Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THƯƠNG MẠI | CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1901/TM-QLCL | Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2002 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1901/TM-QLCL NGÀY 17 THÁNG 05 NĂM 2002 VỀ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: | - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường |
Trong thời gian qua, song song với nỗ lực của Chính phủ trong việc quản lý điều hành thông thoáng, có những chính sách phù hợp, khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra thị trường quốc tế, thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đã không ngừng phấn đấu, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng của hàng hoá. Do đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hoá của Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay đang xảy ra tình trạng nhiều hàng hoá của Việt Nam có nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng năng thâm nhập thị trường nước ngoài bị thương nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ bất hợp pháp tại nước ngoài. Việc này đã gây không ít khó khăn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam và gây thiệt hại nhiều mặt cho thương nhân Vệt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá và nhiều thương nhân đã phải chịu những khoản chi phí không nhỏ nhằm dành lại quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với nhãn hiệu hàng hoá.
Trước tình hình này, Bộ Thương mại với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại của Việt Nam, xin trân trọng đề nghị với các cơ quan như sau:
1. Đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của thương nhân đối với sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam tại thị trường nước ngoài để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân Việt Nam và tăng cường phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp;
- Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác tập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ.
- Các văn bản khác liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là đối với nhãn hiệu hàng hoá.
2. Đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tập trung sưu tập, nghiên cứu và phổ biến, tư vấn cho các thương nhân, đặc biệt là các thương nhân kinh doanh những hàng hoá có khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài, các quy định của pháp luật nước ngoài về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại một số thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN và việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá quốc tế theo Thoả ước Madrid.
Bộ Thương mại xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý cơ quan.
| Lê Danh Vĩnh (Đã ký) |
- 1Công văn số 2275/BTM-QLCL ngày 13/06/2002 của Bộ Thương mại về việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Trường Sinh
- 2Thông tư 3055/1997/TT-SHCN hướng dẫn thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP-1996 quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp
- 4Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 63/CP về việc hướng dẫn vấn đề sở hữu công nghiệp
- 5Công văn 802/GSQL-GQ1 năm 2016 về bảo hộ nhãn hiệu sữa Meiji tại thị trường Việt Nam do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
- 1Công văn số 2275/BTM-QLCL ngày 13/06/2002 của Bộ Thương mại về việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Trường Sinh
- 2Thông tư 3055/1997/TT-SHCN hướng dẫn thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP-1996 quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp
- 4Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 63/CP về việc hướng dẫn vấn đề sở hữu công nghiệp
- 5Công văn 802/GSQL-GQ1 năm 2016 về bảo hộ nhãn hiệu sữa Meiji tại thị trường Việt Nam do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
Công văn số 1901/TM-QLCL về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam tại thị trường nước ngoài của Bộ Thương mại do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- Số hiệu: 1901/TM-QLCL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/05/2002
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Lê Danh Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra