Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2938/LĐTBXH-QLLĐNN
V/v Tạm đình chỉ đưa lao động đi làm việc tại Đài Loan đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2004

 

Kính gửi: Các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang Đài Loan

 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nhiều văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp thật chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong việc tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hướng và quản lý lao động ở nước ngoài, nhưng đến nay tỷ lê lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn bất hợp pháp ở Đài Loan vẫn đang ở mức cao. Để chấn chỉnh tình trạng trên, theo thoả thuận với phía Đài Loan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo:

1. Tạm thời đình chỉ việc cung cấp lao động sang Đài Loan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 30/8/2004 cho đến khi tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng giảm xuống dưới mức cho phép đối với các doanh nghiệp sau:

1/ Công ty XNK tổng hợp Sơn La (SONLA GENERAL Im.Ex.Comp);

2/ Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam (SEAPRODEX);

3/ Công ty hợp tác Quốc Dân (QUOC DAN COMPANY Ltd;

4/ Công ty hợp tác kinh tế Quân khu IV (COECCO);

5/ Công ty Thương mại XNK tổng hợp du lịch Bình Phước (BITOCIMEX);

6/ Công ty dịch vụ vận tải Sài Gòn (TRANACO);

7/ Tổng công ty xây dựng 4 (GCC 4);

8/ Công ty cung ứng lao động ngoài nước Hải Dương (HAIDUONG MANSOCO);

9/ Tổng công ty Đường sông Miền Nam (SOWATCO);

10/ Công ty hợp tác đào tạo và xuất khẩu lao động (LETCO);

11/ Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuận Thảo (THUAN THAO Co. Ltd);

12/ Tổng công ty xây dựng Sông Đà (SONGDA CONSTRUC-CORPORAT);

13/ Công ty đầu tư XNK Đak Lak (INEXIM DAKLAK);

14/ Công ty XNK và hợp tác quốc tế (COALIMEX);

15/ Trung tâm hợp tác chuyên gia và nhân lực Y tế với nước ngoài (HMSC)

16/ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4);

17/ Công ty dịch vụ du lịch dầu khí Việt Nam (OSC VIETNAM).

2. Tạm thời đình chỉ việc cung cấp lao động sang Đài Loan trong thời hạn 85 ngày kể từ ngày 30/8/2004 cho đến khi tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng giảm xuống dưới mức cho phép đối với các doanh nghiệp sau:

1/ Công ty cung ứng lao động (LASCO);

2/ Công ty xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO);

3/ Công ty xây dựng số 8 (CC8)

4/ Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng (BDCC);

5/ Công ty máy tính Việt Nam I (VIF);

6/ Tổng công ty xây dựng miền Trung (COSEVCO)

7/ Công ty cổ phần XNK Hải Dương (INIMEXCO HAIDUONG);

8/ Công ty cổ phần Thương mại đầu tư Cửu Long (INTRACO Cửu Long);

9/ Công ty XNK thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (TECHNOIMPORT);

10/ Công ty thương mại và du lịch tổng hợp Hà Nội (SERVICO HANOI);

11/ Công ty lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (FOREXCO);

12/ Công ty du lịch và Thương mại (TSC);

13/ Công ty dịch vụ du lịch Dầu khí (PETROSETCO);

14/ Công ty cung ứng lao động quốc tế công đoàn (LATUCO);

15/ Tổng đội thanh niên xung phong Trường Sơn (TSG);

16/ Công ty Thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội (HAPEXCO);

17/ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR).

3. Yêu cầu các doanh nghiệp chấn chỉnh việc tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, quản lý lao động ở nước ngoài và có biện pháp nhanh chóng đưa số lao động bỏ trốn hiện còn ở Đài Loan về nước.

4. Các doanh nghiệp thông báo và phối hợp với chính quyền địa phương vận động các gia đình cung cấp địa chỉ, số điện thoại nơi người lao động đang cư trú bất hợp pháp; khuyên bảo, kêu gọi người lao động về nước; đồng thời cử cán bộ có kinh nghiệm sang Đài Loan phối  hợp với Ban Quản lý lao động và các đối tác Đài Loan để tìm kiếm đưa lao động về nước.

5. Đối với các doanh nghiệp bị tạm đình chỉ đưa lao động sang Đài Loan, nếu doanh nghiệp giảm được tỉ lệ lao động bỏ trốn xuống dưới 7% thì doanh nghiệp có báo cáo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước để xem xét, khôi phục lại.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến cáo các doanh nghiệp không tuyển lao động ở những địa phương có nhiều lao động bỏ trốn (Danh sách các địa phương có lao động bỏ trốn cao hiện nay gửi kèm theo).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan chủ quản của doanh nghiệp chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện những yêu cầu trên./.

 

T/L BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC




Nguyễn Thanh Hoà

 

 

 

DANH SÁCH

MỘT SỐ TỈNH, HUYỆN, XÃ CÓ NHIỀU LAO ĐỘNG BỎ TRỐN
(Từ 1999 đến 31/3/2004)

STT

Tỉnh

Huyện

1

Hải Dương (986 người)

Chí Linh (204)

Tân Dân (41), Phả Lại (33), Đồng Lạc (13), Cổ Thành (8), Cộng Hoà

Cẩm Giàng (100)

Cẩm Điền (21), Lai Cách (8), Cẩm Hoàng (6), Cẩm Đoài

Thanh Hà (90)

Thanh Xuân (14), Thanh Hải (8), Thanh Hà (7), Tiên Tiến, Thanh sơn

 Nam Sách (71)

Cộng Hoà (8), Hiệp Cát (7), Nam Tân (6), Đồng Lạc (5), An Châu (5).

Bình Giang (46)

Thái Học (6), Kẻ Sặt (5), Nhân Quyền (5), Tráng Liệt (4)

2

Hà Tĩnh (756 người)

Nghi Xuân (204)

Cương Gián (74), Cổ Đạm (25), Xuân Hội (30)

Kỳ Anh (199)

Kỳ Phú (54), Kỳ Ninh (30), Kỳ Khang (300, Kỳ Lợi (23), Kỳ Xuân (18)

Cẩm Xuyên (110)

Cẩm Hoà (15), Cẩm Nhượng (71), Cẩm Dương (4), Cẩm Vinh

Thạch Hà (72)

Thạch Kim (32), Thạch  Bằng (8), Thạch Hải (4), Thạch Liêm, Thạch  Tân.

3

Nghệ An (673 người)

Nghi Lộc (172)

Nghi Tiến (26), Nhi Xuân (30), Nghi Thiết (19), Nghi Quang.

Cửa Lò (92)

Nghi Hải (33), Nghi Tân (15), Nghi Thuỷ (12)

Quỳnh Lưu (63)

Quỳnh Long (36), Sơn Hải (9), Quỳnh Hậu (3), Quỳnh Lâm (2).

Diễn Châu (51)

Diễn Ngọc (9), Diễn Thịnh (7), Diễn Hồng (3), Diễn An

Nam Đàn (46)

Nam Lộc (14), Vân Diên (11), Nam Xuân

4

Thái Bình (479 người)

Vũ Thư (133)

Vũ Hội (36), Vũ Tiến (4), Việt  Thuận (7), Tân Lập (6), Vũ Vinh (2)

Đông Hưng (72)

Đông La (7), Đông Lĩnh (4), Đông Động (2), Đông Phong, Đông Tân

Kiến Xương (51)

Bình Minh (8), Vũ Hào (4), Vũ Ninh (4), Vũ An, Vũ Hoà

Quỳnh Phụ (33)

An Mỹ (6), An Thanh (4), Quỳnh Hương (3), An Đông (1)

5

Hà Tây (459 người)

Chương Mỹ (40)

Thanh Bình (7), Tiên Phương (5), Phụng Châu (4)

Đan Phượng (39)

Hạ Mỗ (10), Tân Hội (7), Đồng Tháp (6)

Ba Vì (37)

Phú Châu (10), Tân Hồng (4)

Hoài Đức (26)

Yên Sở (5), Sơn Động (3)

6

Nam Định (303 người)

Hải Hậu (51)

Hải Triều (6), Yên Định (6), Hải Hà (4)

Xuân Trường (25)

Xuân Kiên (9), Xuân Hồng (3), Xuân Hùng (3)

Vụ Bản (27)

Kim Thái (11), Cộng Hoà (1), Quang Trung (1)

Nghĩa Hưng (21)

Nghĩa Thắng (7),Nghĩa Đồng (2), Rạng Đông (2), Nghĩa Hiệp

7

Bắc Giang (328 người)

Lục Nam (82)

Tam Dị (26), Bảo Sơn (5), Huyền Sơn (3) Trường Giang, Đồi Ngô

Yến Dũng (71)

Yến Lư (10), TT Neo (6), Quỳnh Sơn (4)

Tân Yên (39)

Song Vân (8), Ngọc Vân (7), Quang Tiến (3)

Lạng Giang (17)

An Hà (3), Thái Đào (3), Hương Sơn (2)

8

Bắc Ninh (295 người)

Thuận Thành (62)

Đại Đồng Thành (12), Nghĩa Đạo (6), Song Hồ (3)

Lương Tài (61)

TT Thứa (13), Bình Định (12), Trung Chính (11), Quảng Phú (6)

Quế Võ (32)

Phố Mới (11), Đại Xuân (7), Nhân Hoà (3)

Tiên Du (28)

Khắc Miện (5), Nội Duệ (4)

9

Thanh Hoá (289 người)

Hoằng Hoá (49)

Hoằng Thăng (8), Hoằng Đức (7), Hoằng Thịnh (3)

Bỉm Sơn (33)

Quang Trung (10), Lam Sơn (6), Bắc Sơn (6)

Hà Trung (19)

Hà Phong (5), Hà Ngọc (2), Hà Thanh (2)

Hậu Lộc (23)

Hoà Lộc (6), Ngư Lộc (5)

10

Quảng Bình (213 người)

Bố Trạch (78)

Hải Trạch (24), Nhân Trạch (19)

Quảng Trạch (62)

Quảng Phúc (22), Quảng Xuân (16), Quảng Văn (3)

Đồng Hới (24)

Hải Thanh (6), Bảo Minh (6)

11

Hải Phòng (207 người)

Thủy Nguyên (56)

Minh Tân (14), Tân Dương (4)

Kiến Thuỵ (17)

Đại Hợp (3), Thanh Sơn (2), Đoạn Xá (2)

An Lão (16)

Mỹ Đức (4), Thái Sơn (2)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 2938/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 27/08/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tạm đình chỉ đưa lao động đi làm việc tại Đài Loan đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao

  • Số hiệu: 2938/LĐTBXH-QLLĐNN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 27/08/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Thanh Hoà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản