BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1136/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2009 |
Kính gửi: Công ty TNHH May Tinh Lợi
(Khu CN Nam Sách, Nam Sách, Hải Dương)
Trả lời công văn số 0903/CV-TL ngày 19/3/2009 của Công ty TNHH May Tinh Lợi về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1/ Theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Bộ luật Lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1, Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động đối với thời gian thực tế làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2009 trở về trước và thời gian thực tế làm việc từ ngày 01/01/2009 trở đi nhưng không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ.
2/ Từ ngày 01/01/2009 trở đi, đối với người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thời gian còn lại tính hưởng trợ cấp thôi việc mà dưới 12 tháng thì được làm tròn theo quy định tại khoản 5, Điều 14, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 để tính hưởng trợ cấp thôi việc, cụ thể:
- Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành một năm.
Ví dụ, ông A làm việc cho Công ty B từ ngày 01/4/2008 đến ngày 31/7/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động. Từ ngày 01/01/2009 đến 31/7/2009 ông A liên tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 1.400.000 đồng. Như vậy, ông A có thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là 9 tháng (16 tháng làm việc 7 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), được làm tròn thành một năm và mức trợ cấp thôi việc của ông A là: 700.000 đồng (1 năm x 1.400.000 đồng x 1/2).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để công ty biết và thực hiện./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2786/BHXH-CSXH năm 2013 rà soát, kiểm tra trước khi chi trả trợ cấp thất nghiệp một lần do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Công văn 515/CVL-BHTN năm 2015 về hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Cục Việc làm ban hành
- 3Quyết định 357/QĐ-BHXH năm 2019 về giao chỉ tiêu phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Nghị định 44/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động
- 4Nghị định 127/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
- 5Công văn 2786/BHXH-CSXH năm 2013 rà soát, kiểm tra trước khi chi trả trợ cấp thất nghiệp một lần do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 6Công văn 515/CVL-BHTN năm 2015 về hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Cục Việc làm ban hành
- 7Quyết định 357/QĐ-BHXH năm 2019 về giao chỉ tiêu phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Công văn số 1136/LĐTBXH-LĐTL về việc tính trợ cấp thôi việc đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 1136/LĐTBXH-LĐTL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/04/2009
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Minh Huân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/04/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực