Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 235/TATC-VP

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2007

 

CÔNG VĂN

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 16/2007/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với các tội phạm về buôn bán phụ nữ, trẻ em, ngăn chặn và làm giảm rõ rệt tình trạng phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài, nhất là ở khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia và một số tỉnh thành phố như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Hải Dương, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An… ngày 27/6/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/2007/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.

Để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này trong toàn ngành Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí, nhất là các Tòa án địa phương được xác định là địa bàn trọng điểm triển khai thực hiện một số công việc như sau:

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/2005/CT-CA ngày 30/8/2005 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác đấu tranh đối với một số tội phạm gây bức xúc trong tình hình hiện nay, trong đó có các tội phạm về buôn bán phụ nữ, trẻ em.

2. Tăng cường lực lượng cán bộ, Thẩm phán có năng lực, trình độ và kinh nghiệm để xét xử các vụ án buôn bán phụ nữ, trẻ em; thường xuyên phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng để đẩy nhanh tiến độ giải quyết. Không được vi phạm thời hạn xét xử và phải đảm bảo chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án này.

3. Chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng lựa chọn một số vụ án trọng điểm về buôn bán phụ nữ, trẻ em để tập trung điều tra, truy tố và tổ chức xét xử lưu động tại địa phương nơi xảy ra vụ án đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời tuyên truyền về kết quả xét xử, nhằm nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần cảnh giác trong quần chúng nhân dân.

4. Trong quá trình xét xử các vụ án buôn bán phụ nữ, trẻ em cần chú ý làm rõ những sơ hở, thiếu sót về cơ chế, chính sách pháp luật, công tác quản lý là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, nhất là trong công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng, kết hôn với người nước ngoài, nhận nuôi con nuôi, xuất nhập cảnh… để kiến nghị các cơ quan có liên quan sửa chữa, khắc phục.

5. Tăng cường công tác giám đốc kiểm tra việc xét xử các vụ án về buôn bán phụ nữ, trẻ em; khẩn trương nghiên cứu đề xuất xây dựng, sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn áp dụng  thống nhất pháp luật, nhằm giải đáp các vướng mắc trong thực tiễn xét xử các tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.