Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3823/LĐTBXH-TBLS
V/v: Xác định nhà tù và những nơi được coi là nhà tù của địch

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2002

 

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tiếp theo công văn số 3696/LĐTBXH-TBLS ngày 23 tháng 11 năm 2001 và công văn số 1554/LĐTBXH-TBLS ngày 29 tháng 5 năm 2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù của địch ở 18 tỉnh, thành phố đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ xác nhận để thống nhất trong cả nước xem xét xác nhận, thực hiện chế độ đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; Nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù của địch ở 8 tỉnh: Kiên Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Đồng Nai, Quảng Ngãi và Quảng Nam (danh sách kèm theo).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chưa có thông báo hoặc bổ sung địa danh nhà tù và những nơi được coi là nhà tù của địch ở địa phương thì cần thông qua Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành phố xác định và báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biết để thông báo thực hiện thống nhất trong cả nước.

Nếu địa phương không có nhà tù của địch trong các cuộc kháng chiến thì đề nghị quý Uỷ ban có ý kiến bằng văn bản gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rất mong được sự quan tâm của quý Uỷ ban./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đình Liêu

 

DANH SÁCH NHÀ TÙ VÀ NHỮNG NƠI ĐƯỢC COILÀ NHÀ TÙ CỦA ĐỊCH TRONG CÁC THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
(Kèm theo công văn số 3823/LĐTBXH-TBLS ngày 01 tháng 11 năm 2002 của Bộ LĐTB&XH)

TT

ĐỊA PHƯƠNG

TÊN NHÀ TÙ

THỜI GIAN TỒN TẠI

GHI CHÚ

1

2

3

4

5

1

Kiên Giang

* Nhà tù:

 

 

+ Nhà tù Hà Tiên

Từ năm 1930 đến năm 1945

+ Khám Lớn Rạch Giá

Từ năm 1930 đến 30-4-1975

+ Khám Lá Rạch Giá

Từ năm 1941 đến năm 1945

+ Trại giam tù binh Cây Dừa

Cảng Cây Dừa, từ năm 1953 đến năm 1954

+ Trại huấn chính Cây Dừa

Từ năm 1956 đến năm 1957

+ Trại tù binh Phú Quốc

Từ năm 1967 đến năm 1973

+ Trại giam Đặc khu An Phước (Chắc Băng - Xẻo Ró)

Từ năm 1955 đến tháng 10 năm 1958

* Những nơi được coi là nhà tù:

 

+ Nhà giam ở quận, chi khu Hiễu Lễ (Thứ Mười một)

 

+ Nhà giam ở quận, chi khu Kiên An (An Biên)

 

 

+ Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Long (Vĩnh Thuận)

 

 

+ Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Hưng (Gò Quao)

 

 

+ Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Bình (Giồng Riềng)

 

 

+ Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Tân (Tân Hiệp)

 

 

+ Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Thành

 

 

(Cháu Thành)

 

+ Nhà giam ở quận, chi khu Kiên Lương

 

 

TT

ĐỊA PHƯƠNG

TÊN NHÀ TÙ

THỜI GIAN TỒN TẠI

GHI CHÚ

 

 

+ Nhà giam ở quận, chi khu Hà Tiên

 

 

+ Nhà giam ở quận, chi khu Phú Quốc

 

+ Trung tâm thẩm vấn của Ty Công An Cảnh sát Kiên Giang.

 

2

Hải Dương

Nhà tù Hải Dương

 

 

3

Ninh Thuận

+ Nhà tù Phan Rang

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 và trong kháng chiến chống Pháp

 

+ Nhà tù Mỹ Đức

Kháng chiến chống Mỹ

4

Quảng Ninh

* Nhà tù:

 

 

+ Nhà tù ở tỉnh Quảng Yên cũ (nay là thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng)

 

Nhà tù ở khe tù Nà Bẻo cũ (nay thuộc xã Yên Than, huyện Tiên Yên)

 

* Những nơi được coi là nhà tù:

 

+ Nhà giam Hòn Gai, nay thuộc phường Hòn Gai, thành phố Hạ Long

 

+ Nhà tạm giam ở huyện Móng Cái, tỉnh Hải Ninh cũ nay là thị xã Móng Cái

 

+ Nhà giam ở Đồn Cao nay thuộc huyện Đông Triều

 

+ Nhà giam ở Đồn Cao (Đồn Đỏ) ở thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà

 

5

Thái Bình

Nhà tù Thái Bình

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 và kháng chiến chống Pháp

 

6

Đồng Nai

+ Nhà tù Tà Lài huyện Định Quán

Trước tháng 8 năm 1945 đến tháng 7 năm 1954

 

+ Khám đường Biên Hòa

Trước tháng 8 năm 1954 đến tháng 4 năm 1975

+ Nhà tù ở Tân Hiệp

Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

+ Trại tù binh Hố Nai

Kháng chiến chống Mỹ

+ Khám đường Long Khánh

Kháng chiến chống Mỹ

7

Quảng Ngãi

* Những nơi được coi là nhà tù:

 

 

+ Chi khu Bình Sơn (huyện lỵ Bình Sơn)

Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Chi khu Sơn Tịnh (huyện lỵ Sơn Tịnh)

Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Chi khu Tư Nghĩa (huyện lỵ Tư Nghĩa)

Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

 

TT

ĐỊA PHƯƠNG

TÊN NHÀ TÙ

THỜI GIAN TỒN TẠI

GHI CHÚ

 

 

+ Chi khu Nghĩa Hành (huyện lỵ Nghĩa Hành)

Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

 

+ Chi khu Trà Bồng (huyện lỵ Trà Bồng)

Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Chi khu Sơn Hà

Tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Chi khu Mộ Đức

Tháng 5 năm 1955 đến tháng 3 năm 1975

+ Chi khu Đức Phổ

Tháng 5 năm 1955 đến tháng 3 năm 1975

+ Chi khu Ba Tơ

Tháng 5 năm 1955 đến năm 1972

+ Chi khu Minh Long (huyện lỵ Minh Long)

Tháng 10 năm 1954 đến năm 1972

8

Quảng Nam

* Nhà tù:

 

 

+ Nhà lao Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn)

- Do triều đình phong kiến Nam Triều lập ra và tồn tại đến tháng 8 năm 1954.

+ Nhà lao Hội An (thị xã Hội An) (từ năm 1947 có lúc gọi là nhà lao Thông Đăng, Trại Tế bần, nhà lao Xóm mới - Trường Lệ)

- Được thực dân Pháp thành lập từ đầu thế kỷ XX và được chế độ đế quốc, tay sai duy trì cho đến tháng 3 năm 1975.

+ Nhà lao khu Trung Tam Kỳ (thị xã Tam Kỳ)

Từ tháng 7 năm 1962 đến tháng 3 năm 1975

+ Nhà lao Quảng Tín (thị xã Tam Kỳ)

Từ tháng 8 năm 1962 đến tháng 3 năm 1975

* Những nơi được coi là nhà tù

 

+ Hòn Bằng (huyện Duy Xuyên)

Từ năm 1947 đến tháng 3 năm 1975

+ ái Nghĩa (huyện Đại Lộc)

Từ năm 1947 đến tháng 3 năm 1975

+ Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn)

Từ năm 1947 đến tháng 3 năm 1975

+ Hiếu Nhơn (thị xã Hội An)

Từ tháng 7 năm 1963 đến tháng 3 năm 1975

+ Hà Lam (huyện Thăng Bình)

Từ tháng 8 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Quế Sơn (Vườn Dừa, huyện Quế Sơn)

Từ tháng 8 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Lý Tín (huyện Núi Thành)

Từ tháng 7 năm 1963 đến tháng 3 năm 1975

+ Khu Trung Tam Kỳ (thị xã Tam Kỳ)

Từ tháng 8 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Khu Nam Tam Kỳ (thị xã Tam Kỳ)

Từ tháng 8 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Khu Tây Tam Kỳ (thị xã Tam Kỳ)

Từ tháng 8 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Trà My - Hậu Đức (huyện Trả My)

Từ năm 1954 đến tháng 10 năm 1964

+ Khâm Đức (huyện Phước Sơn)

Từ năm 1954 đến tháng 5 năm 1968

 

TT

ĐỊA PHƯƠNG

TÊN NHÀ TÙ

THỜI GIAN TỒN TẠI

GHI CHÚ

 

 

+ Đức Dục (huyện Duy Xuyên)

 Từ tháng 10 năm 1962 đến tháng 3 năm 1975

 

+ Bến Hiên (huyện Hiên)

Từ năm 1954 đến cuối năm 1962

+ Bến Giằng (Nam Giang)

Từ năm 1954 đến tháng 4 năm 1965

+ Hà Tân - Thượng Đức (huyện Đại Lộc)

Từ tháng 4 năm 1958 đến tháng 7 năm 1974

+ Phước Lâm (huyện Tiên Phước)

Từ năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Tiên Phước (huyện Tiên Phước)

Từ năm 1954 đến tháng 3 năm 1975

+ Hiệp Đức (huyện Hiệp Đức)

Từ tháng 4 năm 1958 đến tháng 2 năm 1966

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 3823/LĐTBXH-TBLS ngày 01/11/2002 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc xác định nhà tù và những nơi được coi là nhà tù của địch

  • Số hiệu: 3823/LĐTBXH-TBLS
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 01/11/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Đình Liêu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản