Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC HẢI QUAN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI QUAN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

 

Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2007

 

Kính gửi: Các chủ nhiệm đề tài NCKH cấp ngành năm 2007

Thực hiện Quyết định 932/QĐ-TCHQ  ngày 25/05/2007, Quyết định 1225 và 1226/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc thành lập Hội đồng xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2007, Hội đồng xét duyệt xét duyệt đã tiến hành xét duyệt các đề tài theo các Quyết định trên theo đúng quy định.

Viện Nghiên cứu Hải quan thông báo kết quả xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2007 (có phụ lục đính kèm).

Do thực hiện Thông tư liên tịch số 44/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/05/2007 về hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước nên việc triển ra quyết định giao nhiệm vụ chưa thực hiện được và phải chờ kết quả thẩm định tài chính.

Để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu các đề tài, Viện Nghiên cứu Hải quan thông báo đến các chủ nhiệm đề tài biết kết quả xét duyệt cũng như ý kiến tham gia của Hội đồng xét duyệt.

Đề nghị các chủ nhiệm đề tài căn cứ vào kết quả xét duyệt và ý kiến kết luận của Hội đồng xét duyệt để triển khai nghiên cứu.

Sau khi tiến hành xong các thủ tục về thẩm định tài chính theo quy định mới, Viện NCHQ sẽ trình Hội đồng khoa học - Tổng cục Hải quan để ra quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu cho các chủ nhiệm đề tài khoa học./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục (để b/c);
- Trang Website Hải quan;
- Viện trưởng Viện NCHQ (để b/c);
- Lưu VT Viện (QLKH&TTKH).

KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Lê Đức Thọ

 


TỔNG CỤC HẢI QUAN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI QUAN
*****

 

 

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2007
(Phụ lục đính kèm Công văn ngày 26 tháng 09 năm 2007)

TT

Tên đề tài, đề án do nhóm nghiên cứu đăng ký

Đơn vị chủ trì - Chủ nhiệm

Tên đề tài, đề án do Hội đồng xét duyệt Điều chỉnh

Nội dung yêu cầu của HĐXD

Kết quả bỏ phiếu đánh giá

1

“Xây dựng chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2012, tầm nhìn 2020”.

Ban CC, HĐH Hải quan

Hoàng Việt Cường

 

- Đề tài đã được xét duyệt theo Quyết định số 95/QĐ-TCHQ ngày 10/1/2007. Nay bổ sung nhiệm vụ, kinh phí và hướng dẫn xét duyệt, đóng góp ý kiến trên cơ sở thuyết minh bổ sung và giải trình kinh phí.

- Đề tài khi triển khai nghiên cứu phải là luận cứ khoa học để xây dựng được 2 sản phẩm đầu ra là kế hoạch cải cách phát triển hiện đại hoá hải quan giai đoạn 2007 – 2012, Chiến lược hiện đại hoá hải quan đến năm 2012, tầm nhìn 2020.

 

- Nhất trí Mục tỉêu nghiên cứu của đề tài.

- Sản phẩm đầu ra của đề tài đã rõ ràng.

- Giải trình từng nội dung công việc phải thực hiện đã cụ thể.

- Nhất trí cho đề tài triển khai và chuyển Tổ thẩm định dự toán kinh phí.

2

“Hiện đại hoá Cục Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2007-2012, tầm nhìn 2020”.

Cục Hải quan Hải Phòng

Mai Thế Huyên

Nghiên cứu các giải pháp để triển khai hiện đại hoá Cục Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2012

- Đổi tên đề tài;

- Bổ sung 01 đồng chí lãnh đạo Ban Cải cách, hiện đại hoá tham gia vào nhóm nghiên cứu;

- Một số nội dung nghiên cứu cần phải lưu ý như xây dựng quy trình mới, phương thức tổ chức thực hiện dể tránh trùng lặp với những cái đã có;

- Mô hình hiện đại hoá của Cục Hải quan Hải Phòng phải có sự gắn kết theo mô hình của ngành, thí Điểm tại Hải Phòng để rút kinh nghiệm, nhân rộng cho toàn ngành;

- Đề án nên tập trung nghiên cứu các giải pháp triển khai, áp dụng có hiệu quả công tác hiện đại hoá dựa trên định hướng của ngành;

- Sản phẩm đầu ra phải được đưa ra dưới dạng mô hình tổ chức thí Điểm với các nội dung: cơ chế hoạt động, bộ máy tổ chức của Hải quan vùng trong tương lai; hệ thống CNTT phải đáp ứng yêu cầu thông quan điện tử;

- Là một sản phẩm khoa học, đề án cần phải trình bày đầy đủ các luận cứ khoa học, phần lý luận làm cơ sở cho các nhận định, giải pháp của các phần tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điểm TB: 39,5

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 26,6

- Đề tài: ĐẠT

3

“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chuẩn mực quốc tế trong xây dựng quy trình thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam”.

Ban CC-HĐH HQ

Lê Như Quỳnh

 

- Mục tiêu cần rõ ràng cụ thể chứ không chỉ là cung cấp luận cứ, phương pháp, cách thức áp dụng;

- Nội dung nghiên cứu cần phải chỉ ra những Điểm khác trong cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu tránh để cho người đọc hiểu là các ván đề này đều đã được nghiên cứu rồi;

- Sản phẩm đầu ra phải nêu rõ yêu cầu của các báo cáo phải đạt được những gì chứ không chỉ là tính chính sách;

- Nên chi tiết hơn sản phẩm “xây dựng một số giải pháp đẩy mạnh áp dụng chuẩn mực quốc tế trong quy trình thủ tục hải quan điện tư;

- Sản phẩm đầu ra phải bám sát vào Mục tiêu nghiên cứu hơn;

- Nhóm đề tài cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu để sớm nghiệm thu đưa vào triển khai thực hiện.

- Điểm TB: 39,7

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 28,2

- Đề tài: ĐẠT

4

“Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý và chất nổ”.

Cục Điều tra chống buôn lậu

Mai Xuân Thành

Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ hải quan của ngành Hải quan Việt Nam

- Đổi tên đề tài;

- Đề án cần làm rõ hơn sự cần thiết phải nâng cao năng lực của Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ;

- Mục tiêu của đề án phải mở không chỉ phục vụ phòng chống ma tuý mà còn phải huấn luyện chó tấn công, chó phát hiện, kiểm tra thực phẩm…

- Điểm TB: 42,2

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 28,4

- Đề tài: ĐẠT

5

“Nghiên cứu tích hợp các hệ thống Công nghệ thông tin nghiệp vụ đã triển khai trong ngành Hải quan”.

Cục CNTT&TK Hải quan

Nguyễn Công Bình

Nghiên cứu giải pháp tích hợp hệ thống công nghệ thông tin hải quan theo hướng dịch vụ

- Đổi tên đề tài;

- Sản phẩm đầu ra phải là:

+ Báo cáo hiện trạng hệ thống CNTT

+ Thiết kế, kiến trúc hệ thống CNTT hải quan theo hướng dịch vụ

+ Đề xuất các giải phải kỹ thuật để tích hợp

+ Đề xuất kế hoạch triển khai cụ thể;

- Mục tiêu: có một công cụ, một mô hình để triển khai phát triển các hệ thống CNTT sẽ theo một định hướng thống nhất, không phải dỡ bỏ các phẩn mềm cũ; Phần mềm tích hợp sẽ phải được xây dựng theo hướng mở, tức là không chỉ phục vụ cho ngành hải quan mà cho các doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan khác.

- Điểm TB: 38,8

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 26,1

- Đề tài: ĐẠT

 

6

“Nghiên cứu các giải pháp thực hiện khoán biên chế và kinh phí hoạt động của ngành Hải quan”.

 

Vụ Kế hoạch Tài chính

Hoả Ngọc Tâm

 

- Đề tài cần phải xem lại nội dung xây dựng chiến lược tuyển dụng, đào tạo của ngành vì đây là phạm vi rất lớn;

- Phải làm rõ hơn cơ chế khoán trong nội bộ ngành;

- Đề tài phải đạt được Mục tiêu khoán biên chế và kinh phí hoạt động của ngành hải quan sẽ phục vụ hiện đại hoá như thế nào; có khuyến khích cán bộ ngành Hải quan hay không để Lãnh đạo Tổng cục báo cáo trình Bộ và Chính phủ;

- Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản phẩm hoàn chỉnh nghiệm thu trong tháng 11/2007.

- Điểm TB: 41,5

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 28,1

- Đề tài: ĐẠT

 

7

“Cơ cấu lại Hệ thống tổ chức bộ máy ngành Hải quan để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá”.

Vụ Tổ chức cán bộ

Nguyễn Duy Thông

Cơ cấu lại Hệ thống tổ chức bộ máy ngành Hải quan để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hoá đến năm 2012, tầm nhìn 2020

- Đổi tên đề tài;

- Bổ sung nội dung: đánh giá thực trạng hệ thống bộ máy tổ chức hiện nay;

- Điều chỉnh lại giai đoạn nghiên cứu như tên đề tài đã được Điều chỉnh;

- Đưa ra cơ sở xây dựng hải quan vùng;

- Bổ sung thành phần nghiên cứu: Bộ Tài chính và đ/c Lê Đức Thọ - Viện NCHQ.

- Điểm TB: 42

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 29,1

- Đề tài: ĐẠT

 

8

“Nghiên cứu hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của hải quan Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO”.

Trung tâm ĐTBD CC HQ

Trần Văn Dũng

Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Hải quan Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay

- Đổi tên đề tài;

- Bổ sung 3 thành viên vào nhóm nghiên cứu: Cục ĐTCBL, Vụ GSQL, Viện NCHQ.

- Điểm TB: 37

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 26,25

ĐẠT

9

“Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ sơ rủi ro trong công tác quản lý rủi ro của ngành Hải quan”.

Cục Điều tra chống buôn lậu

Quách Đăng Hoà

Nghiên cứu xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan

- Cần chỉ rõ hồ sơ rủi ro là gì, gồm những tiêu chí nào phục vụ công tác thông quan và sau thông quan;

- Sản phẩm đầu ra phải là phương pháp luận, quy chế, tài liệu phân tích để xây dựng bộ hồ sơ rủi ro.

 

- Điểm TB: 38,8

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 26,3

- Đề tài: ĐẠT

10

“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền pháp luật, chính sách về hải quan đối với cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay”.

Vụ Pháp chế

Trần Văn Lộc

Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền pháp luật, chính sách về hải quan

- Đổi tên đề tài;

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu, tuyên truyền cho 2 nhóm đối tượng là doanh nghiệp, hành khách XNC, người nước ngoài và các cơ quan Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp, hành khách XNC, người nước ngoài;

- Bổ sung thành phần nhóm nghiên cứu: Bộ phận thi đua tuyên truyền của Tổng cục HQ và đ/c Kim Long Biên - Viện NCHQ.

- Điểm TB: 38,8

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 27,3

- Đề tài: ĐẠT

 

11

“Các giải pháp nâng cao năng lực Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng công chức Hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá”.

Trung tâm ĐTBD CC HQ

Nguyễn Viết Hồng

 

- Đề tài là cần thiết nghiên cứu;

- Cần phải bổ sung thêm thành phàn nghiên cứu là đại diện Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Hải quan, Vụ Kế hoạch Bộ Tài chính;

- Kết quả nghiên cứu phải làm rõ 3 sản phẩm: các giải pháp khi chuyển Trung tâm thành trường đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất khi có địa Điểm mới và xây dựng chiến lược phát triển của trung tâm trong giai đoạn mới.

- Điểm TB: 35,63

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 26

- Đề tài: ĐẠT

 

12

“Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong hệ thống Hải quan”

Vụ Kế hoạch Tài chính

Bùi Xuân Giang

 

- Đề tài có tính cấp thiết cao đối với ngành trong giai đoạn hiện nay và cần phải nghiên cứu;

- Điểm TB: 38,5

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 26,1

- Đề tài: ĐẠT

 

13

“Khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu của Tổ chức Hải quan thế giới và các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về hải quan”.

Vụ Hợp tác quốc tế

Lê Xuân Huế

Khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu của Tổ chức Hải quan thế giới và các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về hải quan

- Đổi tên đề tài;

- Sản phẩm của đề tài cần phải làm rõ hơn, có phương án cụ thể áp dụng vào thực tế của ngành chứ không phải chỉ dừng lại ở báo cáo.

- Điểm TB: 36,1

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 25,3

- Đề tài: ĐẠT

 

14

“Nghiên cứu vị trí, vai trò của cơ quan hải quan khi tham gia hoạt động tố tụng hành chính tại Toà án hành chính trong Điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.

Vụ Pháp chế

Vũ Văn Hải

Hoạt động tố tụng hành chính của cơ quan Hải quan tại Toà án hành chính

- Đổi tên đề tài;

- Nội dung nghiên cứu cần tập trung chính vào thực trạng hoạt động tranh tụng của cơ quan hải quan trong các vụ án hành chính và các giải pháp khắc phục, nâng cao khả năng tranh tụng tại toà hành chính.

 

- Điểm TB: 41

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 28,3

- Đề tài: ĐẠT

 

15

 

“Nghiên cứu, đề xuất quy định về định mức trị giá tối thiểu và số thuế tối thiểu được miễn thu – truy thu thuế, miễn hoàn – truy hoàn thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay”.

Trung tâm ĐTBD CC HQ

Nguyễn Thị An Giang

“Nghiên cứu định mức tối thiểu được miễn thu – truy thu thuế, miễn hoàn -  truy hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay”.

 

- Đổi tên đề án;

- Cần phải bổ sung thêm thành phần nghiên cứu là đại diện Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính, các cán bộ có khả năng nghiên cứu, kinh nghiệm làm nghiệp vụ trong lĩnh vực này của Vụ Kiểm tra thu thuế và Vụ Giám sát quản lý - Tổng cục Hải quan;

- Cần làm rõ những Mục tiêu cấp bách cần đạt được, đó là ngưỡng trị giá tối thiểu và hoặc số tiền thuế tối thiểu mà ở mức đó việc miễn thu – truy thu thuế, miễn hoàn – truy hoàn thuế, làm rõ cơ sở khoa học của vấn đề này.

- Điểm TB: 37,67

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 26,67

- Đề tài: ĐẠT

 

16

“Các quy tắc xuất xứ trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam”.

Trung tâm ĐTBD CC HQ

Lê Mạnh Hùng

 

- Tên đề tài không hợp lý;

- Chưa nêu bật được tính cấp thiết của đề tài;

- Sản phẩm đầu ra không cụ thể;

- Đề nghị tiếp tục nghiên cứu thêm.

- Điểm TB: 23,4

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn: 15,6

Không Đạt

17

“Xây dựng quy trình phân tích, phân biệt sản phẩm sữa bột đã tách một phần béo và buttermilk, phục vụ công tác phân tích, phân loại trong ngành Hải quan”.

Trung tâm PTPLHHXNK MB

Vũ Văn Doanh

 

- Đề tài có tính cấp thiết, tính khoa học;

- Nhưng giới hạn ứng dụng chỉ ở trong phòng thí nghiệm;

- Nội hàm nghiên cứu ở phạm vi hẹp.

Hội đồng thống nhất chuyển xuống đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Không tiến hành bỏ phiếu chấm Điểm.

Ghi chú: Theo Khoản 2, Điều 7 Quy chế đăng ký và nghiệm thu đề tài NCKH đề tài Đạt phải thoả mãn 2 Điều kiện:

- Điểm trung bình tối thiểu đạt: 30/50.

- Điểm giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu đạt: 25/35.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn không số về việc thành lập Hội đồng xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2007 do Viện Nghiên cứu Hải quan ban hành

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 26/09/2007
  • Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Người ký: Lê Đức Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản