nghiệp làm thủ tục giải quyết nguyên phụ liệu dư thừa theo quy định.

15.5. Về thực hiện thanh khoản tại trụ sở doanh nghiệp hướng dẫn tại điểm 3.3:

Đề nghị hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra hồ sơ thanh khoản tại doanh nghiệp, tránh việc kiểm tra tràn lan, vì tiêu chí “nhiều hợp đồng gia công” chưa rõ ràng, theo doanh nghiệp thì khoản 100 tờ khai là lớn, nhưng theo Hải quan thì phải trên 1000 tờ khai mới là lớn (Hải quan Đồng Nai)

15.5. Giao lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xem xét trên cơ sở khối lượng và điều kiện, khả năng của cơ quan hải quan để quyết định cụ thể việc kiểm tra hồ sơ thanh khoản tại trụ sở doanh nghiệp hoặc tại cơ quan Hải quan.

15.6. Về xử lý hợp đồng gia công quá hạn chưa thanh khoản hướng dẫn tại điểm 5.1:

 

15.6.a. Đề nghị hướng dẫn việc tính thuế, ấn định thuế đối với trường hợp trì hoãn, chây ỳ không thanh khoản (Hải quan: Bình Dương, TP.HCM)

15.6.a. Tại điểm 5.1.a2, khoản XII, mục II của Thông tư số 116/2008/TT-BTC hướng dẫn: Tính thuế, ấn định số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với số nguyên liệu, vật tư, máy móc thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản tính từ ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu như đối với hàng nhập kinh doanh. Nguyên tắc và thủ tục ấn định thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 23 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính.

15.6.b. Về việc lập biên bản đơn phương hướng dẫn tại điểm 5.1.a1, khoản XII, mục II:

Đề nghị hướng dẫn lập biên bản đơn phương là biên bản gì (Hải quan Bình Dương) Việc lập biên bản đơn phương theo hướng dẫn tại điểm 5.1.a1 có trái với quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (Hải quan Hải phòng).

15.6.b. Lập biên bản chứng nhận để làm cơ sở xử lý các công việc liên quan.

Để hạn chế tình trạng tồn đọng hợp đồng gia công, nếu sau khi có văn bản mời mà doanh nghiệp không đến thì cơ quan Hải quan tiến hành lập biên bản chứng nhận đơn phương để làm cơ sở xử lý các vấn đề về thuế. Mẫu biên bản chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009. Lưu ý Biên bản đơn phương này không phải để xử phạt vi phạm hành chính, mà là cơ sở để áp dụng các biện pháp khác khi doanh nghiệp chây ỳ không thanh khoản như ấn định thuế nêu tại điểm 15.6a nêu trên.

15.6.c. Đề nghị chỉ tính thuế, ấn định số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với số nguyên phụ liệu dư thừa, máy móc, thiết bị thuê mượn thuộc hợp đồng gia công còn dư khi thanh khoản, không tính trên toàn bộ nguyên phụ liệu chưa thanh khoản (Hải quan: Bình Dương, Đồng Nai). Thời điểm tính thuế đối với máy móc, thiết bị tạm nhập là thời điểm thay đổi mục đích miễn thuế (Hải quan TP.HCM).

15.6.c. Tính thuế, ấn định số tiền thuế nhập khẩu cho toàn bộ hợp đồng gia công chưa thanh khoản, kể cả máy móc, thiết bị tạm nhập. Thời điểm tính thuế tính từ ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu. Thời hạn nộp thuế là 10 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan ký văn bản ấn định thuế (theo hướng dẫn tại Điều 18, Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009).

Đề nghị chỉ ấn định thuế nhập khẩu, không ấn định phạt chậm nộp và thuế GTGT. Doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu vào tài khoản chuyên thu (Hải quan: TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu)

Doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu vào tài khoản tạm thu. Thuế GTGT nộp vào tài khoản chuyên thu. Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh khoản, cơ quan Hải quan sẽ hoàn trả tiền thuế, tiền phạt tương ứng với lượng hàng hóa thực xuất khẩu.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công nhưng không xuất khẩu thì thực hiện truy thu thuế theo quy định tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009.

15.7. Nguyên phụ liệu dư thừa bên đặt gia công biếu quà tặng cho bên nhận gia công đăng ký tờ khai theo loại hình phi mậu dịch, thời điểm tính thuế là thời điểm nào (Hải quan TP.HCM)

15.7. Thời điểm tính thuế đối với nguyên phụ liệu dư thừa bên đặt gia công biếu tặng cho bên nhận gia công là thời điểm mở tờ khai phi mậu dịch.

16. Về trường hợp không được chuyển nguyên phụ liệu dư thừa sang hợp đồng gia công khác hướng dẫn tại tiết d, điểm 6.2.3, khoản XII, mục II thì xử lý nguyên vật liệu này như thế nào (Hải quan Đồng Nai, Bình Dương)

16. Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 6.1, khoản XII, mục II Thông tư số 116/2008/TT-BTC, trừ điểm 6.1.c.

17. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài:

 

Đề nghị hướng dẫn thủ tục tái nhập khẩu máy móc, thiết bị đối với doanh nghiệp VN đặt gia công ở nước ngoài trong trường hợp:

- Máy móc, thiết bị trong nước xuất khẩu cho bên nhận gia công ở nước ngoài nay nhập khẩu về VN.

- Máy móc, thiết bị do bên đặt gia công ở VN mua từ nước thứ 3 giao cho bên nhận gia công ở nước ngoài, nay nhập khẩu về VN (Hải quan Đồng Nai).

17. Nội dung này được hướng dẫn tại quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài.

18. Đề nghị hướng dẫn thủ tục cụ thể đối với phụ liệu nhập khẩu qua đường chuyển phát nhanh để thực hiện hợp đồng gia công, tránh trường hợp mất tờ khai hải quan (Hải quan Hải Phòng).

18. Thủ tục hải quan đối với nhập khẩu phụ liệu để thực hiện hợp đồng gia công qua đường chuyển phát nhanh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 33/2003/TT-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với bưu kiện, bưu phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua đường chuyển phát nhanh. Theo đó, nếu chủ hàng biết hàng hóa của mình đã về đến Việt Nam thì chủ hàng đăng ký tờ khai theo đúng loại hình gia công tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, sau đó chuyển hồ sơ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh để làm tiếp thủ tục hải quan với Chi cục Hải quan Bưu cục ngoại dịch hoặc Chi cục Hải quan sân bay quốc tế theo thủ tục chuyển cửa khẩu. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì Chi cục Hải quan Bưu cục ngoại dịch hoặc Chi cục Hải quan sân bay quốc tế thực hiện theo đề nghị của Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công.

Yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh chịu trách nhiệm luân chuyển hồ sơ đi, hồ sơ đến theo đúng quy định về chuyển cửa khẩu.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 3833/TCHQ-GSQL về việc giải đáp vướng mắc Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 do Tổng cục Hải quan ban hành

  • Số hiệu: 3833/TCHQ-GSQL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 30/06/2009
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Hoàng Việt Cường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/06/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản