BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10450/VP | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2004 |
Kính gửi: | - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, |
Thực hiện Chỉ thị số 31/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động đợt thi đua đặc biệt từ nay đến hết năm 2005, ngày 18/11/2004 tại Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Khoa giáo Trung ương, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Hội Cựu giáo chức Việt Nam phối hợp tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động đợt thi đua trong toàn ngành lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục, chuẩn bị Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VII vào cuối năm 2005. Sau đây là kế hoạch thực hiện đợt thi đua này:
1. Làm cho cán bộ, giáo viên giảng viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên trong toàn ngành nhân thức sâu sắc hơn nữa vai trò, động lực của công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần của Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 31/2004/CT-TTg ngày 8/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tạo ra bước chuyển biến trong phong trào thi đua của ngành giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", phát huy hơn nữa truyền thống "Dạy tốt, học tốt", góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Mỗi địa phương, cơ sở giáo dục và cơ quan trong ngành chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến, các trường học anh hùng, các cá nhân anh hùng lao động, chiến si thi đua, NGND, NGƯT, những học sinh, sinh viên giỏi, xuất sắc, tiêu biểu và các tấm gương người tốt việc tốt trong ngành. Đặc biệt cần hết sức chú ý phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền sâu rộng những tấm gương lao động tận tuỵ của các nhà giáo đang công tác tại các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
4. Thực hiện nghiêm túc những quy định của Luật Thi dua, khen thưởng, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và của ngành, đưa công tác thi đua, khen thưởng ở các cơ quan, đơn vị, các nhà trường, các đơn vị giáo dục, các cấp quản lý giáo dục vào nền nếp; khắc phục những biểu hiện lệch lạc và bệnh thành tích trong công tác thi đua, khen thưởng; đề cao việc động viên tinh thần, kết hợp chặt chẽ và coi trong khen thưởng vật chất, nhằm tạo động lực cho các phong trào thi đua.
II. NỘI DUNG THI ĐUA TẬP TRUNG VÀO 6 NHIỆM VỤ
1. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân.
Huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng để phát triển giáo dục. Những tỉnh, thành phố đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cấp giáo dục trung học cơ sở cần cố gắng duy trì, củng cố, phát huy kết quả đã đạt. Các tỉnh còn lại cần phấn đấu đạt chuẩn theo đúng tiến độ, để năm 2010 cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo Nghị quyết 41/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội. Củng cố và phát triển các trường trung học chuyên nghiệp, các trường cao đẳng, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng ở các địa phương nhằm thoả mãn nhu cầu học tập của nhân dân.
2. Nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục
- Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung giáo dục, đặc biệt là cách dạy, cách học trong nhà trường ở tất cả các cấp học, bậc học.
- Đổi mới công tác quản lý giáo dục, củng cố, xây dựng nền nếp kỷ cương dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn tiện, đặc biệt coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức.
- Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, khẩn trương xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp có đủ phẩm chất và năng lực, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá. Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các nhà trường sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học và sách cho thư viện trường học. Tạo một bước chuyển mới, có hiệu quả về ứng dụng công nghệ thông tin, về công tác thiết bị thí nghiệm và thư viện trường học trong giáo dục - đào tạo. Tăng tỷ lệ các trường học dạt chuẩn quốc gia ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Thực hiện tốt hơn nữa công bằng xã hội, ưu tiên phát triển giáo dục đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn
- Tăng tỷ lệ số xã có trường, số bản, thôn, ấp có lớp ở vùng cao vùng có điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn.
- Cải thiện cơ sở vật chất thiết bị trường học, điều kiện sống và làm việc của giáo viên, bố trí đủ giáo viên cho miền núi, cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho con em các gia đình nghèo, con em đồng bào dân tộc ít người và trẻ em bị thiệt thòi được học tập.
4. Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế trong giáo dục
- Triển khai chiến lược dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Tăng cường hình thức du học tại chỗ.
- Xây dựng và củng cố mối quan hệ với các trường có uy tín ở nước ngoài
- Tăng nguồn đầu tư từ nước ngoài cho giáo dục.
5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
- Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục.
- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ.
- Tiếp tục xây dựng và củng cố bộ máy quản lý giáo dục các cấp nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy thanh tra giáo dục các cấp.
6. Tăng cường nền nếp kỷ cương
- Thực hiện tốt các nội dung cuộc vận động "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm".
- Khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan mang tính ép buộc; tình trạng thiếu trung thực, vi phạm quy định trong giảng dạy, học tập, trong kiểm tra thi cử, tuyển sinh, cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ, trong thu chi tài chính. Khắc phục, ngăn chặn và đẩy lùi các tiêu cực xâm nhập vào nhà trường.
1. Các trường học, các đơn vị giáo dục xây dựng chương trình hành động đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành trong năm học 2004 - 2005 thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn: 75 năm thành lập Đảng CSVN; 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước; 115 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 60 năm cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 và Chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn ngành và Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VII. Tập trung chỉ đạo phát hiện, xây dựng và lựa chọn những cá nhân và đơn vị điển hình, những cô giáo, thày giáo giỏi, những tấm gương người tốt, việc tốt để nêu gương học tập và nhân rộng trong toàn ngành. Tổ chức tốt Đại hội thi đua, Hội nghị điển hình tiên tiến, Hội nghị thi đua dạy tốt, học tốt. Hội nghị những giáo viên giỏi để tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn ngành và Đại hội Thi đua toàn quốc vào cuối năm 2005.
2. Củng cố, kiện toàn tổ chức về cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo bộ máy gọn nhẹ và có hiệu lực theo tinh thần Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị. Triển khai nghiên cứu, học tập và thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, khen thưởng của Chính phủ trong toàn ngành.
Nhận được bản kế hoạch này, thủ trưởng và chủ tịch công đoàn Giáo dục các cấp trong ngành cần phối hợp chặt chẽ, có kế hoạch, biện pháp tổ chức, chỉ đạo cụ thể huy động tất cả các cán bộ, giáo viên, giảng viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên và học viên trong toàn ngành phát huy tinh thần thi đua Hai tốt, thực hiện tốt các yêu cầu và nội dung trên đây, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
- 1Nghị quyết số 41/2000/NQ-QH10 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở do Quốc hội ban hành
- 2Chỉ thị 31/2004/CT-TTg về phát động đợt thi đua đặc biệt từ nay đến hết năm 2005 nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2001 - 2005), thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong hai năm 2004 - 2005 và Đại hội thi đua toàn quốc VII do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công văn số 10450/VP ngày 25/11/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/2004/CT-TTg ngày 08/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ
- Số hiệu: 10450/VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/11/2004
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Đặng Huỳnh Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2004
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực