Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3550/TM-XNK | Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2004 |
Kính gửi: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Trong những năm qua, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, thị trường được mở rộng, nhiều mặt hàng đã có uy tín và bước đầu khẳng định được vị trí đối với một số thị trường trọng điểm.
Tuy nhiên, trước chiều hướng gia tăng của xu thế bảo hộ mậu dịch ở nhiều nước nhập khẩu, dự báo rào cản thương mại sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là những rào cản trá hình như chống trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ, hàng rào kỹ thuật, hàng rào an ninh, vệ sinh an toàn thực phẩm... sẽ gây nhiều khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Vừa qua, Hoa Kỳ, EU đã áp dụng thuế chống phá giá, chống trợ cấp (thuế bổ sung) đối với hàng nhập khẩu của nhiều nước (trong đó có Trung Quốc). Đây là cơ hội thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu đối với hàng hoá tương tự của Việt Nam. Tuy nhiên, do cơ cấu và chủng loại hàng của ta khó phân biệt với hàng của một số nước bị áp dụng thế bổ sung như: hàng may mặc, giày dép, xe đạp và linh kiện, tỏi, thủy sản, mật ong, sản phẩm gỗ.... nên các nước này đăng tìm cách lợi dụng chứng nhận xuất xứ hàng của Việt Nam để xuất khẩu. Theo phản ánh của một số Bộ, ngành và doanh nghiệp, đã có hiện tượng nhập khẩu bán thành phẩm hoàn thành công đoạn cuối hoặc mua hàng lậu từ Trung Quốc thực hiện đóng gói tại Việt Nam, lấy Giấy chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam để xuất khẩu... Sự việc trên nếu không được ngăn chặn sẽ dẫn tới hậu quả là các nước nhập khẩu sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tương tự của Việt Nam.
Để khắc phục tình trạng trên, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường sản xuất để xuất khẩu vào các thị trường; khuyến cáo các doanh nghiệp không vì lợi ích cục bộ của doanh nghiệp mà làm ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam, theo Bộ Thương mại cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bộ Thương mại sẽ nghiên cứu áp dụng một số biện pháp tăng cường quản lý đối với các hoạt động nhập khẩu hàng hoá để xuất khẩu, nhập khẩu bán thành phẩm để gia công xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển tải, quá cảnh nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhập lậu, chuyển tải bất hợp pháp gây tổn hại đến uy tín và vị thế của hàng Việt Nam. Bộ Thương mại đề nghị Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam có quy định chặt chẽ và có biện pháp tăng cường kiểm tra đảm bảo việc cấp chứng nhận xuất xứ chính xác, đính quy định. Đồng thời, đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với một số nước và các cơ quan hữu quan thu thập thông tin và xử lý kịp thời các trường hợp lợi dụng Giấy chứng nhận xuất xứ để gian lận thương mại.
| BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
- 1Công văn số 4502/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) đối với hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào thị trường nội địa
- 2Công văn 0765/TM-PC của Bộ Thương mại về các quy định về cấp giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi và Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thoả thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam
- 1Công văn số 4502/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) đối với hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào thị trường nội địa
- 2Công văn 0765/TM-PC của Bộ Thương mại về các quy định về cấp giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi và Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thoả thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam
Công văn số 3550/TM-XNK ngày 07/07/2004 của Bộ Thương mại về việc tăng cường quản lý cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng xuất khẩu
- Số hiệu: 3550/TM-XNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/07/2004
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Trương Đình Tuyển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra