Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2624/LĐTBXH-PHCN

 

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 1994

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 2624/LĐTBXH-PHCN NGÀY 25 THÁNG 7 NĂM 1994 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIƯỜNG ĐIỀU TRỊ

Kính gửi:

- Các Trung tâm chỉnh hình - PHCN
- Các khu điều dưỡng thương binh
- Các đơn vị nuôi dưỡng xã hội

Bộ đã có kế hoạch phân phối chỉ tiêu giường điều trị năm 1994 cho các đơn vị theo Công văn số 1589/LĐTBXH ngày 06/5/1994. Thờì gian qua một số đơn vị còn lúng túng trong việc sử dụng chỉ tiêu giường điều trị cho các đối tượng chính sách xã hội. Để thực hiện tốt việc chỉ tiêu giường điều trị năm 1994, Bộ hướng dẫn các đơn vị sử dụng điều trị như sau:

1- Đối với các khu nuôi dưỡng thương binh:

a/ Sử dụng giường điều trị đúng đối tượng thương binh bệnh binh và bệnh nhân nặng. Tuỳ theo tình hình bệnh tật của bệnh nhân mà vận dụng trên nguyên tắc. Đảm bảo tốt điều trị, sử dụng thuốc đúng mục đích tiết kiệm những trường hợp đặc biệt sử dụng thuốc, gây nghiện cần báo cáo về Bộ (Viện Khoa học chỉnh hình - phục hồi chức năng - Vụ Kế hoạch Tài chính) xin ý kiến chỉ đạo.

b/ Trong những ca bệnh nặng cần có chế độ ăn đặc biệt, phải đảm bảo dinh dưỡng bằng hiện vật cho bệnh nhân, không bồi dưỡng tiền thay cho hiện vật. Các trường hợp bệnh thông thường thực hiện theo chế độ điều trị, điều dưỡng cần có quy chế thống nhất trong đơn vị, có thông báo cho Hội đồng thương bệnh binh được biết.

c/ Chế độ thanh quyết toán các đơn vị thực hiện theo đúng quy định của Vụ Kế hoạch tài chính ban hành, 6 tháng báo cáo về Bộ (Vụ Kế hoạch tài chính và Viện khoa học chỉnh hình - phục hồi chức năng).

2- Các Trung tâm chỉnh hình - phục hồi chức năng:

a/ Đối tượng là thương binh (do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu) đến làm dụng cụ chỉnh hình được sử dụng giường điều trị để chi cho thuốc men, phẫu thuật theo chế độ hiện hành. Đối tượng làm chân tay giả lần đầu ngoài tiền thuốc men được sử dụng tiền ăn điều trị từ 15 - 30 ngày để luyện tập. Những lần sau cần phải giữ lại Trung tâm luyện tập hoặc sửa chữa dụng cụ chỉnh hình thì cũng hưởng chế độ điều trị nhưng tối đa không quá 10 ngày.

b/ Các đối tượng xã hội đến làm chân tay giả và phẫu thuật chỉnh hình tuỳ theo tình hình thực tiễn của đối tượng và số giường điều trị còn lại (sau khi đã chi cho thương bệnh binh) được vận dụng theo trình tự sau:

- Miễn tiền phẫu thuật

- Miễn một phần hay toàn bộ tiền thuốc

- Miễn một phần tiền ăn bồi dưỡng thêm.

Các trường hợp được miễn giảm tuỳ theo hoàn cảnh của đối tượng trên cơ sở ưu tiên:

- Diện chính sách (gia đình thương binh, liệt sỹ... gia đình có công...).

- Diện nghèo đói có nhiều khó khăn

- Bệnh tình nặng cần phải có sự hỗ trợ điều trị.

Các trường hợp miễn giảm trên cần phải có xác nhận chính quyền địa phương, đề nghị của y bác sĩ phụ trách thực hiện, giám đốc phê duyệt.

Khi vận dụng, các đơn vị phải đảm bảo chặt chẽ nguyên tắc, dành ưu tiên việc giải quyết giường điều trị cho thương bệnh binh, gia đình diện chính sách, chỉ khi giường điều trị còn lại của mỗi quý các đơn vị mới vận dụng từ 30% - 50%, số giường còn lại để cho các đối tượng xã hội, số tiền còn lại được sử dụng để mua sắm bổ sung thuốc men, bông gạc và dụng cụ y tế thông thường phục vụ cho phẫu thuật và điều trị.

Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện Công văn 1589/LĐTBXH các đơn vị căn cứ vào tình hình cụ thể số giường bệnh được phân hàng năm có kế hoạch chỉ tiêu sử dụng đúng chính sách, đúng đối tượng, đúng chế độ và báo cáo về Bộ theo định kỳ để theo dõi, khi thực hiện có gì khó khăn các đơn vị báo cáo về Bộ để có hướng dẫn giải quyết.

 

Trịnh Tố Tâm

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn hướng dẫn sử dụng giường điều trị

  • Số hiệu: 2624/LĐTBXH-PHCN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 25/07/1994
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Trịnh Tố Tâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản