Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1578/TCHQ-GSQL
V/v: giải quyết các vướng mắc về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2006 

Kính gửi: Cục hải quan các tỉnh, thành phố

Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 149/2005/NĐ-CP, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15.12.2005 và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 112/2005/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15.12.2005 hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quá trình thực hiện các văn bản dẫn trên đã phát sinh một số vướng mắc, Tổng cục Hải quan ban hành bảng tổng hợp giải đáp về thủ tục hải quan; về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (gửi kèm theo công văn này), yêu cầu các đơn vị tổ chức quán triệt, thực hiện.

Các vướng mắc khi thực hiện Quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1951/2005/QĐ-TCHQ, và Quy chế cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1952/2005/QĐ-TCHQ, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau.

Các vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Hải quan, của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính giải quyết hoặc kiến nghị với các Bộ chuyên ngành hoặc Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.

Bãi bỏ các công văn: số 58/TCHQ-GSQL ngày 06.01.2006; số 226/TCHQ-GSQL ngày 17.02.2006; số 474/TCHQ-GSQL ngày 08.03.2006; số 131/TCHQ-KTTT ngày 10.01.2006; số 166/TCHQ-KTTT ngày 12.01.2006; số 381/TCHQ-KTTT ngày 26.01.2006; số 475/TCHQ-KTTT ngày 09.3.2006 của Tổng cục Hải quan./.



Nơi nhận
:

- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Các Vụ, cục NV;
- Lưu: VT, GQ (03), KT (03).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
 



Đặng Hạnh Thu

 

BẢNG TỔNG HỢP GIẢI ĐÁP CÁC VƯỚNG MẮC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN; VỀ THUẾ XK, NK

(Ban hành kèm theo công văn số 1578/TCHQ-GSQL ngày 14 tháng 4 năm 2006)


A. Về thủ tục Hải quan

Vướng mắc

Xử lý vướng mắc

1. Về bộ hồ sơ Hải quan
- Theo quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP khi làm thủ tục xuất khẩu phải nộp hợp đồng nhưng theo Thông tư 112/2005/TT-BTC thì không quy định phải nộp hợp đồng, vậy thực hiện theo văn bản nào.

1. Về bộ hồ sơ Hải quan
- Thực hiện theo Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính

- Theo quy định tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC thì bộ hồ sơ khi làm thủ tục nhập khẩu phải có vận tải đơn (B/L) nhưng đối với hàng nhập khẩu qua cửa khẩu bưu điện nhiều trường hợp không có B/L và hàng nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ cũng không có B/L.

- Tại cửa khẩu Bưu điện, hàng hóa nhập khẩu nếu không có vận tải đơn thì người khai hải quan nộp chứng từ có giá trị tương đương vận tải đơn hoặc ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh sách bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập (như hàng quà biếu gửi qua Bưu điện truyền thống).
Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ nếu không có vận tải đơn thì người khai hải quan không phải nộp.

- Theo quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP khi làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu chuyển cảng thì hồ sơ hải quan phải có 01 bản lược khai hàng hóa, 01 vận tải đơn nhưng trong thực tế thì khi làm thủ tục hải quan để chuyển cảng chưa phát hành vận tải đơn nên chưa thể nộp ngay được.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cảng, những trường hợp chưa có ngay vận tải đơn thì nộp bản lược khai hàng hóa do người vận chuyển lập để vận chuyển hàng hóa ra cửa khẩu xuất. Vận tải đơn được nộp chậm theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.

- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP chỉ quy định nộp bản kê chi tiết hàng hóa bản chính (không nói rõ số lượng), không quy định phải nộp bản sao nhưng thông tư số 112/2005/TT-BTC lại quy định nộp thêm một bản sao, khi làm thủ tục người khai hải quan nộp cả 2 bản chính có chấp nhận không?

- Thông tư số 112/2005/TT-BTC quy định phải nộp một bản chính và một bản sao, mục đích là để Hải quan lưu bản chính, bản sao có xác nhận của Hải quan trả chủ hàng để làm cơ sở xem xét giải quyết vướng mắc (nếu có) sau khi thông quan hàng hóa, người khai hải quan không cần bản sao có xác nhận của Hải quan để lưu thì chỉ yêu nộp 01 bản chính theo quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, người khai Hải quan nộp cả 02 bản chính cũng được chấp nhận.

- Cục Hải quan Đồng Nai có phát sinh một số trường hợp nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp đề nghị sử dụng bản photo, bản fax, điện giao hàng "telex release" thay cho vận tải đơn gốc (B/L) được không?

- Không báo cáo rõ là bản photo, bản fax của chứng từ gì vì vậy không có cơ sở trả lời cụ thể. Trường hợp này, Chi Cục trưởng căn cứ quy định tại Điều 73 Luật Hàng hải về chứng từ vận chuyển và thực tế để xem xét, giải quyết chấp nhận các chứng từ có giá trị pháp lý tương đương vận tải đơn. Nếu là bản sao thì phải có đóng dấu xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp.

2. Vấn đề chuyển cửa khẩu và việc kiểm tra thực tế hàng hóa chuyển cửa khẩu.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào khu thương mại tự do có được chuyển tiếp từ địa điểm thông quan nội địa (ICD) và từ cửa khẩu nhập hay không?

2. Vấn đề chuyển cửa khẩu và việc kiểm tra thực tế hàng hóa chuyển cửa khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu đưa vào khu thương mại tự do được làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ cảng nội địa (ICD), từ cửa khẩu nhập về khu thương mại tự do.

- Theo quy định tại điểm 1, mục 5, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính thì đối với hàng hóa nhập khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, nếu được miễn kiểm tra thì không phải làm thủ tục chuyển cửa khẩu. Một số đơn vị Hải quan ngoài cửa khẩu đã lợi dụng quy định này để đăng ký Tờ khai đối với những mặt hàng không thuộc diện đuợc chuyển cửa khẩu, quyết định miễn kiểm tra hàng hóa, để hợp thức hóa.

- Quy định tại điểm 1, mục 5, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính chỉ áp dụng đối với hàng hóa được phép chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005. Đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện được chuyển cửa khẩu kể cả hàng hóa được xét miễn kiểm tra thực tế vẫn phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập.

- Đối với các doanh nghiệp có địa điểm kiểm tra tại nhà máy, nơi sản suất nhưng trên địa bàn không có địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu thì làm thủ tục chuyển cửa khẩu tại đơn vị hải quan nào?

- Đối với các doanh nghiệp có địa điểm kiểm tra tại nhà máy, nơi sản xuất nhưng trên địa bàn không có địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu gần nhất.

- Đối với hàng gia công xuất nhập khẩu, hàng là nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu do có quy định là chỉ được làm thủ tục hải quan tại một đơn vị hải quan nên nảy sinh vướng mắc khi những lô hàng chuyển cửa khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế, nếu bắt buộc phải là đơn vị đăng ký tờ khai tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa thì sẽ gây khó khăn cho cả phía Hải quan và doanh nghiệp vì vậy đề nghị cho phép đơn vị hải quan cửa khẩu tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Đối với loại hình hàng gia công xuất nhập khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu, nếu phải kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng hải quan nơi đăng ký tờ khai không thể kiểm tra được thì Hải quan cửa khẩu nơi có hàng nhập khẩu hoặc hàng xuất khẩu có trách nhiệm kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan (ghi trên đơn xin chuyển cửa khẩu). Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hang hóa được ghi trên tờ khai hải quan.

- Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định một số hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, quy định này mâu thuẫn với tinh thần của Luật Hải quan là doanh nghiệp có quyền đăng ký làm thủ tục hải quan cho hàng hóa của mình ở bất cứ nơi nào mà doanh nghiệp thấy thuận lợi nhất. Đề nghị Tổng cục giải thích mâu thuẫn này?

- Yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.

- Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất: Khoản 3b, Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP không quy định cụ thể điều kiện để được đưa về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa; DN có nhà máy, cơ sở sản xuất, khi NK nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sx tiêu thụ nội địa (doanh nghiệp đăng ký tờ khai theo loại hình kinh doanh) có được chuyển CK không?

- Chỉ được phép chuyển cửa khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng phục vụ trực tiếp sản xuất của chính doanh nghiệp nhập khẩu về nhà máy, xí nghiệp, nơi sản xuất của doanh nghiệp đã được Cục trưởng Cục Hải quan kiểm tra, quyết định thành lập địa điểm này theo quy định tại điểm 3, II, mục 4, phần B TT số 112. Đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để kinh doanh trực tiếp (đưa ra thị trường tiêu thụ ngay) thì không được phép chuyển cửa khẩu.

- Theo quy định tại Thông tư số 06/2000/TT-TCHQ thì hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan có trụ sở chính hoặc chi nhánh, nhà máy của doanh nghiệp nhưng có nhiều trường hợp hàng hóa nhập khẩu lại về các cửa khẩu khác ngoài khu vực có trụ sở của doanh nghiệp (hàng nhập khẩu của Xí nghiệp liên doanh dầu khí VIETSOVPETRO về Cà Mau, Cần Thơ…) hoặc có những trường hợp hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu nhưng không thuộc diện được chuyển cửa khẩu (ví dụ ôtô đưa đón công nhân) Vì vậy, các trường hợp này đề nghị cho phép kiểm hóa hộ.

- Được làm thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi nhà máy, xí nghiệp, chân công trình để kiểm tra (nếu thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa), không thực hiện kiểm hóa hộ.
Đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu (kể cả xe ôtô đưa đón công nhân) theo các dự án đầu tư thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi nhà máy, xí nghiệp, chân công trình để kiểm tra (nếu thuộc diện phải kiểm tra thực tế).

- Việc kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các lô hàng về thẳng công trình ngoài khơi của Xí nghiệp liên doanh dầu khí VIETSOVPETRO Cục Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu đề nghị cho miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Việc miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đã được quy định cụ thể tại Điều 30 Luật Hải quan, Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ. Đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu kỹ để thực hiện.

3. Việc lưu ảnh đối với hàng hóa phải kiểm tra thực tế
- Thông tư số 112/2005/TT-BTC quy định các trường hợp hàng hóa kiểm tra thực tế phải ghi lại hình ảnh và lưu cùng hồ sơ hải quan. Đề nghị quy định rõ những trường hợp nào thì phải ghi ảnh, lưu ảnh, công chức Hải quan và chủ hàng có phải ký xác nhận trên ảnh không?

3. Việc lưu ảnh đối với hàng hóa phải kiểm tra thực tế
- Căn cứ Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 và tình hình cụ thể của từng lô hàng, mặt hàng, Chi Cục trưởng quyết định có lưu ảnh hay không. Ảnh lưu phải ghi số tờ khai hải quan, có chữ ký và đóng dấu số hiệu của công chức hải quan vào mặt sau của ảnh và được ép plastic.

4. Việc lựa chọn tổ chức giám định và trả phí giám định
- Quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Quy định tại điểm III.3.3.1, mục 1, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC về việc lựa chọn tổ chức giám định khi có sự tranh chấp giữa cơ quan Hải quan và người khai hải quan có sự không thống nhất vậy thực hiện theo quy định tại văn bản nào? Trong trường hợp này ai trả chi phí giám định?

4. Việc lựa chọn tổ chức giám định và trả phí giám định
Việc trưng cầu giám định khi người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất với nhau về việc lựa chọn tổ chức giám định, thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Nếu kết quả giám định xác định kết luận của cơ quan Hải quan không đúng thì cơ quan Hải quan phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định xác định kết luận của cơ quan Hải quan là đúng thì doanh nghiệp phải chịu chi phí giám định.

5. Đối với hàng hóa phải kiểm dịch
- Đối với hàng hóa vừa phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng vừa phải kiểm dịch thì thực hiện theo văn bản nào

5. Đối với hàng hóa phải kiểm dịch
- Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT/BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 14/3/2003 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản; Quyết định số 05/2003/QĐ-BTS ngày 29/04/2003 của Bộ Thủy sản.

6. Vấn đề tạm giải phóng hàng, thông quan hàng hóa
Đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng và hàng phải giám định để xác định có được phép nhập khẩu hay không. Cục Hải quan một số tỉnh thành phố đề nghị giải thích thêm về điều kiện thông quan hàng hóa quy định tại khoản 1.c, Điều 12 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và quy định tại điểm IV.2, mục 1, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày vì cho rằng quy định tại hai văn bản này mâu thuẫn với nhau.

6. Vấn đề tạm giải phóng hàng, thông quan hàng hóa
Quy định về thông quan tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Thông tư số 112/2005/TT-BTC không mâu thuẫn với nhau, phải hiểu là hàng phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng khác với hàng phải trưng cầu giám định để xác định có được phép nhập khẩu hay không. Cụ thể:
a. Đối với hàng hóa phải giám định để xác định có được phép nhập khẩu không, trong khi chờ kết quả giám định để thông quan theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 12 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, nếu chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì cơ quan Hải quan chỉ chấp nhận trong trường hợp đã đáp ứng các điều kiện về giám sát của cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan giao cho người khai hải quan một tờ khai hải quan (bản của người khai hải quan) có ghi rõ "tạm giải phóng hàng" để làm chứng từ đi đường. Khi giải quyết, Lãnh đạo Chi cục Hải quan căn cứ từng trường hợp cụ thể để quyết định việc tạm giải phóng hàng và có biện pháp giám sát phù hợp.
Trường hợp một lô hàng gồm có nhiều mặt hàng khác nhau trong đó chỉ có một hoặc một số mặt hàng phải giám định để xác định có được phép nhập khẩu không và chưa được cơ quan Hải quan tạm giải phóng hàng thì các mặt hàng không phải giám định được thông quan theo quy định. Việc thông quan mặt hàng nào/chưa thông quan mặt hàng nào phải được thể hiện trên tờ khai hải quan/phụ lôc tờ khai hải quan, trả một bản cho người khai hải quan làm chứng từ đi đường.

b. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng, trong khi chờ Bộ Tài chính trao đổi với các Bộ quản lý chuyên ngành thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thực hiện các quy định tại Điều 34 Pháp lệnh chất lượng hàng hóa số 18/1999/PL-UBTVQH 10 ngày 24.12.1999, Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21.10.2004 của Chính phủ.
Việc làm thủ tục Hải quan và thông quan hàng hóa thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 12 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và điểm III.3.3.a, mục 1, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính, cụ thể: Cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng có xác nhận của cơ quan kiểm tra có thẩm quyền để tạm giải phóng hàng và giao cho chủ hàng tự chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hóa cho đến khi có kết luận về chất lượng hàng hóa của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (Hải quan không giám sát), trong vòng 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về nơi bảo quản chủ hàng phải nộp bổ sung vào hồ sơ hải quan kết luận về chất lượng hàng hóa của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng có thẩm quyền để cơ quan Hải quan hoàn tất thủ tục thông quan hàng hóa.

Thời điểm ký thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng được thực hiện khi người khai hải quan nộp giấy thông báo miễn kiểm tra Nhà nước do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp. Trường hợp mới có giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng thì thời điểm ký thông quan là thời điểm người khai hải quan nộp cho cơ quan giấy chứng nhận hàng đạt chất lượng nhập khẩu của cơ quan kiểm tra Nhà nước có thẩm quyền.

7. Về xác nhận thực xuất
- Đối với hàng xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển ngày thực xuất là ngày nào, ngày đăng ký mở tờ khai hay ngày phát hành vận tải đơn hay ngày xếp hàng lên tàu;

7. Về xác nhận thực xuất
- Đối với hàng xuất qua cửa khẩu đường biển, ngày thực xuất là ngày xếp hàng lên tàu ghi trên vận tải đơn/chứng từ tương đương vận tải đơn;

- Việc xác nhận thực xuất đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường sắt, đường hàng không do đơn vị Hải quan nào thực hiện;

- Đơn vị xác nhận thực xuất đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường sắt, đường hàng không là đơn vị đăng ký mở tờ khai. Đối với hàng xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, hàng xuất khẩu gửi kho ngoại quan thực hiện theo quy định tại điểm V.2 và V.3, mục 1, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC;

- Thẩm quyền xác nhận thực xuất thuộc cấp nào: cấp Chi cục, cấp Đội hay là công chức?

- Thẩm quyền xác nhận thực xuất là công chức hải quan được Chi Cục trưởng giao nhiệm vụ;

- Theo quy định tại điểm V.1, mục 1 phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính quy định căn cứ để cơ quan Hải quan xác nhận thực xuất trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không và đường sắt là vận tải đơn (B/L) và hóa đơn thương mại nhưng không nói rõ là B/L bản chính hay bản sao nên một số đơn vị yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình B/L bản gốc gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Thông tư số 112/2005/TT-BTC không quy định phải xuất trình bản chính vì vậy có thể sử dụng bản sao có đóng dấu xác nhận của giám đốc doanh nghiệp để làm căn cứ xác nhận thực xuất. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ bản sao.

- Ngoài vận tải đơn, thực tế một số lô hàng xuất khẩu sau khi giao cho đại lý giao nhận/hãng tàu thì doanh nghiệp xuất khẩu chỉ nhận được chứng từ có giá trị tương đương vận tải đơn như Biên lai nhận hàng của đại lý giao nhận hoặc hãng tàu (forwarder cargo receipt hoặc cargo receipt hoặc house air waybill hoặc B/L surrenderred). Vậy chứng từ này có được xem là căn cứ để xác nhận thực xuất không.

- Cơ quan Hải quan chấp nhận các chứng từ có giá trị tương đương vận tải đơn như Biên lai nhận hàng của đại lý giao nhận hoặc hãng tàu (forwarder cargo receipt hoặc cargo receipt hoặc house air waybill hoặc B/L surrenderred) để làm căn cứ xác nhận thực xuất trên tờ khai hải quan.

- Tại khu vực Vạn Gia Quảng Ninh có đặc thù là mặt hàng than, quặng xuất khẩu được vận chuyển trên các tàu biển nhỏ, lẻ và chủ tàu không phát hành vận tải đơn, việc xác nhận thực xuất gặp khó khăn. Hải quan Quảng Ninh đề nghị xác nhận thực xuất căn cứ vào kết quả giám sát trực tiếp.

- Đồng ý với đề xuất của Cục Hải quan Quảng Ninh: chấp nhận kết quả kiểm tra, giám sát trực tiếp của cơ quan Hải quan đối với hàng xuất khẩu để xác nhận thực xuất.

- Sau khi hàng hóa xuất khẩu đã thông quan, chủ hàng xuất trình chứng từ để xác nhận thực xuất nhưng các chứng từ này không phù hợp với nhau như đơn giá, số lượng thể hiện không đúng với khai báo khi làm thủ tục thì việc xác nhận thực xuất trong trường hợp này thực hiện như thế nào?

- Về nguyên tắc, chứng từ không phù hợp thì không xác nhận thực xuất. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ giải trình của người xuất khẩu và các chứng từ chứng minh, thực tế hàng hóa xuất khẩu, nếu xác định việc không phù hợp đó là có lý do chính đáng, khách quan thì xác nhận thực xuất theo giải trình của người xuất khẩu.

- Khoản 2, Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định hàng xuất khẩu chuyển cảng là hàng đã giao cho người vận tải, người vận tải ký phát vận tải đơn. Tại cảng Cần Thơ là nơi tập trung đầu mối xuất khẩu hàng nông sản, hàng làm thủ tục xuất khẩu tại Cần Thơ được giao cho người vận tải tại Cần Thơ nhưng thường việc phát hành vận tải đơn được thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh nên gây khó khăn trong việc nộp hồ sơ hải quan đối với hàng chuyển cảng và chậm trễ trong việc xác nhận thực xuất. Đề nghị hướng dẫn tháo gỡ?

- Đây là vướng mắc trong việc nộp hồ sơ hải quan và xác nhận thực xuất.
+ Cho phép nộp chậm vận tải đơn khi làm thủ tục hải quan chuyển cảng theo quy định tại Điều 9 NĐ số 154.
+ Việc phát hành vận tải đơn tại TP. Hồ Chí Minh dẫn đến việc chậm trễ trong việc xác nhận thực xuất không phải do lỗi của cơ quan hải quan.

- Có một số trường hợp hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam (gia công, SXXK) xuất khẩu cho đối tác nước ngoài và đối tác nước ngoài chỉ định xuất thẳng đến một đối tác khác trên B/L chỉ thể hiện tên của 2 đối tác nước ngoài, không thể hiện tên doanh nghiệp Việt Nam. Đề nghị có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này.

- Việc xuất khẩu hàng hóa của DN Việt Nam cho đối tác thứ 3 theo chỉ định của người đặt gia công/người mua ở nước ngoài, Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan căn cứ giải trình của người xuất khẩu và các chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa xuất khẩu đã được giao tại cảng Việt Nam để xem xét, nếu hợp lý thì xác nhận thực xuất theo giải trình của người xuất khẩu.

8. Việc thanh quyết toán nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
Theo quy định tại điểm IV.3, mục 2, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC thì nguyên tắc thanh quyết toán là tờ khai nhập trước, tờ khai xuất trước phải được thanh khoản trước. Tuy nhiên, thực tế việc nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, cũng như việc hạch toán nhập-xuất-tồn kho nguyên liệu không phải lúc nào cũng theo phương pháp nhập trước xuất trước mà có thể là theo các phương pháp khác. Mặt khác, Nghị định số 149/2005/NĐ-CP và Thông tư số 113/2005/TT-BTC quy định Doanh nghiệp tự xác định và chịu trách nhiệm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Do vậy, đề nghị chấp nhận thanh quyết toán nguyên vật liệu theo thực tế sản xuất tại doanh nghiệp, không nhất thiết phải theo nguyên tắc quy định tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC.

8. Việc thanh quyết toán nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
Việc thanh quyết toán nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu: thực hiện theo đúng quy định tại điểm IV.3, mục 2, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính. Nguyên tắc thanh quyết toán là tờ khai nhập trước, tờ khai xuất trước phải được thanh khoản trước. Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu phải có trước tờ khai xuất sản phẩm.

9. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu biên giới
Theo quy định tại Quyết định 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 và Thông tư liên tịch số 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BTS-NHNH ngày 17/8/2004 thì đối với hàng hóa xuất nhập khẩu biên giới không phải nộp hóa đơn thương mại khi làm thủ tục hải quan (thực tế là không có) nhưng theo quy định tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC quy định phải nộp hóa đơn thương mại khi làm thủ tục hải quan. Vậy, thực hiện theo văn bản nào? Có áp dụng nguyên tắc kiểm tra hải quan quy định tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC hay không?

9. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu biên giới
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Quyết định 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 và Thông tư liên tịch số 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BTS-NHNH ngày 17/8/2004. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa áp dụng theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

10. Về hàng quá cảnh
Quy định tại khoản 3, Điều 19 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP về điều kiện lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu đối với hàng quá cảnh có sự chưa phù hợp với một Hiệp định quá cảnh đường bộ mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Vậy phải thực hiện theo văn bản nào?

10. Về hàng quá cảnh
Đối với hàng quá cảnh của các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định quá cảnh thì thực hiện theo quy định tại hiệp định quá cảnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Thương mại.

11. Niêm phong hải quan
- Theo quy định tại khoản 3, Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì hàng hóa chuyển cảng, hàng hóa chuyển tải phải thực hiện niêm phong hải quan, quy định này không thể thực hiện được vì thường việc lên xuống hàng thường được thực hiện trên sông, trên biển vào thời gian ban đêm với lượng hàng rất nhiều không thể niêm phong được. Đề nghị hướng dẫn cụ thể quy định này để tháo gỡ vướng mắc.

11. Niêm phong hải quan
- Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP chỉ quy định đối với hàng hóa chuyển cảng, hàng chuyển tải được quy định tại khoản 16, Điều 4 Luật Hải quan. Trường hợp hàng nhập khẩu chuyển tải từ tàu biển được dỡ xuống xà lan để đưa vào cảng đích và ngược lại đối với hàng hóa xuất khẩu thì không phải niêm phong hải quan.

- Quy định không niêm phong đối với hàng xuất khẩu miễn kiểm tra dễ xảy ra việc lợi dụng để xuất khống. Đề nghị có biện pháp khắc phục.

- Không kiểm tra thì không niêm phong. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật

12. Theo quy định tại Thông tư 112/2005/TT-BTC thì hàng hoá từ nội địa đưa vào khu chế xuất, khu thương mại tự do, kho ngoại quan và hàng hoá từ khu chế xuất, khu thương mại tự do, kho ngoại quan đưa vào nội địa phải mở tờ khai hải quan theo đúng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Vì vậy, có thể cùng một lô hàng nhưng người xuất khẩu và người nhập khẩu có mục đích sử dụng khác nhau thì phải mở thành 2 tờ khai hải quan với hai loại hình khác nhau và phải làm thủ tục hai lần. Điều này, cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là trong trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

13. Thủ tục hải quan đối với việc tạm nhập, tạm xuất theo phương thức quay vòng đối với các phương tiện chứa hàng hoá quy định tại điểm XVI, mục 2, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC được hiểu là quy định đối với việc xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển. Vậy nếu xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường hàng không thì thực hiện như thế nào.

14. Theo quy định tại điểm XII.1.c, mục 2 và điểm XV, mục 2, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15.12.2005 của Bộ Tài chính thì thủ tục hải quan để tái xuất đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất thuộc Danh mục hàng cấm nhập khẩu và hàng hoá kinh doanh theo phương thức chuyển cửa khẩu phải làm tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập. Vậy khi Bộ thương mại có văn bản cho phép nhập tại một cửa khẩu nhưng tái xuất tại cửa khẩu khác thì thực hiện như thế nào.


15. Việc lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu.
Theo quy định hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu nếu thuộc diện miễm kiểm tra thực tế hàng hóa thì không phải làm thủ tục chuyển cửa khẩu mà giải phóng hàng ngay tại cửa khẩu. Vậy trong trường hợp này nếu phải lấy mẫu thì Đơn vị Hải quan nào lấy mẫu?. Thủ tục lấy mẫu như thế nào?.

























16. Một số văn bản hướng dẫn mang tính đặc thù trước đây có trích dẫn căn cứ là Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 15.12.2001 như Quyết định số 30/2004/QĐ-BTC ngày 06.4.2004, Quyết định số 64/2005/QĐ-BTC ngày 19.5.2005 của Bộ Tài chính ... nay đã bị bãi bỏ nhưng chưa có văn bản thay thế thì thực hiện như thế nào?.
Một số quy trình thủ tục Hải quan trước đây đã có nhưng đến nay chưa có quy trình mới thay thế thì có được vận dụng để xử lý hay không?

17. Các vướng mắc khác:
a. Hiện nay các văn bản chưa hướng dẫn cụ thể thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đúng chung trong một container (do cùng một đối tác mua hàng), các doanh nghiệp này có thể đăng ký tờ khai khác Chi cục hoặc khác Cục Hải quan tỉnh, thành phố (hàng đưa vào kho CFS). Đề nghị Tổng cục hướng dẫn cụ thể?.

b. Hàng hóa nội địa đưa vào khu thương mại, khu kinh tế đặc biệt theo quy định tại Thông tư 112/2005/TT-BTC phải làm thủ tục hải quan nhưng theo quy định tại Thông tư 08/2005/TT-BTC thì chỉ làm thủ tục hải quan khi doanh nghiệp có yêu cầu. Vậy phải thực hiện theo quy định tại văn bản nào?.

c. Đề nghị hướng dẫn về trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập đối với địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung.



d. Đối với mặt hàng ôtô, xe máy khi miễn kiểm tra thực tế hàng hóa thì cơ quan Hải quan xác nhận số khung, số máy như thế nào?. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan khi xác nhận trên Tờ khai nguồn gốc?.

e. Chứng thư giám định xuất trình trước khi hàng đến cửa khẩu có được chấp nhận đối với những lô hàng yêu cầu phải có giám định về hàm lượng...

f. Chủ hàng là thương nhân Việt Nam có hàng hóa nhập khẩu trong khi chờ Giấy phép nhập khẩu hoặc chưa có đủ tiền nộp thuế muốn gửi hàng vào kho ngoại quan thì có giải quyết không?.




g. Hiện nay việc ký thông quan hàng hóa đối với tờ khai phi mậu dịch do lãnh đạo Chi cục ký thông quan. Cục Hải quan TP. Hồ Chớ Minh đề xuất đối với những trường hợp quy định tại điểm 4.2.2, mục II , phần D Thông tư 113/2005/TT-BTC (không phải làm thủ tục xét miễn thuế) đề nghị giao cho công chức làm thủ tục ký thông quan và chịu trách nhiệm.

12. Đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào khu chế xuất, khu thương mại tự do, kho ngoại quan và hàng hoá từ khu chế xuất, khu thương mại tự do, kho ngoại quan đưa vào nội địa nếu thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hoá thì được mở cả tờ khai xuất và tờ khai nhập tại Chi cục Hải quan khu chế xuất, khu thương mại tự do, kho ngoại quan hoặc cả hai Chi cục (nếu doanh nghiệp có yêu cầu). Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì chỉ tiến hành kiểm tra một lần.



13. Thủ tục hải quan đối với việc tạm nhập, tạm xuất theo phương thức quay vòng đối với các phương tiện chứa hàng hoá quy định tại điểm XVI, mục 2, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC được áp dụng chung cho tất cả các loại cửa khẩu.



14. Đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất thuộc Danh mục hàng cấm nhập khẩu quy định tại điểm XII.1.c, mục 2, phần B và hàng hoá kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu quy định tại điểm XV, mục 2, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15.12.2005 của Bộ Tài chính được thực hiện như sau: thủ tục hải quan để tái xuất phải làm tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; về cửa khẩu tái xuất (ra khỏi lãnh thổ Việt Nam) được thực hiện theo văn bản cho phép của Bộ Thương mại/cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền.

15. Việc lấy mẫu đối với hàng hóa nhập khẩu.
Việc lấy mẫu đối với hàng hóa nhập khẩu được chuyển cửa khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc diện phải lấy mẫu nhưng được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, thực hiện theo đúng quy định tại điểm III.4, mục 1, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15.12.2005 của Bộ Tài chính, cụ thể:

a. Nếu doanh nghiệp có đề nghị được lấy mẫu tại cửa khẩu nhập.
- Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai có đề nghị lấy mẫu (ghi trên Đơn xin chuyển cửa khẩu), nêu cụ thể loại nguyên liệu phải lấy mẫu và giao chủ hàng chuyển cho Hải quan cửa khẩu nhập (mặc dù hàng thuộc diện miễn kiểm tra thực tế không phải làm thủ tục chuyển cửa khẩu nhưng trong bộ hồ sơ bao giờ cũng có Đơn xin chuyển cửa khẩu vì trước khi đăng ký tờ khai chủ hàng không thể biết lô hàng được miễn kiểm tra);
- Hải quan cửa khẩu nơi có hàng nhập căn cứ đề nghị lấy mẫu do Hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến thực hiện việc lấy mẫu;
- Việc lấy mẫu, niêm phong, bảo quản mẫu thực hiện theo Quyết định 69/2004/QĐ-BTC ngày 24.8.2004 của Bộ Tài chính.

b. Nếu doanh nghiệp có đề nghị được lấy mẫu tại nhà máy/xí nghiệp/cơ sở sản xuất/địa điểm kiểm tra tập trung.
- Chi cục Hải quan nơi đăng ký mở tờ khai có đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu niêm phong hàng hóa (ghi trên Đơn xin chuyển cửa khẩu);
- Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập niêm phong hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, xác nhận việc niêm phong lô hàng lờn tờ khai hải quan tại ô 37;
- Chi cục Hải quan nơi đăng ký mở tờ khai, kiểm tra tình trạng niêm phong, tiến hành lấy mẫu theo quy định.

16. Một số văn bản hướng dẫn mang tính đặc thù trước đây có trích dẫn căn cứ là Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 15.12.2001 như Quyết định số 30/2004/QĐ-BTC ngày 06.4.2004, Quyết định số 64/2005/QĐ-BTC ngày 19.5.2005 của Bộ Tài chính ... nay chưa có văn bản thay thế thì vẫn thực hiện theo quy định tại các văn bản đó.
Một số quy định và quy trình thủ tục Hải quan trước đây đã có theo Nghị định 101 dẫn trên nhưng đến nay chưa có quy trình mới thay thế thì được áp dụng cho đến khi có quy trình mới thay thế.

17. Xử lý các vướng mắc khác
a. Thủ tục hải quan đối với các trường hợp này (thu gom hàng lẻ-CFS) đó được quy định tại điểm IX, mục 2, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC: thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu.



b. Thực hiện theo quy định tại Thông tư 112/2005/TT-BTC.





c. Hồ sơ đó được quy định cụ thể tại Thông tư 112/2005/TT-BTC. Thẩm quyền do Tổng cục Hải quan quyết định, hồ sơ được hoàn tất theo quy định rồi gửi về Tổng cục Hải quan để xem xét quyết định.

d. Xác nhận theo khai báo của doanh nghiệp lưu trong bộ hồ sơ hải quan (packing list). Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật.


e. Đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 112/2005/TT-BTC. Chi cục trưởng Chi cục hải quan có trách nhiệm xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.

f. Hàng hóa theo quy định tại khoản 1 điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 và hàng cấm nhập khẩu theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006, chưa có giấy phép không được gửi kho ngoại quan. Hàng được nhập khẩu, chưa đủ tiền nộp thuế, chủ hàng muốn gửi kho ngoại quan thì giải quyết.

g. Trước mắt đơn vị vẫn thực hiện theo quy định hiện hành; khi có quy trình thủ tục hải quan đối với hàng phi mậu dịch sẽ có hướng dẫn cụ thể.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 1578/TCHQ-GSQL của Tổng Cục Hải quan về việc giải quyết các vướng mắc về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

  • Số hiệu: 1578/TCHQ-GSQL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 14/04/2006
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Đặng Hạnh Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản