Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2253/UB-NCVX | TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 8 năm 1995 |
Kính gửi:
| - Các Sở, Ban, Ngành thành phố |
Để đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị bệnh hiểm nghèo trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố đã quyết định phát động cuộc vận động hiến máu (quyết định số 3511/QĐ-UB-NCVX ngày 21-10-1994) và thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bác sĩ Lê Thị Vân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban, hai đồng chí Bác sĩ Dương Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế và Giáo sư Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ thành phố làm Phó ban.
Ban chỉ đạo vận động hiến máu lấy ngày 03-12-1994 làm ngày hiến máu nhân đạo của thành phố.
Đựơc sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân thành phố nhất là thanh niên, học sinh, cuộc vận động đã có kết quả tốt, chỉ sau 7 tháng vận động có 5000 lượt người hiến máu, vượt chỉ tiêu cả năm gấp 10 lần.
Tuy nhiên so với nhu cầu cấp cứu và điều trị của các bệnh viện, tình trạng thiếu máu rất nghiêm trọng đòi hỏi công tác vận động của các quận huyện tăng cường hơn nữa.
Tiếp theo Chỉ thị số Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo nội dung nhằm đẩy mạnh cuộc vận động hiến máu như sau:
I.- TRIỂN KHAI SÂU RỘNG CUỘC VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU Ở QUẬN, HUYỆN:
1- Ủy ban nhân dận quận huyện thành lập Ban chỉ đạo vận động hiến máu của các quận huyện, lấy Hội chữ thập đỏ và y tế làm nòng cốt, các ban ngành đoàn thể khác cùng tham gia thành viên (tương tự Ban chỉ đạo thành phố).
2- Ban chỉ đạo làm tham mưu cho Cấp ủy, Ủy ban lập kế hoạch vận động thi đua hiến máu trong quận, huyện mình, đề ra kế hoạch phát động thi đua mang ý nghĩa nhân đạo, cứu người.
3- Có chế độ nghỉ phép, bồi dưỡng động viên người hiến máu và tổ chức thực hiện “đội hiến máu dự bị” ở từng quận huyện theo sự hướng dẫn của Thành Hội chữ thập đỏ.
4- Công tác tuyên truyền cần phải đẩy mạnh để làm cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ hiến máu không có hại cho sức khoẻ mà ngược lại có ích vì tạo đựơc một lượng máu mới.
II.- PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO HIẾN MÁU:
1- Sở Y tế (Trung tâm truyền máu huyết học) chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ khâu nhận máu của phòng hiến máu Hội chữ thập đỏ thành phố giao, xét nghiệm máu, tồn trữ, phân phối, đảm bảo an toàn cho các đơn vị máu phân phối và có kế hoạch dự trữ để hoàn trả máu cho người hiến máu khi có yêu cầu.
Các đơn vị máu do Trung tâm truyền máu huyết học quản lý và cung cấp cho các bệnh viên theo nhu cầu. Trung tâm truyền máu huyết học chịu trách nhiệm mở sổ sách và tài khoản riêng cho hoạt động này. Các bệnh viện chi trả tiền các đơn vị máu theo giá thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố quy định.
Trung tâm truyền máu huyết học định kỳ phải chi trả cho Hội chữ thập đỏ thành phố trên cơ sở bịch máu được giao để trang trải chi phí vận động, tiếp nhận, lấy máu, phục vụ ăn uống, bồi dưỡng, hoàn trả máu cho người hiến máu khi có nhu cầu, trong đó chi phí cho người hiến máu bồi dưỡng, ăn uống, quà lưu niệm,.. bằng nửa chi phí bồi dưỡng cho người bán máu.
2- Hội chữ thập đỏ thành phố chịu trách nhiệm vận động hiến máu, tổ chức tiếp nhận, lấy máu, phục vụ ăn uống, bồi dưỡng, quà lưu niệm, cấp thẻ hiến máu, theo dõi việc thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người hiến máu theo quy định phân công của Sở Y tế và Hội chữ thập đỏ.
3- Cùng với Hội chữ thập đỏ thành phố, các ban, ngành, đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các tổ chức xã hội tham gia tích cực cuộc vận động hiến máu đạt kết quả cao.
III.- QUY ĐỊNH VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU:
a/ Những điều kiện hiến máu:
- Người hiến máu nhân đạo là người tự nguyện cho máu mà không nhận tiền (chỉ nhận quà, thuốc bồi dưỡng).
- Người hiến máu nhân đạo là người khoẻ mạnh, không có tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường máu.
- Người hiến máu nhân đạo cho máu không quá 5 lần/năm, phụ nữ không quá 4 lần/năm.
- Ngoài ra, người hiến máu nhân đạo còn đáp ứng những điều kiện khác để được hiến máu như sau:
+ Tuổi từ 18 đến 60.
+ Cân nặng 45kg trở lên.
+ Huyết áp trên 10 của tối đa.
+ Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và có thai không được cho máu.
+ Trước khi hiến máu đêm trước ăn uống như thường ngày, ngủ sớm, sáng hôm sau chỉ uống nước lã hoặc nước trà đường, sau hiến máu có phần ăn bồi dưỡng.
b/ Những quyền lợi của người hiến máu:
Người hiến máu nhân đạo có quyền lợi tinh thần cao cả nhất là làm phúc cứu người, không đòi hỏi quyền lợi nào khác.
Tuy nhiên, theo quy định người hiến máu nhân đạo vẫn được hưởng một số chế độ chăm sóc, đãi ngộ và khuyến khích như sau:
- Đựơc tiếp đón ân cần, chu đáo, lấy máu an toàn, phục vụ ăn uống, bồi dưỡng đúng mức và trao quà lưu niệm.
- Được chụp ảnh, làm thẻ hiến máu có bọc plastic, có ghi rõ ngày hiến máu và số lần hiến máu.
- Khi có nhu cầu sử dụng lại máu cho bản thân sẽ được cung cấp miễn phí, hoàn trả số lượng tương tương với số lần hiến máu có ghi trong thẻ hiến máu.
- Có quyền đề nghị sử dụng bịch máu của mình cho người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con cái) khi có yêu cầu.
- Được xét nghiệm đầy đủ dù tổn phí cao để xác định bịch máu tốt sử dụng được hoặc phải loại bỏ các bịch máu nhiễm bệnh.
- Có quyền tìm hiểu bịch hiến máu của mình đã truyền cho người nào.
- Người hiến máu nhân đạo là sinh viên học sinh, cán bộ nhân viên, công nhân lao động, binh sĩ, công an,.. được nghỉ dưỡng sức 1-2 ngày tùy điều kiện cơ sở và được tính là một thành tích trong bình bầu thi đua.
- Người hiến máu nhân đạo 3 lần được Hội chữ thập đỏ và Sở Y tế thành phố khen, 5 lần được Uỷ ban nhân dân thành phố khen, 10 lần được đề nghị cấp huy hiệu “Hiến Máu Cứu Người”.
- Người hiến máu nhân đạo từ 5 lần trở lên đựơc xét giảm phí khi nằm viện. Người có huy hiệu “Hiến máu cứu người” được miễn phí viện phí khi nằm viện.
Ban chỉ đạo hiến máu các cấp thông báo công khai những quy định tại điều III này cho nhân dân biết và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tự nguyện hiến máu và thực hiện đầy đủ những quyền lợi cho người hiến máu.
IV.- CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:
Ban chỉ đạo vận động hiến máu các cấp (phân công ngành y tế là cơ quan thường trực) định kỳ báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện cuộc vận động và kết quả hiến máu cho Ủy ban nhân dân thành phố, quận, huyện để trực tiếp chỉ đạo cuộc vận động đạt kết quả.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 6699/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 113/2008/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức hoạt động công tác vận động hiến máu nhân đạo tỉnh Ninh Thuận
Công văn số 2253/UB-NCVX về tăng cường công tác vận động hiến máu nhân đạo do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 2253/UB-NCVX
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 12/08/1995
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thị Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra