ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3130/CV-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 1987 |
Quyết định số 80-CT ngày 11-3-1987 của Hội đồng Bộ trưởng giải thể các trạm kiểm soát trên đường giao thông nhằm xóa bỏ việc kiểm soát mang tính ngăn sông cấm chợ, đồng thời nhấn mạnh phải tăng cường quản lý thị trường tăng cường chống đầu cơ buôn lậu v.v… Trong khi thi hành, vừa qua một số nơi hiểu sau nội dung cơ bản của quyết định 80 như:
- Sợ vi phạm quyết định số 80-CT nên lực lượng quản lý thị trường không dám kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại phường, xã, tại các bến bãi.
- Ngành thuế vụ đã thất thu thuế buôn chuyến khá nhiều vì sợ đụng đến quyết định 80 và sợ báo chí viết bài phê phán v.v…
Cũng có nhiều địa phương đã tổ chức kiểm tra kiểm soát tại gốc, tại ngọn, đã phát hiện và xử lý bọn lợi dụng quyết định 80 để đầu cơ, trục lợi, trốn thuế, tranh mua…
Tại các tuyến đường bộ dẫn vào thành phố: nhiều xe (xe đò, xe hàng, xe cơ quan, xe quân đội v.v… đỗ hàng dọc đường nhằm trốn thuế, lưu thông hàng lậu… Số này hoạt động có tổ chức, có chân rết chặt chẽ. Xe từ các tỉnh vào thành phố thường chở hàng nông sản thực phẩm trốn thuế, chở cả hàng lậu từ Campuchia, hàng đặc sản xuất khẩu. Việc đỗ hàng không đúng nơi đúng tuyến vừa làm mất trật tự dễ gây tai nạn vừa gây khó khăn trong việc quản lý và lưu thông mua bán hàng tại thành phố.
Sau khi đánh giá các mặt ưu khuyết qua thực hiện quyết định 80, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị các ngành thực hiện ngay một số việc sau:
1) Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình thành phố cần có một số bài, phóng sự để giải thích rõ nội dung quyết định 80-CT là: Kiên quyết bãi bỏ các hình thức ngăn sông cấm chợ, các hình thức dừng xe khám xét dọc đường, đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh chống đầu cơ buôn lậu để quản lý thị trường. Biện pháp thực hiện là thực hiện kiểm tra, kiểm soát tại gốc và tại ngọn. Gốc, ngọn ở đây là nơi lên hàng và nơi xuống hàng (cần phân biệt xuống hàng với hành khách lên xuống xe). Tất cả xe phục vụ công cộng đều phải tuân theo quy định về bến bãi và tuyến đường xe mình được phép lưu thông và lên xuống hàng. Ai lợi dụng quyết định 80 để vi phạm đều phải xử lý nghiêm minh.
2) Ngành giao thông vận tải:
a) Cùng ngành cảnh sát giao thông đường bộ và Ủy ban nhân dân các huyện ngoại thành quy định tuyến đường đỗ cho các loại xe nhập thành. Ở Bình Chánh quy định bến đỗ trong phạm vi từ ngã 3 An Lạc đến bến xe miền Tây; ở Tân Bình quy định trong phạm vi từ ngã tư Quang Trung đến bến xe Tây Ninh; ở Thủ Đức tùy hoàn cảnh cụ thể các đồng chí ngành giao thông vận tải, công an và Ủy ban nhân dân huyện bàn thống nhứt.
b) Khi đã công bố tuyến và bến đỗ, tất cả xe đỗ hàng sai tuyết, ngoài bến đỗ đều phải xử lý nghiêm.
c) Ủy ban nhân dân thành phố sẽ nghiên cứu và ban hành quy định bến bãi cho các loại xe vận tải đến thành phố và ở lại thành phố trong một thời hạn nhứt định để nhận hàng.
d) Ngành giao thông vận tải phải thường xuyên giáo dục cho anh em lái xe lơ xe chấp hành tốt điều lịnh lái xe, luật lệ giao thông và kỷ cương của chánh quyền ban hành. Kịp thời nhân các điển hình tốt trong ngành giao thông vận tải, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
3) Thủ trưởng các ban, ngành thành phố, quận, huyện có sử dụng xe ô tô cần giáo dục cho lái xe đi công tác không được lợi dụng công xa để chở hàng lậu, hàng cấm, không bố trí lái xe thiếu phẩm chất đi lẻ các tỉnh.
4) Công an thành phố: tăng cường lực lượng kiểm soát giao thông đường bộ, trọng điểm là các tuyến đã quy định, xử lý thật nghiêm lái xe không chấp hành quy định bến bãi đổ hàng. Áp dụng các hình thừc xử lý như: xé phiếu kiểm soát, thu bằng, đưa về đơn vị xử lý v.v…
- Cảnh sát kinh tế thành phố và huyện, quận tổ chức quần chúng và cơ sở theo các tuyến, tổ chức trong lực lượng xe honda ôm, xe ba gác, xích lô để phát hiện bọn buôn lậu móc ngoặt lơ lái xe.
Tổ chức kiểm tra và xử lý các đoàn xe của các cơ quan và tỉnh đến thành phố công tác để đưa lái xe bán vé đưa khách tại các khách sạn du lịch.
5) Ngành quản lý thì trường và thuế:
- Tăng cường hoạt động ở cơ sở (đây vừa là gốc vừa là ngọn), phát huy lực lượng quản lý thị trường ở huyện và xã. Lực lượng quản lý thị trường thành phố biệt phái về các địa bàn nầy giúp cho huyện hoạt động một thời gian để thiết lập trật tự dần dần đi vào nề nếp. Chú ý các điểm chứa hàng cho bọn buôn lậu. Tổ chức truy sâu một số đối tượng chính mà quần chúng phát hiện.
- Chi cục thuế thành phố cùng các phòng thuế quận, huyện thông suốt trong lực lượng thuế (nhứt là ở cơ sở) quyết định 80-CT để không hữu khuynh, rụt rè, sợ vi phạm, thi hành đúng chức năng khi kiểm tra kiểm soát tại cơ sở.
6) Ủy ban nhân dân các quận, huyện, nhứt là các huyện ở cửa ngõ vào thành phố chỉ đạo chặt lực lượng nghiệp vụ phối hợp các đoàn thể, mặt trận tổ quốc, vận động quần chúng chống bọn đầu cơ buôn lậu, bọn áp phe, phối hợp cùng lực lượng của thành phố để thiết lập trật tư trên địa bàn của mình. Bất cứ lực lượng nào hoạt động trên địa bàn của quận, huyện đều phải chịu sự chỉ huy của Ủy ban nhân dân quận, huyện đó.
Ủy ban nhân dân thành phố đã đề nghị Bộ Tư lệnh quân khu 7 tái lập các Trạm kiểm soát quân sự để phối hợp kiểm soát xe quân đội ra vào thành phố nhằm ngăn chặn các loại xe này vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp.
Được văn bản này, thủ trưởng các ngành, các cấp phổ biến rộng rãi cho đơn vị thông suốt và có kế hoạch thực hiện cụ thể.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Công văn số 3130/CV-UB về việc thiết lập trật tự tại các tuyến đường bộ ra vào nội thành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 3130/CV-UB
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/07/1987
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Văn Triết
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/07/1987
- Ngày hết hiệu lực: 11/11/1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực