Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 309/CP-PC
| Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2003 |
Kính gửi:
| - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, |
Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đã được Chủ tịch nước Công bố này ngày 27 tháng 12 năm 2002. Trong đó Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 được sửa đổi như sau:
“Điều 75. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
1. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn”
Như vậy, Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam có vị trí pháp lý rất quan trọng trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
Để đảm thực hiện nghiêm túc việc đăng Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đầy đủ, đúng thời hạn các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước ở trung ương, bảo đảm việc triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật rộng rãi trong cán bộ và nhân dân, tạo điều kiện cho việc chấp hành cũng như giám sát việc thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách như sau:
1. Văn phòng chính phủ chịu trách nhiệm xuất bản công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, phải kiện toàn tổ chức, cán bộ của bộ phận xuất bản Công báo và kế hoạch tài chính để bảo đảm đăng công báo đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành (luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, văn bản quy phạm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối dân và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch) trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày công báo công bố hoặc ký ban hành, theo đúng quy định tại Điểm 2 Điều 10 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ.
Tổ chức phát hành rộng rãi để Công báo được công bố công khai trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và trong nhân dân, kể cả cá nhân, tổ chức, cơ quan nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kể cả văn bản quy phạm pháp luật liên tịch, phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực của văn bản theo quy định tại điều 57 Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật “văn bản có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng công báo”, và chậm nhất là hai ngày kể từ ngày ký ban hành phải gửi đến văn phòng chính phủ để kịp thời đăng công báo.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức quán triệt các quy định mới của Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong các đơn vị thuộc Bộ, có biện pháp chấn chỉnh công tác soạn thảo văn bản của Bộ, ngành mình để bảo đảm chất lượng của văn bản.
3. Đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước chậm nhất là hai ngày kể từ ngày văn bản được công bố hoặc ký ban hành đến Văn phòng Chính phủ để đăng công báo.
4. Đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân tối cao trong thời hạn hai ngày gửi đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân Tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể từ ngày ký ban hành đến Văn phòng Chính phủ để đăng công báo.
5. Vào ngày mồng 5 hàng tháng, các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật gửi cho Văn phòng Chính phủ danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trong tháng trước, để bảo đảm cho việc kiểm tra đối chiếu số văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong tháng đều được đăng công báo đầy đủ.
Văn phòng Chính phủ phải tổng hợp và hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Văn phòng Chính phủ theo dõi, đơn đốc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện ngay trong tháng đầu kể từ khi ban hành văn bản này./.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Công văn số 309/CP-PC ngày 20/3/2003 của Chính phủ về việc bảo đảm thực hiện nghiêm túc việc đăng Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Số hiệu: 309/CP-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/03/2003
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra