Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2209/TM-QLTT | Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2002 |
Kính gửi: Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Sau gần ba năm thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Bộ Thương mại - Tài chính - Công nghệ - Công an - Khoa học công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị nói trên, công tác chống hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường đã có một số chuyển biến tích cực, góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay hàng giả, hàng kém chất lượng, kể cả các bao bì, nhãn mác giả vẫn được sản xuất, nhập khẩu và lưu hành khá nhiều trên thị trường. Đặc biệt, các loại hàng giả, bao bì giả làm từ nước ngoài xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như: nhái nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng, có uy tín trong và ngoài nước,... đang có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, lợi ích người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư và quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta.
Mặc dù lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn một số vấn đề mà các ngành đang xem xét giải quyết như: trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý... Dự kiến trong thời gian tới Bộ Khoa học - Cộng nghệ và Môi trường, Bộ Thương mại, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan sẽ có hướng dẫn về vấn đề này. Trước mắt, để đẩy mạnh công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, đặc biệt là đối với các loại hàng giả có liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Bộ Thương mại yêu cầu Cục Quản lý thị trường và Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quán triệt và thực hiện tốt một số việc sau đây:
1. Trước mắt Cục và các Chi cục Quản lý thị trường cần tập trung kiểm tra, xử lý hàng giả nhập lậu từ nước ngoài vào nước ta đang bày bán trên thị trường, đặc biệt là hàng vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, vi phạm về chất lượng, các loại bao bì, nhãn mác in ấn từ nước ngoài nhập lậu, các loại hàng hóa in, sao trái phép lưu thông trên thị trường.
2. Đối với các hàng hóa vi phạm về bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, xuất xứ hàng hóa, đây là vấn đề phức tạp, mới mẻ đối với lực lượng Quản lý thị trường, có quan hệ rất lớn đến đầu ra của sản xuất, lưu thông hàng hóa và cần được xử lý tận gốc.
- Chỉ có Cục Quản lý thị trường và Chi cục Quản lý thị trường mới có quyền ra quyết định kiểm tra, xử lý các vụ việc về lĩnh vực này sau khi đã điều tra, xác minh các tình tiết vi phạm, đề ra giải pháp phù hợp.
- Các vụ việc hàng giả xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu có yếu tố nước ngoài chủ sở hữu là người nước ngoài hoặc hàng hóa là hàng nhập khẩu chính thống từ nước ngoài vào Việt Nam đang được bày bán rộng khắp các cửa hàng trong nước thì các Chi cục xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Thương mại trước khi ra quyết định kiểm tra, xử lý để có sự thống nhất chung trong toàn lực lượng.
3. Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh dịch vụ sở hữu công nghiệp: cung cấp thông tin về việc xâm phạm, các dấu hiệu phân biệt hàng thật hàng giả, tài liệu chứng cứ vi phạm, hỗ trợ kinh phí... để xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra xử lý hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong từng ngành hàng, địa bàn.
4. Cục Quản lý thị trường cùng Vụ Pháp chế, Vụ Xuất nhập khẩu phối hợp với Cục Sở hữu công nghiệp Bộ Khoa học - Cộng nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc kiểm tra, xử lý đối với hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (kể cả lĩnh vực sở hữu công nghiệp và bản quyền) ban hành trong năm 2002.
Công tác đấu tranh chống hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ lâu dài, lực lượng Quản lý thị trường các cấp cần quán triệt và thực hiện tốt các công việc và nhiệm vụ trên để trong thời gian tới từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp./.
| KT/BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
- 1Công văn 4036/QLD-KD năm 2014 vi phạm sở hữu trí tuệ với hoạt chất Erlotinib do Cục Quản lý Dược ban hành
- 2Công văn 11764/VPCP-V.I năm 2017 kiểm tra, làm rõ hành vi vi phạm của Tập đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 5189/TCHQ-GSQL năm 2019 về kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Chỉ thị 31/1999/CT-TTg về việc đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT hướng dẫn Chỉ thị 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất và buốn bán hàng giả do Bộ Thương mại, Bộ Công An và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Công văn 4036/QLD-KD năm 2014 vi phạm sở hữu trí tuệ với hoạt chất Erlotinib do Cục Quản lý Dược ban hành
- 4Công văn 11764/VPCP-V.I năm 2017 kiểm tra, làm rõ hành vi vi phạm của Tập đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 5189/TCHQ-GSQL năm 2019 về kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn số 2209/TM-QLTT ngày 07/06/2002 của Bộ Thương mại về việc chỉ đạo tăng cường chống hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Số hiệu: 2209/TM-QLTT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/06/2002
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Hồ Huấn Nghiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/06/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra