Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:1354/BGDĐT-ĐANN
V/v hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 thực hiện Đề án NNQG và đề xuất Kế hoạch triển khai tại đơn vị

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2019

 

Kính gửi: Các đơn vị có tên tại Danh sách kèm theo

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 51/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTG ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;

Căn cứ Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 do đơn vị xây dựng theo Công văn số 3258/BGDĐT-ĐANN ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 triển khai Đề án Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025,

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Quý đơn vị đề xuất Kế hoạch và dự toán chi tiết hoạt động năm 2020 thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 tại đơn vị (chi tiết xem Phụ lục 1 và các biểu mẫu 1, 2, 3 kèm theo) và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia) trước ngày 30/4/2019 để tổng hợp và triển khai các thủ tục theo quy định.

Địa chỉ: Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia - Số 18/30 Tạ Quang Bửu, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; Điện thoại: 024.36231614; Email: dean2080@moet.gov.vn./.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Các đơn vị thuộc Bộ GDĐT (để ph/h);
- Lưu: VT, ĐANN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Phúc

 

DANH SÁCH CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CƠ QUAN LIÊN QUAN
(Kèm theo Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Tên các Bộ, ngành

STT

Tên các Bộ, ngành

1

Bộ Công an

13

Bộ Tài nguyên và môi trường

2

Bộ Y tế

14

Bộ Ngoại giao

3

Bộ Xây dựng

15

Bộ Nội vụ

4

Bộ Giao thông vận tải

16

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

5

Bộ Công thương

17

Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

6

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

18

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

19

Đại học Quốc gia Hà Nội

8

Bộ Tài chính

20

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

9

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

21

Tòa án Nhân dân Tối cao

10

Bộ Quốc phòng

22

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

11

Bộ Tư pháp

23

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

12

Bộ Thông tin và truyền thông

24

Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội

Danh sách này có 24 đơn vị/.

 

DANH SÁCH CÁC ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Tên sở giáo dục và đào tạo

STT

Tên sở giáo dục và đào tạo

1

An Giang

33

Kiên Giang

2

Bà Rịa-Vũng Tàu

34

Kon Tum

3

Bắc Giang

35

Lai Châu

4

Bắc Kạn

36

Lâm Đồng

5

Bạc Liêu

37

Lạng Sơn

6

Bắc Ninh

38

Lào Cai

7

Bến Tre

39

Long An

8

Bình Định

40

Nam Định

9

Bình Dương

41

Nghệ An

10

Bình Phước

42

Ninh Bình

11

Bình Thuận

43

Ninh Thuận

12

Cà Mau

44

Phú Thọ

13

Cần Thơ

45

Phú Yên

14

Cao Bằng

46

Quảng Bình

15

Đà Nẵng

47

Quảng Nam

16

Đắk Lắk

48

Quảng Ngãi

17

Đắk Nông

49

Quảng Ninh

18

Điện Biên

50

Quảng Trị

19

Đồng Nai

51

Sóc Trăng

20

Đồng Tháp

52

Sơn La

21

Gia Lai

53

Tây Ninh

22

Hà Giang

54

Thái Bình

23

Hà Nam

55

Thái Nguyên

24

Hà Nội

56

Thanh Hóa

25

Hà Tĩnh

57

Thừa Thiên Huế

26

Hải Dương

58

Tiền Giang

27

Hải Phòng

59

Trà Vinh

28

Hậu Giang

60

Tuyên Quang

29

Hồ Chí Minh

61

Vĩnh Long

30

Hòa Bình

62

Vĩnh phúc

31

Hưng Yên

63

Yên Bái

32

Khánh Hòa

 

 

Danh sách này có 63 đơn vị./.

 

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Kèm theo Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Tên các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

STT

Tên các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

1

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

24

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

2

Trường Đại học Xây dựng

25

Trường Đại học Việt Đức

3

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

26

Trường Đại học Cần Thơ

4

Trường Đại học Hà Nội

27

Trường Đại học Tây Nguyên

5

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

28

Trường Đại học Đồng Tháp

6

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

29

Trường Đại học Quy Nhơn

7

Trường Đại học Ngoại thương

30

Trường Đại học Nha Trang

8

Trường Đại học Thương mại

31

Trường Đại học Đà Lạt

9

Trường Đại học Giao thông Vận tải

32

Đại học Thái Nguyên

10

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

33

Đại học Huế

11

Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp

34

Đại học Đà Nẵng

12

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

35

Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

13

Viện Đại học Mở Hà Nội

36

Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn

14

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

37

Trường Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang

15

Trường Đại học Kiên Giang

38

Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh

16

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

39

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

17

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

40

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang

18

Trường Đại học Tây Bắc

41

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

19

Trường Đại học Vinh

42

Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc

20

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh

43

Trường Hữu nghị T78

21

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

44

Trường Hữu nghị T80

22

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

45

Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

23

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

46

Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam

Danh sách gồm 46 đơn vị./.

 

BIỂU SỐ 1

ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2020
ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2017 - 2025
(Kèm theo Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

ĐƠN VỊ………..

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2020
ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG
GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

I. Căn cứ lập kế hoạch

II. Mục tiêu chung

III. Nhiệm vụ

Trình bày chi tiết từng nhiệm vụ cụ thể theo cấu trúc sau:

1. Nhiệm vụ 1: ...

- Mục tiêu

- Nội dung

- Hoạt động

- Sản phẩm dự kiến

- Thời gian thực hiện

- Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp

- Kinh phí thực hiện

2. Nhiệm vụ 2: ...

- Mục tiêu

- Nội dung

- Hoạt động

- Sản phẩm dự kiến

- Thời gian thực hiện

- Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp

- Kinh phí thực hiện

3. Nhiệm vụ...

Lưu ý: Riêng đối với nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, nếu địa phương/ đơn vị có đề xuất thì cần làm rõ các thông tin sau:

- Tổng số giáo viên ngoại ngữ hiện có;

- Tổng số giáo viên ngoại ngữ hiện đạt chuẩn (theo từng cấp học);

- Đề xuất chỉ tiêu/ nội dung bồi dưỡng liên quan

Ví dụ: Bồi dưỡng Năng lực Ngoại ngữ: 100 chỉ tiêu cho giáo viên TH/THCS/THPT

Bồi dưỡng Năng lực Sư phạm: 50 chỉ tiêu cho giáo viên TH/THCS/THPT

(Các nội dung bồi dưỡng khác: ………chỉ tiêu)

IV. Kinh phí

- Nguồn kinh phí

- Tổng kinh phí

V. Các đề xuất, kiến nghị

 

BIỂU SỐ 2

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2020
ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2017 - 2025
(Kèm theo Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

ĐƠN VỊ…….

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2018 VÀ NĂM 2019
ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

STT

TÊN NHIỆM VỤ

MỤC TIÊU

HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

THỜI GIAN THỰC HIỆN

SẢN PHẨM (Dự kiến)

KINH PHÍ THỰC HIỆN

GHI CHÚ

Tổng

Kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương

NSĐP/đơn vị/ nguồn KP khác

1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập Dự toán
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

BIỂU SỐ 3

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2020
ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2017 - 2025
(Kèm theo Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

ĐƠN VỊ…..

DỰ TOÁN KINH PHÍ

(tên nhiệm vụ)

- Căn cứ Thông tư ……………………;

- Căn cứ Công văn …………………...;

- Căn cứ ……………………………….;

- ……………………….

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức (VNĐ)

Số tiền (VNĐ)

Thông tư thực hiện

Ghi chú

Tiền mặt

Chuyển khoản

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

0

0

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

0

 

 

Số tiền bằng chữ:

Ghi chú thêm về số lượng (....)

 

Người lập Dự toán
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC I

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2020
ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TẠI BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Kèm theo Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Xây dựng, hoàn thiện và triển khai chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, phù hợp với đặc thù của Việt Nam

- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, xây dựng, hoàn thiện các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (ưu tiên các ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế);

- Đánh giá, hoàn thiện lộ trình áp dụng chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ đạt Bậc 2 (đối với học sinh tốt nghiệp trung cấp), Bậc 3 (đối với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng), Bậc 4 (đối với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngoại ngữ) hướng tới mục tiêu 10% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành nghề đào tạo vào năm 2021.

- Lựa chọn một số môn học và môn chuyên ngành, nghề phù hợp để hướng dẫn xây dựng, thực hiện lộ trình triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn chuyên ngành, nghề bằng ngoại ngữ

2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế

- Xây dựng, thực hiện bộ quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ;

- Phát triển ngân hàng câu hỏi thi, đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; ngân hàng dữ liệu về kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ (thông tin và các nội dung hỗ trợ kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ);

- Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về khảo thí ngoại ngữ;

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng

- Tuyển dụng đủ số lượng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giảng viên dạy chuyên ngành, nghề bằng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai dạy và học ngoại ngữ năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo;

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giảng viên dạy các môn chuyên ngành, nghề bằng ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ)

-Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo lộ trình đã xây dựng.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ

- Nâng cấp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ dạy và học ngoại ngữ đã hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các vùng khó khăn để xây dựng lộ trình và danh mục trang thiết bị cần thiết hỗ trợ trong các năm tiếp theo.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ và các hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tuyến cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ kỹ thuật.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ

- Tổ chức truyền thông về việc dạy và học ngoại ngữ nhằm cung cấp thông tin kịp thời, nâng cao nhận thức đến toàn xã hội, đặc biệt là giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục;

- Tổ chức triển khai hợp tác, hội nhập quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ;

- Phát triển và nhân rộng mô hình tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, phát động phong trào giáo viên, học sinh, giảng viên, sinh viên cùng học ngoại ngữ.

- Xây dựng, giới thiệu các chương trình ngoại ngữ, các hoạt động sử dụng ngoại ngữ trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho nhiều đối tượng khác nhau.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ

- Tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin;

- Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục trực thuộc theo cơ chế tự chủ.

8. Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án cho đội ngũ cán bộ quản lý Đề án tại đơn vị;

- Thực hiện các báo cáo trực tiếp và trực tuyến theo hướng dẫn của đơn vị và Bộ GDĐT;

-Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất việc triển khai, thực hiện Đề án tại đơn vị.

 

PHỤ LỤC I

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2020
ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TẠI CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN LIÊN QUAN
(Kèm theo Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Xây dựng, hoàn thiện và triển khai chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, phù hợp với đặc thù của Việt Nam

a) Đối với giáo dục đại học:

- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện, xây dựng và ban hành các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo (ưu tiên các ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN);

- Tiếp tục thực hiện lộ trình áp dụng chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ đạt Bậc 3 (đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành không chuyên ngoại ngữ), Bậc 5 (đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành chuyên ngoại ngữ) hướng tới mục tiêu 40% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo, 30% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo vào năm 2021; đánh giá việc hoàn thành mục tiêu 20% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo, 15% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo vào năm 2020 đã đề ra;

- Xây dựng, triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực hiện của đơn vị;

- Triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn học khác, chuyên ngành bằng ngoại ngữ theo nhu cầu và điều kiện thực hiện của đơn vị.

b) Đối với giáo dục nghề nghiệp:

- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, xây dựng, hoàn thiện các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (ưu tiên các ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế);

- Đánh giá, hoàn thiện lộ trình áp dụng chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ đạt Bậc 2 (đối với học sinh tốt nghiệp trung cấp), Bậc 3 (đối với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng), Bậc 4 (đối với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngoại ngữ) hướng tới mục tiêu 10% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành nghề đào tạo vào năm 2021.

- Lụa chọn một số môn học và môn chuyên ngành, nghề phù hợp để hướng dẫn xây dựng, thực hiện lộ trình triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn chuyên ngành, nghề bằng ngoại ngữ.

2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế

- Xây dựng, thực hiện bộ quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ;

- Phát triển ngân hàng câu hỏi thi, đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; ngân hàng dữ liệu về kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ (thông tin và các nội dung hỗ trợ kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ);

- Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về khảo thí ngoại ngữ;

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng

- Tuyển dụng đủ số lượng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giảng viên dạy chuyên ngành, nghề bằng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai dạy và học ngoại ngữ năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo;

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giảng viên dạy các môn chuyên ngành, nghề bằng ngoại ngữ.

4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ)

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ

- Nâng cấp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ dạy và học ngoại ngữ đã hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các vùng khó khăn để xây dựng lộ trình và danh mục trang thiết bị cần thiết hỗ trợ trong các năm tiếp theo.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ và các hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tuyến cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ kỹ thuật.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ

- Tổ chức truyền thông về việc dạy và học ngoại ngữ nhằm cung cấp thông tin kịp thời, nâng cao nhận thức đến toàn xã hội, đặc biệt là giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục;

- Tổ chức triển khai hợp tác, hội nhập quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ;

- Phát triển và nhân rộng mô hình tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, phát động phong trào giáo viên, học sinh, giảng viên, sinh viên cùng học ngoại ngữ.

- Xây dựng, giới thiệu các chương trình ngoại ngữ, các hoạt động sử dụng ngoại ngữ trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho nhiều đối tượng khác nhau.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ

- Tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin;

- Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục trực thuộc theo cơ chế tự chủ;

- Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc trong việc dạy và học ngoại ngữ ngoài nhà trường.

8. Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án cho đội ngũ cán bộ quản lý Đề án tại đơn vị;

- Thực hiện các báo cáo trực tiếp và trực tuyến theo hướng dẫn của đơn vị và Bộ GDĐT;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất việc triển khai, thực hiện Đề án tại đơn vị.

 

PHỤ LỤC I

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2020
ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Xây dựng, hoàn thiện và triển khai chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, phù hợp với đặc thù của Việt Nam

a) Đối với giáo dục mầm non:

- Triển khai chương trình cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh theo lộ trình đã xây dựng tại những cơ sở giáo dục có nhu cầu và đủ điều kiện thực hiện;

b) Đối với giáo dục phổ thông:

- Đối với Chương trình tiếng Anh hệ 10 năm (lớp 3 - 12): Hoàn thiện kế hoạch mở rộng chương trình này tại các cơ sở giáo dục đủ điều kiện trên địa bàn phụ trách, hướng tới mục tiêu triển khai Chương trình môn Tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Đối với Chương trình làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2: Triển khai thực nghiệm/thí điểm chương trình tại những cơ sở giáo dục có nhu cầu và đủ điều kiện hướng tới mục tiêu triển khai Chương trình môn Tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Đối với các chương trình ngoại ngữ khác: Thực hiện lộ trình triển khai theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Đối với việc dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn học khác (như môn Toán và các môn khoa học) bằng ngoại ngữ: Triển khai thực nghiệm/thí điểm chương trình tại những cơ sở giáo dục có nhu cầu và đủ điều kiện.

a) Đối với giáo dục đại học:

- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện, xây dựng và ban hành các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo (ưu tiên các ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN);

- Tiếp tục thực hiện lộ trình áp dụng chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ đạt Bậc 3 (đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành không chuyên ngoại ngữ), Bậc 5 (đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành chuyên ngoại ngữ) hướng tới mục tiêu 40% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo, 30% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo vào năm 2021; đánh giá việc hoàn thành mục tiêu 20% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo, 15% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo vào năm 2020 đã đề ra;

- Lựa chọn, triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực hiện của đơn vị;

- Triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn học khác, chuyên ngành bằng ngoại ngữ theo nhu cầu và điều kiện thực hiện của đơn vị.

b) Đối với giáo dục nghề nghiệp:

- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, xây dựng, hoàn thiện các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (ưu tiên các ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế);

- Đánh giá, hoàn thiện lộ trình áp dụng chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ đạt Bậc 2 (đối với học sinh tốt nghiệp trung cấp), Bậc 3 (đối với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng), Bậc 4 (đối với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngoại ngữ) hướng tới mục tiêu 10% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành nghề đào tạo vào năm 2021.

- Lựa chọn một số môn học và môn chuyên ngành, nghề phù hợp để hướng dẫn xây dựng, thực hiện lộ trình triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn chuyên ngành, nghề bằng ngoại ngữ.

2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế

- Phát triển ngân hàng câu hỏi thi, đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; ngân hàng dữ liệu về kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ (thông tin và các nội dung hỗ trợ kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ);

- Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về khảo thí ngoại ngữ;

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng

- Tuyển dụng đủ số lượng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giảng viên dạy chuyên ngành, nghề bằng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai dạy và học ngoại ngữ năm học 2020 - 2021;

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ; giáo viên, giảng viên dạy các môn học khác và các môn chuyên ngành, nghề bằng ngoại ngữ, ưu tiên giáo viên ngoại ngữ cấp tiểu học, hướng tới mục tiêu triển khai Chương trình môn Ngoại ngữ theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ)

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ

- Lựa chọn, trang bị bổ sung các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ theo danh mục Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ và các hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tuyến cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ kỹ thuật.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ

- Tổ chức truyền thông về việc dạy và học ngoại ngữ nhằm cung cấp thông tin kịp thời, nâng cao nhận thức đến toàn xã hội, đặc biệt là giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục;

- Tổ chức triển khai hợp tác, hội nhập quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ;

- Phát triển và nhân rộng mô hình tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, phát động phong trào giáo viên, học sinh, giảng viên, sinh viên cùng học ngoại ngữ.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ

- Tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin;

- Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ của các cơ sở giáo dục tại địa phương theo cơ chế tự chủ;

- Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ tại địa phương trong việc dạy và học ngoại ngữ ngoài nhà trường.

8. Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án cho đội ngũ cán bộ quản lý Đề án tại địa phương;

- Thực hiện các báo cáo trực tiếp và trực tuyến theo hướng dẫn của địa phương và Bộ GDĐT;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất việc triển khai, thực hiện Đề án tại địa phương.

 

PHỤ LỤC I

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2020
ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Xây dựng, hoàn thiện và triển khai chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, phù hợp với đặc thù của Việt Nam

- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện, xây dựng và ban hành các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo (ưu tiên các ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN);

- Tiếp tục thực hiện lộ trình áp dụng chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ đạt Bậc 3 (đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành không chuyên ngoại ngữ), Bậc 5 (đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành chuyên ngoại ngữ) hướng tới mục tiêu 40% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo, 30% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo vào năm 2021; đánh giá việc hoàn thành mục tiêu 20% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo, 15% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo vào năm 2020 đã đề ra;

- Lựa chọn, triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực hiện của đơn vị;

- Triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn học khác, chuyên ngành bằng ngoại ngữ theo nhu cầu và điều kiện thực hiện của đơn vị.

2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế

- Xây dựng, thực hiện bộ quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ;

- Phát triển ngân hàng câu hỏi thi, đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; ngân hàng dữ liệu về kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ (thông tin và các nội dung hỗ trợ kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ);

- Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về khảo thí ngoại ngữ;

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng

- Tuyển dụng đủ số lượng giảng viên ngoại ngữ, dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai dạy và học ngoại ngữ năm học 2020 - 2021;

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho giảng viên ngoại ngữ, giảng viên dạy các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ)

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ

- Lựa chọn, trang bị bổ sung các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ theo danh mục Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ và các hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tuyến cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ kỹ thuật.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ

- Tổ chức truyền thông về việc dạy và học ngoại ngữ nhằm cung cấp thông tin kịp thời, nâng cao nhận thức đến toàn xã hội, đặc biệt là giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục;

- Tổ chức triển khai hợp tác, hội nhập quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ;

- Phát triển và nhân rộng mô hình tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, phát động phong trào giáo viên, học sinh, giảng viên, sinh viên cùng học ngoại ngữ.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ

- Tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin;

- Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục trực thuộc theo cơ chế tự chủ;

- Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc trong việc dạy và học ngoại ngữ ngoài nhà trường.

8. Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án cho đội ngũ cán bộ quản lý Đề án tại đơn vị;

- Thực hiện các báo cáo trực tiếp và trực tuyến theo hướng dẫn của đơn vị và Bộ GDĐT;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất việc triển khai, thực hiện Đề án tại đơn vị.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn số 1354/BGDĐT-ĐANN về hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và đề xuất Kế hoạch triển khai tại đơn vị do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 1354/BGDĐT-ĐANN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 02/04/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Nguyễn Văn Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/04/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản